Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên cần tập trung vào những kiến thức, kỹ năng mà giáo viên bắt đầu có thể làm được, hiểu được chứ không phải tập trung vào các kiến thức, kỹ năng mà giáo viên đã đạt được. Có nghĩa là, bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên phải hướng vào vùng phát triển gần nhất là vùng mà giáo viên chưa biết nhưng có thể đạt được nhờ sự giúp đỡ của người hướng dẫn (giảng viên tập huấn phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên), dẫn dắt giáo viên đến vùng phát triển gần nhất, đồng thời hình thành vùng phát triển gần kế tiếp và cứ thế giáo viên sẽ phát triển liên tục.
Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên là biểu hiện sự tiến bộ trong nhận thức, thái độ, động cơ và hoạt động thực tiễn.
Từ những phân tích trên, có thể đi đến một cách hiểu ngắn gọn về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên như sau: Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên là quá trình biến đổi, tăng tiến tổng hoà các yếu tố có tính nhận thức kiến thức, kỹ năng) về đánh giá kết quả học tập của học sinh, các yếu tố phi nhận thức (thái độ, niềm tin, xúc cảm...) trong đánh giá từ vùng phát triển hiện tại đến vùng phát triển gần nhất, đồng thời hình thành vùng phát triển gần kế tiếp, đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng phát triển năng lực đề ra.
1.3.2. Năng lực đánh giá kết quả học tập cho học sinh của giáo viên
Năng lực đánh giá kết quả học tập cho học sinh của giáo viên bao gồm những năng lực thành phần như sau:
Một là, năng lực lập kế hoạch đánh giá của giáo viên. Trong kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu dạy học và mục đích học tập để xác định mục tiêu đánh giá; lượng hóa các mục tiêu dạy học để đặt ra các mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ... nhằm xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá; lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu, nội dung đã đề ra trên cơ sở các đặc điểm của đối tượng học sinh.
Hai là, năng lực lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá của giáo viên. Có một số công cụ đánh giá như sau: (1) Đánh giá qua quan sát. Quan sát là sự tri giác, ghi chép mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả, phân tích, nhận định và đánh giá về kết quả học tập của học sinh. (2) Đánh giá qua hồ sơ: Hồ sơ học tập gồm những bài tập, các sản phẩm học sinh thực hiện trong quá trình học và thông qua đó giáo viên và học sinh đánh giá quá trình tiến bộ mà học sinh đạt được. (3) Đánh giá thông qua nhìn lại quá trình.
Ba là, năng lực thực hiện đánh giá và xử lý, phân tích thông tin đánh giá thu được của giáo viên. Năng lực này là tổ hợp của nhiều kĩ năng thành phần phức tạp. Để thực hiện đánh giá và xử lý, phân tích thông tin đánh giá thu được, giáo viên cần phải có kĩ năng đo - lượng giá - đánh giá. Đo thể hiện ở chỗ kết quả bài kiểm tra của mỗi học sinh được ghi nhận bằng điểm số. Điểm số là những kí hiệu gián tiếp phản ánh trình độ của mỗi học sinh về mặt định tính, nhưng nó không có ý nghĩa về mặt định lượng. Lượng giá là dựa vào các số đo để đưa ra những tính toán về ước lượng, về trình độ kiến thức, kĩ năng kĩ xảo của một học sinh. Lượng giá là một bước trung gian giữa đo và đánh giá, có thể lượng giá theo chuẩn lượng giá theo tiêu chí. Đánh giá là giáo viên phải đưa ra những nhận định phán đoán về thực chất trình độ của một học sinh trước vấn đề được kiểm tra, đồng thời đề xuất những định hướng bổ khuyết, sai sót hoặc phát huy hiệu quả.
Bốn là, năng lực sử dụng kết quả đánh giá.
Năm là, năng lực thông báo, phản hồi kết quả đánh giá
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 2
- Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Nội Dung Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông
- Thực Trạng Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Phủ Thông, Tỉnh Bắc Kạn
- Nội Dung Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Phủ Thông, Tỉnh Bắc Kạn
- Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý Và Giáo Viên Trường Thpt Phủ Thông, Tỉnh Bắc Kạn Về Tầm Quan Trọng Của Phát Triển Năng Lực Đánh Giá Kết Quả
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Đây là hai bước quan trọng cuối cùng của quá trình đánh giá, dựa trên kết quả đánh giá, giáo viên sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể để giúp học sinh tiến bộ.
1.3.3. Nội dung phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông
1.3.3.1. Lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông
Lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT là tiến trình chủ thể quản lý đề ra các công việc cụ thể để đảm bảo đội ngũ giáo viên có năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông.
Lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định bước đi, điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý. Kế hoạch có thể là các chương trình hành động có lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra.
Lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT bao gồm 5 nội dung cơ bản.
- Xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh của đội ngũ giáo viên; xác định cơ hội, thách thức đến từ môi trường bên ngoài;
- Xác định mục tiêu phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT
- Xác định và lựa chọn phương án phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT
- Xác định những công việc cần thực hiện để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT
- Xác định các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT [41].
1.3.3.2. Tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông
Tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên đã đề ra.
Những nội dung chính của tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên:
- Hình thành cơ cấu tổ chức và phân công các lực lượng phụ trách theo phân cấp quản lý. Theo cấp quản lý căn cứ vào vị trí công tác, vai trò, chức năng và năng lực của mỗi cá nhân để xác định lực lượng tham gia phát triển năng lực cho giáo viên phù hợp để phát huy được sở trường của mỗi cá nhân. Cấu trúc tổ chức theo các cấp độ quản lý:
+ Sở Giáo dục và Đào tạo.
