Tiễn bổ sung, để người đã chết cách đây mấy chục năm "lên được với tổ tiên trên then", "được chia của cải đồ dùng mà về đó làm ăn sinh sống"1. Như lời của một người Thái trong đám tang tại Mộc Châu, làm được lễ tiễn hồn bổ sung cho ma hồn người nhà chết sau 40 năm là "yên tâm lắm, vì mình lo được cho ma, nó khỏi lang thang, không có của cải gì thì làm ăn sinh sống thế nào"2.
Như trong đám tang ông Hà Phế (84 tuổi ở Mộc Châu), tại nơi để thi hài có hai cái ô vải, một chiếc đặt trên quan tài cho ông chết, còn một cái thì ở phía bên phải, sau chỗ con dâu cháu dâu ngồi. Người nhà cho biết, hai chiếc ô, một cái to dành cho ông Phế mất hôm nay, còn cái nhỏ hơn để gửi bổ sung cho người em trai của ông đã chết 30 năm trước. "Hồi ấy, nhà nước cấm làm tang ma nên không tiễn được, cũng không có đồ đạc gì cả, chỉ chôn tạm vậy thôi. Giờ làm ma cho ông Phế này thì làm
gửi luôn cho ông kia, vì cả nhà vẫn luôn không thấy yên tâm tí nào"3. Không chỉ gửi
ô, bên dưới ô là rất nhiều đồ dùng vật dụng khác, từ dụng cụ lao động, nồi niêu xong chảo, bát đũa, chăn đệm đến vải, tiền, "may đợt này nhà cũng có điều kiện nên cháu nó làm luôn được gửi cho ông chú". Người nhà còn kể thêm, "hồi ấy bị cấm, chỉ đi chôn cho xong, nhưng cả nhà chưa khi nào thấy yên tâm, vì như thế là phi đấy nó chưa lên với tổ tiên được, sợ là nó thiếu các thứ lại đói không có gì mà ăn"4.
Một tình huống tương tự diễn ra trong đám hỏa táng người Thái đen ở Nghĩa Lộ (Yên Bái). Đám tang mới diễn ra hồi tháng 5 năm 2020, hỏa thiêu cho ông anh thì cả nhà cũng làm luôn một giàn thiêu cho ông em chết cách đó 37 năm. Đồ đạc mọi thứ chia ra giống như nhau, khác biệt ở chỗ, đồ cho người hỏa thiêu gộp thì nhỏ hơn, ít hơn một chút. Giàn thiêu bổ sung được đặt cách giàn thiêu chính tầm 3 mét, cũng dựng thành 7 tầng củi và có quan tài ở trên, nhưng "chỉ là làm phép thôi, bên trong không có gì cả". Toàn bộ phần giao nộp của cải cho hồn, mo tiễn hồn lên trời về đẳm đoi và ra rừng ma đều làm như thật, chỉ có đoạn nhặt xương vào hũ là không thực hiện. Toàn bộ tro than của giàn hỏa thiêu bổ sung này được gom cho xuống ngôi mộ không có xương, mộ được xây lên, gắn bia, dựng co heo, và như thế, ma hồn đã được tiễn và đã nhận được của cải. Mọi người kể, "cái ông chết đấy hay về báo con cháu, mơ toàn thấy ông bảo cho ông tắm lửa đi, người ông bẩn quá rồi. Giờ làm được cho ông thế là yên tâm, vì ông được lên với tổ tiên rồi".
Nhiều người Thái cao tuổi hiện vẫn thường nhắc đến thời kì bị cấm đoán này, diễn ra từ sau năm 1975. Sơn La lúc đó triển khai theo đúng yêu cầu của Quyết định
1 Trò chuyện với bác Tiến, Mộc Châu, 22/03/2018. 2 Trò chuyện với ông An, Mộc Châu, 21/12/2017.3 Thông tin phỏng vấn, 18/03/2018.
4 Tư liệu điền dã Mộc Châu, 18/3/2018.
56-CP (18/03/1975) về việc "bài trừ mê tín dị đoan". Không chỉ bị cấm hành nghề, bị tịch thu sách cúng và đồ nghề, ở một số nơi tại Sơn La, các thầy mo còn phải đi học tập trung trong một tuần. Trong các buổi học, thầy mo được nghe giải thích về tác hại của việc cúng bái và mê tín, rằng "Cán bộ họ bảo, cúng như người Thái thế là rất lãng phí, con lợn con gà như thế để dành mà ăn, cúng làm gì cho phí đi. Nuôi mãi mới được con lợn con gà mà đùng cái lại cúng cả mấy con thế, lãng phí, mê tín quá.
Các mo nghe ra, có nhiều người còn tự nguyện nộp lại sách cúng vẫn còn giấu"1.
Có thể bạn quan tâm!
- Tương Tác Với Phi Và Việc Sử Dụng Hệ Thống Các Vật, Hành Vi Có Tính Biểu
- Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 16
- Ma Thuật Gia Cố, Gắn Kết, Tách Rời Hệ Thống Hồn Vía Người Trong Những Bối Cảnh Mới
- Bùa: Những Nguyên Tắc Thực Hành Của Thầy Mo Thái
- Tẳng Cảu Thật, Tẳng Cảu Giả Và Những Tình Huống Đối Phó
- Những Hình Thức Và Lựa Chọn Mới Trong Một Số Bối Cảnh
Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.
Huyện Yên Châu có 21 cụ mo đều bị thu hết hiện vật, sách cúng, sách gia phả, dòng tộc, trong các quyển sách thu được đều thấy ghi chép về các phong tục của người Thái đen. Nói về biến cố này, ông Trinh kể:
"Hồi ấy mới giải phóng, xây dựng đời sống văn hóa, cái gì là tập tục lạc hậu thì dẹp hết để còn xây dựng nếp sống văn hóa mới. Lúc tiến hành cải tạo mo chang, ông nào hành nghề sẽ được mời về huyện, các dụng cụ hành nghề là phải mang về hết. Cán bộ giáo dục, vận động không cho hành nghề nữa. Nhưng lúc ấy không phân biệt cái gì cả, tục lệ cầu phúc và cúng thổ địa, cúng tổ tông cũng dẹp hết, không cho cúng nữa. Không cần biết là cúng cái gì, dẹp hết. Thu hết đồ nghề, các loại sáo, sách, quạt. Không bắt, không phạt vạ gì cả, chỉ cho tập trung một tuần để phổ biến chính sách. Nhưng cái gọi là phong tục tập quán lạc hậu lúc ấy không rạch ròi - cái gì là bói toán, sợ ma, cho là ma làm… thì dẹp. Dân lúc đó vừa qua đoạn chiến tranh nên rất sợ hãi, họ coi ông thầy cúng to như trời. Cúng dài lắm, có khi 2, 3 ngày hoặc 5 ngày, nhất là dân dọc sông Đà. Khi thu sách của ông mo ông chang, chỉ có chú và một cán bộ phòng văn hóa nữa là đọc được chữ Thái. Hai người ngồi đọc kiểm tra từng trang sách, lập một biên bản ghi lại đề mục cúng bái. Phần ghi gia phả thì bỏ qua, không quan tâm, trả lại cho các thầy mo, chỉ thu phần liên quan cúng bái ma chay. Cũng không có ai chỉ đạo xử lý hay đốt gì, nhưng vì phòng văn hóa chật, hai bao tải sách và ống sáo, quạt nữa nên bề bộn, anh em liền mang ra đốt, đốt thế nào lại đốt cả sách lịch sử Yên Châu. Chú
cũng hỏi ông chủ tịch huyện có ai chỉ đạo đốt không thì bảo không2".
Khi được hỏi về phản ứng của các ông mo khi đó, ông Trinh cho biết, "Phản ứng nhiều kiểu lắm. Có ông thì sợ phép nước. Ông thì già rồi, con cháu lại không biết chữ nên thôi, kệ. Cũng có ông có ý chống lại, đề nghị cái gì thuộc tâm linh, thuộc tín
1 Phỏng vấn ông Trinh, nguyên cán bộ phòng văn hóa huyện Yên Châu, 04/7/2017.
2 Thông tin phỏng vấn ông Trinh, Yên Châu 4/7/2017.
ngưỡng thì nên tách ra, nên duy trì, chỉ bỏ cái mê tín thôi". Theo hồi tưởng của ông Trinh, sách tịch thu "có nhiều đoạn dạy thắp hương như thế nào, mẹ chết lạy bao nhiêu lạy, bài khấn cúng hồn rất hay và quý thì cũng đều bị đốt sạch". Để minh chứng thêm, ông kể về quyển sách gia phả dòng tộc mà chính bản thân mình đang giữ: "Sách rất linh, chỉ được học thuộc, không được mở sách ra vì rất linh. Chú nghiệm lại thì 3 lần mở sách ra thì có chuyện cả. Lần một là con gái chết, lần hai vợ đầu chết, lần thứ ba mở ra thì vợ sau chết. Ông bố dặn chú là đến tuổi 65 mới được mở sách. Cuốn sách gia phả dòng họ này nhà chú có 11 bài cúng và ghi cả luật bản luật mường. Lời răn cụ thể, chi tiết lắm, không bắt bẻ được. Nhưng mà chú sợ, chú không dám mở, cũng không dám để ở đây mà để dưới nhà sàn cách đây mấy km". Nói tới đó, ông đọc khẽ "Người thì có dòng dõi tổ tông cho nên cái truyền dạy như đặt ở gốc tre già măng mọc/ Luật lệ mường không của riêng ai/ Để ở dưới mường
không cần trông quản ai làm đúng hợp với lẽ đất trời, ai làm sai phải chịu"1.
Ông Phương (Thuận Châu), nguyên là Trưởng phòng văn hóa huyện trong thời cấm đoán những năm 70 cũng cho biết, hồi đó không cho phép cúng. Chính ông là người mời các thầy mo đến, nói chuyện với họ, 'giáo dục họ', 'nhẹ nhàng thôi', 'không làm gì quá cả'. Ông nói với họ "bây giờ có thuốc, có bác sĩ rồi, ốm thì phải đi bác sĩ, cúng thì khỏi làm sao được. Các ông ấy cũng tự nhận là sai, hứa không làm nữa, vì như thế là mê tín. Chỉ giáo dục nhẹ nhàng mấy ngày rồi cho họ về". Ông Phương cho hay, hồi đó ông không cho tịch thu sách cúng, đồ nghề của thầy mo, và
chính ông cũng biết là về sau, các thầy mo cũng giấu đi nhiều thứ, "họ vẫn cúng đấy, nhưng mà cúng trộm thôi"2.
4.2.2. Ứng phó với ma hồn của dân tộc khác
Nỗi bất an về tâm linh còn hiện diện ở một số dạng thức khác, đòi hỏi những hình thức xử lý riêng tùy theo từng tình huống cụ thể. Đó là trường hợp một số người Thái cư trú ở cách xa môi trường Thái quen thuộc và gặp phải các vấn đề bất thường (chẳng hạn, bị mất ngủ hoặc bị ma trêu, bị bóng đè). Như câu chuyện của em Tuyết (Mộc Châu), phải nhờ bà mo Song làm bùa mang theo bên người mới có thể ngủ được yên dưới phòng trọ ở Hà Nội. Theo lời kể của Tuyết, khi ở phòng trọ, em gần như không ngủ được. Bà Song giải thích, "tức là có vong khác nó vào, cứ nằm mơ là bị khênh đi. Cứ chợp mắt là bị". Không chỉ mình Tuyết, hai cô em xuống làm ở Hà Nội ở cùng trong nhà đó cũng bị như vậy "cái nhà đấy bỏ hoang từ lâu rồi, chính nhà đó đến ở nhưng mà ông chủ không làm lễ, không tín không gì cả
1 Thông tin phỏng vấn ông Trinh, Yên Châu 4/7/2017.
2 Trò chuyện với ông Phương, Thuận Châu, 13/07/2018.
hết". Bà mo Thái làm bùa cho Tuyết, thứ mà theo lời của bà "là cái bùa trừ tà ma, cứ cầm ở trong túi, để trong phòng mình. Ví dụ mình đi đám tang hay đi đâu thì mình mang theo. Cô làm lễ trên này cho các cháu, làm cái bùa cho cầm kèm về dưới kia xong là hết ấy mà, ma mãnh gì cũng không dám đến nữa".
Các cuộc hôn nhân giữa người Thái với người dân tộc khác cũng có thể là nguyên cớ tạo nên những bất an tâm linh. Bất an do khi cưới, khi đón dâu không làm theo đúng thủ tục hôn lễ Thái hoặc người vợ/ chồng Thái cảm thấy sợ hãi khi cúng tế hoặc đến các không gian tâm linh của nhà chồng/ vợ mình. Như câu chuyện của nhà chị Lập (Mộc Châu) có cô con gái cả lấy chồng người Kinh ở Hà Nội. Theo lời chị, con gái chị lấy chồng đã bốn năm, có hai đứa con nhưng không được khỏe. Sự yếu ớt về thể trạng của con gái được chị liên kết với câu chuyện "hôm mùng một, nó vào trong nhà thờ tổ tiên bên nhà chồng, tự nhiên đánh rơi cái chén vỡ đôi ra". Con gái chị rất lo lắng, kể với mẹ "con không biết làm sao ấy, con cứ áy náy thế nào ấy". Chị Lập cho rằng, "chắc là do hồi cưới nó, nhà chồng là người dưới xuôi, cúng tổ tiên thì chỉ thắp hương rồi cho hai đứa nó vái, nói mấy câu. Hai đứa nó trẻ con chả biết có biết nói gì cho tử tế không, sợ là chỉ vái tổ tiên thôi, không như
người Thái ở trên này nó mo đủ lúc cưới đấy". Theo bà mo Song, trong đám cưới, "người Thái phải mo1 hẳn hoi, mo tổ tiên tử tế", nên việc con gái chị Lập không khỏe và sợ hãi khi vào gian thờ của nhà chồng người Kinh là do khi cưới không làm được theo đúng thủ tục Thái, không có lời thưa với tổ tiên đã mất nên "các cụ nhà chồng nó nhắc nhở". Việc không làm cúng theo thủ tục (dù luôn thấy áy náy) được chị Lập giải thích "vì người Thái lấy người Kinh nên vẫn phải theo phong tục người
Kinh". Phương án được bà mo đưa ra để xử lý mối bất an này, cũng là để sửa lỗi sai khi cưới là "cúng vía, để vía nó cứng cáp lên thì mới đối phó được, mới vào được nhà thờ". Bà mo còn khuyên thêm, "mùng một ngày rằm mình nên đến chỗ gian thờ, tức là mình có lỗi thì sửa lỗi". (Tư liệu điền dã ngày 13/01/2019).
Nỗi lo lắng và sự bất an này là không hề hiếm gặp trong các cuộc chuyện trò liên quan tới các cuộc hôn nhân giữa người Thái với người khác dân tộc. Dạng thức hôn nhân đa dân tộc (Thái - Mường, Thái - Kinh, Thái - H'mông…) diễn ra khá phổ biến, và cách tổ chức hôn lễ theo tục lệ dân tộc nào, ý niệm về ma nhà vợ/ ma nhà chồng trở thành một vấn đề lớn, đè nặng lên tâm tư của nhiều người, đặc biệt là những người phụ nữ. Khi được hỏi về việc tại sao không làm mo theo đúng thủ tục của người Thái trong đám cưới của con gái, chị Lập cho hay, dù chị rất muốn "làm mo
1 Từ mo ở đây được bà mo sử dụng với hàm nghĩa "đọc lời cúng khấn theo đúng quy định".
tổ tiên, làm mo tử tế" khi con gái về nhà chồng, nhưng "vì người dưới xuôi người ta cứ hay chê người dân tộc" nên cuối cùng đã kệ theo tục lệ của nhà trai người Kinh, "nhưng không làm mo được là luôn áy náy".
Cũng vì lo lắng chuyện bất thường có thể xảy đến, trong đám cưới của em Hường ở Bắc Yên, nhà em làm cúng rất cẩn thận. Em Hường học Đại học tại Hà Nội, hiện đang làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh. Chú rể là người Tày gốc Cao Bằng, cả gia đình đã chuyển vào Sài Gòn sống được gần 5 năm. Trong đám cưới diễn ra tại nhà gái ở Bắc Yên, ngoài phần đón khách tại nhà, gia đình còn đãi cỗ khách khứa trong khu rạp tại sân vận động huyện với gần 200 mâm cỗ, thuê người dẫn chương trình tổ chức màn cô dâu chú rể trao nhẫn, rót rượu, cắt bánh. Gia chủ lo tiếp khách, riêng ông mo (vốn là chú ruột của cô dâu, được truyền nghề từ ông bố mo mường có tiếng trong vùng) ngồi trên bàn thờ tầng 4 tại nhà chuyên trách phần tâm linh. Ông cúng đủ các bài theo lệ tục, đoạn nào cần bố mẹ Hường có mặt, ông bấm điện thoại gọi lên đứng trước ban thờ. Lúc nào cần có cô dâu chú rể, ông cũng gọi điện để họ lên cúng tổ tiên.
Chẳng hạn, trong lễ ăn hỏi, sau khi nhà trai thưa chuyện và xin phép nhà gái, toàn bộ đồ lễ được đưa lên đặt tại bàn thờ. Ông mo ngồi trên ghế đẩu, sát chỗ mâm lễ, hướng về phía bàn thờ đọc lời mo, trong khi bố cô dâu, cô dâu và chú rể đứng phía sau lưng mo nghe lời căn dặn. Trước đó, ông mo đã ngồi sẵn trên gian thờ, đọc lời cúng từ trước khi gia đình nhà trai đến. Sau đó, vì cô dâu chú rể cần có mặt ở dưới nhà để tiếp khách, ông mo ngồi lại một mình, tiếp tục mo trọn vẹn bài cúng. Ngày hôm sau, lễ đón dâu diễn ra lúc 2h chiều, sau đó đoàn di chuyển liên tục từ Bắc Yên - Phù Yên - Hà Nội, tới sân bay Nội Bài để kịp chuyến bay Hà Nội - Sài Gòn lúc 9h tối. Giờ giấc mo hát xướng tại nhà cô dâu được mo tính toán diễn ra trước khi gia đình chú rể đến làm thủ tục, "vì làm mo lâu nên mình phải làm trước, không đợi khi nhà trai đến mới làm được". Ông mo ngồi liên tục trên gian thờ, mo xong một bài, đợi khi đại diện nhà trai và cô dâu chú rể đi lên, làm nghi thức trao áo trao gối (phái xửa) - bố cô dâu trao gối buộc chiếc áo cho dì của chú rể - trong lời hát xướng, căn dặn của mo. Chiếc áo và gối này sau đó được đặt trong một ca táp riêng, luôn bên mình bà dì của chú rể (nhân vật này chỉ được giao một nhiệm vụ duy nhất là 'vận chuyển' vật quan trọng của đám cưới liên tục trong chặng đường dài từ Bắc Yên - Hà Nội - Sài Gòn, từ bàn thờ nhà gái đến
đặt lên bàn thờ nhà trai). Bố cô dâu đi theo đoàn, đưa con gái về nhà chồng, đồng thời mang theo trách nhiệm quan trọng: đọc một bài mo trao và nhận áo tại chính bàn thờ của nhà trai. Xong nghi lễ này mới chính thức kết thúc phần lễ với bên nhà gái, bởi "nhà chú rể là dân tộc khác nên mình phải làm thủ tục cho đủ, chứ nếu cùng là người Thái thì đã có mo bên nhà trai người ta làm rồi, không phải lo lắng gì cả". Bài cúng của bố cô dâu đã được ông mo ghi ra giấy sẵn, ngắn gọn nhưng phải đọc đủ, và được ông mo gọi điện kiểm tra lại vào ngày hôm sau. Điều thú vị là, lời cúng của ông mo tập trung chủ yếu vào việc đánh thức - trình bày/ thông báo về đám cưới - mời tổ tiên ăn uống - xin phù hộ cho đôi vợ chồng - tiễn tổ tiên về lại nơi cư trú (xin xem thêm Phụ lục 16. Lễ ăn hỏi và lễ cưới).
Tâm lý này liên quan tới các quy định cụ thể và chặt chẽ trong đám cưới của người Thái, với chu trình lễ và lời cúng được quy chuẩn hóa trong sách cúng của mo hay trong luật tục bản mường (xem [256]). Theo đúng lệ tục, đám cưới diễn ra sẽ có riêng một thầy mo phụ trách phần việc tâm linh. Thông qua lời cúng, thầy mo đánh thức các ma hồn tổ tiên dậy, báo cáo về hôn lễ giữa hai người, mời ma hồn tổ tiên ăn, xin phù trợ cho đôi vợ chồng "Thành đôi vịt không mất con nào, thành đôi
chồng vợ không bị mất một ai, nuôi con cả không có bệnh, nuôi con út không có tật/ Cho chúng ở trên đời được ăn ngon, sống lâu dài làm gì cũng nên"1. Việc báo cáo ma hồn tổ tiên khi nhà gái "bàn giao" cô dâu cho nhà trai là một quy định bắt buộc, và hiện vẫn được tuân thủ trong các hôn lễ Thái, tuy nhiên lại khó kiểm soát trong trường hợp hôn nhân với người thuộc dân tộc khác. Những bất ổn về tâm lý hay những sự biến trong cuộc hôn nhân thường được nhiều người Thái xem là có căn
nguyên từ việc không thực hiện theo đúng lệ tục này, và các nghi lễ hoặc thực hành ma thuật được mo thực hiện về sau (cúng vía, làm bùa) nhằm sửa chữa, khắc phục những hậu quả đã hoặc có thể tiếp tục xảy đến.
4.3. Bùa Thái: đa dạng tình huống sử dụng và nguyên tắc của việc thực hành
Các nghiên cứu về ma thuật cung cấp bằng chứng cho thấy, bùa là một hình thức ma thuật nổi bật, có tính cổ xưa và xuất hiện trong hầu khắp các không gian văn hóa (xem Tylor, 1871; Frazer, 1890; Malinowski, 1925; Evans-Pritchard, 1934,...). Malinowski (1925) đã nhận định rằng, "yếu tố quan trọng nhất của ma
1 Lời mo trong đám cưới tại Bắc Yên, 09/12/2018. Mo còn có đoạn "Giúp cho hai cháu về chung nhà, ăn chung mâm, ngủ chung đệm, đắp chung chăn, chung sống với nhau như đôi đũa, như đôi chim cu gáy quấn quýt bên nhau, yêu nhau từ ngày còn trẻ đến lúc đầu bạc, xấu không được chê, già nua không được bỏ, ốm đau không được rời, vợ chồng bên nhau cho đến lúc mắt nhắm tay xuôi".
thuật là bùa chú", và "trung tâm của nghi lễ luôn xoay quanh việc thốt ra bùa chú" [176, tr.197]. Một cách gián tiếp, nhà nghiên cứu xem sức mạnh hay hiệu quả của ma thuật nằm ở bùa chú, với ba yếu tố đặc trưng thường được sử dụng gồm: (1) các hiệu quả ngữ âm (bắt chước các tiếng động tượng trưng cho một hiện tượng nào đó với niềm tin sẽ gây ra các hiện tượng này), (2) việc sử dụng từ ngữ để cầu khẩn, thông báo hay đòi hỏi mục đích mong muốn (chẳng hạn, nếu là bùa chú gây chết người, thầy phù thủy sẽ nhắc đến tất cả các căn bệnh mà ông ta gây ra, hoặc mô tả kết cục của nạn nhân; trong ma thuật chữa bệnh, người thực hiện sẽ đưa ra những từ gợi ra một sức khỏe tuyệt hảo và sức mạnh của cơ thể; với ma thuật kinh tế, ông ta thể hiện sự phát triển của cây cối, sự xuất hiện của những con thú hay đàn cá); (3) những ám chỉ thần thoại, việc nhắc đến tổ tiên hay các anh hùng văn hóa mà từ đó ma thuật được tiếp nhận, thứ mà Malinowski gọi tên là "bối cảnh truyền thống của ma thuật" [176, tr.197,198]. Có thể nói, bùa và các hình thức của bùa là một trong những minh chứng vật chất và cụ thể cho niềm tin, mong muốn, khát vọng chế ngự các yếu tố siêu nhiên, bảo vệ và phù trợ cho con người trong nhiều bối cảnh đời sống.
Những nghiên cứu về bùa chú ở Việt Nam đưa đến một hình dung đa dạng về các loại hình bùa chú, cả về cách thức lẫn mục đích sử dụng. Theo nhà nghiên cứu Vũ Hồng Thuật, nếu phân theo cách thức, người Việt có 7 loại bùa gồm bùa đốt, bùa đeo, bùa dán, bùa uống, bùa bôi, bùa mộc dục1, bùa ấn2 [260, tr.413]. Ngoài ra, các nghiên cứu của Giran [81], Cardière [23], Phan Kế Bính [17], Toan Ánh [6], Vũ
Hồng Thuật [260] về bùa chú người Việt còn cung cấp thông tin về các bối cảnh sử dụng bùa chú, cơ bản với việc dùng để trấn trạch (bảo vệ ngôi nhà hoặc vùng đất), hộ mệnh (bảo vệ thân thể), độ tử (độ cho người chết, đặc biệt với những người chết vào ngày giờ xấu), chữa bệnh (các loại bệnh âm hoặc bệnh thể lý). Thêm vào đó, người Việt còn dùng các loại bùa cầu tài lộc, cầu bình an, bùa yêu, bùa hại,... trong một số thời điểm và tình huống.
Với người Thái, bùa và việc sử dụng bùa chú là không hề xa lạ. Cách bùa, lời bùa (măn) - tức cách thổi, đọc lời chú vào một vật rồi tác động lên người hay vật nào đó - được mô tả, ghi chép lại trong sách cổ Thái, và được người ta kể cho nhau nghe thường ngày. Người Thái có nhiều bài bùa, từ bùa hộ thân, bùa chữa bệnh,
1 Bùa mộc dục: 12 loại cây có gai bất kì, được dùng trong trường hợp phụ nữ hay sảy thai. Quan niệm người bị tà nhập, dùng bùa để trục xuất tà ra khỏi cơ thể, giữ thai lại nên gọi là bùa "trục tích tắm thai" [260, tr.412]. 2 Bùa ấn: loại bùa được làm bằng loại gỗ từ cây đàn hương, lê, dâu, gạo,... dùng trong trường hợp người chết vào giờ xấu hoặc do an táng chưa đến 49 ngày nhưng mộ bị động. Đạo sĩ khắc/ viết chữ Hán và vẽ hình "tróc phọc" lên mặt ấn, lệnh bài hoặc mu rùa rồi chôn ở phía đầu, chân, hai bên hông và giữa mộ. Loại bùa này cũng dùng trong trấn yểm ở nghĩa địa hoặc chỗ có hài cốt dưới lòng đất [81, tr.418].
bùa trừ ma, bùa yêu, bùa ghét, bùa gỡ hoặc làm vô hiệu hóa lời bùa chài của người khác, bùa hại,...(xem Lò Văn Lả [153], Hoàng Trần Nghịch, Cà Chung [209], Vương Thị Mín, Vương Thị May [183]). Dựa vào các bài và cách bùa ghi chép lại, có thể thấy người Thái làm bùa với rất nhiều loại đồ vật khác nhau như sợi tóc, chén nước, miếng trầu, áo,... Sự tác động đến đối tượng bằng bùa và thông qua bùa cũng rất đa dạng. Đó có thể là giúp hộ thân (bảo vệ hồn vía) để chống lại các loại ma dữ, vô hiệu hóa bùa của người khác, bùa tác động để chữa các bệnh như sốt cao, đau đầu, lên sởi, đau mắt, đau bụng hay bùa khiến đối phương yêu thương hoặc ghét bỏ. Phương thức đặc trưng của bùa Thái là việc dùng lời - lời được nói, mục đích, mong muốn cụ thể được biểu đạt rất rõ trong các hành vi, nghi lễ ma thuật. Truyền thống Thái với ý niệm đặc biệt về phi được thể hiện rõ với việc, lời nổi bật (trong một số bài bùa Thái được khảo sát) thường có nội dung hướng tới một loại phi nào đó, hoặc sự tác động cụ thể đến hồn vía trong sinh thể người (xin xem thêm khảo sát trong Phụ lục 12. Lời bùa của người Thái).
4.3.1. Bùa: giải quyết các tình huống tức thời
Theo bà mo Song (Mộc Châu), "người Thái tin vào bùa từ xưa đến giờ", tin vì "nó có hiệu quả, nhìn luôn thấy kết quả". Bà mo này được ông ngoại truyền cho 15 phép bùa, với 5 phép bùa yêu, 5 phép bùa bỏ, 5 phép bùa ăn. Theo lời nói và qua quan sát tại điện thờ của bà mo, bùa ăn, bùa yêu, bùa bỏ vẫn được bà làm hàng ngày, với đối tượng khách hàng là người của các dân tộc khác nhau, và trong rất nhiều tình huống. Loại bùa bà mo Song làm nhiều nhất, sử dụng thường xuyên và quanh năm là bùa gạo. Đó là một mảnh vải đỏ gói bên trong vài hạt gạo rồi xoắn buộc hai đầu thật chặt. Số lượng hạt gạo được bà mo lựa chọn tùy theo tuổi tác và mức độ vấn đề mà khách hàng gặp phải, thường là 3, 5 hoặc 9 hạt. Người bị nặng bà mo dùng 9 hạt, 5 hạt là trong tình huống không nặng nề. Loại bùa 3 hạt gạo được dùng với những người theo bà là "có tâm, sống biết mình biết ta", vì với những người này, bùa bản mệnh, bùa phép "gọi là để các cụ phù hộ thêm thôi, còn cuộc sống của họ an nhàn rồi". Bà cho biết thêm, bùa vải gạo hàng năm được bà dùng tới hàng chục mét vải (mỗi chiếc bùa chỉ xé một mảnh nhỏ tầm 3-4cm). Đây là loại bùa
"chủ yếu làm phép cho người nông thôn", "thỉnh vào cho thí chủ ấy được may mắn"1. Còn với người đi công tác mà bà mo gọi là "người cơ quan đoàn thể", vật để bà bùa sẽ khác: "người ta cầu bình an, có thể có cái nhẫn hay vòng cổ, lắc tay, đồng hồ, điện thoại nên cô bùa luôn vào đó".
1 Bà mo Song đi đền, chùa khắp nơi, ngôn từ bà sử dụng pha cả ngôn ngữ Thái, Kinh, thuật ngữ của nhà chùa và của đạo Mẫu (xin xem thêm lời cúng trong tiếng Kinh ở phần Phụ lục 13, 14).