Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Ngành Du Lịch:‌


sạn...có thể liên lạc với nhau trực tiếp để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến chuyến du lịch. Tất cả thực hiện thông qua máy vi tính nối mạng với các thao tác nhanh chóng, thuận lợi, dễ thực hiện. Trên thực tế, sự phát triển của viễn thông-tin học đã làm tăng sức cạnh tranh của ngành du lịch. Do đó, những quốc gia phát triển du lịch hàng đầu trên thế giới cũng là những quốc gia có ngành viễn thông và công nghệ thông tin phát triển mạnh nhất.

- Quan hệ ngành du lịch với vấn đề đô thị hóa và phát triển địa phương: Phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua luôn gắn liền với vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy rằng những quốc gia có thu nhập thấp như: Campuchia, Việt Nam, Ấn Độ…là những quốc gia có mức độ đô thị hóa thấp, tỉ lệ dân số đô thị bình quân từ 22-28%, trong khi các quốc gia công nghiệp phát triển có thu nhập cao như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Đức…là những quốc gia đô thị hóa cao, tỉ lệ dân số thành thị bình quân từ 76-77%, đặc biệt có những quốc gia hoặc lãnh thổ có tỉ lệ dân số đô thị cao trên 85% như Anh, Hồng Kông…hoặc Singapore có tỉ lệ đạt 100% dân số đô thị.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng việc phát triển du lịch gắn liền với quá trình đô thị hóa để biến những vùng đất lạc hậu thành những vùng khai thác du lịch hấp dẫn. Điển hình như Hawai trước đây chỉ là hòn dảo nhỏ ở Thái Bình Dương với một ít thổ dân sinh sống bằng nghề nông. Ngày nay Hawai được gọi là thiên đường du lịch của nước Mỹ và thế giới, mỗi năm tiếp đón gần 7 triệu du khách, thu trên 9 tỉ USD chiếm 35% GNP.

Từ phân tích trên, cho ta nhận xét rằng đô thị hóa là quy luật tất yếu của sự phát triển kinh tế, gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình phát triển các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch. Phát triển đô thị tạo nên cơ sở hạ tầng chung cho nền kinh tế nhưng đồng thời tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật và cả việc cung cấp tăng thêm tài nguyên cho ngành du lịch.

- Quan hệ du lịch và các ngành nghề khác:

+ Đối với thuế: Theo số liệu thống kê của WTO, ngành du lịch ngày nay là một trong những ngành chủ lực đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách của các quốc gia. Ngành du lịch đóng góp vào ngân sách quốc gia thông qua thuế gián thu đánh trên người tiêu dùng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Theo báo cáo của Hội đồng du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) về đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế thế giới cho thấy số thuế ( bao gồm VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) do


ngành du lịch đóng góp 1.200 tỉ USD vào năm 2004 và sẽ đạt đến 1.765,3 tỉ USD vào năm 2010. Giữa ngành du lịch và thuế có mối quan hệ tác động qua lại, thuế suất cao hay thấp tác động trực tiếp đến hoạt động của ngành du lịch. Nếu nhà nước có chính sách thuế không thích đáng đối với ngành du lịch sẽ tác động đến việc du khách tìm kiếm những điểm đến khác để đi du lịch, không khuyến khích được ngành du lịch phát triển.

+ Đối Hải quan-Công An-Ngoại giao: Du lịch và các ngành Hải quan, Công An, Ngoại giao có mối quan hệ hỗ tương với nhau. Nhân viên của ngành này là những người mà du khách tiếp xúc trước tiên hoặc sau cùng khi đi đến du lịch ở một quốc gia khác. Để thu hút khách, cần phải tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu để thu hút khách thông qua thái độ, cung cách, ứng xử của cán bộ trong quá trình thực hiện thủ tục nhập, xuất cảnh, khai báo thủ tục Hải quan ở các cửa khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

1.17.4. Vai trò du lịch trong lĩnh vực văn hóa-xã hội:

- Du lịch làm đầu mối giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng: Thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường, có các ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức…góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, cho kế hoạch trong tương lai của con người.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 5

Thông qua các cuộc tiếp xúc giữa khách du lịch với dân cư của địa phương giúp con người mở mang những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức, kinh tế…Du lịch làm giàu và phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người. Du khách được mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm được nhiều điều mới lạ. Du lịch được hiểu như một hoạt động cốt yếu cho cuộc sống của dân tộc vì nó tác động trực tiếp đến các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế và quan hệ quốc tế của các quốc gia trên thế giới. Do đó, thông qua du lịch dân trí của người dân được nâng cao hơn và du lịch được xem là cánh cửa giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng trên thế giới.

