Sử Dụng Hợp Lý Các Kỹ Thuật Dạy Học Hợp Tác Theo Nhóm Nhỏ


Một ví dụ: GV muốn bồi dưỡng thêm cho SV khá và giúp đỡ quan tâm những SV yếu hơn về năng lực học tập, GV có thể chia thành những nhóm khác nhau về năng lực và bố trí chỗ ngồi hợp lý để thuận lợi cho ý đồ DH của mình như: nhóm có năng lực tốt được sắp xếp ngồi xa bàn GV để có thể giao thêm nhiệm vụ mà không ảnh hưởng tới nhóm khác; nhóm có năng lực yếu được sắp xếp ngồi gần bàn GV hơn để tiện quan tâm, theo dõi, hỗ trợ… (thường kế sách này phù hợp với các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hoá, Sinh vì nói chung sự phân biệt năng lực nhận thức trong khoa học tự nhiên được đánh giá là rõ ràng hơn so với khoa học xã hội.)

- Phân công các nhiệm vụ trong nhóm học tập

Phân công các nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm sao cho mỗi SV đều nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân của mình, đồng thời cũng phải nhận thức rằng mỗi cá nhân có thành công thì nhóm mới có thể thành công được. Các nhóm nên có các thành phần cơ bản sau:

+ Nhóm trưởng: Quản lý, chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động, ra quyết định làm việc trong quá trình hợp tác. Hành vi cụ thể: xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập của nhóm, phân công tổ viên trình bày ý kiến và vai trò từng thành viên trong nhóm, hướng dẫn các tổ viên chuyên tâm chú ý vào công việc...

+ Thư ký: Ghi lại các ý kiến thảo luận từng thành viên của nhóm và kết quả sau khi đã thảo luận.

+ Báo cáo viên: Người trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm.

+ Hậu cần: Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết và hỗ trợ cho thư ký ghi chép tiến trình hợp tác.

+ Giám sát: Người theo dõi về mặt thời gian, khuyến khích động viên các thành viên làm việc và liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp hoặc liên lạc với nhóm khác trong quá trình làm việc.

+ Uỷ viên: người tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Chú ý: Vai trò của các thành viên trong nhóm phải thường xuyên thay đổi trong các giờ học khác nhau để SV được tham gia trải nghiệm tất cả các vai trò khác nhau trong nhóm.


Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm - 12

- Xác định thời gian duy trì nhóm

Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của bài dạy, GV quy định thời gian tồn tại của nhóm. Bài dạy diễn ra trong thời gian ngắn hoặc các nhiệm vụ nhỏ có thể hoàn thành sớm thì chia SV thành các nhóm có tính chất tạm thời; nhiệm vụ mang tính chất phức tạp đòi hỏi tư duy sáng tạo cao, phải vận dụng thực tiễn, tìm tòi, khám phá… và thực hiện trong thời gian lâu dài hơn thì phải cân nhắc chia SV thành các nhóm có tính chất ổn định.

Cần lưu ý là nếu SV được tham gia đa dạng các hình thức nhóm khác nhau thì sẽ làm tăng thêm tình cảm tích cực, gần gũi nhau hơn, thông cảm nhau hơn giữa các SV trong nhóm. Đặc biệt sự tương tác này có ý nghĩa mang lại nhiều cơ hội cho việc rèn luyện phát triển KNHTHT.

Bước 6: Dự kiến thiết kế môi trường hợp tác

Thiết kế môi trường hợp tác, GV có thể sử dụng phối hợp các kỹ thuật sau:

- Bố trí không gian lớp học

Việc bố trí không gian lớp học thể hiện óc tổ chức của người GV nhằm tạo điều kiện cho các nhóm SV học tập. Cần bố trí các thành viên trong nhóm ngồi gần nhau cho các em dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập cũng như trao đổi, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt, cử chỉ, nụ cười… Đồng thời đảm bảo không gian giữa các nhóm sao cho không ảnh hưởng tới nhau, có khoảng trống cho giáo viên đi lại quản lý các nhóm.

Trong điều kiện hiện nay, đại đa số phòng học ở các trường ĐHSP nước ta được bố trí theo hàng ngang hướng SV về một phía do đó không phù hợp với phương thức học tập giao lưu, hợp tác. Vậy nên khi chuyển sang phương thức DH hợp tác SV sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp chỗ ngồi. GV cần phải tuỳ thuộc vào không gian lớp học, số lượng SV thực tế để bố trí hợp lý. Thường chúng ta phải vẽ sơ đồ nhóm lên bảng để SV dễ dàng thực hiện theo ý đồ của GV mà không mất nhiều thời gian tiết học.

- Tạo sự phụ thuộc lẫn nhau một các tích cực

Có thể sử dụng các kỹ thuật sau:

+ Sử dụng tài liệu.

