thể thấy “Năng lực thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm” có 01 năng lực thành phần có điểm trung bình chung ở điểm thấp nhất (ĐTB là 1,67) đó là: “Bố trí được nhân sự phù hợp, phát huy được năng lực của mỗi học sinh trong hoạt động trải nghiệm”. Điểm TBC của năng lực thành phần có điểm TBC cao nhất là: “Phối hợp được với tổ chức Đoàn, Đội, Công đoàn… trong nhà trường” với ĐTB là 2,45. Như vậy, giáo viên ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên tự đánh giá giữa các năng lực thành phần có sự lệch nhau. Giáo viên khá tự tin về khả năng phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường xong lại hạn chế về việc bố trí học sinh tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sao cho phát huy được năng lực của mỗi em. Trong 4 nhóm năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV “Năng lực hợp tác, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động giáo dục” được đánh giá nhất với ĐTB dao động từ 2,22 đến 2,45. Trong 4 năng lực được khảo sát “Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS” có ĐTB thấp nhất (1,81). Như vậy năng lực hạn chế nhất của GV dựa trên kết quả khảo sát chính là năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Bảng 2.4. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên thông qua đánh giá của CBQL
Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV | Mức độ thực hiện | TBC | ||||||
Rất tốt | Tốt | Chưa tốt | ||||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | |||
1 | Năng lực xây dựng, thiết kế kế hoạch, chương trình của hoạt động trải nghiệm | |||||||
Xác định tên hoạt động trải nghiệm | 0 | 0,0 | 20 | 90,9 | 2 | 9,1 | 1,91 | |
Xác định được loại hình hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung | 0 | 0,0 | 18 | 81,8 | 4 | 18,2 | 1,82 | |
Xác định được các bước để tiến hành hoạt động trải nghiệm | 3 | 13,6 | 14 | 63,6 | 5 | 22,7 | 1,91 | |
Xác định được đối tượng, thời gian và các thức tổ chức hoạt động trải nghiệm | 3 | 13,6 | 15 | 68,2 | 4 | 18,2 | 1,95 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Thcs
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Gv Trường Thcs
- Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Gv Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên
- Thực Trạng Lập Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Trường Thcs Tp Thái Nguyên
- Thực Trạng Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Trường Thcs Tp Thái Nguyên
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV | Mức độ thực hiện | TBC | ||||||
Rất tốt | Tốt | Chưa tốt | ||||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | |||
2 | Năng lực thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm | |||||||
Triển khai được kế hoạch cho học sinh | 13 | 59,1 | 4 | 18,2 | 5 | 22,7 | 2,36 | |
Lôi cuốn được học sinh tham gia vào hoạt động trải nghiệm | 14 | 63,6 | 6 | 27,3 | 2 | 9,1 | 2,55 | |
Bố trí được nhân sự phù hợp, phát huy được năng lực của mỗi học sinh trong hoạt động trải nghiệm | 1 | 4,5 | 13 | 59,1 | 8 | 36,4 | 1,68 | |
Khai thác được điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh | 4 | 18,2 | 12 | 54,5 | 6 | 27,3 | 1,91 | |
3 | Năng lực hợp tác, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động giáo dục | |||||||
Giao tiếp có hiệu quả với phụ huynh học sinh | 0 | 0,0 | 21 | 95,5 | 1 | 4,5 | 1,95 | |
Phối hợp được với tổ chức Đoàn, Đội, Công đoàn… trong nhà trường | 5 | 22,7 | 16 | 72,7 | 1 | 4,5 | 2,18 | |
Khai thác được các nguồn lực hỗ trợ hoạt động trải nghiệm cho học sinh từ các tổ chức, đơn vị ngoài trường | 5 | 22,7 | 11 | 50,0 | 6 | 27,3 | 1,95 | |
4 | Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS | |||||||
Đánh giá được sự thay đổi về hiểu biết của học sinh sau khi trải nghiệm | 1 | 4,5 | 13 | 59,1 | 8 | 36,4 | 1,68 | |
Đánh giá được sự thay đổi về thái độ, tình cảm của học sinh sau khi trải nghiệm | 2 | 9,1 | 13 | 59,1 | 7 | 31,8 | 1,77 | |
Đánh giá được sự thay đổi về hành vi của học sinh sau khi trải nghiệm | 4 | 18,2 | 11 | 50,0 | 7 | 31,8 | 1,86 |
Kết quả khảo sát về các năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV thông qua đánh giá của CBQL nhìn chung không có sự tương đồng với đánh
giá của GV. Cụ thể kết quả khảo sát trên CBQL cho thấy “Năng lực thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm” được đánh giá với điểm TB cao nhất là 2,125, năng lực đánh giá với ĐTB thấp nhất là “Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS” là 1,77. Tuy nhiên điểm lưu ý là trong năng lực được đánh giá với điểm TB cao nhất có năng lực thành phần “Bố trí được nhân sự phù hợp, phát huy được năng lực của mỗi học sinh trong hoạt động trải nghiệm được xếp điểm TBC thấp nhất (1,68). Điều này cho thấy các năng lực của GV là không đồng đều, ngay trong 1 năng lực, có những kỹ năng GV làm tốt và có kỹ năng GV làm chưa tốt.
Để kiểm chứng kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành quan sát một số hoạt động trải nghiệm tại trường THCS Nguyễn Du - TP Thái Nguyên cụ thể như sau:
Hoạt động 1: Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và múa hát tập thể. Hoạt động 2: Tham quan Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Kết quả quan sát cho thấy, giáo viên có năng lực xây dựng thiết kế kế hoạch, chương trình của hoạt động trải nghiệm tương đối tốt, Bên canh đó một số giáo viên còn thể hiện sự lúng túng ở năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS. Quan phỏng vấn GV được biết, GV chưa thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá sau khi học sinh tham gia trải nghiệm do chưa đánh giá đúng vai trò của việc kiểm tra, đánh giá học sinh.
Đây cũng là vấn đề thực tiễn cần lưu ý trong quá trình đề xuất các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực này cho đội ngũ GV các trường THCS thành phố Thái Nguyên.
2.2.1.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên trường THCS thành phố Thái Nguyên
Trên cơ sở các năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV đã được xác định, BGH nhà trường tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV cụ thể như sau:
Để tìm hiểu nội dung và tần suất tổ chức bồi dưỡng các nội dung trên chúng tôi tiến hành khảo sát trên GV và CBQL với câu hỏi số 3 ở phụ lục 1 (mẫu 1.1 và 1.2). Kết quả thu được thể hiện bảng dưới.
Bảng 2.5. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên theo đánh giá của GV
Nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV | Mức độ thực hiện | TBC | ||||||
0 lần | 1-2 lần | Trên 2 lần | ||||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | |||
1 | Bồi dưỡng kiến thức về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm | 12 | 13,6 | 76 | 86,4 | 0 | 0,0 | 2,14 |
2 | Bồi dưỡng thái độ tích cực tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với vị trí công tác và năng lực chuyên môn | 8 | 9,1 | 70 | 79,5 | 10 | 11,4 | 1,98 |
3 | Bồi dưỡng cho giáo viên hệ thống kỹ năng chuyên biệt để tổ chức hoạt động thành công | 14 | 15,9 | 71 | 80,7 | 3 | 3,4 | 2,13 |
4 | Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS | 26 | 29,5 | 52 | 59,1 | 10 | 11,4 | 2,18 |
Kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy, tất cả các năng lực được đưa ra đều có ý kiến của GV cho rằng chưa tổ chức bồi dưỡng các năng lực này. Trong đó “Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS” có đến 22/88 ý kiến của GV (chiếm 29,5%). Tần suất bồi dưỡng tập trung chủ yếu ở mức 1-2 lần, nhiều nhất là năng lực “Bồi dưỡng kiến thức về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm” có 76/88 ý kiến (chiếm 86,4%). Tuy nhiên theo đánh giá của GV năng lực này cũng chỉ đạt ở mức trên, không tổ chức bồi dưỡng quá 2 lần. Nhìn chung các nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trên đây được giáo viên được đánh giá không đồng đều giữa các GV, cụ thể: “Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS” có 26/88 ý kiến cho rằng chưa tổ chức bồi dưỡng song lại có đến 10/88 ý kiến cho rằng nội dung này đã được bồi dưỡng trên 2 lần. Để làm rõ mâu thuẫn này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn giáo viên với câu hỏi: “Kết quả khảo sát cho thấy, một số nội dung bồi dưỡng năng lực như kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải
nghiệm của học sinh có tỉ lệ rất cao chọn chưa tổ chức bồi dưỡng nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng tổ chức trên 2 lần. Theo đồng chí sự khác biệt trong đánh giá của GV là do đâu? Câu trả lời chúng tôi nhận được là: Tập huấn bồi dưỡng tập chung theo chương trình của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT có nhưng không nhiều, tuy nhiên có những trường tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng này ở cấp trường dẫn đến đánh giá có sự chênh lệch. Những giáo viên lựa chọn chưa tổ chức có thể do họ chưa từng tham gia các đợt tập huấn này. Như vậy, thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động hoạt động trải nghiệm cho GV các trường THCS cho thấy có nhiều trường vẫn có tâm lí chờ đợi các chương trình tập huấn được tổ chức từ Phòng GD&ĐT, chưa chủ động tự tập huấn cho cán bộ giáo viên của nhà trường dẫn đến đánh giá có sự chênh lệch nhau. Thực trạng này cũng là một phần nguyên nhân lí giải vì sao nhận thức của GV về khái niệm còn hạn chế.
Để có cơ sở so sánh và đối chiếu với kết quả khảo sát trên GV, kết quả khảo sát trên CBQL được tập hợp tại bảng dưới:
Bảng 2.6. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên theo đánh giá của CBQL
Nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV | Mức độ thực hiện | TBC | ||||||
0 lần | 1-2 lần | Trên 2 lần | ||||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | |||
1 | Bồi dưỡng kiến thức về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm | 0 | 0,0 | 21 | 95,5 | 1 | 4,5 | 1,95 |
2 | Bồi dưỡng thái độ tích cực tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với vị trí công tác và năng lực chuyên môn | 0 | 0,0 | 21 | 95,5 | 1 | 4,5 | 1,95 |
3 | Bồi dưỡng cho giáo viên hệ thống kỹ năng chuyên biệt để tổ chức hoạt động thành công | 1 | 4,5 | 19 | 86,4 | 2 | 9,1 | 1,95 |
4 | Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS | 5 | 22,7 | 15 | 68,2 | 2 | 9,1 | 2,14 |
Như vậy kết quả khảo sát trên CBQL có sự khác biệt so với khảo sát trên GV, tỉ lệ các ý kiến đánh giá ở mức không thực hiện nội dung bồi dưỡng rất thấp, các ý kiến chủ yếu xác nhận các nội dung bồi dưỡng đã được thực hiện với mức độ từ 1-2 lần. Kết quả khảo sát trên CBQL cho thấy kết quả khá tập trung so với kết quả khảo sát trên GV. Trong các nội dung năng lực khảo sát, có “Bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS” có 5 ý kiến cho rằng chưa tổ chức lần nào (chiếm 22,7%) có sự tương đồng với đánh giá của GV. Để tìm hiểu rõ vấn đề chúng tôi đã phỏng vấn CBQL với câu hỏi: Đồng chí có thể giải thích tại sao có một số nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm vẫn có ý kiến (cả GV và CBQL) cho rằng không tổ chức, vậy thực tế nội dung năng lực đó có được bồi dưỡng cho GV hay không? Câu trả lời thu được là trong quá trình bồi dưỡng, không có đợt bồi dưỡng dành riêng cho bồi dưỡng 1 năng lực mà thường là tập huấn để phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm nói chung bao gồm các năng lực thành phần, có thể do cách hiểu câu hỏi của người được phỏng vấn về những đợt bồi dưỡng chỉ bồi dưỡng năng lực thành phần đó nên câu trả lời là không. Như vậy, theo đánh giá của CBQL hầu hết các nội dung năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đã được tiến hành bồi dưỡng cho giáo viên THCS tuy nhiên do cách thức tổ chức bồi dưỡng không riêng lẻ từng năng lực dẫn đến GV hiểu vấn đề chưa đầy đủ. Thực trạng khảo sát nội dung này cho thấy, CBQL cho rằng các nội dung năng lực đều đã được tổ chức với mức độ từ 1-2 lần.
2.2.1.4. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS thành phố Thái nguyên
Để khảo sát hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 4 trong phụ lục 1 (mẫu 1.1 và mẫu 1.2). Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.7. Thực trạng hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên
Hình thức bồi dưỡng CBQL | Ý kiến của GV | Ý kiến của CBQL | |||
Tổng số: (88) | Tổng số: CBQL (22) | ||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
1 | Bồi dưỡng trực tiếp | 33 | 37,5 | 21 | 95,5 |
2 | Bồi dưỡng trực tuyến | 3 | 3,4 | 19 | 86,4 |
3 | Tự bồi dưỡng | 45 | 51,1 | 20 | 90,9 |
4 | Kết hợp tất cả các hình thức bồi dưỡng trên | 29 | 33,0 | 17 | 77,3 |
5 | Phát tài liệu hướng dẫn | 35 | 39,8 | 17 | 77,3 |
6 | Tham quan, thực tế, trải nghiệm | 79 | 89,8 | 21 | 95,5 |
Kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy, với 6 hình thức bồi dưỡng đưa ra khảo sát, ý kiến giữa GV và CBQL có sự khác biệt nhưng cũng có những nội dung thống nhất:
Có 79/88 (chiếm 89,8%) GV cho rằng hình thức tham quan, thực tế, trải nghiệm được tổ chức. Tỉ lệ CBQL chọn hình thức này tương đối cao với 21/22 ý kiến (chiếm 95,5%). Đây là điểm thống nhất giữa CBQL và GV được khảo sát.
Điểm khác nhau được thể hiện ở chỗ: Hầu hết các hình thức đưa ra được CBQL lựa chọn với tỉ lệ cao có nghĩa CBQL thừa nhận các hình thức này đều đã được sử dụng trong quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV. Tuy nhiên tỉ lệ lựa chọn của GV thấp hơn khá nhiều: cụ thể ở hình thức bồi dưỡng trực tiếp chênh lệch: 58%; bồi dưỡng trực tuyến: 83%; tự bồi dưỡng: 39,8%; Kết hợp tất cả các hình thức bồi dưỡng: 34,3%; Phát tài liệu hướng dẫn: 37,5%.
2.2.2. Thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đã được tổ chức cho GV tại các trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên. Để làm rõ thực trạng công tác quản lí như thế nào cần làm rõ thực trạng công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.
2.2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên
Để làm rõ thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với câu hỏi số 6 trong phần phụ lục 1 (mẫu 1.1 và 1.2). Kết quả khảo sát trên CBQL như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS TP Thái Nguyên
theo tự đánh giá của CBQL
Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV | Ý kiến | Điểm TB | ||||||
Rất hiệu quả | Hiệu quả | Ít hiệu quả | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên | 0 | 0,0 | 18 | 81,8 | 4 | 18,2 | 1,82 |
2 | Khảo sát nhu cầu của đội ngũ GV về bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm giúp việc xác định mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng phù hợp với đối tượng | 0 | 0,0 | 18 | 81,8 | 4 | 18,2 | 1,82 |
3 | Xác định và thiết lập các mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên | 2 | 9,1 | 15 | 68,2 | 5 | 22,7 | 1,86 |
4 | Thiết lập các nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên. | 3 | 13,6 | 15 | 68,2 | 4 | 18,2 | 1,95 |
5 | Xác định các chuẩn đánh giá, đo kết quả trước, trong và sau bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên | 2 | 9,1 | 12 | 54,5 | 8 | 36,4 | 1,73 |
6 | Xác định và lên phương án huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên | 2 | 9,1 | 13 | 59,1 | 7 | 31,8 | 1,77 |
7 | Xác định các biện pháp tiến hành bồi dưỡng khả thi, hiệu quả | 3 | 13,6 | 12 | 54,5 | 7 | 31,8 | 1,82 |