Kết Quả Trả Lời Tương Ứng Câu Hỏi 1 Của Test 1


Câu hỏi yêu cầu SV: Đọc các đại lượng thống kê mẫu (trung bình mẫu, độ lệch chuẩn mẫu, trung vị); Xác định tính xấp xỉ đối xứng của phân phối mẫu; Áp dụng quy tắc nhận diện phân phối chuẩn để đưa ra lời giải thích. Thống kê kết quả trả lời của SV đối với câu hỏi này thể hiện trong Bảng 5.6.

Bảng 5.6. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 1 của Test 1



Các phương án lựa chọn


A

B

C*

D

Bỏ trống

Tổng

Nhóm trên

0

0

52

0

0

52

Nhóm dưới

4

3

37

7

0

51

Tổng

4

3

89

7

0


Tỉ lệ (%)

3,9

2,9

86,4

6,8

0


Độ khó

P = 0,864

Độ phân biệt

D = 0,291 (Tạm được, cần chỉnh sửa cho hoàn chỉnh)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

(Ghi chú: * là đáp án đúng)

Trong số 103 SV tham gia thực nghiệm, có 86,4% SV thành công đối với câu hỏi thuộc cụm năng lực tái tạo này. SV thành công đã trả lời đáp án là "C" và đưa ra giải thích phù hợp: dựa vào biểu đồ Histogram có thể thấy hình dạng phân phối xấp xỉ đối xứng, các tần số cao nằm ở giữa, các tần số thấp dần và phân phối khá đều ở hai bên. Trung bình mẫu là Mean = 100,05, độ lệch chuẩn mẫu Std.Dev. = 10,39 và trung vị Median = 100 cho thấy Mean xấp xỉ Median. Do đó, phân phối của hàm lượng glucose mẫu xấp xỉ phân phối chuẩn. Tuy nhiên, không có SV nào đưa ra giải thích dựa vào biểu đồ hộp, ở đây biểu đồ hộp cũng cho thấy trung bình mẫu xấp xỉ trung vị.

Ví dụ 5.4. Xem xét trả lời của SV đối với câu hỏi 14, 15 trong bài kiểm tra Test 1. Mô tả theo vấn đề thì đây là câu hỏi 1, câu hỏi 2 của vấn đề nồng độ men ALT.

VẤN ĐỀ: Nồng độ men ALT

Nồng độ men ALT (U/L) của người viêm gan B mạn tính đến khám tại một bệnh viện không tuân theo phân phối chuẩn. Phân phối của nồng độ men ALT không đối xứng mà lệch phải (xiên về hướng các giá trị cao hơn) với trung bình 301,8 và độ lệch chuẩn 363,9.


Câu hỏi 1. (M4) Nồng độ men ALT

Một nhóm nghiên cứu đã tạo ra các mẫu ngẫu nhiên với mỗi mẫu là 60 bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Hãy mô tả và giải thích về phân phối của các nồng độ men ALT trung bình mẫu.

Phân tích.

Loại câu hỏi: TL đóng. Nội dung TKYH: Mô tả phân phối lấy mẫu (thống kê trung bình mẫu). Năng lực SLTKYH: Mô tả.

Bối cảnh lâm sàng: Câu hỏi xây dựng trên bối cảnh nghiên cứu mô tả chỉ số men ALT (U/L), men này do gan tạo ra và thường có một hàm lượng cố định trong máu, khi gan bị tổn thương, hàm lượng men ALT sẽ tăng cao. Chỉ số men ALT giúp bác sĩ trong chẩn đoán bệnh gan, cũng như dùng để theo dòi điều trị bệnh nhân mắc bệnh gan, xem diễn tiến của bệnh với điều trị.

Cụm năng lực: Liên kết – Mức 4. Câu hỏi trên được đưa ra nhằm đánh giá năng lực SLTKYH của SV liên quan đến mô tả phân phối lấy mẫu, cụ thể là phân phối của thống kê trung bình mẫu. Một phân phối lấy mẫu là một phân phối tần số hay tần suất của một thống kê mẫu dựa trên các mẫu ngẫu nhiên được rút ra từ tổng thể. Câu hỏi này phù hợp với mức 4 trong thang đánh giá năng lực SLTKYH chúng tôi mô tả ở Bảng 2.8 và Bảng 4.2. SV phải giải quyết một vấn đề trong một tình huống không gặp thường xuyên nhưng vẫn liên quan đến những yếu tố quen thuộc. SV cần tư duy và suy luận để hiểu được câu hỏi bài toán theo nghĩa thuật ngữ thống kê, đưa ra các lập luận và giao tiếp các lập luận một cách thích hợp. Để giải quyết

vấn đề, SV cần xác định đây là bài toán mô tả về phân phối trung bình mẫu X trong trường hợp mẫu ngẫu nhiên có cỡ mẫu là n = 60 được rút ra từ tổng thể không thỏa mãn phân phối chuẩn, có kỳ vọng và phương sai hữu hạn. Sau đó, áp dụng việc hiểu về định lý giới hạn trung tâm để mô tả toàn thể qui luật biến thiên của phân phối trung bình mẫu bao gồm hình dáng, trung tâm và độ phân tán. Định lý giới hạn trung tâm đảm bảo rằng khi các mẫu có cỡ mẫu đủ lớn thì phân phối của thống kê

trung bình mẫu X sẽ xấp xỉ phân phối chuẩn ngay cả khi các mẫu được tạo ra từ

một tổng thể không thỏa mãn phân phối chuẩn và E X

, Var X

2 .


n

Câu hỏi yêu cầu SV: Đọc và giải thích một bối cảnh phức tạp hơn bao gồm xác định tổng thể, biến ngẫu nhiên, mẫu ngẫu nhiên, cỡ mẫu và đặc điểm phân phối


của tổng thể (không chuẩn, kỳ vọng 301,8

và độ lệch chuẩn

363,9 ); Áp

dụng định lý giới hạn trung tâm để xác định đặc điểm phân phối trung bình mẫu; Suy luận và giao tiếp các kết quả của quá trình này.

Đối với câu hỏi này, SV thành công là SV trình bày đầy đủ việc mô tả đặc điểm phân phối nồng độ men ALT trung bình mẫu: hình dáng phân phối xấp xỉ chuẩn, với trung bình xấp xỉ 301,8 và độ lệch chuẩn xấp xỉ 46,98, đồng thời đưa ra những lý giải phù hợp dựa vào định lý giới hạn trung tâm. Thống kê kết quả trả lời của SV đối với câu hỏi này thể hiện trong Bảng 5.7.

Bảng 5.7. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 14 của Test 1



Số điểm

0

0,5

1,0

Tỉ lệ (%)

(N1 = 103)


38,8


23,3


37,9


Trong số SV tham gia thực nghiệm, có 61,2% SV đưa ra được kết quả đúng về đặc điểm phân phối nồng độ men ALT trung bình mẫu, tuy nhiên, chỉ có 37,9% SV thành công đối với câu hỏi ở mức liên kết này. Hình 5.4, Hình 5.5, Hình 5.6 là bài làm của ba SV (SV1, SV2 và SV3) đối với câu hỏi này.


Hình 5 4 Trả lời của SV1 đối với câu hỏi 1 của Test 1 Hình 5 5 Trả lời 1

Hình 5.4. Trả lời của SV1 đối với câu hỏi 1 của Test 1


Hình 5 5 Trả lời của SV2 đối với câu hỏi 1 của Test 1 152 Hình 5 6 Trả lời 2

Hình 5.5. Trả lời của SV2 đối với câu hỏi 1 của Test 1

152


Hình 5 6 Trả lời của SV3 đối với câu hỏi 1 của Test 1 Qua bài làm của các SV 3


Hình 5.6. Trả lời của SV3 đối với câu hỏi 1 của Test 1

Qua bài làm của các SV cho thấy, SV1 đã nêu tóm tắt được vấn đề bằng cách chuyển thông tin thành ký hiệu, nhưng không trả lời được câu hỏi đề ra; SV2 xác định được hình dáng phân phối của nồng độ men ALT trung bình mẫu nhưng chưa đưa ra được lời giải thích; SV3 đã xác định được hình dáng phân phối, tính các đặc trưng, đưa ra giải thích bằng định lý giới hạn trung tâm nhưng giải thích này vẫn chưa đầy đủ.

Câu hỏi này đã cho phép chúng tôi đánh giá được năng lực SLTKYH Mô tả của SV ở mức độ liên kết. Qua phân tích bài làm của SV đối với câu hỏi này chúng tôi đã nhận ra rằng mặc dù SV có thể dự đoán chính xác về hành vi của phân phối lấy mẫu nhưng rò ràng các em khó khăn trong việc tích hợp đầy đủ thông tin để đưa ra được những lập luận.

Câu hỏi 2. (M5) Nồng độ men ALT

Hãy chứng tỏ rằng bạn hiểu rò về phân phối thống kê trung bình mẫu bằng cách tạo ra một phân phối nồng độ men ALT trung bình mẫu, trong đó mô tả và giải thích quá trình phân phối này được tạo ra. (Chú ý, hãy xác định rò tổng thể, mẫu, các tham số tổng thể, thống kê mẫu và trình bày càng chi tiết càng tốt).

Phân tích.

Loại câu hỏi: TL mở. Nội dung TKYH: Mô tả quá trình tạo ra phân phối lấy mẫu (thống kê trung bình mẫu). Năng lực SLTKYH: Mô tả.

Cụm năng lực: Phản ánh – Mức 5. Câu hỏi trên đưa ra nhằm đánh giá năng lực SLTKYH của SV liên quan đến việc hiểu sâu sắc về khái niệm lấy mẫu và quá trình tạo ra phân phối lấy mẫu để có thể đưa ra một ví dụ và mô tả, giải thích phân phối lấy mẫu theo nghĩa quá trình nó được tạo ra. Câu hỏi này phù hợp với mức 5 trong thang đánh giá năng lực SLTKYH chúng tôi mô tả ở Bảng 2.8 và Bảng 4.2. Để có thể hiểu và mô tả đầy đủ phân phối lấy mẫu, yêu cầu SV phải biết tích hợp và


áp dụng một số khái niệm từ các chủ đề khác nhau và có khả năng suy luận với hành vi giả định của nhiều mẫu, đây là một điểm khác biệt, một quá trình tư duy "vô hình" đối với hầu hết SV. Điều này không chỉ bao gồm các ý tưởng quá trình lấy mẫu, phân phối thống kê mẫu và các ứng dụng của định lý giới hạn trung tâm mà còn bao gồm các khái niệm nền tảng như phân phối, sự biến thiên.

Câu hỏi yêu cầu SV: Hiểu câu hỏi một cách chi tiết; Đọc và giải thích một bối cảnh phức tạp để xác định tổng thể, biến ngẫu nhiên và đặc điểm phân phối của

tổng thể (không chuẩn, kỳ vọng

301, 8

và độ lệch chuẩn 363, 9 ); Dựa trên

khái niệm mẫu ngẫu nhiên, quá trình lấy mẫu, mô tả cách tạo ra một mẫu dữ liệu gồm các trung bình mẫu; Áp dụng định lý giới hạn trung tâm để xác định và mô tả đầy đủ đặc điểm phân phối trung bình mẫu; Sử dụng suy luận một cách linh hoạt, thiết lập giải thích và giao tiếp có hiệu quả các kết quả của quá trình này.

Đây là câu hỏi có trả lời mở, có nhiều cách trả lời khác nhau, nhưng bị ràng buộc bởi cỡ mẫu n của mẫu ngẫu nhiên phải đủ lớn. SV thành công là SV chỉ rò

được tổng thể là những bệnh nhân viêm gan B mạn tính đến khám tại bệnh viện đó, biến số nghiên cứu X là nồng độ men ALT, là nồng độ ment ALT trung bình và

phân phối của X không chuẩn với kỳ vọng

301,8

và độ lệch chuẩn

363,9 .

Var X

n

Thực hiện việc chọn các mẫu ngẫu nhiên với cỡ mẫu đủ lớn, chẳng hạn chọn ngẫu nhiên 20 mẫu, mỗi mẫu đều có 55 bệnh nhân, khi đó mỗi mẫu có một trung bình mẫu, thu được một mẫu dữ liệu gồm 20 giá trị trung bình mẫu. Phân phối của mẫu dữ liệu này chính là phân phối các nồng độ men ALT trung bình mẫu (hay phân phối thống kê mẫu X ) có hình dáng xấp xỉ phân phối chuẩn theo định lý giới hạn trung tâm (do cỡ mẫu n = 55 đủ lớn) với xấp xỉ trung bình là 301,8 và độ lệch chuẩn

là 49,07 (do E X

, Var X 2

nên

E X 301, 8 ,

49, 07 ). Thống


n

kê kết quả trả lời của SV đối với câu hỏi này thể hiện trong Bảng 5.8. Bảng 5.8. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 15 của Test 1


Số điểm

0

0,5

1,0

Tỉ lệ (%)

(N1 = 103)


76,7


12,6


10,7


Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng đây là một câu hỏi thuộc loại thách thức đối với SV, chỉ có 10,7% SV thành công và có đến 76,7% SV thất bại đối với câu hỏi này. Điều này cho thấy SV có thể phát triển và tuân theo các quy tắc để dự đoán chính xác hành vi của các trung bình mẫu nhưng vẫn không thể mô tả được quá trình tạo ra một phân phối lấy mẫu. Nghĩa là SV chưa tích hợp đầy đủ thông tin về phân phối lấy mẫu, mặc dù có khả năng dự đoán chính xác về hành vi của phân phối này. Phân phối lấy mẫu là một chủ đề khó đối với SV, định lý giới hạn trung tâm cung cấp mô hình lý thuyết về hành vi của phân phối trung bình mẫu, nhưng SV thường gặp khó khăn khi ánh xạ mô hình này để áp dụng vào bối cảnh nên không phát triển được việc hiểu sâu sắc về khái niệm phân phối lấy mẫu.

5.4.1.3. Phân tích kết quả thực nghiệm đối với bài kiểm tra Thực hành:

Dữ liệu thu thập được là bài làm N1 = 103 SV ngành y khoa năm thứ nhất, học kỳ 1, năm học 2019-2020, trường ĐH Y Dược Huế đối với bài Test_thuchanh. Những SV này đã học xong phần thực hành TKYH. SV được chia làm 3 nhóm (nhóm 1 gồm 34 SV, nhóm 2 gồm 35 SV, nhóm 3 gồm 34 SV).

VẤN ĐỀ: Bệnh ung thư tuyến tiền liệt

File DB1_296.sav: lưu trữ thông tin của 296 bệnh nhân nam đến khám tại khoa ngoại tiết niệu của một bệnh viện về bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, trong file bao gồm cả các kết quả sinh thiết bất kể các kết quả của khám sơ bộ (thăm khám trực tràng DRE, siêu âm qua trực tràng) như thế nào, do đó, các kết quả âm tính giả của khám sơ bộ (không có khối u xuất hiện nhưng sinh thiết cho kết quả dương tính) và dương tính giả của khám sơ bộ (có khối u xuất hiện nhưng sinh thiết cho kết quả âm tính) có thể được kiểm tra. Đối với mỗi bệnh nhân, dữ liệu được mã hóa bởi các biến mô tả như sau:

Tuổi (năm, số nguyên dương)

Kết quả thăm khám trực tràng (0/1) Kết quả siêu âm qua trực tràng (0/1)

Nồng độ PSA (ng/ml, > 0, làm tròn một chữ số thập phân)

Thể tích tuyến tiền liệt (ml, > 0, làm tròn một chữ số thập phân) Kết quả sinh thiết (0/1)

Nhóm PSA: gồm 3 nhóm PSA

- Nhóm 1: nguy cơ ung thư thấp (PSA < 4)


- Nhóm 2: nguy cơ ung thư vừa (PSA: [4; 10])

- Nhóm 3: nguy cơ ung thư cao (PSA >10) Nhóm TT: gồm 2 nhóm Thể tích

- Nhóm 1: Thể tích < 30 (ml)

- Nhóm 2: Thể tích >=30 (ml) THỰC HIỆN 2 NHIỆM VỤ

Nhiệm vụ 1:Khám phá Mẫu dữ liệu.

Trình bày: Đưa ra các nhận xét và mô tả về mẫu dữ liệu liên quan đến các biến định lượng và định tính sau:

a) Biến định lượng: Tuổi, PSA, Thể tích của các nhóm bệnh nhân ung thư không ung thư.

b) Biến định tính: Nhóm PSA Sinh thiết

Nhiệm vụ 2:Suy luận liên quan đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Trình bày:

a) Đặt các giả thuyết thống kê liên quan bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

b) Đưa ra những nhận định có cơ sở về bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Phân tích.

Chúng tôi xây dựng bài kiểm tra Test_thuchanh nhằm khảo sát để đưa ra những đánh giá về năng lực SLTKYH của SV khi GQVĐ thực tế với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS bao gồm Mô tả, Giải thích, Dự đoán ở các mức tái tạo, liên kết và phản ánh. Mục tiêu của bài kiểm tra Test_thuchanh là đánh giá xem SV có khả năng:

- Đặt được vấn đề cần giải quyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu khi khảo sát một mẫu dữ liệu.

- Lựa chọn phương pháp thích hợp để xử lý, phân tích số liệu thống kê: Thống kê mô tả, các Test thống kê, phân tích hồi qui, tương quan.

- Giải thích hay đọc kết quả khảo sát được khi mô tả dữ liệu, phân tích số liệu.

- Đưa ra những kết luận có cơ sở liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Trong hai nhiệm vụ chúng tôi đặt ra yêu cầu SV thực hiện thì nhiệm vụ 1 là nhiệm vụ có kết thúc đóng và nhiệm vụ 2 là nhiệm vụ có kết thúc mở. Xây dựng


nhiệm vụ 1 nhằm đánh giá năng lực SLTKYH Mô tả của SV: Mô tả các sự kiện liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt thông qua việc mô tả các biến định tính và định lượng. Sử dụng thống kê mô tả khai thác dữ liệu mẫu để mô tả quá trình dữ liệu được sinh ra, hình thành một số dự đoán về các đặc trưng của tổng thể bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Nhiệm vụ 2 nhằm đánh giá năng lực SLTKYH Giải thích Dự đoán của SV: Giải thích các sự kiện, tìm cách suy ra các đặc trưng của tổng thể các bệnh nhân ung thư và không ung thư tuyến tiền liệt dựa trên việc đưa ra những lý giải. Dự đoán việc xảy ra của các sự kiện, tìm cách dự đoán một đặc trưng của tổng thể trên cơ sở các quan sát có liên quan đến nhau mới được thực hiện.

Nhiệm vụ 1 yêu cầu SV: Thực hiện phân tích thống kê cơ bản cho file dữ liệu bằng cách sử dụng các lệnh thống kê mô tả của phần mềm thống kê SPSS bao gồm lập các loại bảng, vẽ các loại biểu đồ, tính toán các số đặc trưng (độ tập trung, độ phân tán, dạng hình phân phối). Tùy vào loại biến định tính hay định lượng mà chọn phương pháp tóm tắt và mô tả cho phù hợp. Đối với ba biến định lượng Tuổi, PSA, Thể tích được mô tả theo 2 nhóm ung thư và không ung thư (nghĩa là biến Sinh thiết nhận giá trị 1 hay 0). Sau đó, đọc và giải thích các kết quả, đưa ra nhận xét và mô tả đặc điểm của dữ liệu thông qua các biến.

Đối với nhiệm vụ 1, SV thành công là SV phải biết tự mình đặt ra được câu hỏi liên quan các biến định tính, định lượng; sử dụng thành thạo các lệnh thống kê mô tả để xử lý dữ liệu, dựa vào các kết quả để trả lời câu hỏi. Những câu hỏi SV có thể tự đặt ra để giải quyết nhiệm vụ 1 là:

Câu hỏi 1.1. Biến nào cho phép xác định nhóm bệnh nhân thực sự bị bệnh ung thư và không ung thư?

Câu hỏi 1.2. Trong mẫu có bao nhiêu bệnh nhân ung thư? Giá trị trung bình, trung vị, số trội, khoảng biến thiên, phương sai, độ lệch chuẩn…của tuổi, nồng độ PSA, thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân ung thư là bao nhiêu? Tương tự đối với bệnh nhân không ung thư?

Câu hỏi 1.3. Đặc điểm phân phối tần suất mẫu của tuổi, PSA, thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân ung thư, không ung thư là như thế nào? Các phân phối này có thể xấp xỉ quy luật phân phối chuẩn hay không?

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí