Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 2


Núi Quỷ, Quỷ môn quan, thành cổ Chi Lăng…và biết bao huyền thoại xung quanh những địa danh ấy. Hình tượng những người anh hùng thuộc mọi tầng lớp nhân dân, thuộc các dân tộc anh em khác nhau, những mối tình tuyệt đẹp, tình yêu Tổ quốc, lòng hiếu nghĩa, chí anh hùng.

Trong lời nói đầu về phẩm Hoa trong bão, nhà nghiên cứu Ngô Văn Phú nhận xét : “Những nhân vật mà tác giả đề cập trong này như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh, Lương Văn Tri…tôi đã được đọc đó đây ở các tập hồi ký cách mạng in cách đây vài thập kỷ, ở trong này, đã được dựng lại ở một thời điểm khá bức xúc…Bối cảnh là trong trận càn, úp lấy mẻ lưới to những chiến sỹ cách mạng, những yếu nhân của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong thời kỳ ấy”. Như vậy, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Ngô Văn Phú thì tác giả Nguyễn Trường Thanh bằng việc xâu chuỗi tư liệu cần thiết, tác phẩm Hoa trong bão đã thành công trong việc dựng lại một trong những hoạt động cách mạng quan trọng đã thành sự kiện lịch sử. Người đọc hình dung được một bối cảnh trong một vùng đất lịch sử nổi tiếng một thời.

Trong bài “ Tướng không phong hàm - giải mã huyền thoại” của tác giả Lý Nguyên Anh tháng 5 năm 1998 viết về tác phẩm Tướng không phong hàm đã khẳng định: “Đây là một cuốn tiểu thuyết sớm nhất viết về cuộc đời nhà cách mạng tiền bối xuất sắc Lương Văn Tri - vị chỉ huy cao nhất của chiến khu Bắc Sơn và của Cứu quốc quân I. Cuộc đời đầy huyền thoại của vị tướng không phong hàm này còn được lưu truyền mãi trong lịch sử phát triển của quân đội nhân dân Việt Nam… Là chân dung chiến sỹ cách mạng, cuốn tiểu thuyết vừa tuân thủ những sự kiện lịch sử, những địa danh lịch sử, những tên tuổi lịch sử nhưng cũng vừa đem lại một mỹ cảm trong lành của văn chương” [1]

Nhà văn Nguyễn Trường Thanh được đánh giá là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử giầu sức sáng tạo, với nghệ thuật kể chuyện có duyên, độc đáo


và chân thành. Trong lời nói đầu về tác phẩm Ngôi nhà của cha, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã khẳng định: “Tác phẩm được xây dựng từ một nhân vật có thật trong lịch sử - kiến trúc sư danh tiếng Nguyễn Văn Ninh. Tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh - một trí thức cách mạng đã có nhiều công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử và là tác giả của ngôi “ Nhà sàn Bác Hồ” - di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam. Bằng văn phong dung dị, đằm thắm, cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật hiện lên qua từng trang sách sống động, mang dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Tác phẩm mang giá trị lịch sử và văn học đặc sắc”

Tác giả Đỗ Lâm Hà nhận xét về tiều thuyết Hương Ngàn: “Tiểu thuyết Hương Ngàn được thiết lập theo lối tác giả đóng vai trò ghi chép lời kể của bà Nguyễn Thị Được (Chị Sáu Bến Tre) về thân thế và qúa trình hoạt động cách mạng của chồng mình là ông Hoàng Đình Giong - nhân vật chính của tiểu thuyết. Thực chất đây là bản tiểu sử về quá trình hoạt động cách mạng của một nhân vật lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử của đất nước bằng bút pháp tiểu thuyết”. Đúng vậy, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong vô cùng sôi nổi, phong phú và oanh liệt, luôn là những ẩn số đã và sẽ còn tiếp tục được khám phá và giải mã. Đời ông thành câu chuyện lạ có thật trong cuộc chiến đấu vệ quốc của chúng ta. Ông đã đi vào kinh Phật của đồng bào Khơme Nam Bộ như đi vào sự bất tử trong cõi hằng.

Trên báo Tiền phong Onnile thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2009 của tác giả Nguyễn Duy Chiến với nhan đề “Người giải mã những huyền thoại” khi giới thiệu về tác phẩm Kỳ tích Chi Lăng: “Có lẽ, bạn đọc cả nước biết đến Trường Thanh bắt đầu từ cuốn sách này. Những ngọn núi, con sông, con suối được ghi danh, xếp hạng di tích, gắn chặt với chiến công oanh liệt trong các trận chiến chống quân xâm lược phương Bắc (Tống - Nguyên - Mông)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

mà đỉnh cao chói lọi là chiến thắng Chi Lăng, chém đầu Liễu Thăng ở ải Chi Lăng và rồi mảnh đất này đã chọn nhà văn Trường Thanh làm người kể chuyện lịch sử, làm sống lại những sự kiện, những nhân vật lịch sử đã tồn tồn tại trên mảnh đất biên cương này tưởng rằng đã bị mai một bởi thời gian.” [3]. Nhận xét của tác giả Nguyễn Duy Chiến chính xác bởi trong tác phẩm những địa danh tưởng chừng rất quen thuộc như: Núi Phượng Hoàng, Núi Mặt quỷ, Mã Yên Sơn, Thành cổ Chi Lăng...cùng với hình tượng các nghĩa binh người dân tộc thiểu số (Tày - Nùng…) có lòng yêu nước sâu sắc, chí căm thù giặc ngút trời đã đừng lên chiến đấu anh dũng chống lại kẻ thù; cùng với những mối tình trong sáng, cao đẹp lần đầu tiên được nhà tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh thể hiện trong các tác phẩm của mình một cách sống động và cảm động.

Tiểu thuyết Hoa bất tử là cuốn sách mà nhà văn Trường Thanh đã chuẩn bị tư liệu, ấp ủ trên bốn mươi năm để đến giữa năm 2008 mới bắt đầu cầm bút viết liền một mạch sáu tháng và phát hành đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909- 4/11/2009). Trên báo Văn nghệ trẻ số 3.4.5 xuân Kỷ Sửu với nhan đề “Nhà văn Nguyễn Trường Thanh với đề tài lịch sử chiến tranh cách mạng” nhận xét: “Hoa bất tử là pho sử ghi chép về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Hoàng Văn Thụ, cũng như mối tình huyền thoại giữa người chiến sĩ gang thép ấy với nữ chiến sĩ cộng sản Phạm Thị Vân (mật danh Hoàng Ngân). Nhiều chi tiết đắt giá, được nhà văn khắc họa như “Trước khi ra pháp trường, Hoàng Văn Thụ còn nhờ bạn tù gửi chiếc áo len do Hoàng Ngân đan cho Tổng Bí thư Trường Chinh, và gửi thư vĩnh biệt cùng bài thơ “Nhắn bạn” nổi tiếng cho người vợ chưa cưới thân yêu của mình”. Cùng nhận xét đó, tác giả Đỗ Lâm Hà trên báo Văn nghệ số 38 ngày 19 tháng 9 năm 2009 với bài “Hoa bất tử trong hồn sông núi” đánh giá: Hoa bất tử là tiểu thuyết nhưng là tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 2


nên sự thật lịch sử đã được tác giả hết sức trân trọng, không làm sai lệch chính sử” và “Ngoài giá trị văn học Hoa bất tử còn là một tư liệu quý, ghi chép đầy đủ nhất về thân thế sự nghiệp của đồng chí Hoàng Văn Thụ và làm sáng tỏ thêm một số sự kiện mà chưa sách nào ghi chép để lưu lại cho muôn đời với nhân dân Việt Nam nói chung, với dân tộc Tày Nùng ở Lạng Sơn quê hương đồng chí nói riêng”[11]. Như vậy, theo đánh giá của của các nhà nghiên cứu thì tiểu thuyết Hoa bất tử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh là tác phẩm đầu tiêu biểu viết về thân thế và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của đồng chí Hoàng Văn Thụ. Tác phẩm là sự trân trọng của nhà văn đối với nhà cách mạng vĩ đại, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những chi tiết trong tác phẩm lần đầu tiên người đọc được biết đến thật xúc động ngoài lí tưởng cách mạng, tình yêu đất nước của một nhà cách mạng, bên cạnh đó, mối tình huyền thoại của họ là một phần nhỏ trong nội dung tác phẩm, lại là một khía cạnh rất riêng tư bên cạnh hàng loạt các sự kiện lớn của lịch sử đất nước, lịch sử cách mạng và những đổi thay của đời người, của số phận cộng đồng.

Trong cuộc Hội thảo văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỷ XXI năm 2009, nhà báo Nguyễn Quang Huynh với bài: “ Văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỷ XXI với đề tài lịch sử” nhận xét: “Văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỷ XXI viết về đề tài lịch sử đáng kể nhất phải nói đến một số tiểu thuyết dày dặn của tác giả Nguyễn Trường Thanh, đó là các tiểu thuyết: Một thời biên ải (Hội VHNT Lạng Sơn Tập 1-2000, tập 2-2008), Ngôi nhà của cha (NXB văn hóa thông tin-2007), Hương ngàn (NXB Hội nhà văn-2008), Hoa bất tử (NXB Hội nhà văn-2009) [13]. Cùng ý kiến đó trong Hội thảo nhà nghiên cứu Trung Thành đánh giá: “Ở thể loại tiểu thuyết lịch sử nhà văn Nguyễn Trường Thanh là tác giả nổi bật đã dày công viết tiểu thuyết lịch sử của quê hương Lạng Sơn - nơi có bề dày lịch sử, từng lập nên


những chiến công oanh liệt, những thành tích vẻ vang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc”[30]. Và nhà báo Quang Huynh khẳng định: “Qua khảo sắt bước đầu về văn học Lạng Sơn, có thể khẳng định rằng: Văn xuôi Lạng Sơn ở thể loại thiểu thuyết đã có khá nhiều tác phẩm viết về đề tài lịch sử và có những tác phẩm thành công rất đáng trân trọng đặc biệt là những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Trường Thanh” [13]. Như vậy, các nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học của Lạng Sơn đã đánh giá rất cao tính chân thực, tính lịch sử và giá trị văn học của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh - một cây bút tiêu biểu cho văn học Lạng Sơn - người đã có công rất lớn giới thiệu với bạn đọc cả nước biết đến mảnh đất giàu truyền thống và những người anh hùng của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.

Trên đây chúng tôi đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Có thể thấy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và thấu đáo về vấn đề này, mặc dù đã có khá nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét có liên quan trực tiếp đến việc đánh giá tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu, nhằm góp phần khẳng định những thành tựu đáng khẳng định của nhà tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh, với hy vọng: Sẽ chỉ ra những đóng góp quan trọng của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đối với văn học Lạng Sơn nói riêng, đối với tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ hiện đại nói chung.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc thực hiện đề tài này của chúng tôi là: Chỉ ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh - một cây bút tiêu biểu, xuất sắc nhất của văn học Lạng Sơn thời kỳ hiện đại.


Khẳng định những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh trong đời sống văn học của tỉnh Lạng Sơn nói riêng, trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại nói chung (ở thể loại tiểu thuyết lịch sử).

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: Toàn bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh và một số cuốn tiểu thuyết lịch sử khác của Lạng Sơn và của địa phương khác (để so sánh, đối chiếu với tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh). Bên cạnh đó, chúng tôi tham khảo một số tiểu thuyết lịch sử khác của Lạng Sơn và của các địa phương khác. Đã tham khảo một số sách lý thuyết, lí luận làm cơ sở lí luận của đề tài.

4.2. Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh từ năm 1981 (tác phẩm đầu tiên) cho đến nay. Bao gồm: 7 cuốn tiểu thuyết lịch sử (Kỳ tích Chi Lăng (NXB thanh niên Tập 1- 1981, tập 2-1982), Hoa trong bão (NXB Hội nhà văn-1994), Tướng không phong hàm (NXB văn hóa dân tộc-1998), Một thời biên ải (Hội VHNT Lạng Sơn Tập 1-2000, tập 2-2008), Ngôi nhà của cha (NXB văn hóa thông tin-2007), Hương ngàn (NXB Hội nhà văn-2008), Hoa bất tử (NXB Hội nhà văn-2009).

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo sát nghiên cứu một cách đầy đủ những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh từ năm 1981 đến nay và phân tích chỉ ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử nhà văn Nguyễn Trường Thanh.

Khẳng định giá trị lịch sử và giá trị văn học của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh thời kỳ hiện đại.


Khẳng định những đóng góp của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh trong sự nghiệp văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn nói riêng và trong đời sống văn học nước nhà (ở thể loại tiểu thuyết lịch sử) nói chung.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp khoa học sau:

- Phương pháp hệ thống, tổng hợp.

- Phương pháp phân tích (tác giả, tác phẩm…)

- Phương pháp so sánh, đối chiếu.

- Và một số phương pháp tổng hợp khác (liên ngành, theo quan điểm thi pháp học…)

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Tiểu thuyết lịch sử và vài nét về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh

Chương II: Nguồn cảm hứng mãnh liệt từ mảnh đất Lạng Sơn xinh đẹp, giầu kỳ tích lịch sử

Chương III: Một số đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh


PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

TIỂU THYẾT LỊCH SỬ VÀ VÀI NÉT VỀ

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƯỜNG THANH


1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử

Bàn về khái niệm tiểu thuyết lịch sử - hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau do có những quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử, về cách viết truyện lịch sử. Tuy nhiên người ta vẫn có thể thấy rõ 2 quan niệm chính về tiểu thuyết lịch sử như sau: Quan niệm thứ nhất: Tiểu thuyết lịch sử phải tôn trọng sự kiện lịch sử, từ đó hư cấu tạo thành tác phẩm; quan niệm thứ hai là: Tiểu thuyết lịch sử không coi trọng sự thật lịch sử, lịch sử chỉ là cái cớ để viết tiểu thuyết mà thôi! Có thể xếp hầu hết các tiểu thuyết lịch sử cổ điển của Trung Quốc vào trường phái thứ nhất, dẫu tỉ lệ sự thật lịch sử và tỉ lệ hư cấu có màu sắc đậm nhạt khác nhau (Ví dụ như: Tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung theo tỉ lệ “bảy thực ba hư” như chính tác giả tuyên bố; còn tác phẩm Thuỷ hử của Ngô Thừa Ân thì phần hư cấu nhiều hơn, có lẽ là “ba thực bảy hư”!, nhưng cũng có người coi cuốn Pie Đại đế của nhà văn Nga Alecxeei Toolxtoi thuộc loại tiểu thuyết tôn trọng sự thật lịch sử, còn tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa thì thuộc loại tiểu thuyết viết theo nhãn quan chính trị chính thống của thời đại mà tác giả đang sống). Điển hình cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thứ hai đã nói ở trên là nhà văn Pháp Alexandre Dumas (cha) với những tác phẩm Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Hoàng hậu Margo... Chính Dumas từng nói: “Lịch sử là cái đinh, ở đó tôi treo móc những bức tranh của tôi”. Đi xa hơn nữa là lối viết dựa vào các sự kiện lịch sử, nhưng làm nó biến dạng hẳn đi, đó là các tiểu thuyết dã sử, tiểu

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí