Nguyên nhân do uất hỏa độc gây độc ở 2 kinh Vị và Thận. Bệnh có thể lan tỏa tới hàm và má trong, có khi kèm chứng trạng toàn thân là sốt và lạnh run.
2. Nha nục: còn gọi là xỉ nục là chứng chảy máu chân rang.
Nguyên nhân do VỊ hỏa bốc lên, huyết theo hỏa động hoặc Can Thận âm hư, hư hỏa nổi lên mà sinh bệnh: Chân răng sưng đỏ và đau, khoang miệng có mùi hôi, đại tiện bí kết và Vị hỏa bốc lên; chân răng trồi lên và lung lay hơi đau là do ÂM hư hỏa bốc.
3. Xỉ táo: chứng trạng răng khô táo không nhuận. thông thường nhìn răng cửa làm chuẩn. mới mắc bệnh mà răng khô ráo kèm nhiều bựa răng, hôi miệng, đa số là do Phế Vị hỏa thịnh, tân dịch tổn thương nhiều. bệnh mắc đã lâu mà răng khô như xương khô da phần là Thận âm khuy tổn nghiêm trọng, bệnh khá là hiểm nghèo.
4. Khẩ bất nhân: chứng trạng miệng lữoi tê dại, thường gặp trong bệnh trúng phong, hoặc Tỳ Vị tích trệ gây nên.
5. Khẩu cấm: chứng trạng hàm răng cắn chặt, miệng không há ra được.
6. Khẩu mi: chứng loét miệng. chứng này thường do Tỳ kinh tích nhiệt bố clê khoang miệng, khiến cho trong miệng xuất hiện vết loét náng trắng như rêu mốc, đau đớn, ăn uống trở ngại.
7. Khẩu sương: chứng loét miệng. thường do Tỳ vị tích nhiệt, cũng co thể do thể chất yếu hư hỏa bốc lên sinh ra chứng trạng: niêm mạc trong khoang miệng nổi những nốt loét lở to nhỏ không đều như hạt đậu. trẻ em loét miệng thường do chứng cam tích gây ra nên còn gọi là Khẩu cam.
8. Khẩu a sương: chứng chốc mép. Hai bên mép bị chốc loét nhăn nhúm, ăn uống vừa khó vừa đau. Thường do Tỳ vị tích nhiệt gây nên, trẻ em thường mắc bệnh này.
9. Thiệt âm: chứng khản giọng, phát âm khó. Do bệnh của lưỡi: cấp tính thì có chứng trúng phong biểu hiện có đàm kèm theo tiếng thở khò khè; mạn tính do huyết hư phong động kèm theo lữơi teo liệt (Thiệt nuy) người gầy ốm.
Có thể bạn quan tâm!
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 20
- Giải Phẫu Họng: Họng Là Ngã Tư Thông Giữa Mũi, Thanh Quản, Miệng Và Thực Quản.
- Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 22
- Nhìn (Vọng Chẩn): Nhìn Thần Sắc, Toàn Trạng Như Đối Với Bệnh Nhân Nội Khoa. Về Lưỡi, Có Thể Chú Ý Các Điểm Sau:
- Triệu Chứng: Chứng Trạng Lúc Mới Phát:
- Tuần Kinh (Truyền Kinh): Đay Là Kiểu Thông Thường Nhất
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
10. Thiệt bạng: là hiện tượng lưỡi mập bệu.
- Lưỡi to bệu sắc nhợt, có dấu răng 2 bên rìa lưỡi là biểu hiện của Tỳ hư.
- Lưỡi có sắc đỏ thẫm mà sưng to đầy miệng là nhiệt tà ở Tâm tỳ, còn gọi là Thiệt thủng.
- Lưỡi sưng bệu, sắc xanh thẫm mà tói thường là trúng độc Thiệt trướng đại.
11. Thiệt cường: hiện tượng thân lữoi cứng, khó vận động.
- Lưỡi cứng, kèm theo liệt nửa người, miệng mắt méo xếch, thuộc chứng trúng phong
- Lưỡi cứng, chất lưỡi đỏ tươi, kèm theo cổ gáy cứng, hôn mê nói sảng đa số thuộc loại nhiệt độc úng thịnh, nhiệt nhập Tâm bào thuộc bệnh ôn nhiệt.
