Định Tội Danh Đối Với Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Một Số Trường Hợp Khác

đã xảy ra với các dấu hiệu cấu thành tội phạm thuộc bốn yếu tố: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc đánh giá trên cho phép chủ thể định tội danh xác định được hành vi chiếm đoạt tài sản đã xảy ra có phải là tội phạm hay không, có cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không.

Hai là, xác định trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang đánh giá thuộc khoản nào của Điều 139 Bộ luật Hình sự.

Ba là, xác định đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 và Điều 48 Bộ luật Hình sự xuất hiện trong vụ án đang định tội danh để áp dụng cho người phạm tội trong vụ án đó.

Trên cơ sở này, việc định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp tội phạm hoàn thành được tiến hành như sau:

* Việc đánh giá về mặt pháp lý các dấu hiệu thuộc yếu tố khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ và bị tội phạm xâm hại đến. Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành, các quan hệ xã hội là khách thể chung của tội phạm được xác định trong Điều 1 và Điều 8 Bộ luật Hình sự. Khách thể của tội phạm (đặc biệt là khách thể trực tiếp của tội phạm) là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm mà hoạt động định tội danh bắt buộc phải kiểm tra, so sánh, đối chiếu trước khi đánh giá về mặt pháp lý các yếu tố khác như mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và chủ thể của tội phạm.

Quyền sở hữu tài sản vừa là khách thể loại của các tội xâm phạm sở hữu nói chung, vừa là khách thể trực tiếp của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ thực tiễn công tác xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua, tác giả nhận thấy: khi định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vấn đề trước tiên mà các chủ thể có thẩm quyền xem xét là hành vi khách

quan nguy hiểm cho xã hội được thực hiện có xâm hại đến quan hệ sở hữu tài sản hay không.

Ví dụ: Nguyễn Văn Sinh nhờ ông Đào Hữu Tài chở Sinh đi mượn tiền trả nợ, nhưng không mượn được tiền. Sau đó, Sinh nảy sinh ý định chiếm đoạt xe mô tô hiệu DH88, biển số 47-087B của ông Tài. Sinh hỏi mượn xe của ông Tài để đi mượn tiền. Ông Tài tưởng thật, nên đã giao xe cho Sinh. Sinh bán xe cho một người đàn ông khác được 400.000 đồng. Một thời gian sau, Sinh đến công an đầu thú.

Biên bản định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản kết luận: “xe mô tô hiệu DH88, biển số 47-087B có giá trị 4.000.000 đồng”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 25/2010/HSST ngày 28/10/2010, Tòa án nhân dân huyện Ea Súp áp dụng khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự tuyên xử bị cáo Nguyễn Văn Sinh phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và xử phạt 06 tháng tù giam.

Nghiên cứu vụ án cụ thể này, cho thấy:

Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 7

- Về mặt khách thể, Nguyễn Văn Sinh đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, cụ thể là chiếc mô tô của ông Đào Hữu Tài.

- Về mặt chủ thể, bị cáo Nguyễn Văn Sinh đã thỏa mãn các dấu hiệu về mặt chủ thể theo Bộ luật Hình sự quy định như: đạt độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Về mặt khách quan, bị cáo Nguyễn Văn Sinh đã có thủ đoạn gian dối là hỏi mượn xe của ông Đào Hữu Tài để đi mượn tiền nhưng thực chất đó là thông tin giả nhằm đánh lừa ông Tài. Mục đích mượn xe của Sinh là để chiếm đoạt chiếc xe của ông Tài (hành vi gian dối của Sinh có trước hành vi chiếm đoạt), nên khi mượn được xe Sinh đã bán xe với giá 400.000 đồng.

- Về mặt chủ quan, lỗi của bị cáo Nguyễn Văn Sinh là lỗi cố ý trực tiếp. Theo tác giả, trong vụ án này, việc định tội danh đối với bị cáo Nguyễn

Văn Sinh, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ các chứng cứ, tình tiết trong hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Văn Sinh theo yêu cầu và các bước định tội danh, kết luận hành vi đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự.

Ví dụ: Hội Cựu chiến binh xã Ea Tân và Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Năng hợp đồng ủy thác cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, để thực hiện nội dung ủy thác cho vay với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Năng. Năm 2008, Hội cựu Chiến binh xã Ea Tân cử Nguyễn Thị Mười – nguyên Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Ea Chăm, xã Ea Tân làm tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn Ea Chăm.