Chỉ sử dụng một bộ tài liệu cho cả nhóm, buộc SV phải làm việc cùng nhau tạo thành công.


+ Tạo sự phụ thuộc về thông tin, nhiệm vụ.

Mỗi thành viên trong nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu một nguồn thông tin, hoàn thành một nhiệm vụ khác nhau, đòi hỏi cả nhóm phải tổng hợp lại, phải chung sức mới hoàn thành được nhiệm vụ.

+ Tạo các nhóm học tập tranh đua.

Bài học dự định triển khai theo cấu trúc giao nhiệm vụ để các nhóm tranh đua nhau theo kiểu thi đấu với nhau, đội nào hoàn thành nhanh, có chất lượng tốt sẽ có thưởng. Cách này cũng làm cho các thành viên trong một nhóm xích lại gần nhau nhanh hơn, làm việc hiệu quả hơn.

+ Cải tiến kiểm tra, đánh giá.

KT, ĐG phải đa dạng phù hợp với phương thức hoạt động nhóm, nhằm phát huy được tính tích cực phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Trong đó có đánh giá năng lực của từng cá nhân, hiệu quả học tập của cả nhóm và ĐG được hành vi, thái độ tích cực của từng cá nhân trong quá trình học tập hợp tác nhóm.

Chú ý: cùng một lúc chúng ta có thể không cần hoặc không thể sử dụng cả 4 kỹ thuật trên nên tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung bài mà GV sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

- Hoạt động của SV

Thông qua nghiên cứu đề cương chi tiết môn học, SV nghiên cứu các tài liệu, giáo trình liên quan tới nội dung bài học để chuẩn bị giải quyết tốt nhiệm vụ bài học. Ngoài ra còn chuẩn bị, giấy Ao, bút màu, máy tính nối mạng, máy chiếu projector và tâm thế học tập theo chỉ đạo, hướng dẫn của GV. Sự chuẩn bị chu đáo của SV là cơ sở tốt để họ thực hiện thành công nhiệm vụ bài học.

* Tổ chức thực hiện bài học

Bước 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu mục tiêu, yêu cầu bài học

+ GV: Ổn định tổ chức; thông báo mục tiêu; yêu cầu bài học.

+ SV: Ổn định tổ chức, tự xác định mục tiêu mỗi bài học.

SV phải xác định được ngoài việc lĩnh hội nội dung tri thức môn học, phải hình thành cho mình những KNHTHT cần thiết. Việc xác định đúng, đầy đủ mục tiêu học tập chính là những định hướng đúng đắn quyết định sự thành công trong học tập của bản thân mỗi SV.


Bước 2: Hướng dẫn nguyên tắc, các hành vi, thao tác, tinh thần, thái độ học tập hợp tác.

Sau khi ổn định tổ chức, giới thiêu mục tiêu yêu cầu bài học, GV hướng dẫn, giải thích giúp SV hiểu rõ các nguyên tắc khi tham gia thảo luận hợp tác trong nhóm.

(1) SV phải độc lập suy nghĩ và chuẩn bị nội dung ra giấy trước khi thực hiện hoạt động hợp tác nhóm.

(2) Mỗi lúc SV trình bày đưa ra kết luận, các thành viên khác lắng nghe và cần phải ý thức suy nghĩ để đưa ra chứng cứ có tính trợ giúp tương ứng trước khi tìm các ý bất đồng.

(3) Thời gian phát biểu của mỗi SV không được vượt quá thời gian quy định, cần phải phát biểu lần lượt (tránh trường hợp SV độc chiếm diễn đàn).

(4) Trước khi tham gia phê bình quan điểm của SV khác, thì cần phải nói rõ trong quan điểm của SV đó có những ưu điểm nào.

(5) Sau khi nhóm thảo luận (trong một thời gian nhất định), dành ra 5 phút để cho những SV không có phát biểu hoặc cho rằng mình trùng ý kiến, trình bày lại nội dung quan điểm đã thống nhất.

(6) Sau mỗi lần học tập hợp tác, đều cần phải tiến hành đánh giá quá trình hoạt động của nhóm. Từ đó tìm ra những điểm nào thực hiện tốt, những điểm nào cần thêm một bước cải thiện; thành viên nào tích cực; thành viên nào hờ hững và không lắng nghe… [124. tr 67-68].

