Phát Huy Vai Trò Của Tổ Chuyên Môn Trong Phát Triển Năng Lực Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Cho Giáo Viên

- Đưa kế hoạch về bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên vào trong kế hoạch hàng năm của trường THPT Phủ Thông.

Các bước thực hiện tương tự như việc đưa kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên vào trong chiến lược phát triển của nhà trường.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn có chủ trương và chiến lược bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT đáp ứng việc đổi mới dạy học một cách toàn diện. Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn phải quan tâm chỉ đạo các trường THPT thuộc thẩm quyền quản lý xây dựng kế hoạch về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Sở cần đầu tư thực hiện kế hoạch trên cơ sở khảo sát nhu cầu về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở các trường THPT.

- Cán bộ quản lý trường THPT Phủ Thông phải tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên, phải nắm vững quy trình làm kế hoạch một cách khoa học, bài bản; bổ sung và điều chỉnh khi cần thiết, quyết tâm tổ chức thực hiện và tự kiểm tra kế hoạch để đạt mục tiêu nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trong trường.

3.2.3. Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên

3.2.3.1. Mục tiêu

Nhằm đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng tay nghề sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường THPT Phủ Thông, để nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng dạy học, thông qua việc nâng cao năng lực chuyên môn sư phạm nói chung và năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên thông qua ba hình thức là họp tổ chuyên môn, dự giờ và tổ chức chuyên đề.

- Cán bộ quản lý nhà trường cần tăng cường quản lý nề nếp họp tổ chuyên môn theo quy định 2 tuần/lần và đột xuất khi có yêu cầu. Cùng với đó, tăng cường quản lý đổi mới nội dung họp tổ chuyên môn tại mỗi lần sinh hoạt xoay quanh vấn đề đổi mới dạy học nói chung và đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng. Một số nội dung sinh hoạt có thể áp dụng như thống nhất những vấn đề mới, những vấn đề khó trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực; bàn về phương pháp, hình thức tổ chức kiểm tra - đánh giá; cách soạn bài, lên lớp và cách thức kiểm tra - đánh giá với từng bài học cụ thể;…

- Cán bộ quản lý nhà trường cần tăng cường quản lý nề nếp dự giờ, thăm lớp. Thực hiện tiêu chuẩn định mức dự giờ của tổ trưởng chuyên môn đối với giáo viên trong tổ là 4 tiết/giáo viên/năm học; định mức dự giờ của mỗi giáo viên là 2 tiết/tháng; riêng Ban Giám hiệu nhà trường dự giờ theo các văn bản quy định về đánh giá chuẩn nghề nghiệp, thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên,… và dự giờ vì mục đích quản lý chuyên môn. Xây dựng và thống nhất thực hiện tiêu chí đánh giá tiết dạy, trong đó chú trọng đến cách thức, hiệu quả kiểm tra - đánh giá việc tiếp thu bài học của học sinh mà giáo viên tiến hành trên lớp trong mỗi tiết học và suốt cả quá trình (học kỳ).

Để thực hiện những nội dung của biện pháp, có thể tiến hành theo cách thức như sau:

- Định kì hàng tháng, Ban Giám hiệu nhà trường họp với tổ trưởng chuyên môn để nắm tình hình và chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn.

- Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên trực tiếp dự sinh hoạt tổ chuyên môn để nắm bắt tình hình, đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn và có

những chỉ đạo, định hướng kịp thời để tổ chuyên môn phát huy vai trò trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

- Tổ trưởng chuyên môn phân công từng thành viên trong tổ chịu trách nhiệm nghiên cứu chuyên sâu về nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá theo xu hướng đổi mới; về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên… để giúp tổ trưởng chuyên môn triển khai trong sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Xây dựng kế hoạch dự giờ của nhà trường, của tổ chuyên môn cho cả năm học, học kỳ và hàng tháng, để triển khai đến giáo viên thực hiện có hiệu quả. Giáo viên chủ động thực hiện nhiệm vụ dự giờ theo kế hoạch cá nhân.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề cho Tổ chuyên môn theo định mức quy định của Sở Giáo dục và đào tạo, chú trọng đến các chuyên đề hướng đến việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Xây dựng quy chế sinh hoạt chuyên môn (tổ chuyên môn, dự giờ và chuyên đề) của nhà trường một cách khoa học, thiết thực, dân chủ, công khai, nghiêm túc, thực hiện có hiệu quả.

