khuyến khích bạn cùng tham gia thì các em không nghĩ đến và không cho rằng đó là việc cần phải làm; khi cần hỏi GV hay hỏi thêm bạn để hiểu rõ thì rất ngại” (M. P.
T. K13 ĐHSP Toán ĐH Hồng Đức và nhiều bạn khác).
Từ các kết quả trên cho phép chúng tôi kết luận Nhóm kỹ năng xây dựng bầu không khí tin tưởng và chia sẻ trong học tập của SV ĐHSP đang ở mức thuần thục chưa cao ( X = 3,07 ứng với mức trung bình). Như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu học tập và nghề nghiệp sau này, cần được hướng dẫn, rèn luyện nghiêm túc và khoa học.
Bảng 2.12: Thực trạng KN giải quyết quan điểm bất đồng trong học tập
Đánh giá | ||||||
GV | SV | Tổng hợp | ||||
X | TB | X | TB | X | TB | |
1. Phát hiện những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình học tập hợp tác | 3,45 | 1 | 3,50 | 1 | 3,48 | 1 |
2. Tìm ra phương án giải quyết mâu thuẫn | 2,44 | 5 | 2,49 | 5 | 2,47 | 5 |
3. Thể hiện ý kiến không đồng tình mà không xúc phạm bạn | 3,26 | 2 | 3,36 | 2 | 3,31 | 2 |
4. Kìm chế sự nóng nảy trong tranh luận | 2,74 | 4 | 2,67 | 4 | 2,71 | 4 |
5. Điều chỉnh, ngăn bạn không làm bạn mất lòng khi đi lệch chủ đề thảo luận | 2,36 | 6 | 2,32 | 6 | 2,34 | 6 |
6. Tiếp nhận và thực hiện trách nhiệm khi bạn góp ý | 3, 12 | 3 | 3,18 | 3 | 3,15 | 3 |
TBC | 2,89 | 2,91 | 2,90 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nhận Thức Của Gv Và Sv Về Dh Theo Hướng Phát Triển Knhtht
- Thực Trạng Việc Sử Dụng Các Phương Pháp Dh Của Gv
- Những Khó Khăn Của Gv Khi Dh Theo Hướng Phát Triển Knhtht
- Sử Dụng Hợp Lý Các Kỹ Thuật Dạy Học Hợp Tác Theo Nhóm Nhỏ
- Thiết Kế Nhiệm Vụ Dạy Học Theo Mức Độ Tăng Dần Tương Tác Giữa Sv - Sv
- Hướng Dẫn Sv Htht Có Hỗ Trợ Công Nghệ Thông Tin
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
Ghi chú: Điểm cao nhất =5, điểm thấp nhất =1, ĐTB càng cao sự biểu hiện thực hiện kỹ năng càng tốt.
+ Kết quả thu được ở bảng 2.12 cho thấy nhìn chung GV và SV đánh giá tương đối thống nhất ở hầu hết các tiểu KN. Duy có KN thể hiện ý kiến không đồng tình mà không xúc phạm người khác có sự khác biệt thương đối (GV đánh giá điểm X = 3,26; SV đánh giá điểm X = 3,35 độ lệch = 0,1). Có thể lý giải sự khác biệt này
là do những lúc có GV giám sát SV thường có tâm lý e ngại hơn khi bộc lộ hành vi nên nhã nhặn, từ tốn khéo léo hơn dẫn đến việc GV có nhìn nhận đánh giá cao hơn so với SV đánh giá, song đều ở mức đạt trung bình.
Giữa các KN mức độ thuần thục được đánh giá không giống nhau có sự chênh lệch đáng kể: KN Phát hiện những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình học tập hợp tác được đánh giá ở mức độ khá cao xếp bậc thứ nhất ( X = 3,48 ứng với mức độ tương đối tốt), song KN Điều chỉnh, ngăn bạn không làm bạn mất lòng khi đi lệch chủ đề thảo luận lại đạt mức độ tương đối thấp (GV đánh giá X = 2,36 và SV đánh giá X = 2,32); bên cạnh đó các KN như: Tiếp nhận và thực hiện trách nhiệm khi bạn góp ý; Kìm chế sự nóng nảy trong tranh luận;Thể hiện ý kiến không đồng tình mà không xúc phạm bạn được đánh giá ở mức độ trung bình ( X đều < 3,4 và > 2,6). Kết quả đánh giá trên cho thấy nhìn chung nhóm KN giải quyết các mối quan hệ bất hoà của SV ĐHSP được cả GV và SV đánh giá là chưa được tốt và ở mức độ trung bình ( X = 2,90). Có thể thấy giải quyết mối quan hệ bất đồng trên tinh thần xây dựng là nhóm KN chứa đựng những yêu cầu cao và khá phức tạp, nó không chỉ đòi hỏi ở SV sự hiểu biết mà còn cần có sự tinh tế, nhạy cảm, cách cư xử khéo léo, tế nhị, sự kiềm chế cảm xúc cá nhân, sẵn sàng hy sinh “cái tôi” vì mục đích chung của nhóm. Không dễ dàng SV có được KN này nếu không có quá trình rèn luyện và hướng dẫn nghiêm túc của GV.
+ Kết quả quan sát cũng cho thấy 25/32 tiết đánh giá giải quyết mối quan hệ bất đồng đạt mức độ trung bình và không được tốt. Tổng hợp lời bình ở phiếu quan sát được biết: Khi có những quan điểm trái chiều, các em thường tranh cãi gay gắt và tỏ ý không vui vẻ khi được bạn góp ý và việc tranh cãi khó đi đến thống nhất. Khả năng kìm chế bản thân của các em còn kém. Còn có những SV không nhiệt tình tham gia, nói chuyện riêng trong khi các bạn thảo luận hay hợp tác làm nhiệm vụ. Nhóm trưởng cũng như các thành viên khác không biết cách ngăn bạn, nếu có thì làm bạn khó chịu và gây không khí căng thẳng trong nhóm.
Như vậy, thông qua điều tra bảng hỏi và quan sát có thể khẳng định KN Giải quyết mối quan hệ bất đồng của SVSP là chưa được tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập và nghề nghiệp sau này của SV ĐHSP và rất cần được quan tâm rèn luyện, phát triển.
* Đánh giá các hành vi thường gặp trong hoạt động học tập hợp tác của
SV (phụ lục 21)
+ Để có thêm thông tin tin cậy trong việc đánh giá các KNHTHT của SV ĐHSP, chúng tôi có sử dụng bổ xung câu hỏi khảo sát nhằm đánh giá các hành vi lệch chuẩn có thể gặp khi tham gia hoạt động HTHT của SV. Kết quả thu được ở phụ lục 21 cho thấy nhìn chung GV và SV đánh giá có sự tương đương nhau (thể hiện điểm X của GV là 3,74 và của SV là 3,71 tương đương với mức độ hành vi biểu hiện tương đối thường xuyên); Hành vi Trong nhóm có một vài SV luôn trách ra khỏi hợp tác, như không liên quan tới mình, ỉ lại, ngẫu nhiên hưởng thành quả của nhóm được đánh giá xếp bậc thứ nhất ( X = 4,38 tương ứng với mức rất thường xuyên); hành vi SV tuỳ tiện nói chen vào hay cắt ngang ý kiến người trình bày được đánh giá xếp bậc thứ 2 ( X =4,18 tương ứng mức tương đối thường xuyên); hành vi Các SV tranh luận gay gắt khó đi đến thống nhất được đánh giá xếp bậc thứ 3 ( X =3,86 tương ứng với mức tương đối thường xuyên). Khi trình bày kết quả của nhóm, hành vi SV phát biểu mạnh mẽ trong buổi thảo luận được đánh giá xếp bậc thứ 4; hành vi Trong nhóm có một vài SV phát biểu mạnh, các thành viên khác hầu như chỉ biết lắng nghe được đánh giá xếp bậc thứ 5;…Có thể nhận thấy hầu hết các hành vi lệch chuẩn trong hoạt động nhóm mà chúng tôi tìm hiểu đều được GV và SV đánh giá là tương đối thường xuyên xuất hiện trong hoạt động nhóm học tập hợp tác.
+ Thống kê kết quả câu hỏi mở "Bạn cho biết một vài yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng học tập hợp tác" chúng tôi cũng thu được kết quả là hầu hết SV cho rằng việc chia nhóm quá đông, không gian phòng học hẹp, bàn ghế không thuận lợi cho việc học nhóm và nhiều bạn tính ì còn cao.
Như vậy, tổng hợp các kết quả ở bảng 2.9 đến 2.12 cho phép chúng tôi kết luận KNHTHT của SV ĐHSP chưa tốt, còn rất nhiều những hành vi chưa đúng đắn trong quá trình học tập hợp tác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ quả trên trong đó có nguyên nhân khách quan là lớp đông SV và phương tiện, điều kiện học tập chưa đáp ứng được yêu cầu của HTHT. Đây là vấn đề cần được quan tâm khắc phục.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua tổng hợp một số nghiên cứu thực tiễn và các kết quả từ khảo sát thực trạng DH theo hướng phát triển KNHTHT và thực trạng KNHTHT của SVSP chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
1. Nhận thức của GV và SV về DH yêu cầu theo hướng phát triển KNHTHT nói chung là đúng đắn, đồng thời đánh giá cao vai trò của DH theo hướng này mang lại. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ nhận thức chưa hoàn toàn đầy đủ về DH theo hướng phát triển KNHTHT, vì vậy việc trang bị cho GV những hiểu biết về DH theo hướng phát triển KNHTHT là vấn đề cần thiết.
2. Qua quan sát, phỏng vấn và điều tra cho thấy hiện nay việc DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ở các trường ĐHSP thực hiện chưa tốt. GV chưa xem KNHTHT là mục tiêu cần đạt được khi giảng dạy. Rất ít GV áp dụng kỹ thuật, các phương pháp tích cực, chủ yếu vẫn là chia nhóm và dạy theo truyền thống. GV chưa có quy trình và phương pháp xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá DH hiệu quả .
3. Nghiên cứu cho thấy GV gặp rất nhiều khó khăn trong DH theo hướng phát triển KNHTHT. Cụ thể là số lượng SV trong một lớp quá đông, nội dung giáo trình, tài liệu không thuận lợi cho thiết kế HTHT, điều kiện, phương tiện DH cũng chưa đầy đủ và đồng bộ… Đây là những vấn đề cần được quan tâm khắc phục.
4. Qua điều tra thực trạng KNHHT của SV ĐHSP cho thấy SV ít nhiều đã có những KNHTHT nhất định, nhưng sự phát triển của các KN này mới chủ yếu đạt ở mức độ trung bình, các em đã thể hiện được một số KN cơ bản nhưng mức độ thành thạo chưa cao, chưa ổn định, cần tiếp tục bồi dưỡng phát triển.
5. Sự phát triển của các KNHHT cũng như các nhóm KNHHT của SVSP không đồng đều, có những KN còn hạn chế. Một cách khát quát thì mức độ phát triển của các nhóm KNHHT theo thứ tự giảm dần từ Nhóm kỹ xác lập vị trí, vai trò cá nhân trong hoạt động nhóm; KN biểu đạt và tiếp nhận thông tin trong học tập; nhóm KN xây dựng bầu không khí tin tưởng và chia sẻ và cuối cùng là nhóm KN giải quyết mối quan hệ bất đồng trong học tập.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KNHTHT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT
+ Đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa DH và phát triển KNHTHT
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp DH hướng vào phát triển KNHTHT cho SV phải được thiết kế sao cho đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển những tri thức, kỹ năng và thái độ cần đạt được thông qua môn học đó, đồng thời những KNHTHT của SV cũng ngày một phát triển nâng cao trong qua quá trình thực hiện các biện pháp.
+ Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữ vai trò chủ thể tích cực, tự giác và
độc lập của SV với vai trò chủ đạo của GV
Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp DH hướng vào phát triển KNHTHT cho SV phải tạo ra được hứng thú, tâm thế tích cực hoạt động sao cho tập thể SV luôn trong trạng thái hợp tác, tranh đua sôi nổi và hoạt động không mệt mỏi để tìm tòi, khám phá tri thức với sự hướng dẫn, cố vấn, định hướng của GV. “Việc giảng dạy chỉ có hiệu quả khi GV giữ vai trò trong tổ chức điều khiển và hướng dẫn SV học tập…, việc học tập chỉ có kết quả khi chính người học có ý thức chủ động tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập” [89].
+ Đảm bảo tính phụ thuộc tích cực lẫn nhau của SV trong học tập
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp DH hướng vào phát triển KNHTHT cho sinh viên phải đảm bảo tính phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau trong học tập, SV phải nằm trong một mối quan hệ “cùng nổi hoặc cùng chìm”. Sự thành công hay thất bại, tính tích cực hay lười biếng của mỗi SV ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả chung của nhóm. Trong nhóm, SV phải đồng sức, đồng lòng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. DH hướng vào tạo dựng được sự hợp tác giữa SV - SV. Có thể ví mỗi SV trong nhóm là một “mắt xích” trong một “vòng tròn”, nếu thiếu đi một “mắt xích” nào đều phá vỡ kết cấu của “vòng tròn” đó.
Khi xây dựng các biện pháp DH hướng vào phát triển KHHTHT phải quán triệt từ việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ đến lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức… sao cho các thành viên trong nhóm có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau cùng nỗ lực thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Đảm bảo tính thống nhất biện chứng giữa phát triển KNHTHT và hiệu quả học tập
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp dạy học nhằm phát triển KNHTHT phải có mối quan hệ biện chứng giữa phát triển KNHTHT và hiệu quả học tập của SV. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện các biện pháp này hiệu quả học tập của SV phải được nâng cao và các KNHTHT của SV được phát triển.
3.2. Các biện pháp dạy học theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP
3.2.1. Xây dựng quy trình DH theo hướng phát triển KNHTHT
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đặc điểm của DH theo hướng phát triển KNHTHT và kế thừa một số các cấu trúc, các chiến lược và các bước chương trình hoá DH theo hướng tổ chức HTTH của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi xây dựng quy trình DH theo hướng phát triển KNHTHT gồm các giai đoạn và bước sau:
* Thiết kế các điều kiện chuẩn bị học tập hợp tác
- Hoạt động của giảng viên
Bước 1: Tìm hiểu đối tượng
Tìm hiểu đặc điểm SV trước khi thực hiện các tiết dạy là công việc thường nhật của người GV, công việc này giúp GV có phương pháp tiếp cận đối tượng một cách đúng đắn và thành công nhất. Tìm hiểu đối tượng ở đây chính là hiểu biết về năng lực, thái độ, ý thức học tập, KNHTHT, hoàn cảnh vùng miền, lối sống, chuyên ngành… hiện có của SV. Trên cơ sở đó GV sẽ xác định được mục tiêu, nhiệm vụ DH, cách chia nhóm, xây dựng môi trường và có những biện pháp tác động hợp lý.
Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra để làm tốt khâu này GV phải là người tâm huyết với nghề, có năng lực sư phạm, chịu khó và có những kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội.
Bước 2: Phân tích chương trình, nội dung, xác định mục tiêu bài học
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch dạy học, nội dung môn học GV lựa chọn bài dạy có ưu thế trong việc thiết kế các nhiệm vụ tương tác cho SV. Sau khi lựa chọn được bài dạy, GV xác định mục tiêu bài học. Có 2 mục tiêu mà GV cần xác định rõ khi dạy một bài theo hướng phát triển KNHTHT. Một, mục tiêu về tri thức, thái độ, kỹ năng khoa học. Hai, mục tiêu về KNHTHT cần đạt được trong quá trình học bài học đó.
Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ hoạt động hợp tác cho từng nội dung bài học
Căn cứ mục tiêu bài học, GV nghiên cứu nội dung và các tài liệu giảng dạy liên quan, lựa chọn những tri thức “uỷ thác” nó vào những nhiệm vụ hợp tác tạo ra những thách thức tư duy, nhu cầu ham muốn giải quyết vấn đề của SV.
Nhiệm vụ hợp tác đòi hỏi phải chứa đựng những tri thức trọng tâm xoay xung quanh bài học. Đặc biệt phải rõ ràng, cụ thể, có tính gợi mở, không gò bó phù hợp với bài học và thời gian, không gian, kế hoạch học tập.