- Du lịch có vai trò là phương tiện giáo dục và hoạt động xã hội:

Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống của dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghĩ mát…giúp người dân làm quen với các cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa của dân tộc, qua đó tác động tăng thêm lòng yêu đất nước mình. Do đó, nền giáo dục tại hầu hết các quốc gia trên thế giới dù là tiên tiến, được cập nhật hằng


năm nhưng vẫn có một khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiển. Vấn đề đặt ra là cần phải tạo điều kiện để học sinh đến nơi trực tiếp nhìn và nghe thực tế. Vì vậy, các trường Trung học, đại học ở các quốc gia tiên tiến thường xuyên tổ chức các chuyến du lịch học tập để giúp học sinh củng cố kiến thức. Du lịch được xem là phương tiện hữu hiệu để bổ khuyết những điều đã học trong nhà trường.

Sự phát triển của du lịch còn góp phần bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh của địa phương, của đất nước. Bên cạnh, sự phát triển của du lịch còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động lễ hội, khôi phục các làng nghề truyền thống…

Thông qua con đường du lịch quốc tế, nhân dân các nước được tự do đi lại thăm các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa làm quen với các phong tục tập quán…của nước khác. Từ đó tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.

- Du lịch có vai trò tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc

sống:

+ Về giải trí: Các nhà tâm lý học và xã hội học đã tổng kết rằng do quá

trình thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa đã tác động đến không gian làm việc, sinh sống của con người bị thu hẹp lại trong bốn bức tường. Đồng thời, do cường độ lao động khẩn trương, không khí làm việc luôn bị căng thẳng nên họ khao khát tìm nơi yên vắng có môi trường sinh thái trong lành để thư giãn, nghỉ ngơi, đi du lịch.

+ Về sức khỏe: Với nhịp sống, lao động dồn dập của xã hội công nghiệp hiện đại đã làm xuất hiện những căn bệnh mà thế kỷ trước đây chưa có hoặc ít có như bệnh căng thẳng thần kinh, huyết áp cao, bệnh nghề nghiệp…Do đó, du lịch vừa là phương tiện để hồi phục và tăng cường sức khỏe cho con người sau những giờ phút lao động cực nhọc.

Hoạt động du lịch mang tính tổng hợp, thể hiện ở hai mặt. Một là du lịch gồm nhiều nội dung hoạt động như đi lại, ăn uống, ở, du ngoạn, vui chơi, mua bán, người ta không đơn thuần đi du lịch chỉ để ngắm cảnh nước non mà là kết hợp nhiều nhu cầu như tìm hiểu hoàn cảnh đời sống nơi khác, hưởng thụ niềm vui các phương tiện giao thông hiện đại, nếm vị ngon của lạ, mua đặc sản...Hai là du lịch là môn hoạt động xã hội ảnh hưởng đến nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa. Sự phát triển của du lịch phụ thuộc vào sự phát triển tổng hợp các


ngành các nghề, đồng thời du lịch liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành có liên quan, từ đó hình thành hoạt động kinh tế, xã hội mang tính tổng hợp.

Do đó, việc phát triển du lịch sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội. Thông qua các hoạt động du lịch sẽ mang lại hiệu quả không chỉ riêng đơn vị kinh doanh du lịch mà sẽ tác động tăng thu nhập các ngành khác, các địa phương liên quan, đồng thời sẽ tăng cơ hội giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và các hiệu quả lợi ích kinh tế cũng như lợi ích phi kinh tế không thể đánh giá bằng tiền tệ mà hoạt động du lịch mang lại cho xã hội. Tạo chất xúc tác trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các nơi khác, các nước trong khu vực và bạn bè khắp năm châu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho lượng khách ngày càng tăng và sẽ kéo theo việc thu hút nhiều dự án đầu tư của nước ngoài.

Như vậy, phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức là động lực mang tính thời đại sẽ tác động mạnh mẽ vào việc phát triển kinh tế xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận trong hoàn cảnh hiện nay mà còn phù hợp với ý nghĩa thực tiển góp phần khai thác tối ưu lợi thế về tài nguyên sẳn có.

1.1.7.5. Vai trò của ngành du lịch đối với môi trường:

Tài nguyên và môi trường du lịch nói riêng và tài nguyên-môi trường nói chung luôn chịu những tác động của hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó bao gồm cả hoạt động phát triển du lịch. Những tác động này có thể là tích cực, song cũng có thể là tiêu cực đến trạng thái tài nguyên, môi trường nếu như không có những giải pháp phù hợp về tổ chức quản lý và kỹ thuật.

Hoạt động của ngành kinh tế du lịch là hoạt động khai thác các tiềm năng du lịch ( tiềm năng tự nhiên và tiềm năng kinh tế-xã hội và nhân văn) phục vụ kinh doanh du lịch. Vì vậy hoạt động du lịch có tác động đến hầu hết các dạng tài nguyên và môi trường giống như các ngành kinh tế khác, tuy nhiên hoạt động du lịch còn tạo ra tài nguyên nhân tạo, hình thành các môi trường du lịch hoàn toàn do con người điều khiển, đó là đặc thù của hoạt động du lịch.

Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường theo hai mặt: Mặt tác động tích cực tạo ra hiệu quả tốt đối với sử dụng hợp lý và phục hồi tài nguyên, đồng thời tạo cơ sở cho việc phát triển môi trường bền vững. Mặt tác động tiêu cực gây nên sự lãng phí, tiêu phí tài nguyên và suy thoái môi trường. Cụ thể như sau:


Những tác động tích cực của ngành du lịch đối với môi trường:

Du lịch hoạt động theo khuynh hướng phục hồi, bảo tồn và bảo vệ môi trường cũng như việc khôi phục, tôn tạo các kho tàng lịch sử và duy trì các công viên và khu bảo tồn khác. Lợi ích của việc không tiêu diệt động vật hoang dã cho du lịch nhằm hạn chế những hoạt động gây bất lợi cho môi trường. Ngành du lịch là một động cơ cải thiện chất lượng môi trường thông qua việc bảo tồn, phục hồi và bảo vệ thiên nhiên, di sản văn hóa, cải thiện hệ thống giao thông, hệ thống quản lý cung cấp nước sạch và xử lý nước thải… sẽ tác động làm phát huy tính hấp dẫn cho du khách và mang lại thu nhập ngày càng cao cho ngành du lịch.

Những tác động tiêu cực của ngành du lịch đối với môi trường:

- Làm suy thoái môi trường: Các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường có thể là tác động trực tiếp, tạo nên những thay đổi của môi trường và việc sử dụng tài nguyên. Cũng có thể là các tác động gián tiếp thông qua các phản ứng dây chuyền trong tự nhiên mà làm biến đổi các thành tố của môi trường.

Các hoạt động du lịch trong rất nhiều trường hợp là tác động quay vòng gần như khép kín. Ví dụ khách du lịch đến một điểm hay một khu du lịch nào đó càng đông thì càng tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh doanh du lịch, song lượng khách quá đông lại tạo nên sức ép đối với hoạt động du lịch như tình trạng quá tải lượng khách vào mùa hội tại Chùa Hương, Bà Chúa Xứ hay ở Sa Pa vào những ngày nghỉ cuối tuần mùa hạ, ở Vũng Tàu vào mùa du lịch...Sự gia tăng sức hút du lịch làm tăng khả năng giao lưư kinh tế , văn hóa, đồng thời cũng dẫn đến sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, dịch bệnh, cũng như sự quá tải của khả năng cung ứng du lịch...trong nhiều trường hợp tạo nên suy thoái môi trường như suy thoái chất lượng bãi tắm, sự suy giảm cảnh quan.

Ở Địa Trung Hải do mức độ phát triển khách sạn quá nhiều đã làm suy thoái môi trường tự nhiên. Theo chương trình của Liên Hiệp Quốc thì gần ¾ Cồn cát tại bờ biển Địa Trung Hải giữa Gibralar và Sicily đã biến mất do việc xây dựng các khu nghĩ mát. Tại Kenya nhu cầu về nghỉ mát du lịch và khách sạn đã dẫn đến việc phá rừng cây đước để làm vật liệu xây dựng. Nhiều nơi trở thành địa điểm để xây dựng các nhà nghỉ của du khách. Từ đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống ở các khu vực này.


- Làm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là nhân tố tác động tiêu cực chủ yếu của du lịch thông qua ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải, sinh học, địa chất. Hoạt động giao thông là tác nhân cơ bản của ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Người ta ước tính khoảng 02 triệu tấn nhiên liệu hàng không được đốt cháy mỗi năm tạo ra 550 triệu tấn khí đốt nhà kính và 3,5 triệu tấn hóa chất tạo ra mưa axit. Nước thải du lịch cũng có thể gây ra một số vấn đề do các hệ thống xử lý nước thải, rác thải quá tải. Các nhân tố tiêu cực này đã tác động không tốt đến phát triển bền vững của ngành du lịch. Điển hình như khu trượt tuyết tại Mexico ở Hoa Kỳ là nơi xử lý nước thải không tốt đã dẫn đến ô nhiễm nước làm thay đổi điều kiện phát triển cân bằng của côn trình, sinh vật sinh sống và ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ sinh hoạt ở nơi đây. Hoặc ở Nepal, dãy núi Himalaya có sự xói mòn nghiêm trọng là hậu quả của việc đốn cây để cung cấp nhiên liệu cho cắm trại và các loài động vật bị khai thác để sử dụng làm vật lưu niệm.

Bên cạnh, nhiều hoạt động du lịch như bơi thuyền, lặn, đi bộ, trượt tuyết, kinh doanh mua bán ở các khu du lịch đã tác động tiêu cực đến môi trường thiên nhiên.