- Tiêu chuẩn sinh hoạt chuyên môn là tiêu chí bắt buộc trong đánh giá năng lực sư phạm giáo viên, xét thi đua và xét các thành tích khác của giáo viên.

- Thực hiện phân cấp quản lý, phân quyền cho tổ trưởng chuyên môn có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Ban Giám hiệu nhà trường trong việc quản lý phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

3.2.4. Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu

Nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng những động viên, khuyến khích cụ thể đối với những cá nhân, những bộ phận làm tốt, làm hiệu quả. Từ đó, dần dần thúc đẩy ý thức tự giác bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp trọng cán bộ giáo viên.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

- Xây dựng cơ chế động viên, khuyến khích trong đội ngũ giáo viên trường THPT Phủ Thông.

Để làm tốt nội dung này, Hiệu trưởng trường THPT Phủ Thông cần thực hiện một số nội dung sau:

+ Đảm bảo một hệ thống chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên. Xây dựng một hệ thống tiền lương khoa học, hợp lý, làm đòn bẩy kích thích năng suất và hiệu quả lao động luôn là nhiệm vụ lớn đặt ra cho các cơ quan nhà nước. Muốn cải thiện được động lực làm việc của đội ngũ giáo viên nói chung và hiệu quả thông qua tiền lương thì hệ thống đó phải đảm bảo được các nguyên tắc: trả lương theo cơ chế thị trường; trả lương theo vị trí công việc; trả lương theo kết quả công việc.

+ Xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được của từng cá nhân giáo viên trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh. Xác định rõ ràng mục tiêu, người giáo viên sẽ có động lực và đích phấn đấu, chủ động tìm cách đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, nếu mục tiêu quá cao hoặc quá thấp chỉ mang tính hình thức không thể thực hiện được sẽ gây cho giáo viên tâm lý chán nản và mất đi động lực làm việc. Vì vậy, trong quá trình xây dựng mục tiêu cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường cần phải trao đổi, tham khảo ý kiến của họ. Có như vậy, họ mới không cảm thấy bị áp đặt và làm việc có hiệu quả. Mặt khác, cán bộ quản lý nhà trường cần thường xuyên kiểm soát quá trình thực hiện mục tiêu và điều chỉnh khi cần thiết. Đội ngũ giáo viên cần được hỗ trợ về điều kiện, phương tiện trang thiết bị, bổ sung thêm những kỹ năng cần thiết để thực hiện mục tiêu phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Tạo cơ hội thăng tiến cho người giáo viên làm tốt việc đổi mới dạy học nói chung và phát triển năng lực đánh giá học sinh nói riêng. Đây là một nhu cầu thiết thực của người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, vì sự

thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như cơ hội thể hiện năng lực của họ.

+ Khuyến khích đội ngũ giáo viên đề xuất các sáng kiến về đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

+ Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên làm việc một cách tích cực bằng việc chăm sóc về mặt vật chất và tinh thần, khen thưởng đúng lúc, hỗ trợ kịp thời trong những lúc khó khăn. Có chính sách thưởng phạt công bằng và minh bạch cho đội ngũ giáo viên làm tốt việc đổi mới dạy học nói chung và đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng.

- Xây dựng chất lượng môi trường sư phạm để giáo viên phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Để làm tốt nội dung này, Hiệu trưởng trường THPT Phủ Thông cần thực hiện một số nội dung sau:

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện các quy chế, quy định làm việc trong nhà trường. Trong đó, có chú ý đến phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh, tạo bầu không khí làm việc khoa học, dân chủ, kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên.

+ Thực hiện sự gương mẫu của cán bộ quản lý nhà trường trong đổi mới kiểm tra - đánh giá.

+ Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, thông tin về cơ chế động viên giáo viên làm tốt công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn có chủ trương, định hướng văn bản về hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý động viên cán bộ giáo viên trường THPT trên địa bàn tự phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Giáo viên trường THPT Phủ Thông phải có kế hoạch tự bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hiệu trưởng nhà trường, bên cạnh công việc quản lý chuyên môn, phải xây dựng cơ chế động viên, khuyến khích giáo viên về tổ chức, nhân sự, tài chính.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy sự cần thiết phải phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông. Để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên đòi hỏi cả cán bộ quản lý và giáo viên phải thống nhất trong nhận thức và hành động; phát phát huy vai trò của mọi tổ chức và cá nhân trong nhà trường vào việc phát huy năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Bên cạnh đó, việc tạo động lực để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên là một việc làm cần thiết. Vì vậy, trong 4 biện pháp đề xuất ở trên, mỗi biện pháp lại đảm nhận vai trò khắc phục một hạn chế trong thực tiễn phát năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường THPT Phủ Thông; hay tạo ra môi trường thuận lợi với động lực thúc đẩy giáo viên tích cực hoàn thiện năng lực nghề nghiệp, tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh của bản thân.

Cả 4 biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau. Để hình thành và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên đạt hiệu quả thì cần phối kết hợp cả bốn biện pháp một cách khoa học, linh hoạt và hệ thống.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông mà chúng tôi đề xuất chỉ là những ý kiến mang tính chủ quan, cần phải được kiểm chứng trong thực tiễn.

Do đó, mục đích của việc khảo nghiệm là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông đã

được đề xuất. Trên cơ sở đó, điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được nhiều người đánh giá cao.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Khảo nghiệm được tiến hành với 47 người. Trong đó: 02 cán bộ quản lý trường THPT Phủ Thông;

14 giáo viên Tổ Toán - Lý - Tin - công nghệ trường THPT Phủ Thông; 16 giáo viên Tổ Sinh - Hoá - Địa - Thể dục trường THPT Phủ Thông; 15 giáo viên Tổ Văn - Sử - Ngoại ngữ trường THPT Phủ Thông.

3.4.3. Thang đánh giá khảo nghiệm

Chúng tôi xây dựng phiếu hỏi làm công cụ khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Số liệu khảo sát trong phiếu được đánh giá theo điểm trung bình, thứ bậc, độ lệch chuẩn. Mỗi câu trả lời có đánh giá theo 3 mức độ:

- Không cấp thiết/ không khả thi: 1 điểm

- Cấp thiết/ Khả thi: 2 điểm

- Rất cấp thiết/ rất khả thi: 3 điểm

Phân loại mức độ cấp thiết và khả thi căn cứ trên tổng điểm các mức và điểm trung bình, sau đó xếp theo thứ bậc để đánh giá mức độ đạt được của mỗi biện pháp. Từ đó, rút ra kết luận về mức độ cấp thiết và khả thi theo 3 mức độ:

Mức rất cấp thiết/rất khả thi: 2.34 ≤ ĐTB ≤ 3

Mức cấp thiết/Khả thi: 1.67 ≤ ĐTB ≤ 2.33 Mức không cấp thiết/không khả thi: 1 ≤ ĐTB ≤ 1.66

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông,

tỉnh Bắc Kạn



Biện pháp

Mức độ cấp thiết


Tổng số

điểm


___

X


Thứ bậc

Rất cấp thiết

cấp thiết

Không cấp

thiết

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về phát triển năng lực đánh giá kết

quả học tập của học sinh


28


84


19


38


0


0


122


2,59


1

2. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho

giáo viên


20


60


27


54


0


0


114


2,42


4

3. Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho

giáo viên


24


72


23


46


0


0


118


2,51


2

4. Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển năng lực đánh giá kết

quả học tập của học sinh


22


66


25


50


0


0


116


2,46


3

Trung bình chung

2,49


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 11

Mức độ cấp thiết của các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên được cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn đánh giá ở mức độ rất cấp thiết, thể hiện ở điểm trung bình chung của các biện pháp là 2,49. Cả 4 biện pháp đều được đánh giá là rất cấp thiết với điểm trung bình của các biện pháp dao động từ 2,42 đến 2,59.

Ngày đăng: 17/05/2022