Cần chú ý khi thiết kế nhiệm vụ hợp tác phải đạt được yêu cầu có mức độ khó đối với cá nhân có năng lực, nhưng vừa sức đối với sự hợp tác của nhóm và đòi hỏi phải phát huy cao độ tính tương trợ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên. Đồng thời phải xác định được đồng nhất hay khác nhau giữa các nhóm và dự kiến các tiêu chí đánh giá để đảm bảo tính công bằng, khách quan và tạo động lực cho các nhóm hợp tác hoạt động.
Bước 4: Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật DH và dự kiến thành lập nhóm
PPDH, kỹ thuật dạy học là cách thức hoạt động của thầy - trò để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ bài học. Sau khi xác định mục tiêu và thiết kế nhiệm vụ bài học, GV cần hình dung toàn bộ tiến trình DH của mình để lựa chọn các PPDH, các kỹ thuật DH phù hợp. Để đạt được mục tiêu một bài học, thông thường chúng ta không thể sử dụng chỉ một PPDH hay một kỹ thuật DH nhất định mà cần phối hợp nhiều phương pháp DH, kỹ thuật dạy học khác nhau. Tuy nhiên, nếu không xác định được một PPDH hay kỹ thuật chủ đạo nào đó trong một tiết dạy thì khó có thể mang lại thành công được nên mỗi một tiết dạy hay bài dạy GV cần phải xác định được một phương pháp, kỹ thuật DH chủ đạo và thể hiện rõ trong kế hoạch chi tiết lên lớp của mình.
DH theo hướng phát triển KNHTHT, GV phải chọn các PPDH, kỹ thuật DH tích cực phát huy được tính tương tác giữa SV - SV như: dự án, thảo luận nhóm, sắm vai hay sử dụng các kỹ thuật DH hợp tác như: công não, đánh số, phỏng vấn ba bước, bể cá, khăn trải bàn....
Bước 5: Dự kiến thành lập nhóm học tập
- Quyết định về số lượng SV trong một nhóm
Sau khi mục tiêu bài học được xác định rõ và các nhiệm vụ học tập được thiết kế xong, GV cần xác định xem số lượng thành viên trong nhóm bao nhiêu là tối ưu. Các nhóm hợp tác thông thường gồm từ 4 - 6 SV. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, chiến lược sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật và thực tế DH mà GV có thể có lựa chọn khác nhau. Khi lựa chọn số lượng SV cần chú ý một số yếu tố sau:
+ Đặc điểm của mục tiêu, nhiệm vụ bài học, tài liệu, thời gian DH và điều kiện hiện có để tổ chức nhóm.
+ Căn cứ vào phương pháp, kỹ thuật hay chiến lược DH mà GV lựa chọn thực hiện.
+ Khi nhóm càng đông thành viên càng có nhiều cơ hội để chia sẻ những thông tin, vốn hiểu biết cho nhau góp phần hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng ngược lại nhóm càng đông càng đòi hỏi các thành viên phải có được sự tinh thông các KNHTHT trong việc phối hợp hành động đi đến thống nhất. Nên cần tổ chức nhóm nhỏ để SV có KNHTHT trước khi tổ chức nhóm lớn.
+ Thời gian dành cho hoạt động nhóm học tập càng ít, kích thước nhóm càng phải nhỏ.
+ Nhóm thường không nên vượt quá 6 SV.
- Quyết định thành phần SV trong một nhóm
Khi thành lập nhóm GV cần suy nghĩ nên sắp xếp thành viên vào nhóm như thế nào (theo cùng sở thích, cùng giới, cùng lực học...?) là tốt nhất. Theo các nghiên cứu của các chuyên gia về học tập hợp tác thì nhóm tối ưu nhất là nhóm có tính chất đa dạng về năng lực, sở thích, giới tính, vùng miền… tạo ra “lát cắt” lớp thu nhỏ. Nghĩa là trong nhóm thì có khác nhau về “chất”, nhưng giữa các nhóm thì đồng “chất”. Tuy nhiên, tuỳ vào môn học, tuỳ theo mục đích, chiến lược thiết kế DH của GV mà có thể lựa có các nhóm với những tính chất khác nhau.