Ngày 10/11/2008, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện do ông Mai Văn Trâm (giám đốc) làm đại diện ký hợp đồng ủy nhiệm với Hội cựu Chiến binh thôn Ea Chăm do Nguyễn Thị Mười làm tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn làm đại diện. Nội dung ủy nhiệm tại điều 1 của hợp đồng thể hiện:

Nhận giấy đề nghị vay vốn của các thành viên, tổ chức. Họp các thành viên trong tổ để thực hiện xét công khai, dân chủ, lựa chọn thành viên đủ điều kiện vay vốn. Lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Năng, trình UBND xã xác nhận và đề nghị Ngân hàng cho vay… đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đầy đủ, đúng hạn… được thu lãi, thu tiền tiết kiệm của thành viên trong tổ…

Quá trình thực hiện hợp đồng, Nguyễn Thị Mười thấy Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Năng và chính quyền địa phương, Hội cựu Chiến binh tin tưởng, thiếu kiểm tra giám sát nên từ năm 2008 đến năm 2010 đã lập khống các hồ sơ không đúng đối tượng được vay vốn và thu tiền nợ

gốc và lãi của những hộ vay tiền trước đó rồi chiếm đoạt. Tổng số tiền Nguyễn Thị Mười đã chiếm đoạt là 224.234.000 đồng, sau khi bị phát hiện cũng như trong quá trình điều tra Nguyễn Thị Mười và ông Hồ Duy Đức (chồng bị cáo Nguyễn Thị Mười) đã tự nguyện khắc phục hậu quả cho Ngân hàng chính sách xã hội huyện Krông Năng tổng số tiền 126.225.365 đồng.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 66/2012/HSST ngày 05/9/2012, Tòa án nhân dân huyện Krông Năng áp dụng điểm a khoản 2 Điều 139; các điểm b, p khoản 1 Điều 46; điểm i khoản 1 Điều 48; Điều 47 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Mười 06 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trong vụ án trên, cấp sơ thẩm còn sai sót trong việc định tội danh đối với bị cáo Mười. Cụ thể, lợi dụng việc được giao là tổ trưởng tổ vay vốn (không có chức năng thu lãi và nợ gốc của các hộ dân vay vốn), bị cáo Mười đã lợi dụng sự tin tưởng của các hộ dân vay vốn ngân hàng, nên khi đến hạn trả nợ, những hộ vay vốn đã trả tiền lãi và gốc cho bị cáo Mười để nộp ngân hàng, nhưng bị cáo Mười không nộp mà thực hiện hành vi chiếm đoạt. Hành vi của bị cáo Mười đã cấu thành tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Việc áp dụng điểm a khoản 2 Điều 139 đối với bị cáo Mười của Tòa án cấp sơ thẩm là chưa đầy đủ, đã bỏ lọt tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” của bị cáo Mười.

2.2.2. Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong một số trường hợp khác

Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong một số trường hợp khác trong luận văn này bao gồm định tội danh trong trường hợp tội phạm ở giai đoạn chưa đạt; trường hợp ngoài tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội còn phạm thêm các tội khác và trường hợp vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có yếu tố đồng phạm.

2.2.2.1. Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp tội phạm ở giai đoạn chưa đạt

Xét về mặt ý thức chủ quan, trong đa số các trường hợp phạm tội cố ý (trực tiếp), người phạm tội luôn mong muốn thực hiện tội phạm được đến cùng nhằm đạt được mục đích phạm tội của họ. Tuy nhiên, trong thực tế, do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, người phạm tội phải dừng hành vi phạm tội của họ khi chưa đạt được mục đích đã đặt ra.

Để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong trường hợp hành vi phạm tội chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định trong điều luật cụ thể Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự, các nhà làm luật Việt Nam xây dựng chế định các giai đoạn phạm tội. Các giai đoạn phạm tội là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm thể hiện ở các mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau ở các thời điểm của tội phạm do cố ý. Các giai đoạn phạm tội bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.

Trong định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngoài việc xác định hành vi chiếm đoạt tài sản đã xảy ra thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự ở giai đoạn tội phạm hoàn thành, cần xác định các trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt.

Điều 17 Bộ luật Hình sự quy định chuẩn bị phạm tội là “tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm” [29, Điều 17]. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do hành vi chiếm đoạt tài sản chỉ được thực hiện sau khi người phạm tội bằng các thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tin nhầm, tưởng giả là thật mà trao tài sản để chiếm đoạt nên về căn cứ pháp lý không thể

khẳng định họ đã có sự chuẩn bị để phạm tội này. Do đó, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong thực tiễn không có chuẩn bị phạm tội mà các hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm nào thì xử lý về tội phạm tương ứng.

Ví dụ: Phạm Đức Hiệp nhặt được giấy chứng nhận tốt nghiệp Cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin của Trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng mang tên người khác nên Hiệp nảy sinh ý định chỉnh sửa giấy chứng nhận này để sử dụng xin việc làm. Hiệp sử dụng máy tính cá nhân chỉnh sửa các thông tin của mình phù hợp với các thông tin trên giấy chứng nhận sau đó in, photocoppy và công chứng. Hiệp sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp Cao đẳng giả này cùng các giấy tờ hồ sơ cá nhân xin vào làm tại trường Trung cấp Trường Sơn. Thời gian sau, Hiệp tiếp tục làm giả bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm khoa công nghệ thông tin của Trường Đại học Khoa học Huế, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B tiếng Anh của Công ty Cổ phần Giáo dục thuộc Trường Công nghệ Kinh tế - Kỹ thuật đối ngoại Hà Nội. Hiệp sử dụng các bằng cấp giả này xin và làm việc tại Trường Trung cấp Kinh tế Công nghệ Tây Nguyên, Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Lắk sau đó xin nghỉ việc vì sợ phát hiện bằng giả.

Bằng cách thức như trên, Phạm Đức Hiệp làm giả bằng thạc sĩ và bảng điểm thạc sĩ của Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh khoa công nghệ thông tin, giấy chứng nhận quản trị mạng của Học viện nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hà Nội, Giấy chứng nhận đạt chuẩn kỹ năng kỹ sư thiết kế phần mềm của Bộ Khoa học và Công nghệ. Hiệp sử dụng các văn bằng chứng chỉ giả này đã được công chứng xin vào làm việc tại Trường Cao đẳng Nghề Đắk Lắk. Sau khi nghỉ việc tại Trường Cao đẳng Nghề Đắk Lắk, Hiệp sử dụng các bằng cấp chứng chỉ giả này xin việc tại Trường Đại học Tây Nguyên. Sau đó, Trường Đại học Tây Nguyên phát hiện Hiệp sử dụng bằng giả và chấm dứt hợp đồng lao động với Phạm Đức Hiệp đồng thời báo với cơ quan chức năng.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 173/2013/HSST ngày 14/6/2013, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột áp dụng điểm b khoản 2 Điều 267; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Phạm Đức Hiệp 03 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Qua vụ án trên cho thấy, Phạm Đức Hiệp làm giả các loại giấy tờ, chứng chỉ, bằng cấp nhằm mục đích lừa đảo, gian dối các cơ quan, tổ chức như: Trường Trung cấp Trường Sơn, Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Tây Nguyên, Trường Cao đẳng Nghề Đắk Lắk, Trường Đại học Tây Nguyên, Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Lắk để được nhận vào làm việc. Tuy vậy, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột xử phạt Phạm Đức Hiệp tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” được quy định tại Điều 267 Bộ luật Hình sự mà không áp dụng Điều 139 Bộ luật Hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là có căn cứ pháp luật vì Trường Trung cấp Trường Sơn, Trường Đại Học Tây Nguyên, Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Tây Nguyên, Trường Cao đẳng Nghề Đắk Lắk, Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Lắk đã trả tiền lương cho Phạm Đức Hiệp trong thời gian công tác nhưng không yêu gì.

Về giai đoạn phạm tội chưa đạt, Điều 18 Bộ luật Hình sự quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội” [29, Điều 18]. Theo quy định của Điều 139 Bộ luật Hình sự, chỉ coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt. Trường hợp chưa chiếm đoạt tài sản do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội thì đòi hỏi phải có đủ căn cứ xác định giá trị tài sản cụ thể mà người đó muốn chiếm đoạt.

Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của Hội đồng thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của các Điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật Hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21-12-1999 như sau:

1. Khi áp dụng các Điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật Hình sự để quyết định hình phạt, về nguyên tắc chung Toà án phải căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2. Khi áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần chú ý:

2.1. Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (sau đây gọi tắt là tình tiết tăng nặng) và không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (sau đây gọi tắt là tình tiết giảm nhẹ) hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau, thì xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau:

a. Xử phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

b. Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng đến dưới bốn tỷ năm trăm triệu đồng;

c. Xử phạt tử hình nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ bốn tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.

2.2. Trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn, đồng thời đánh giá tính chất giảm nhẹ và tính chất tăng nặng xét thấy có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, thì có thể xử

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 05/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí