VẤN ĐỀ: Bệnh ung thư tuyến tiền liệt
File DB1_296.sav: lưu trữ thông tin của 296 bệnh nhân nam đến khám tại khoa ngoại tiết niệu của một bệnh viện về bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, trong file bao gồm cả các kết quả sinh thiết bất kể các kết quả của khám sơ bộ (thăm khám trực tràng DRE, siêu âm qua trực tràng) như thế nào, do đó, các kết quả âm tính giả của khám sơ bộ (không có khối u xuất hiện nhưng sinh thiết cho kết quả dương tính) và dương tính giả của khám sơ bộ (có khối u xuất hiện nhưng sinh thiết cho kết quả âm tính) có thể được kiểm tra. Đối với mỗi bệnh nhân, dữ liệu được mã hóa bởi các biến mô tả như sau:
Tuổi (năm, số nguyên dương)
Kết quả thăm khám trực tràng (0/1) Kết quả siêu âm qua trực tràng (0/1)
Nồng độ PSA (ng/ml, > 0, làm tròn một chữ số thập phân)
Thể tích tuyến tiền liệt (ml, > 0, làm tròn một chữ số thập phân) Kết quả sinh thiết (0/1)
Nhóm PSA: gồm 3 nhóm PSA
- Nhóm 1: nguy cơ ung thư thấp (PSA < 4)
- Nhóm 2: nguy cơ ung thư vừa (PSA: [4; 10])
- Nhóm 3: nguy cơ ung thư cao (PSA >10) Nhóm TT: gồm 2 nhóm Thể tích
- Nhóm 1: Thể tích < 30 (ml)
- Nhóm 2: Thể tích >=30 (ml) THỰC HIỆN 2 NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ 1:Khám phá Mẫu dữ liệu.
Trình bày: Đưa ra các nhận xét và mô tả về mẫu dữ liệu liên quan đến các biến định lượng và định tính sau:
a) Biến định lượng: Tuổi, PSA, Thể tích của các nhóm bệnh nhân ung thư và không ung thư.
b) Biến định tính: Nhóm PSA và Sinh thiết
Nhiệm vụ 2:Suy luận liên quan đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Trình bày:
a) Đặt các giả thuyết thống kê liên quan bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
b) Đưa ra những nhận định có cơ sở về bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Phân tích.
Trong chương trình học Thực hành TKYH, SV đã được thực hành giải quyết từng vấn đề cụ thể trong từng mẫu số liệu đơn giản. Chẳng hạn, trong BG.Thực hành 6 (Phụ lục 5), thực hành TKYH liên quan đến kiểm định giả thuyết thống kê về tỉ lệ của tổng thể, SV được cung cấp file Baitap7.sav liên quan đến đề tài “Khảo sát trường hợp lâm sàng theo dòi và chẩn đoán bệnh sốt mò trong mùa ươi năm 2014 tại Trung Tâm Y Tế Huyện Nam Giang, Tỉnh Quảng Nam”. Trong báo cáo nghiên cứu có nêu “tỉ lệ bệnh nhân có vết loét dưới da trong số bệnh nhân nữ là 65%”.
Câu hỏi. Dựa vào mẫu dữ liệu, xét xem báo cáo nghiên cứu là có cơ sở hay không?
Yêu cầu thực hiện:
- Nêu vấn đề cần giải quyết.
- Xử lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê SPSS: Nắm thao tác thực hiện các công việc liên quan đến mô tả dữ liệu, thủ tục kiểm định giả thuyết thống kê về tỉ lệ tổng thể.
- Đọc và ghi lại các kết quả quan trọng trong các bảng mô tả, bảng phân tích, từ đó đưa ra kết luận M về “tỉ lệ bệnh nhân có vết loét dưới da trong số bệnh nhân nữ so với tỉ lệ 65%”.
- Trong trường hợp không sử dụng thủ tục kiểm định tỉ lệ của phần mềm thống kê SPSS, hãy thực hiện kiểm định giả thuyết thống kê về tỉ lệ và suy luận để giải thích tính hợp lý của kết luận M. Đưa ra kết luận về báo cáo nghiên cứu.
- Rút ra một số lưu ý khi kiểm định giả thuyết thống kê về tỉ lệ tổng thể với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS.
Câu hỏi trên là loại câu hỏi có kết thúc đóng, để trả lời câu hỏi, SV thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu đã được đặt ra. Bài kiểm tra thực hành với các nhiệm vụ này giúp SV rèn luyện kỹ năng sử dụng thủ tục kiểm định tỉ lệ tổng thể bằng phần mềm thống kê SPSS, rèn luyện năng lực SLTKYH Mô tả, Giải thích. Tuy nhiên, năng lực SLTKYH đối với kiểu nhiệm vụ này mới phù hợp ở mức tái tạo và liên kết. Chúng tôi xây dựng bài kiểm tra Test_thuchanh nhằm khảo sát để đưa ra những đánh giá về năng lực SLTKYH của SV khi GQVĐ thực tế với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS bao gồm Mô tả, Giải thích, Dự đoán ở các mức tái tạo, liên kết và phản ánh. Trong hai nhiệm vụ chúng tôi đặt ra yêu cầu SV thực hiện thì nhiệm vụ 1 là nhiệm vụ có kết thúc đóng và nhiệm vụ 2 là nhiệm vụ có kết thúc mở. Xây dựng nhiệm vụ 1 nhằm đánh giá năng lực SLTKYH Mô tả, nhiệm vụ 2 nhằm đánh giá năng lực SLTKYH Giải thích và Dự đoán của SV khi GQVĐ thực tế với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS.
Tiểu kết chương 4
Chúng tôi trả lời hoàn chỉnh câu hỏi thứ hai và thứ ba của đề tài: đề xuất một mô hình đánh giá năng lực SLTKYH của SV y khoa khi GQVĐ thực tế, trong đó đánh giá được xem xét đến 3 khía cạnh (Nội dung TKYH, Quá trình TKYH thể hiện năng lực SLTKYH, Bối cảnh lâm sàng), xây dựng các thang đánh giá năng lực SLTKYH Mô tả, Giải thích, Dự đoán gồm 6 mức đánh giá tương ứng với 3 cụm năng lực nhận thức tái tạo, liên kết và phản ánh.
Dựa trên các thang đánh giá, chúng tôi đã đề xuất việc thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực SLTKYH của SV khi GQVĐ thực tế bao gồm:
- Cách thức xây dựng câu hỏi đánh giá tương ứng với các mức năng lực SLTKYH và phù hợp với MT học tập (chúng tôi đã xây dựng được một bộ câu hỏi theo 14 vấn đề có bối cảnh lâm sàng y học);
- Quy trình xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá năng lực SLTKYH (chúng tôi đã xây dựng được 2 ma trận đề kiểm tra sử dụng trong ĐGĐH và ĐGTK);
- Xây dựng bộ câu hỏi tương ứng ma trận đề kiểm tra (chúng tôi đã xây dựng được 2 bài kiểm tra Test 1, Test 2 tương ứng);
- Xác định biểu điểm chấm và mô tả thang điểm tương ứng với các mức SLTKYH của các bài kiểm tra.
Chúng tôi đã đề xuất quy trình phân tích đề kiểm tra, hiệu chỉnh bộ công cụ đánh giá để tăng tính hiệu quả của công cụ đánh giá. Đặc biệt, đã xây dựng được một bài kiểm tra đánh giá năng lực SLTKYH của SV khi GQVĐ thực tế với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS (bài kiểm tra Test_thuchanh). Chúng tôi tiến hành quá trình thực nghiệm sư phạm để tìm câu trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu còn lại của đề tài.
CHƯƠNG 5
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Chúng tôi trình tiến hành thực nghiệm với bộ công cụ đánh giá đã xây dựng và dạy học thực nghiệm với mô hình dạy học 4 giải pháp đã đề xuất, phân tích kết quả và rút ra kết luận.
5.1. Mục đích thực nghiệm
- Thực nghiệm đợt 1: Thu thập dữ liệu bài làm của SV đối với bài kiểm tra Test 1 và Test 2 (đã xây dựng ở chương 4), xử lý và phân tích đưa ra đánh giá tổng quan về năng lực SLTKYH của SV y khoa được khảo sát.
Thu thập bài làm của SV đối với bài kiểm tra Test_thuchanh (đã xây dựng ở chương 4), phân tích đưa ra đánh giá tổng quan về năng lực SLTKYH của SV y khoa được khảo sát.
Đánh giá chất lượng các câu hỏi, hiệu chỉnh các câu hỏi của Test 1, Test 2. Trên cơ sở đó, xây dựng bài kiểm tra đánh giá năng lực SLTKYH thứ 3 (Test 3) (xem Phụ lục 11). Test 3 được xây dựng theo Ma trận 3, ma trận này được hiệu chỉnh từ Ma trận 2 và bộ câu hỏi được lựa chọn có kế thừa, bổ sung từ Test 1, Test 2 sau khi đã thực nghiệm có cơ sở để hiệu chỉnh.
- Thực nghiệm đợt 2: Dạy học thực nghiệm; Thu thập dữ liệu bài làm của SV đối với bài kiểm tra đánh giá năng lực SLTKYH Test 3. Xử lí, phân tích dữ liệu để đánh giá về các năng lực SLTKYH của SV sau khi áp dụng mô hình dạy học với 4 giải pháp đề xuất, đánh giá sơ bộ về chất lượng, hiệu quả của mô hình dạy học đó.
5.2. Chọn đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với SV ngành y khoa năm thứ nhất, năm thứ hai, năm học 2018-2019 và đối với SV ngành y khoa năm thứ nhất, năm học 2019-2020 của trường ĐH Y Dược Huế.
5.3. Kế hoạch và tiến trình thực nghiệm
Thực nghiệm Đợt 1: Từ tháng 9/2018 đến tháng 01/2019, chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với N1 = 103 SV ngành y khoa năm thứ nhất, học kỳ 1, năm học
2018-2019, trường ĐH Y Dược Huế. Những SV này vừa học xong những kiến thức liên quan chủ đề Lý thuyết mẫu trong học phần XS-TKYH. Các em đã nắm bắt tốt các khái niệm, công thức TKYH liên quan biến ngẫu nhiên, định lý giới hạn trung tâm, tổng thể, mẫu ngẫu nhiên, lấy mẫu, các loại bảng, biểu đồ, các thống kê mẫu, một số phân phối thông dụng và phân phối lấy mẫu. Chúng tôi thu thập dữ liệu bài làm của SV đối với bài kiểm tra Test 1. Sau khi những SV này học xong phần thực hành TKYH, thu thập bài làm của SV đối với bài kiểm tra Test_thuchanh. SV thực hiện bài Test_thuchanh tại phòng thực hành máy tính, trang thiết bị đảm bảo mỗi SV có một máy tính đã cài đặt sẵn phần mềm thống kê SPSS, có nối mạng Internet và nối kết với máy chủ của GV.
Cũng trong thời gian này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với N2 = 72 SV ngành y khoa năm thứ hai, học kỳ 1, năm học 2018-2019, trường ĐH Y Dược Huế. Những SV này học xong học phần XS-TKYH vào học kỳ 2, năm học 2017-2018. Thu thập dữ liệu bài làm của SV đối với bài kiểm tra Test 2.
Thực nghiệm Đợt 2: Từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019, chúng tôi tiến hành dạy học thực nghiệm; sau khi học xong học phần XS-TKYH, SV sẽ thực hiện bài kiểm tra Test 3. Thực nghiệm được tiến hành đối với N3 =108 SV ngành y khoa năm thứ nhất, học kỳ 1, năm học 2019-2020, trường ĐH Y Dược Huế.
5.4. Phân tích kết quả thực nghiệm
5.4.1. Phân tích kết quả thực nghiệm Đợt 1
Kết quả thực nghiệm được phân tích định lượng bằng phần mềm thống kê SPSS (IBM SPSS Statistics 20).
5.4.1.1. Phân tích kết quả thực nghiệm đối với bài kiểm tra Test 2:
Thu thập dữ liệu bài làm đối với bài kiểm tra Test 2 của N2 = 72 SV ngành y khoa năm thứ hai, học kỳ 1, năm học 2018-2019, trường ĐH Y Dược Huế. Những SV này đã học xong học phần XS-TKYH vào học kỳ 2, năm học 2017-2018. Kết quả xử lý điểm bài kiểm tra Test 2 (Phụ lục 12) cho chúng tôi xác định được tỉ lệ phần trăm (%) SV đạt các mức SLTKYH, được thể hiện trong Bảng 5.1 và biểu đồ trong Hình 5.1 dưới đây.
Bảng 5.1. Tỉ lệ (%) SV đạt các mức Suy luận thống kê y học đối với Test 2
Mức SLTKYH | Mức điểm | Tỉ lệ (%) (N2 = 72) | |
Phản ánh | 5, 6 | (7,5; 10] | 13,9 |
Liên kết | 4 | (5; 7,5] | 20,8 |
3 | (2,6; 5] | 55,6 | |
Tái tạo | 1, 2 | (0; 2,6] | 9,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết Kế Bộ Công Cụ Đánh Giá Năng Lực Suy Luận Thống Kê Y Học Của Sv Khi Giải Quyết Vấn Đề Thực Tế
- Liệt Kê 14 Vấn Đề Có Bối Cảnh Lâm Sàng Y Học
- Ma Trận Đề Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Sltkyh (Ma Trận 2)
- Kết Quả Trả Lời Tương Ứng Câu Hỏi 7 Của Test 2
- Kết Quả Trả Lời Tương Ứng Câu Hỏi 1 Của Test 1
- Trả Lời Của Sv4 Đối Với Nhiệm Vụ 1 Của Test_Thuchanh
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Hình 5.1. Phân bố điểm của bài kiểm tra Test 2
Từ Bảng 5.1 và biểu đồ trong Hình 5.1 cho thấy, mức độ SLTKYH của SV là tương đối đồng đều, đa số các em đều được trang bị tốt các kỹ năng thống kê cơ bản, cụ thể chỉ có 9,7% chỉ đạt được mức năng lực thấp là mức tái tạo, nghĩa là chỉ dừng lại ở mức độ truy xuất kiến thức, truy hồi lại công thức, sử dụng các quy trình quen thuộc và 65,3% đạt được các mức 1, 2, 3. Nhìn chung, SV chủ yếu đạt năng lực ở mức độ 3, 4 (liên kết) chiếm 76,4%, các mức cao 5, 6 (phản ánh) vẫn còn
thấp, chỉ có 13,9% đạt được mức năng lực này, các mức năng lực cao đòi hỏi SV phải biết vận dụng sáng tạo các kiến thức đã biết để làm nên cái mới, không quen thuộc với những dạng đã biết hay vận dụng SLTKYH để giải quyết các vấn đề thực tế y học. Để thấy rò hơn về năng lực SLTKYH của SV, chúng tôi phân tích trả lời của SV đối với từng câu hỏi.
Ví dụ 5.1. Đối với câu hỏi 7 trong bài kiểm tra Test 2 như sau:
Câu 7. (M3): Hàm lượng Protein huyết thanh X (g/dL) của người bình thường ở vùng dân cư A là biến ngẫu nhiên tuân theo phân phối chuẩn N(7,8; 0,452). Chọn 100 mẫu ngẫu nhiên từ tổng thể người bình thường vùng A, mỗi mẫu đều có số lượng là 10 người. Phát biểu nào sau đây là đúng về phân phối của các thống kê K tương ứng:
A. K ( X 7,8) . 10
0, 452
C. K ( X 7,8) . 10
0, 45
N (0;1)
N (0;1)
B. K ( X 7,8) . 100 0, 45
D. K ( X 7,8) . 100 0, 452
N (0;1)
N (0;1)
Hãy giải thích quá trình suy luận thống kê cho sự lựa chọn của bạn?
Phân tích.
Loại câu hỏi: NLC (có yêu cầu giải thích). Nội dung TKYH: Mô tả phân phối mẫu. Năng lực SLTKYH: Mô tả.
Bối cảnh lâm sàng: Câu hỏi xây dựng trên bối cảnh nghiên cứu mô tả chỉ số protein (g/l) qua định lượng protein huyết thanh. Xét nghiệm protein trong máu để kiểm tra gan, thận hoạt động như thế nào, chế độ ăn uống có đủ protein hay không, chỉ số này cũng giúp xác định nguyên nhân gây sưng phù mắt cá chân, bụng cổ trướng hay nguy cơ phát triển một nhiễm trùng, một bệnh về máu như u đa tủy.
Cụm năng lực: Liên kết – Mức 3. Câu hỏi trên được đưa ra nhằm đánh giá năng lực SLTKYH Mô tả của SV liên quan đến việc mô tả phân phối mẫu. Thống kê là khoa học của dữ liệu, trong đó thống kê suy diễn là quá trình biến đổi dữ liệu thành thông tin, đó là các phương pháp phân tích liên quan đến việc suy diễn các kết luận từ tập dữ liệu thực nghiệm. Phân phối lấy mẫu đóng vai trò quan trọng trong thống kê bởi nó được xem là chìa khóa để đi vào thống kê suy diễn. Một phân phối lấy mẫu là một phân phối tần suất của một thống kê mẫu dựa trên các mẫu ngẫu nhiên được rút ra từ tổng thể.