Như vậy, trong môi trường du lịch, môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng, tạo ra tiền đề cho sự phát triển của các khu du lịch nổi tiếng của các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam như Vịnh Hạ Long-Cát Bà, Văn Phong-Đại Lãnh, Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt…Là những khu du lịch dựa trên cơ sở tiềm năng tự nhiên. Bên cạnh, mặt trái của ngành du lịch đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường thiên nhiên rất nghiêm trọng nếu không có kế hoạch phát triển ngành du lịch một cách bền vững.

1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH:‌

1.2.1. Yếu tố bên ngoài ngành du lịch :

Chủ yếu nghiên cứu, xem xét những thuận lợi và khó khăn do môi trường bên ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp đối với các hoạt động của ngành. Các tác động vĩ mô như : kinh tế, thể chế, pháp lý, xã hội, môi trường tự nhiên, công nghệ…ảnh hưởng một cách gián tiếp lên doanh nghiệp. Các tác động vi mô như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế đều ảnh hưởng trực tiếp. Bối cảnh vi mô này còn gọi là bối cảnh tác nghiệp của ngành.

* Ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi :


( EFE Matrix = External Factor Evaluation Matrix)

Ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi giúp đánh giá tầm ảnh hưởng của các tác động ngoại vi thuộc cả hai lĩnh vực vĩ mô lẫn vi mô đối với các hoạt động của ngành.

Tiến hành xây dựng một ma trận EFE trải qua 5 bước :

- Bước 1 : Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của ngành.

- Bước 2 : Xác định mức độ quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) của từng yếu tố. Tổng số các mức độ quan trọng của toàn bộ các yếu tố ( bước 1) phải bằng 1,0.

- Bước 3 : Xác định trọng số ( hoặc hệ số) từ 1 đến 4 của từng yếu tố trong quan hệ với khả năng phản ứng của chiến lược hiện tại của ngành. Trong đó 4 là phản ứng tốt nhất. 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 dưới trung bình.

- Bước 4 : Tính điểm của từng yếu tố ngoại vi bằng cách làm phép nhân mức độ quan trọng của yếu tố với hệ số dành cho yếu tố đó.

- Bước 5 : Cộng tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố.

Nếu tổng số điểm 2,5 là trung bình, tốt nhất là 4 và 1 là dưới trung bình.

1.2.2. Yếu tố bên trong ngành du lịch :

Nghiên cứu những điểm mạnh và yếu trong quan hệ với các chiến lược cấp bộ phận cấu thành. Những điểm mạnh và yếu là kết quả hoặc hậu quả của những chiến lược về chức năng đã được thực hiện hữu hiệu hay không hữu hiệu trong quá trình quản trị hoạt động.

Ma trận đánh giá các yếu tố nội vi ( Phân tích ma trận IFE) : ( IFE = Internal Factor Evaluation Maxtrix)

Ma trận IFE đánh giá những mặt mạnh, yếu khác nhau của các yếu tố chi phối hoạt động bên trong của doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ sở để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đó.

Tiến trình xây dựng ma trận IFE cũng gồm 5 bước tương tự như tiến trình xây dựng ma trận EFE ‘’đã trình bày ở phần 1.2.1’’

1.2.3. Ma trận SWOT :


Ma trận SWOT kết hợp giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài để hình thành các phương án chiến lược SO, ST, WO, WT. Mục đích của công cụ phân tích tình huống kinh doanh ma trận SWOT giúp đề ra các giải pháp chiến lược khả thi.

Ma trận SWOT gồm 4 yếu tố chính :

- Những điểm mạnh ( S = Strengths) còn gọi là những ưu điểm của doanh nghiệp ( ngành).

- Những điểm yếu (W = Weaknesses) còn gọi là những nhược điểm của doanh nghiệp (ngành).

- Những cơ hội ( O = Opportunities) còn gọi là những cơ may của doanh nghiệp ( ngành).

- Những đe dọa : ( T = Threats) còn gọi là những rũi ro của doanh nghiệp ( ngành).

Để thiết lập ma trận SWOT thực hiện 8 bước cơ bản sau đây :

- Bước 1 : Liệt kê các cơ hội chính.

- Bước 2 : Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu bên ngoài.

- Bước 3 : Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu.

- Bước 4 : Liệt kê những điểm yếu tiêu biểu bên trong.

- Bước 5 : Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này lợi dụng điểm mạnh của mình để tận dụng cơ hội.

- Bước 6 : Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.

- Bước 7 : Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược ST thích hợp. Chiến lược này lợi dụng thế mạnh của mình để đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.

- Bước 8 : Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WT. Chiến lược này nhằm tối thiểu hóa tác dụng của điểm yếu và phòng thủ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí