Quản lý phát triển năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông mới - 2

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên về chương trình 2018, chương trình môn học 2018 cấp Trung học cơ

sở và yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên Trung học cơ sở 66

3.2.2. Tổ chức khảo sát nhu cầu và lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 68

3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 74

3.2.4. Xây dựng môi trường thuận lợi tạo điều kiện khuyến khích giáo viên

tự bồi dưỡng năng lực dạy học 77

3.2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên ở các trường trung học cơ sở 82

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 86

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 86

Kết luận chương 3 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95

1. Kết luận 95

2. Khuyến nghị 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

CTGD

Chương trình giáo dục

3

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

4

GV

Giáo viên

5

KCN

Khu công nghiệp

6

NLDH

Năng lực dạy học

7

NXB

Nhà xuất bản

8

QLGD

Quản lí giáo dục

9

THCS

Trung học cơ sở

10

TP. Hà Nội

Thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông mới - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên THCS về các NLDH cần có của giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 40

Bảng 2.2. Đánh giá thực trạng NLDH đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 của giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong 42

Bảng 2.3. Thực trạng đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết của các mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 hiện nay..44

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 47

Bảng 2.5. Thực trạng sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong hiện nay 48

Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong hiện nay 50

Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 52

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 thời gian qua 55

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 cho giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong hiện nay 57

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 cho giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong hiện nay 58

Bảng 2.11. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở huyện Yên Phong đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 thời gian qua 59

Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 87

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất 88

Bảng 3.3. Đánh giá tương quan giữa tính cầp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 92

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 88

Biểu đồ 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất 90

Biểu đồ 3.3. Đánh giá tương quan giữa tính cấp thiết và mức độ khả thi của

các biện pháp đề xuất 91

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đội ngũ giáo viên luôn đóng vai trò quyết định đến chất lượng GD&ĐT, là lực lượng đi đầu trong đổi mới giáo dục. Khoản 2 Điều 66 Luật Giáo dục (2019) ghi rõ: Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh [47]. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy thì không có giáo dục... Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa [26]. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, coi đây là khâu then chốt trong phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đã xác định: Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có NLDH… [20].

Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, người giáo viên ở các nhà trường phải được bồi dưỡng, phát triển về kiến thức, kĩ năng để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học. Bồi dưỡng, phát triển NLDH nói chung, NLDH nói riêng cho đội ngũ giáo viên càng cần phải được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi nước ta đang chuẩn bị thực hiện CTGD phổ thông mới cần phải có đội ngũ giáo viên phổ thông nói chung, giáo viên THCS nói riêng đủ về số lượng và chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu dạy học theo CTGD phổ thông mới.

NLDH của đội ngũ giáo viên THCS phụ thuộc vào quá trình đào tạo ở các trường sư phạm và hoạt động bồi dưỡng, phát triển trong thực tiễn giảng dạy ở các trường THCS. Tuy nhiên việc đào tạo ở các trường sư phạm chỉ cung cấp những nền tảng bước đầu để người giáo viên THCS có được những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm sư phạm cần thiết. Để có được NLDH tốt phù hợp với sự thay đổi của môi trường giáo dục và điều kiện thực tiễn sư phạm, người giáo viên THCS cần phải tích lũy thêm những kiến thức, kĩ năng sư phạm mới để nâng cao NLDH của bản thân thực hiện các mục tiêu giáo dục THCS có hiệu quả. Thực tiễn giáo dục

THCS ở nước ta thời gian qua cho thấy, đội ngũ giáo viên THCS phần đông đã có những NLDH cơ bản, tuy nhiên một số giáo viên mới chỉ thành thạo các kĩ năng dạy học cơ bản, nắm vững những kiến thức nền tảng của chương trình môn học chưa có các kĩ năng hướng dẫn cho học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn để phát triển các năng lực cần thiết. Để đáp ứng CTGD phổ thông mới hiện nay, đội ngũ giáo viên THCS phải được phát triển toàn diện cả về tầm rộng và chiều sâu kiến thức, kĩ năng, thái độ qua đó phát triển toàn diện NLDH từ đó tổ chức quá trình dạy học, phát triển năng lực của học sinh có hiệu quả.

Cùng với quá trình phát triển của nền giáo dục đất nước, giáo dục THCS của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả nhất định. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ GVTHCS, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh và ngành giáo dục huyện Yên Phong đã căn cứ theo các Quy chế bồi dưỡng giáo viên phổ thông của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là Kế hoạch 212/KH-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức bồi dưỡng triển khai thực hiện CTGD phổ thông mới, đã ban hành nhiều kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên THCS theo đúng quy định. Tuy nhiên việc bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS huyện Yên Phong vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đặc biệt công tác quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS chưa có tính khoa học, đồng bộ, hệ thống và thiết thực. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý phát triển năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018” làm đề tài luận văn cao học.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý phát triển NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông mới, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Phát triển NLDH cho giáo viên các trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018.

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Giới hạn về nội dung nghiên cứu:

Quản lý phát triển năng lực dạy học cho giáo viên là một vấn đề rộng, trong khuôn khổ của đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu một nội dung của quản lý phát triển là quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV các trường THCS huyện Yên Phong đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 và đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018.

* Giới hạn về thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.

5. Giả thuyết khoa học

Quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua đã được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định. nhưng đứng trước yêu cầu dạy học theo CTGD phổ thông 2018 thì vẫn còn bộc lộ những bất cập. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV các trường THCS huyện Yên Phong phù hợp với điều kiện thực tiễn và những yêu cầu của CTGD phổ thông 2018 thì sẽ nâng cao NLDH cho GV các trường THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018.

Nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hoá, khái quát hoá nhằm nghiên cứu tài liệu lý thuyết về quản lý quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THCS đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023