12. Thiệt đinh: mụn nhọt mọc trên lưỡi.
Do uất hỏa ở Tâm kinh kết độc gây nên, biểu hiện triệu chứng bề mặt lưỡi có nốt mọng, sắc tím, lớn bằng hạt đậu, cứng rắn và đau, có thể có sốt và lạnh run.
13. Thiệt nham: còn gọi là Thiệt khuẩn là chứng sâu lưỡi. thường phát sinh ở 2 bên cạnh hoặc mặt dưới đầu lưỡi. thoạt tiên sưng như hạt đậu cứng rắn, sau lớn dần như con sâu (nên có tên Thiệt khuẩn), phía đầu tới chân đều nhỏ, sắc đỏ tía và đau nhức, không bao lâu phá vỡ và khoét sâu bốn chung quanh, rìa nhọt sần sùi như mào gà, sờ vào dễ chảy máu và có mùi hôi, từng chỗ có nước rỉ ra, giai đoan cuối gốc lưỡi co lại đau không chịu được, nếu do giận dữ, cáu kỉnh có thể làm bục máu ra chảy máu không cầm được.
Bệnh do Hỏa độc ở Tâm tỳ quá mạnh, kết lại ở lưỡi tương tự như ung thư lưỡi.
14. Thiệt nục: hiện tượng lưỡi chảy máu.
Nguyên nhân thường do Tâm hỏa nung nấu quá mạnh, cũng có khi do hư hỏa của 2 kinh Tỳ, Thận bốc lên.
15. Thiệt nuy: lưỡi mềm vô lực, không thể thè ra rụt vào được.
Nguyên nhân do ÂM dịch hao tổn, gân mạch mất nuôi dưỡng gây nên. Khi mới bị bệnh lưỡi đỏ khô mà mềm là nhiệt nung nấu phần âm tổn thương. Bệnh đã lâu lưỡi trắng mà mềm là khí huyết đều hư.
III. BỆNH CHỨNG VỀ RĂNG MIỆNG VÀ CÁCH TRỊ:
Bệnh chứng về răng miệng có thể phân chia ra các loại Phong hàn, Phong hiệt, VỊ hỏa và Thận hư.
A. Phong hàn:
1. Biểu hiện chứng trạng:
Răng miệng đau, gặp hàn lạnh thì đau tăng
Chân răng không sưng đổ
Thường hay ớn lạnh
Rêu lưỡi trắng nhợt
Mạch khẩn.
2. Pháp trị: khu phong tán hàn chỉ thống.
3. Phương thuốc
Bài 1: Bạch chỉ 10g, Uy linh tiên 10g. Sắc ngày uống 1 thang.
Bài 2: Tất bát 12g; Cao lương khương 12g; Tế tân 8g. sắc uống ngày 1 thang.
Cả 2 đơn trên khi uống không nên nuốt vội mà nên ngậm độ 3-4 phút cho thuốc ngấm vào chân răng.
B. Phong nhiệt:
1. Triệu chứng: Răng miệng đau, chân răng sưng đỏ, gặp nóng thì đau tăng, ớn gió, sợ nóng, miệng khô, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, đầu lưỡi đỏ mạch phù sác.
2. Pháp trị: Khu phong thanh nhiệt tiêu thũng chỉ thống.
Bài 1: thích tật lê 10g; phòng phong 40g; cam tùng 6g; bạc hà 10g.Ngày sắc uống 1 thang, nên ngậm 5-6 phút mới nuốt.
Bài 2: tất bát 10g, tế tân 6g, sinh thạch cao 20g, phòng phong 10g, sinh địa 30g. riêng đơn này sắc đặc để súc miệng ngày nhiều lần.
C. Vị hỏa:
1. Triệu chứng: Răng nướu đau nhiều, chân răng sưng đỏ, khát, thích uống, hôi miệng, táo bón, hoặc đại tiện táo, rêu lưỡi vàng khô, sắc lưỡi đỏ, mạch sác.
2. Pháp trị: Thanh vị hỏa nhiệt. nên dùng các bài thuốc sau:
Bài 1: Sinh thạch cao 30g; Đại hoàng 10g; Xích thược 30g; Xuyên liên 6g; Sinh địa hoàng 20-30g, Đan bì 10g; Thăng ma 3g. sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: bồ công anh 30g; tử hoa địa đinh 20g, hạ khô thảo 10g, Uy linh tiên 10g. sắc uống ngày 1 thang.
Dùng độc vị bạch thanh vị tán bột chấm vào nơi đau răng.Hoặc làm nước súc miệng với: sinh thạch cao 30g, bạc hà 10g. súc miệng nhiều lần trong 1 ngày.
IV. NHỮNG BỆNH VỀ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP TRÊN LÂM SÀNG NỘI KHOA
1. Loét miệng: theo sinh lý YHHĐ thì miệng là phần đầu và mở rộng của ống tiêu hóa bao gồm mặt trong của môi và má, phía trên là vòm miệng cứng, phía sau là vòm miệng mềm hay còn gọi là lưỡi gà, phía dưới là nền miệng có cả lưỡi.
Như vậy, bệnh viêm loét miệng là nói chung bệnh lý xảy ra ở cả các bộ phận trên.
2. Viêm loét nứu: niêm mạc ở các mỏm hốc răng phủ đến tận cổ chân răng của 2 hàm trên và dưới và gắn chặt vào màng xương gọi là nướu.
3. Nha chu viêm: trong miệng, răng được cắm chặt vào các hốc xương hàm nhờ các phương tiện giữ chặt răng như nướu, hốc răng, dây chằng hốc răng. Các bộ phận bao bọc chung quanh răng và bảo vệ chân răng này gọi là nha chu. Cũng vì vậy khi bị tụt nướu trong nha chu viêm dễ bị răng lung lay.
BÀI 32 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHỤ KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
I. QUAN NIỆM VỀ PHỤ KHOA YHCT:
A. ĐỊNH NGHĨA:
Phụ khoa là khoa học nghiên cứu về bênh có liên quan đến chức năng sinh sản của giới nữ.
Theo YHCT, con người sống đều nhờ vào 6 khí của Trời và 5 vị của Đất, các y gia xưa đã nêu “Trời nuôi người bằng lục khí, Đất nuôi người bằng ngũ vị”.
Con trai khí huyết thường đầy đủ
Con gái phần nhiều huyết thường bị thiếu
Bản tính con trai thường la hét, trống trải, bồng bột
Bản tính con gái thì nhu mì, thầm kín, thường hay nén chịu nên sinh ghen tức, giận hờn, câu chấp.
Thế nên khi thọ bệnh thì trai gái không giống nhau, kể cả các nguyên nhân gây bệnh như nhau. Vì dù hoạt đọng của các chức năng tạng phủ trong cơ thể sống cả nam và nữ đều giống nhau, nhưng cũng có khác là ở phụ nữ có them chức năng sinh nở, có kinh nguyệt, có mang thai, vì vậy, bện tật có liên quan đến chức năng này, hay hậu quả của nó sẽ khác biệt so với nam giới, do đó hình thành nên khoa học về phụ khoa YHCT.
Các loại bệnh lý phụ khoa YHCT bao gồm:
Kinh: kinh nguyệt ở người phụ nữ, các bệnh lý liên quan đến kinh nguyệt như Thống kinh, Bế kinh, Rong kinh, Rong huyết ...
Đới: là chất dịch chảy ra từ âm đạo khi có bệnh, bao gồm các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục nữ.
Thai sản: giai đoạn mang thai và sinh nở có thể có một số bệnh chứng xảy ra như Ốm nghén, sản hậu, ác lộ ...
B. Lịch sử phụ khoa YHCT:
Sản phụ khoa đã được quan tam nghiên cứu từ rất sớm thể hiện trên các y thư lưu truyềnlại, cho thấy ngành sản phụ khoa có một sự quan tâm đặc biệt của các y gia bằng các nghiên cứu, các khảo luận tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên một bề dày lịch sử của riêng ngành sản phụ khoa YHCT, trong đó gọi chung là phụ khoa là bệnh của đàn bà nói chung.
Thời đại nhà Hạ (2207 – 766 TCN), nhà Thương (1765 – 1122 TCN), nhà Châu (1121-249 TCN), Chiến quốc (248-221 TCN).
- Những tư liệu cổ xưa có đề cập đến vấn đề chăm sóc thai phụ và sản phụ trong các sách Sử ký và Tả truyện, vấn đè các vị thuốc liên quan đến bệnh phụ nữ trong Sơn Hải Kinh.
- Bộ sách Hoàng đế Nội kinh là bộ sách xưa nhất do một số nhà Yhọc thời Chiến quốc đúc kết những kinh nghiệm đương thời trong chẩn đoán và trị bệnh, trong đó có các chương về bệnh phụ khoa.
- Sách Sử ký của Tư Mã Thiên trong thiên “Liệt truyện, biển thước và thương công” có nêu bệnh Đới hạ.
Thời Tần (221 – 207), Hán (206-220), Tam quốc (221-264):
- Tập sách Cửu Thủ Thiên của Văn Tử mô tả tiến trình hình thành và tăng trưởng của thai nhi
- Trong Kinh Thi đã có những chương về các điều tốt nên làm, các điều xấu nên tránh khi mang thai để sinh ra những đứa trẻ mạnh khỏe tài ba.
- Tập Sản khoa của Lý Trị Quốc viết về trị liệu bệnh tật khi mang thai.
- Trong giai đoạn này có ghi nhận rằng Trương Trọng Cảnh có soạn 2 bộ sách Phụ nhân anh nhi phương và Thai lô dược dụng, sách chuyên khoa trị bệnh cho đàn bà, nhưng nay đã thất lạc.
- Bộ sách Kim quỹ Yếu lược của Trương Trọng Cảnh có 3 thiên chuyên luận về bệnh của phụ nữ và dụng dược trong điều trị.
- Trong Hậu Hán thư có ghi lại Hoa Đà thời Tam Quốc đã dùng thủ thuật giúp đỡ trong việc sinh đẻ.
Thời Tấn (265-419), Nam Bắc Triều (420-589), Tùy (589-619)
- Bộ sách Mạch kinh của Vương Thúc Hòa đời Tấn có nhiều chương đề cập đến hiện tượng kinh nguyệt của phụ nữ và các hiện tượng mạch bất lợi trong thai nghén, tắt kinh, và sản hậu.
- Bộ sách Chữ thị di thư của Chữ Trừng.
- Bộ sách Trục nguyệt dưỡng thai pháp của Từ Chí Tài.
- Bộ sách Chư bệnh nguyên hậu luận của Sào Nguyên Phương, đề cập nhiều đến khía cạnh bệnh nguyên, triệu chứng học sản phụ khoa mọt cách hệ thống, làm phong phú thêm những nội dung mới trong ngành sản phụ khoa.
Tóm lại trong thời kỳ này sản phụ khoa đã có những bước tiến khá dài.
Thời đại Đường (619-907), Ngũ đại (907-960), Tống (960-1276): những điểm nổi bật của ngành phụ khoa trong giai đoạn này thể hiện trong các tác phẩm và tác giả như sau:
- Bộ Thiên kim phương của Tôn Tư Mạo
- Bộ sách Ngoại đài bí yếu của Vương đào
- Bộ sách Kinh hiệu sản bửu của Thương Ân.
Đến đời Tống, phụ khoa phát triển nhất so từ trước với việc lập Thái Y cục (1060), tổ chức y tế của nhà nước bắt đầu lập bộ môn sản khoa riêng trong chương trình đào tạo thầy thuốc, trong số 120 y sinh được tuyển chọn có 4 người chuyên về phụ khoa và 6 người chuyên về sản khoa, thành quả rực rỡ trong giai đoạn này được thể hiện:
Bộ sách Thập sản tử của Dương Tử Kiện, trình bày sinh lý của thai nhi vượt khúc quanh âm đạo, mô tả nhiều về vấn đề sinh khó, cách điều chỉnh các tư thế lệch của thai, ghi nhận thai vị bất thường và cách giúp sản phụ sinh nhẹ nhàng.
Bộ Sản luận của Lý Sư Thánh.
Nữ khoa bách vấn của Tề Trọng Phù.
Bộ sách Phụ nhân đại toàn lương phương của Trần Tự Minh, đây là bộ sách bao quát cả toàn khoa phụ - sản, với tư liệu tham khảo gồm 30 bộ sách nhưng chủ yếu là 2 bộ Hoàng đế Nội kinh và Chư bệnh nguyên hậu luận của tác giả Sào Nguyên Phương. Tập sách Nữ khoa chứng trị chuẩn thằng đời Minh sau này của Vương Khẳng Đường dựa phần lớn vào tác phẩm này.
Thời Kim (1115-1233), Nguyên (1206-1368). Thời Kim – Nguyên có 4 danh y lớn của nền Y học Đông Phương, kế thừa y học đời Đường, Tống lưu lại, cụ thể:
- Tác phẩm Đơn khê tâm pháp và Sản bửu bách vấn của Châu Đơn Khê
- Sản nhũ bị yếucủa Ký Trí Quân
- Châu Chấn Hanh mô tả chứng tử sa và ống lũ bàng quang tử cung trong sản phụ khoa.
- Sách Vệ sinh gia bảo sản khoa phương của Chu Tiến Thành.
Thời Minh (1368-1622), Thanh (1662-1911)
- Các tác giả trong thời này đã nghiên cứu về cơ thể học các cơ quan sinh dục, các nguyên nhân gây vô sinh, những bất thường về kinh nguyệt theo tuổi tác và cả những chứng lưỡng tính (ái nam, ái nữ) thể hiện trong bộ sách Kim Đan tiết yếu của Tiền Lôi và Viên Liễu Phàm.
- Vạn Mật Trau soạn sách Ứng Tự Kỷ Yếu tự thuật rõ về sinh dục, phản đối tảo hôn, chủ trương tiết dục.
- Cùng trong giai đoạn này, nước ta có tác phẩm Nam dược thần hiệu có 8 quyển chuyên về phụ khoa của nhà sư Tuệ Tĩnh.
- Cống hiến lớn nhất trong đời Minh là công trình của Tiết Lập Trai, ông ý niệm rằng khử trùng cuốn rốn rất quan trọng để tránh chứng Tề phong (Bệnh uốn ván cuống rốn) thể hiện trong bộ Nữ khoa toát yếu.
- Năm 1067, bộ sách Nữ lục khoa chuẩn thằng của Vương Khẳng Đường ra đời, đây là bộ sách tiêu biểu cho trí thức sản phụ khoa của thế kỷ thứ 17 và phổ biến rộng rãi trong suốt 3 thế kỷ sau đó, trong đó dẫn lý luận và kinh nghiệm của các y gia đời trước như Trần Tự Minh, Trương Nguyên Tố, Châu Đơn Khê, Tiết Lập Trai.
- Đến đời Thanh, phối hợp khoa tạp bệnh phụ nữ với khoa sản phụ thành khoa đàn bà gọi là Nữ khoa, tiêu biểu trong thời này còn có tác phẩm Phó Thanh Chủ Nữ khoa do Phó Thanh Chủ biên soạn (dưới ảnh hưởng của chứng lập phương của học thuyết Lý Đông Viên) bao gồm 10 loại bệnh chính là Đới hạ, Huyết băng, Quỳ thai, Điều kinh, Chủng tử, Nhâm Thần, Tiểu sản, Nan sản, Chánh sản, Hậu sản.
- Cùng trong thời điểm này, nước ta có tác phẩm Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh của Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, trong đó có tập Phụ đạo xán nhiê tổng luận về kinh nguyệt đến thai mạch, Tọa thảo lương mô nêu điều thai huấn đến cách tính thai nhi, và những phần liên quan phụ khoa rải rác trong tập Hành giản trân nhu.
