Vậy thực tế là trong khâu đánh giá, GV có phần phiến diện khi quá chú trọng kết quả chung của cả nhóm mà chưa quan tâm tới thái độ và sự phát triển KNHTHT của từng cá nhân SV. Đây chính là những điểm yếu cần được quan tâm trong nghiên cứu.
Bảng 2.8: Những khó khăn của GV khi DH theo hướng phát triển KNHTHT
Những khó khăn của GV khi DH theo hướng phát triển KNHTHT |
X | TB | |
1 | Nội dung dạy học phức tạp, khó thiết kế các nhiệm vụ hợp tác. | 3,47 | 5 |
2 | Quyết định số lượng, phân vai và thời gian duy trì nhóm. | 2,33 | 11 |
3 | Khó phân phối, điều chỉnh thời gian tiến trình DH. | 2,38 | 10 |
4 | Tạo dựng được môi trường phụ thuộc tích cực giữa các SV. | 2,84 | 9 |
5 | Cơ sở vật chất và các điều kiện DH còn hạn chế, khó bố trí không gian nhóm học tập | 4,19 | 2 |
6 | Thiếu các kinh nghiệm, nghệ thuật sử dụng các kỹ thuật, phương pháp DH hợp tác. | 3,89 | 8 |
7 | Đánh giá được năng lực của từng SV trong nhóm học tập. | 4,06 | 4 |
8 | Đánh giá được thành quả chung của nhóm. | 2,23 | 12 |
9 | Quan sát, nhận xét đánh thái độ, tính tích cực của SV. | 2,92 | 7 |
10 | SV thiếu tinh thần và kỹ năng học tập hợp tác. | 4,16 | 3 |
11 | Thói quen học tập của SV thụ động, tính ì cao. | 4,44 | 1 |
12 | Lớp học quá đông. | 3,14 | 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Khi Thiết Kế Dh Theo Hướng Phát Triển Knhtht
- Thực Trạng Nhận Thức Của Gv Và Sv Về Dh Theo Hướng Phát Triển Knhtht
- Thực Trạng Việc Sử Dụng Các Phương Pháp Dh Của Gv
- Thực Trạng Kn Giải Quyết Quan Điểm Bất Đồng Trong Học Tập
- Sử Dụng Hợp Lý Các Kỹ Thuật Dạy Học Hợp Tác Theo Nhóm Nhỏ
- Thiết Kế Nhiệm Vụ Dạy Học Theo Mức Độ Tăng Dần Tương Tác Giữa Sv - Sv
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
Qua số liệu thống kê ở bảng 2.8 cho thấy các khó khăn trong DH theo hướng phát triển KNHTHT được GV đánh giá theo mức độ giảm dần là: Thói quen học tập của SV thụ động, tính ì cao ( X = 4,44) xếp bậc nhất ở mức rất khó khăn. Cơ sở vật chất và các điều kiện DH còn hạn chế, khó bố trí không gian nhóm học tập ( X = 4,19) xếp bậc thứ 2; SV thiếu tinh thần và kỹ năng học tập hợp tác ( X = 4,16) xếp bậc thứ 3 ở mức độ tương đối khó khăn. Đánh giá được năng lực của từng SV trong nhóm học tập ( X = 4,06) xếp thứ 4 ở mức độ tương đối khó khăn, thiếu các kinh nghiệm, nghệ thuật sử dụng các kỹ thuật, phương pháp DHHT ( X = 3,89) xếp bậc thứ 5 ở mức độ tương đối khó khăn, …
+ Kết quả phỏng vấn sâu một số GV được hỏi cũng đưa ra nhiều khó khăn, tuy nhiên tựu chung lại cũng bao gồm những khó khăn như đã thu được ở bảng hỏi.
. Hầu hết các GV đều cho rằng khó khăn lớn nhất là SV có tính ì rất cao bởi họ đã quen với cách học Thầy giảng - Trò tái hiện; ngại di chuyển thành lập nhóm và không hào hứng làm việc nhóm; phòng học, trang thiết bị không thuận lợi cho việc thành lập nhóm; thiếu tài liệu học tập; SV lười tìm kiếm và mạng internet đường truyền trong nhà trường không tốt…
Như vậy thực tế là GV gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại khi DH theo hướng phát triển KNHTHT. Kết quả này logic với những kết quả thu được ở các bảng từ
2.1 đến 2.7. Thói quen thụ động, tính ỳ cao trong học tập, thiếu tinh thần và KNHTHT của SV liệu là hệ quả của việc GV sử dụng chủ yếu các PPDH truyền thống và các trang thiết bị DH chủ yếu phục vụ cho DH truyền thống đã diễn ra một cách lâu dài trong các trường ĐH. Những khó khăn mà GV đánh giá cũng một phần lý giải cho việc vì sao họ ngại và ít tổ chức DH theo hướng phát triển KNHTHT mặc dù thấy rõ vai trò và tầm quan trọng, lợi ích mà phương thức dạy học này mang lại. Đây thực sự là những vấn đề cấp bách đòi hỏi những nhà quản lý và những GV trực tiếp đứng lớp cần quan tâm nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục. Việc sắp xếp theo các thứ bậc mức độ khó khăn cũng là những cơ sở để các nhà nghiên cứu sắp xếp thứ tự quan tâm và ưu tiên khắc phục.
2.2.2. Thực trạng KNHTHT của SV ĐHSP
* Thực trạng việc SV thực hiện nguyên tắc học tập hợp tác (Phụ lục 20)
Tìm hiểu việc thực hiện đúng và thường xuyên nguyên tắc HTHT cũng là một thước đo về việc hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có của SV trong quá trình HTHT. Đây cũng là một kênh giúp chúng tôi bổ sung thêm cho kết quả tìm hiểu KNHTHT của SV ĐHSP.
Kết quả thu được ở phụ lục 20 cho thấy: Nhìn chung kết quả đánh giá của cả GV và SV là tương đương nhau, đều đánh giá các nguyên tắc HTHT được SV thực hiện ở các mức độ không đều nhau. Cụ thể:
Nguyên tắc độc lập suy nghĩ và chuẩn bị nội dung ra giấy trước khi thực hiện hoạt động học tập hợp tác được SV thực hiện tốt nhất được xếp bậc thứ nhất (GV đánh giá điểm X = 4,13; SV đánh giá điểm X = 4,17 tương đương với mức độ tương đối tốt).
Nguyên tắc trước khi tham gia phê bình quan điểm của bạn khác, phải nói rõ trong quan điểm của bạn đó có những ưu điểm nào được xếp bậc thứ 2 (GV đánh giá điểm X = 3,46; SV đánh giá điểm X = 3,41 tương đương với mức độ tương đối tốt).
Nguyên tắc chấp hành quy định thời gian phát biểu và phát biểu lần lượt được xếp thứ 3 (GV đánh giá điểm X = 3,23; SV đánh giá điểm X = 3,28 tương đương với mức độ bình thường).
Nguyên tắc khi lắng nghe bạn trình bày, phải ý thức suy nghĩ để đưa ra chứng cứ có tính trợ giúp, trước khi tìm các ý bất đồng được xếp thứ 4 (GV đánh giá điểm X = 3,07; SV đánh giá điểm X = 3,11 tương đương với mức độ bình thường).
Nguyên tắc sau mỗi lần học tập hợp tác, phải tiến hành xem xét quá trình hoạt động của nhóm xếp bậc thứ 5 (GV đánh giá điểm X = 2,23; SV đánh giá điểm X = 2,27 tương đương với mức độ chưa tốt).
Nguyên tắc dành ra 3-5 phút để cho những SV không có phát biểu hoặc cho rằng trùng ý kiến, trình bày lại nội dung quan điểm đã thống nhất được đánh giá thấp nhất (GV đánh giá điểm X = 2,14; SV đánh giá điểm X = 2,19 tương đương với mức độ chưa tốt).
Nhìn chung có sự chênh lệch về đánh giá việc thực hiện nguyên tắc giữa GV và SV, SV có xu hướng đánh giá cao hơn GV. Song có điểm chung là thứ bậc thực hiện các nguyên tắc đều được xếp như nhau và hầu hết dừng lại ở mức chưa thường xuyên thực hiện.
Từ kết quả phân tích trên có thể cho phép chúng tôi kết luận hầu hết các SV chưa thực hiện thường xuyên các nguyên tắc HTHT, trong khi muốn có KNHTHT SV tất yếu phải nắm vững và thường xuyên thực hiện đúng đắn, linh hoạt các nguyên tắc trên. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của HTHT và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Đây cũng là yếu tố cần quan tâm chú ý trong quá trình DH theo hướng phát triển KNHTHT.
Bảng 2.9: Thực trạng kỹ năng xác lập vị trí, vai trò của cá nhân trong nhóm hợp tác
Đánh giá | ||||||
GV | SV | Tổng hợp | ||||
X | TB | X | TB | X | TB | |
1. Liên kết, di chuyển nhóm nhanh không gây ảnh hưởng tới nhóm khác (≤ 1 phút) | 3,68 | 3 | 3,64 | 3 | 3,66 | 3 |
2. Phân công/tiếp nhận nhiệm vụ hợp với năng lực cá nhân trong nhóm hợp tác | 3,55 | 4 | 3,49 | 4 | 3,52 | 4 |
3. Tập trung, tham gia vào công việc ngay khi ngồi vào chỗ | 3,69 | 2 | 3,75 | 2 | 3,72 | 2 |
4. Xác định nhiệm vụ của từng SV trong sự phụ thuộc hoạt động nhóm hợp tác | 3,77 | 1 | 3,82 | 1 | 3,80 | 1 |
5. Đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhóm hợp tác | 3,45 | 5 | 3,47 | 5 | 3,46 | 5 |
6. Thống nhất cách thức thực hiện nhiệm vụ trong nhóm hợp tác | 3,32 | 6 | 3,34 | 6 | 3,33 | 6 |
TBC | 3,57 | 3,59 | 3,58 |
Ghi chú: Điểm cao nhất =5, điểm thấp nhất =1, ĐTB càng cao sự biểu hiện KN càng tốt.
Tạo lập nhóm và xác định vị trí vai trò cá nhân trong nhóm là KN mà SV phải thực hiện đầu tiên trong quá trình HTHT với bạn, thiếu KN này nhóm sẽ không thể thực hiện theo phương thức hợp tác.
+ Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.9 cho thấy: Nhìn chung GV và SV đánh giá mức độ thành thạo của KN xác định vị trí vai trò các nhân trong nhóm của SV là tương đối thống nhất ở mức cận dưới của tương đối cao (GV đánh giá X = 3,57 và SV đánh giá X = 3,59; TBC = 3,58). Tuy nhiên, mức độ thành thạo của từng tiểu KN trong nhóm này là khác nhau; giữa đánh giá của GV và SV cũng có những khác nhau, SV có xu hướng đánh giá cao hơn GV. Tiểu KN xác định nhiệm vụ của từng SV trong sự phụ thuộc hoạt động nhóm được cả GV và SV đánh giá là
tốt nhất xếp bậc thứ 1 (GV đánh giá X = 3,77 và SV đánh giá X = 3,82; TBC = 3,80 ứng với mức độ thành thạo tương đối cao). Theo chúng tôi, kết quả đánh giá này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Bởi SV ở bậc học ĐH đều là những hạt nhân tốt chọn lọc từ các trường phổ thông nên hầu hết các em đều có ý thức tốt trong việc xác định nhiệm vụ và mục tiêu học tập của mình. Tiểu KN tập trung, tham gia vào công việc ngay khi ngồi vào chỗ xếp bậc thứ 2 (ĐTB GV đánh giá là X = 3,69 và SV đánh giá là X = 3,72; TBC = 2,65 ứng với mức thành thạo là tương đối cao). Tiểu KN đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhóm; Thống nhất cách thức thực hiện nhiệm vụ trong nhóm được đánh giá thấp nhất xếp thứ bậc 5 và 6 tương ứng với mức đánh giá trung bình (TBC = 3,46 và 3,33).
+ Kết quả quan sát cũng được GV nhận xét: Các em kết hợp nhóm tương đối tốt vì hầu hết là theo tổ và theo bàn. Tổ cũng được chia theo cụm nên không khó khăn trong vệc ghép nhóm, tuy nhiên khi thành lập nhóm vẫn còn SV có thái độ ể oải không nhanh nhẹn và không tập trung ngay vào công việc.
+ Kết quả phỏng vấn sâu SV cũng cho thấy: Hầu hết các em trả lời không khó khăn trong việc liên kết nhóm mà thường khó khăn trong việc thống nhất ý kiến. Em M. T. H. K14 khoa Ngữ văn ĐH Hồng Đức nói: “Chúng em không khó khăn trong việc liên kết nhóm bởi thường thì các em tự nguyện xếp nhóm theo bàn hoặc theo tổ nên đã rất quen thuộc, nhưng bàn ghế trong phòng học không thuận lợi cho việc di chuyển nên tâm lý ngại di chuyển"
Em N. T. M. K13 khoa Tự nhiên ĐH Hồng Đức cho rằng: “thường các em phân công ai tổ trưởng thì làm luôn nhóm trưởng, ít khi phân công lại".
Em N. T. H. K13 khoa Tự nhiên ĐH Hồng Đức lại cho rằng: "Khi thống nhất ý kiến em thấy, các bạn đều cố gắng thuyết phục người khác làm theo ý mình”.
Như vậy, có thể kết luận KN xác nhận vị trí vai trò cá nhân trong nhóm của SV được đánh giá ở mức độ tương đối tốt, tuy nhiên những tiểu KN cần được quan tâm nhiều hơn là: đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhóm và thống nhất cách thức thực hiện nhiệm vụ trong nhóm. Thực tế này đặt ra những yêu cầu cho việc ưu tiên quan tâm nghiên cứu những tác động nhằm nâng cao các KNHTHT của SV ĐHSP.
Bảng 2.10: Thực trạng nhóm KN biểu đạt và tiếp nhận thông tin học tập
Đánh giá | ||||||
GV | SV | Tổng hợp | ||||
X | TB | X | TB | X | TB | |
1. Tìm kiếm tri thức, giải quyết nhiệm vụ cá nhân chuẩn bị trước khi phát biểu | 3,52 | 2 | 3,50 | 2 | 3,51 | 2 |
2. Trình bày nội dung nghiên cứu trước nhóm | 3,17 | 5 | 3,21 | 4 | 3,18 | 5 |
3. Nắm bắt, cảm nhận được người nghe hiểu vấn đề truyền đạt | 3,26 | 4 | 3,21 | 4 | 3,24 | 4 |
4. Lắng nghe và tóm tắt ý kiến của người khác | 3,63 | 1 | 3,69 | 1 | 3,66 | 1 |
5. Khéo léo đặt câu hỏi cho người trình bày để hiểu hơn những vấn đề chưa rõ | 3,37 | 3 | 3,37 | 3 | 3,37 | 3 |
6. Thảo luận, thương lượng và thống nhất ý kiến trong nhóm | 2,68 | 6 | 2,71 | 6 | 2,66 | 6 |
TBC | 3,27 | 3,28 | 3,28 |
Ghi chú: Điểm cao nhất =5, điểm thấp nhất =1, ĐTB càng cao sự biểu hiện KN càng tốt.
Biểu đạt và tiếp nhận thông tin học tập là KN cơ bản của HTHT. Nếu không có KN này thì SV sẽ không thể tiến hành học tập hợp tác cùng nhau.
+ Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.10 cho thấy: Nhìn chung GV và SV đánh giá KN biểu đạt và tiếp nhận thông tin học tập tương đối thống nhất (thể hiện điểm TBC của GV và SV đánh giá là 3,27 và 3,28). KN lắng nghe và tóm tắt ý kiến của người khác; Giải quyết nhiệm vụ cá nhân, tìm kiếm tri thức, chuẩn bị trước khi phát biểu được đánh giá là tốt nhất xếp bậc thứ 1 và 2 trong các tiểu KN giao tiếp. Tuy nhiên, hai KN này cũng chỉ được xếp mức độ tương đối tốt (điểm ĐTB của GV và SV đánh giá X = 3,66 và X = 3,51). KN khéo léo đặt câu hỏi cho người trình bày; Trình bày lần lượt theo nguyên tắc của nhóm; Nắm bắt, cảm nhận được người nghe; Trình bày nội dung nghiên cứu trước nhóm và Thảo luận, thương lượng đi đến thống nhất ý kiến lần lượt được đánh giá xếp thứ 3; 4; 5; 6 và xếp ở mức trung bình (điểm TBC đều < 3,4 và > 2,6). Như vậy, các tiểu KN trong nhóm KN tiếp nhận và truyền đạt thông tin được đánh giá không đồng đều, có kỹ năng tương đối tốt, có KN trung bình.
+ Kết quả quan sát cho thấy: 32/32 phiếu đánh giá nhóm KN này đạt mức độ trung bình. Tổng kết những nhận xét những biểu hiện KN cũng cho thấy GV nhìn chung đều nhận xét: SV có khả năng trình bày chưa tốt, các em sắp xếp trình bày chưa logic khoa học, trình bày chưa theo thứ tự phân công, nghe bạn trình bày thấy hợp là hùa theo và hành vi cắt ngang hay nói chen còn nhiều…
+ Để rõ hơn về kỹ năng này chúng tôi có phỏng vấn thêm SV. Hầu hết SV được phỏng vấn cho rằng họ ngại phát biểu hay trình bày trước nhóm cũng như trước lớp vì cảm thấy e ngại, thiếu tự tin. Tuy nhiên các em cũng nhận xét rằng: “Trong nhóm luôn có một, vài em luôn có tâm lý muốn “mình là trung tâm” tích cực và luôn cho quan điểm mình đúng, cố gắng thuyết phục người khác theo ý mình và độc chiếm diễn đàn thảo luận vậy nên thường có tranh cãi khá quyết và khó đi đến thống nhất trong nhóm.”
Từ kết quả thu được từ bảng hỏi, quan sát và phỏng vấn sâu cho phép chúng tôi khẳng định hiện nay SVSP đã có KN biểu đạt và tiếp nhận thông tin học tập nhất định, song mức độ thành thạo của các KN này chưa cao (điểm TBC của cả nhóm kỹ năng là 3,28 tương ứng với mức độ thuần thục, chính xác và hiệu quả đạt mức độ trung bình). Như vậy, chưa đáp ứng được với yêu cầu học tập và nghề nghiệp sau này của các em. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm trong quá trình giảng dạy.
Bảng 2.11: Thực trạng nhóm KN xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng và chia sẻ
Đánh giá | ||||||
GV | SV | Tổng hợp | ||||
X | TB | X | TB | X | TB | |
1. Tôn trọng, lắng nghe và bày tỏ sự ủng hộ | 3,61 | 2 | 3,65 | 1 | 3,63 | 1 |
2. Chia sẻ tài liệu, sách vở, thông tin liên quan nhằm tạo sự thành công cho bạn và cho nhóm | 3,64 | 1 | 3,60 | 2 | 3,62 | 2 |
3. Chia sẻ tài liệu, sách vở, thông tin liên quan nhằm tạo sự thành công cho bạn và cho nhóm | 2,89 | 3 | 2,93 | 3 | 2,91 | 3 |
4. Gợi mở, động viên, khuyến khích các thành viên trong nhóm tích cực tham gia | 2,73 | 4 | 2,68 | 4 | 2,71 | 4 |
5. Khéo léo tận dụng sự ủng hộ, góp ý của GV và bạn | 2,49 | 5 | 2,46 | 5 | 2,48 | 5 |
TBC | 3,07 | 3,06 | 3,07 |
Ghi chú: Điểm cao nhất =5, điểm thấp nhất =1, ĐTB càng cao sự biểu hiện thực hiện kỹ năng càng tốt.
Tin tưởng là điều kiện cần thiết để hợp tác bền vững và có hiệu quả. Tin tưởng chính là tạo dựng sự cởi mở, thân thiện, tin cậy, sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau... Càng tin tưởng bao nhiêu thì sự hợp tác càng trở nên bền vững và có hiệu quả bấy nhiêu.
Kết quả điều tra ở bảng 2.11 cho thấy: Nhìn chung đánh giá của GV và SV là tương đối thống nhất (thể hiện điểm TBC của GV và SV đánh giá là 3,07 và 3,06). Các KN Tôn trọng, lắng nghe và bày tỏ sự ủng hộ và KN chia sẻ tài liệu, sách vở, thông tin... được đánh giá cao nhất xếp bậc thứ 1 và 2 (điểm X đều > 3,4 tương ứng với mức độ tương đối tốt). Tuy nhiên, sự đánh giá giữa các tiểu KN là không đồng
đều: KN khéo léo tận dụng sự ủng hộ, góp ý của GV và bạn được đánh giá điểm X = 2,48 tương ứng với mức độ thấp. Các KN như: Tranh luận hướng vào nội dung nhiệm vụ cần giải quyết, không hướng vào cá nhân người trình bày; Gợi mở, động viên, khuyến khích các thành viên trong nhóm tích cực tham gia lại được đánh giá đạt mức độ trung bình (điểm X đạt 2,71 và 2,91).
Có vài lý giải về sự tương đối chênh lệch trong việc thực hiện các tiểu KN của nhóm kỹ năng này. KN Tôn trọng, lắng nghe và bày tỏ sự ủng hộ và KN Chia sẻ tài liệu, sách vở, thông tin liên quan nhằm tạo sự thành công cho bạn và cho nhóm phụ thuộc nhiều vào tinh thần hợp tác. SV SP có tinh thần, ý thức mong muốn hợp tác thể hiện qua KN là rất tốt, các em tôn trọng và ủng hộ những thành quả đạt được của nhóm sẵn sàng chia sẻ tài liệu, sách vở, thông tin liên quan nhằm tạo sự thành công cho bạn và cho nhóm. Song bên cạnh đó, các kỹ năng như: Kiên trì cư xử nhẹ nhàng; Gợi mở, động viên, khuyến khích các thành viên trong nhóm được đánh giá rất thấp điều này cho thấy đây là kết quả logic từ thực tiễn GV thường xuyên sử dụng PPDH truyền thống dẫn đến trong DH thiếu đi sự hợp tác giữa SV - SV, nhìn chung các em có tâm lý ngại ngần, lúng túng và gặp khó khăn thực sự trong học tập hợp tác.
Kết quả thu được qua quan sát cho thấy: 32/32 giờ GV đánh giá nhóm KN này đạt mức độ trung bình.
Qua trao đổi phỏng vấn thêm một số SV cũng được biết: “hầu hết chúng em luôn sẵn sàng hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập; song động viên,