- GV hướng dẫn SV hành vi, thao tác mong đợi trong quá trình HTHT như: sắp xếp nhanh vào nhóm không gây ồn ào; không tùy tiện rời khỏi chỗ ngồi; nói tập trung những gì liên quan đến nội dung thảo luận; suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu; không “dương đông kích tây”; không lặp lại quan điểm của người khác…

Bên cạnh hướng dẫn SV áp dụng những quy tắc và hành vi mong đợi. GV định hướng, bồi dưỡng cho SV về tinh thần, thái độ hợp tác cần thiết để đảm bảo sự thành công như: (1)Tính xây dựng: Các em phải thấy có trách nhiệm đối với thành công của tổ và chuyên tâm chú ý tới hình hình thực hiện nhiệm vụ của nhóm; (2)Tính giúp đỡ, ủng hộ: Giữa các thành viên trong nhóm tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau; (3)Tính chung sức: Giữa các em tín nhiệm lẫn nhau,


dân chủ bình đẳng, cùng đồng tâm, hợp lực hoàn thành nhiệm vụ; (4)Tính tham dự: Các thành viên trong nhóm tích cực tham dự và động viên nhau cùng tham dự; (5)Tính động viên, khích lệ: Các em thể hiện vui vẻ khi hợp tác học tập, tích cực khích lệ các thành viên khác trong nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ [136, tr.102 -105].

Yêu cầu với SV trong bước này là ổn định tổ chức lớp, nhận nhiệm vụ và chuẩn bị tâm thế tích cực thực hiện theo những định hướng hành vi nhằm hình thành KNHTHT và thực hiện nhiệm vụ bài học.

Bước 3: Thành lập nhóm học tập hợp tác

+ GV: Trên cơ sở những dự kiến, GV hướng dẫn SV thành lập nhóm học tập hợp tác và sắp xếp chỗ ngồi hợp lý.

+ SV: Nhận nhiệm vụ và nhanh chóng thành lập nhóm học tập hợp tác.

Bước 4: Giao nhiệm vụ cho nhóm

+ GV: Đây là bước GV cụ thể hoá mục tiêu bài học thành các nhiệm vụ giao cho từng nhóm SV. GV cần làm cho SV thấy được trách nhiệm của từng cá nhân, của nhóm về mục tiêu cần đạt được sau khi học xong bài và tạo được sự phụ thuộc tích cực.

Khi bắt đầu giờ học GV cần phải công khai các tiêu chí đánh giá hoạt động của SV để SV phấn đấu và thúc đẩy sự hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.

+ SV: Nhận nhiệm vụ và tích cực, tự giác phối hợp hợp tác thực hiện nhiệm vụ.

Bước 5: Quan sát, phát hiện, điều chỉnh các hành vi hợp tác của SV

+ GV: GV có 5 nhiệm vụ cơ bản khi SV tham gia HTHT đó là: quan sát; hướng dẫn; phát hiện; thúc đẩy và điều chỉnh các hành vi HTHT.

Trong quá trình sinh viên HTHT, GV phải theo dõi, quan sát nhằm điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn làm cho quá trình học HTHT đạt kết quả cao nhất. Do vậy phần lớn thời gian sau khi SV vào nhóm ổn định của GV là dành cho việc quan sát; tránh tâm trạng thảnh thơi, nghỉ ngơi chờ đợi SV làm việc xong lúc đó GV mới có những nhận xét, can thiệp. Muốn HTHT và phát triển được KNHTHT cho SV có hiệu quả, bất cứ lúc nào trong giờ học giáo viên cũng phải tiến hành


quan sát và ghi lại những hoạt động của SV càng chi tiết bao nhiêu càng có giá trị cho GV và đánh giá, điều chỉnh KNHTHT bấy nhiêu. Cụ thể là quan sát sự tham gia tích cực đóng góp của các cá nhân, trách nhiệm cá nhân, biểu hiện thân thiện ủng hộ, chấp nhận ý kiến của các thành viên, việc điều hành công việc, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên…

Trên cơ sở quan sát GV sẽ phát hiện ra những nhóm SV gặp những khó khăn như: hiểu sai nhiệm vụ; thiếu các KNHTHT… GV có thể khéo léo can thiệp, giúp đỡ, điều chỉnh bằng nhiều cách để thể đảm bảo các thành viên trong nhóm duy trì được quan hệ bình đẳng với nhau; tránh phát sinh tình trạng học sinh giỏi luôn phát biểu; đảm bảo mỗi quan điểm của học sinh đều được coi trọng… từ đó mà quá trình hợp tác diễn ra hiệu quả hơn. Tuy nhiên GV chỉ giữ vai trò cố vấn, nhất thiết không can thiệp quá nhiều vào quá trình HTHT của SV.

+ SV: Nhận những định hướng và điều chỉnh hành vi phù hợp nhằm hình thành KNHTHT và tích cực, tự giác cùng nhau hợp tác thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 6: Tổ chức tổng kết, đánh giá, điều chỉnh

+ GV: DH theo hướng phát triển KNHTHT có 2 mục tiêu cơ bản: (1) Hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao và (2) phát triển KNHTHT. Vậy nên việc đánh giá của GV cũng cần tập trung vào cả 2 mục tiêu này.

Đánh giá sản phẩm thu được sau bài học, có thể là một bản báo cáo, một bộ câu trả lời mà SV đã thảo luận đi đến thống nhất… GV bổ sung những thiếu sót của SV hoặc những chỗ SV xem nhẹ, chính xác hoá kiến thức và tiến hành bình xét đánh giá.

GV tổng hợp những điều ghi chép do quan sát được, nhận xét tinh thần, thái độ và KNHTHT của từng thành viên trong nhóm, kết hợp với tổ chức cho từng nhóm nhận xét hoặc các nhóm nhận xét nhau. Có điểm thưởng cho thành viên có kỹ năng và tinh thần hợp tác tốt.

+ SV: Trình bày sản phẩm, tự nhận xét đánh giá quá trình học tập của cá nhân và nhóm hợp tác dưới sự giám sát và hướng dẫn của GV.


TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÀI HỌC

Bước 6: Tổ chức nhận xét, đánh giá, điều chỉnh

Trình bày kết quả học tập, tự nhận xét đánh giá hoạt động của cá nhân và của nhóm

Bước 5: Quan sát, phát hiện, điều chỉnh hành vi hợp tác

Nhận định hướng, điều chỉnh hành vi tiến hành HTHT

Bước 3: Hướng dẫn thành lập nhóm

Thành lập nhóm và thực hiện phân vai

Tự giác ổn định tổ chức và xác định mục tiêu bài học

Bước 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu mục tiêu bài học



GIAI ĐOẠN

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG SV


Bước 5: Dự kiến thành lập nhóm


THIẾT KẾ CÁC ĐIỀU KIỆN CHUẨN BỊ HỌC TẬP HỢP TÁC

Bước 1: Tìm hiểu về SV


Nghiên cứu các nguồn tài liệu, chuẩn bị nội dung và chuẩn bị điều kiện, phương tiện, tinh thần, thái độ học tập hợp tác

Bước 2: Phân tích chương trình, nội dung xác định mục tiêu bài học

Bước 3:Thiết kế nhiệm vụ hoạt động hợp tác cho từng nội dung bài học

Bước 4: Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật DH

Bước 6: Dự kiến thiết kế môi trường hợp tác


Bước 2: Hướng dẫn các nguyên tắc, thao tác, hành vi và thái độ, tinh thần hợp tác

Tích cực, tự giác chuẩn bị học tập hợp tác



Bước 4: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm

Nhận nhiệm vụ, tích cực học tập hợp tác



Sự thay đổi trong quá trình DH cũng làm thay đổi cấu trúc của bản kế hoạch chuẩn bị hay giáo án chi tiết cho giờ lên lớp của GV nên GV cần thay đổi cách soạn bài giảng cho phù hợp với quy trình và thực hiện giờ dạy có hiệu quả (mục lục 10).

3.2.2. Sử dụng hợp lý các kỹ thuật dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

* Mục tiêu của biện pháp

Thiết kế lại tỷ mỉ cách thức sử dụng các kỹ thuật DH hợp tác. Từ đó, vận dụng vào quá trình DH nhằm nâng cao hiệu quả DH và thúc đẩy quá trình phát triển của KNHTHT của SV, tạo điều kiện cho SV có cơ hội được trải nghiệm học tập bằng các hành vi, các thao tác HTHT.

(1) Kỹ thuật 1: Lắp ráp (Jigsaw) của Elliot Aronson

* Nội dung

Kỹ thuật lắp ráp Jigsaw của Elliot Aronson nhấn mạnh, mỗi một SV nhất thiết phải dựa vào thông tin thu được của bạn để hoàn thành nhiệm vụ bài học. Họ vừa phải thực hiện nhiệm vụ cá nhân với trách nhiệm cao, vừa phải biết trao đổi, lắng nghe, hiệp thương đi đến thống nhất để hoàn thành nhiệm vụ với các bạn trong nhóm “chuyên gia”, đồng thời phải nhận trách nhiệm là người thuyết giảng lại nội dung mình nghiên cứu được cho các thành viên trong nhóm “ghép hình”. Điều này buộc tất cả các SV phải tích cực làm việc, tránh tình trạng trong hoạt động nhóm có những SV tích cực và có những SV ỉ lại, dựa dẫm. Thông qua tham gia làm việc cùng nhau SV có cơ hội phát triển, trải nghiệm, luyện tập những KNHTHT để thành công trong học tập.

* Cách thực hiện

- Chuẩn bị của GV

GV nghiên cứu tài liệu, giáo trình, chương trình, kế hoạch dạy học môn học… từ đó lựa chọn nội dung bài dạy có lợi thế cho việc thực hiện kỹ thuật dạy học “lắp ráp” Jigsaw. Thường là những nội dung trong giáo trình, tài liệu có thể cắt nhỏ thành các nhiệm vụ khác nhau và chứa đựng các yêu cầu như phân tích, mô tả, lý giải một vấn đề.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2023