C. Đặc điểm sinh lý phụ nữ:
Y học cổ truyền đã nhận thức rõ về đặc điểm sinh lý riêng của phụ nữ như sau: Phụ nữ 7 tuổi, thận khí thịnh, răng thay, tóc đổi; 14 tuổi thiên quý đến, mạch nhâm thông mạch thái xung thịnh, có kinh nguyệt và có thể có con; 21 tuổi thận khí thịnh và quân bình, răng không mọc; 28 tuổi gân cốt mạnh, cơ thể cường tráng, tóc dài nhất, 35 tuổi mạch dương minh bắt đầu suy, da bắt đầu nhăn
sạm, tóc rụng; 42 tuổi 3 mạch dương suy ở trên, mặt càng nhăn, tóc bắt đầu bạc; 49 tuổi mạch nhâm hư, mạch thái xung suy yếu, thiên quý kiệt, mãn kinh, không có con nữa.
1. Thận khí:
Thận khí là gốc của Tiên thiên, là nguồn sinh khí. Đó là bẩm thụ qua tiên thiên tạo thành bới sự kết hợp tinh huyết của bố mẹ, có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của mỗi con người.
Thận khí tiên thiên được tinh huyết hậu thiên nuôi dưỡng, tinh huyết hậu thiên có nguồn gốc từ thức ăn uống, do tỳ vị vận hóa tạo thành. Tinh huyết hạu thiên đầy đủ thận khí sẽ vượng, ngược lại khi tinh huyết hậu thiên kém thận khí sẽ suy yếu.
2. Vai trò các mạch Xung, Nhâm, Đốc, Đới trong phụ khoa:
Mạch Xung là nơi hội tụ khí huyết của 12 kinh, là bể của 5 tạng, 6 phủ. Mạch xung và mạch nhâm đều bắt đầu từ Hội âm gắn với dạ con vì vậy có quan hệ với kinh nguyệt, thai sản.
Mạch Nhâm đảm nhận tất cả kinh âm của cơ thể, là bể của các kinh âm. Cũng như mạch Xung mạch Nhâm bắt đầu từ Hội âm gắn với dạ con và có quan hệ với kinh nguyệt, thai sản.
Mạch Đốc là bể của các đường kinh dương, cũng như hai mạch Xung – Nhâm mạch Đốc bắt dầu từ Hội âm và thông qua hai mạch Xung – Nham có quan hệ với chức năng sinh lý của phụ nữ.
Mạch Đới: Giống như cái thắt lưng, liên kết hoạt động của các kinh mạch lại với nhau làm cho quan hệ của chúng nhất là với các mạch Xung, Nhâm, Đốc càng mật thiết.
Như vậy ba mạch Xung – Nhâm – Đốc cùng một nguồn, phân làm ba nhánh trong đó hai mạch Xung – Nhâm gắn với dạ con. Cả 3 mạch gắn bó khăng khít với nhau qua hoạt động của mạch Đới. hoạt động của bốn mạch Xung, Nhâm, Đốc, Đới có tác dụng trực tiếp đến sinh lý bình thường của phụ nữ, khi chúng bị rối loạn, có thể gây nên các bệnh phụ khoa. Mặt khác chúng có quan hệ mật thiết với các kinh mạch khác, với khí huyết và tạng phủ trong cơ thể, vì vậy khi kinh mạch khí huýet tạng phủ bị rối loạn cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của 4 mạch Xung, Nhâm, Đốc, Đới.
3. Thiên quý:
Đối với phụ nữ đến tuổi 14 tuổi thận khí thịnh, thiên quý đến, mạch Nhâm thông, mạch Thái Xung thịnh, có kinh nguyệt, có thể có con… đến 49 tuổi mạch Nhâm, mạch Thái Xung suy kiệt, thiên quý kiệt, hết kinh nguyệt nên không có con.
Đối với Nam, 16 tuổi thận khí thịnh, thiên quý đến, tinh khí đầy tràn, âm dương điều hòa và có con. Đến tuổi 64 thiên quý tận không có con. Có thiên quý thì có con, không có thiên quý thì không có con nữa.
Như vậy, thiên quý là kết quả của sự phát triển của thận khí, nói khác đi là khí của tiên thiên tích tụ phát triển đến cực độ sinh ra. Chức năng của Thiên quý thể hiện ở việc tạo ra kinh nguyệt ở nữ, làm tinh khí đầy tràn ở nam. Khi thiên quý của Nam Nữ hòa hợp thì tạo ra con.
4. Kinh nguyệt:
Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu có chu kỳ ở bộ phận sinh dục nữ phát triển bình thường.
Nói chung mỗi tháng ra một lần và được gọi là kinh nguyệt. sóng có người cứ 2 tháng mới có kinh một lần, gọi là tính nguyệt, còn cứ 3 tháng mới có kinh một lần gọi là cự kinh. Nếu một năm mới có một lần thì gọi là tỵ niên, có người không có kinh mà vẫn có con gọi là ám kinh, có người đã mang thai mà đến kỳ kinh vẫn ra ít máu, song thai vẫn phát triển bình thường gọi là ích kinh. Tuy nhiên những biểu hiện trên đây là khác thường, song chưa phải là bệnh lý.
Khi người con gái đến tuổi 14 đã bắt đầu có kinh. Đó là do Thận khí dã phát triển đến mức làm cho thiên quý đến, khi thiên quý đến thì mạch Nhâm thông, mạch Thái xung thịnh, bào cung thay đổi dẫn tới có kinh.
Kinh từ huyết chuyển thành. Huyết do Tỳ tạo ra từ tinh hậu thiên. Huyết chịu sự chi phối của Tâm (chủ huyết), Can (tàng huyết), Tỳ (nhiếp huyết), Phế (khí hành thì huyết hành, khí ngưng thì huyết trệ).
Như vậy, kinh nguyệt là do thận khí thịnh làm cho thiên quý đến, có quan hệ trực tiếp với ngũ tạng, hai mạch Xung, Nhâm và bào cung.
Kinh bình thường ở người khỏe mạnh, trung bình 28 ngày kinh ra 1 lần, mỗi lần hành kinh ước chừng 50-100ml. thời gian kéo dài trung bình 3-4 ngày, cũng có người 5-6 ngày. Màu máu của kinh lúc đầu hồng, sau sẫm màu dần và cuối dùng nhạt dần. kinh bình thường không có máu cục, không đặc, không loãng, không có mùi hôi. Trước khi hành kinh và trong khi hành kinh có thể thấy bụng dưới căng đầy, khó chịu, lưng gối tay chân dau mỏi, đầu đau, vú căng, ăn kém, tính tình thay đổi.
Ở người mới có kinh có thể có tình trạng chu kỳ kéo dài 2-3 tháng, ở người trong tuổi mãn kinh có thể có rối loạn chu kỳ kinh, có thể kèm các chứng người nóng, dễ cáu gắt, ăn không ngon.
5. Thai sản:
Khi con trai, con gái tới tuổi trưởng thành giao hợp với nhau, thì con gái có thể mang thai. Người xưa thể hiện bằng câu “lương thần tương bác, hợp nhi hành hình” và thần lại là kết quả của sự hợp thành từ tin của bố mẹ (lưỡng tinh, tương bác, vị chi thần). thai nằm và phát triển ở trong bào cung, được âm huyết của mẹ nuôi dưỡng, âm huyết do hai mạch Nhâm và Xung cung cấp, do đó trong khi mang thai, không có kinh (âm huyêt dùng để nuôi thai) dịch âm đạo tăng, thai cũng lớn dần ở trong bào cung, vú to dần, chuẩn bị sữa làm thức ăn cho thai nhi sau khi ra đời.
Mang thai sau 3 tháng bụng dưới to dần, sau 4 tháng thấy thai động, sau 9 tháng 10 ngày thì sinh nở. trong thời gian đầu mang thai có người do thai nhi nghịch nên ảnh hưởng đến Tỳ vị gây nên các hiện tượng buồn nôn (ác trở) thích ăn chua, ngọt khác thường, trong thời gian cuối có thê tiểu nhiều lần, táo bón hoặc phù chân … cần lưu ý theo dõi, nếu nặng cần chạy chữa.
Sinh đẻ là một hiện tượng sinh lý bình htường, trong tập “Tọa thảo lưu mô” Hải Thượng Lãn Ông có ghi lại 10 điều răn dạy khi sinh đẻ, trong đó cần lưu ý là “…. Đến lúc sắp đẻ cần tự nhiên không thúc giục cưỡng bách, để cho Thận khí yên ổn thoải mái không lo sợ, cố chịu đau đừng rặn bậy bạ vô ích,