+ Trường THPT.
+ Tổ chuyên môn.
- Xác định cơ chế hoạt động và cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, giữa các cá nhân phụ trách. Chủ thể quản lý tạo lập cơ chế hoạt động, quy định mối quan hệ giữa các bộ phận, các cá nhân, xác định rõ quyền lợi và phân công nhiệm vụ cụ thể. Công tác tổ chức phải thể hiện được tính chuyên môn hóa, tầm quản lý, nội dung và cấp quản lý. Việc phân cấp quản lý không những thể hiện qua việc sắp xếp con người mà còn thể hiện qua việc phân định nội dung, hình thức, phương pháp và việc huy động các nguồn lực để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận và thành viên trong tổ chức
- Hướng dẫn và giám sát các bộ phận, cá nhân lập kế hoạch, quy trình để triển khai các công việc được phân công [41].
1.3.3.3. Chỉ đạo phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông
Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là việc huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện và điều hành các hoạt động để hoàn thành kế hoạch đề ra. Chỉ đạo phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT được xem như là quá trình “thi công” kế hoạch đã vạch ra để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT.
Các nội dung cụ thể của việc chỉ đạo phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT như sau:
- Lựa chọn phương án tối ưu và ra các quyết định chính xác, kịp thời trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của kế hoạch, chủ thể quản lý lựa chọn phương án tối ưu để ra các quyết định bám sát mục tiêu, kịp thời, hợp lí và quán triệt các nguyên tắc hoạt động trong triển khai phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT.
- Điều khiển bộ máy tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên hoạt động đồng bộ, hiệu quả
- Sử dụng các phương pháp quản lý để điều hành quá trình phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
Chủ thể quản lý phối hợp các phương pháp trong việc điều hành quá trình triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên như phương pháp hành chính, phương pháp tâm lí xã hội, phương pháp kinh tế để điều hành các hoạt động phát triển năng lực một cách thuận lợi. Đó là việc giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, các nhân một cách khoa học, không chồng chéo, theo đúng chức năng nhiệm vụ trong mối quan hệ hợp tác giữa chủ thể quản lý
- giáo viên, giáo viên - giáo viên.
- Thực hiện công tác giám sát và điều chỉnh hoạt động phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên kịp thời.
Đây là quá trình chủ thể quản lý theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân để phát hiện ra những mặt tích cực cần phát huy, những hạn chế, sai lệch cần khắc phục. Trên cơ sở đó, đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời và phù hợp cho quá trình phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên đang diễn ra và cơ sở thiết lập quá trình quản lý phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên tiếp theo.
- Đôn đốc, động viên, tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chủ thể quản lý phải thường xuyên đôn đốc, động viên, tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh, để biến mục tiêu phát triển năng lực nói chung, phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng thành nhu cầu hoạt động của mỗi giáo viên [41].
1.3.3.4. Kiểm tra, đánh giá phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông
Kiểm tra, đánh giá nhằm giúp cho các chủ thể quản lý biết được mức độ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, đồng thời đánh giá được những quyết định có phù hợp với thực tế hay không. Trên cơ sở đó, điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể để đạt được mục tiêu. Kiểm tra không những để đánh giá thực trạng hoạt động phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT mà còn là cơ sở để thực hiện cho một quá trình phát triển năng lực cho giáo viên trường THPT tiếp theo.
Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá bao gồm các nội dung như sau [41]:
* Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
Việc kiểm tra, đánh giá phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT phải có kế hoạch. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá có thể được xây dựng thành văn bản riêng hoặc đưa vào nội dung của
chương trình công tác của các nhà trường THPT. Chủ thể quản lý trường THPT chủ trì việc lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Trong đó, xác định rõ thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra, phương pháp và hình thức kiểm tra, các lực lượng phối hợp kiểm tra.
* Xác định nội dung kiểm tra việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
Nội dung kiểm tra việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên bao gồm nhiều mặt của quá trình phát triển năng lực cho giáo viên, liên quan tới cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Một số nội dung cần kiểm tra, đánh giá như:
- Kế hoạch thực hiện việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh của cán bộ quản lý và mỗi giáo viên
- Việc thực hiện các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch
- Tiến độ và mức độ thực hiện các giải pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
- Kết quả thực hiện việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
- Những hạn chế yếu kém trong phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
- Trách nhiệm của bộ phận và cá nhân trong tổ chức thực hiện việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
* Xác định phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
Chủ thể quản lý tiến hành lựa chọn phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp; thu thập thông tin thường xuyên qua nhiều phương diện, đối tượng khác nhau để có kết quả đánh giá khách quan. Hoạt động kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
phải thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác nhau để có sự đối sánh về năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh của giáo viên sau khi thực hiện các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
* Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
* Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên
Kết quả kiểm tra, đánh giá được đối chiếu với các mục tiêu, tiêu chuẩn phát triển năng lực đã đề ra để phân tích những mặt mạnh và yếu của quá trình phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Từ đó, chủ thể quản lý đưa ra các quyết định cần thiết để điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông
Trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông, giáo viên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, khách quan và chủ quan. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông bao gồm:
1.4.1. Các yếu tố khách quan
* Chế độ, chính sách về bồi dưỡng phát triển năng lực cho giáo viên
Chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành Giáo dục có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển năng lực giáo viên nói riêng và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên nói chung. Để công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT diễn ra hiệu quả, đòi hòi các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của ngành Giáo dục phải đồng bộ, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các Sở Giáo dục và các nhà trường trong việc bồi dưỡng phát triển năng lực đội ngũ giáo viên, đặc