các trò chơi dân gian, tổ chức hát bội… do người dân trong khu vực tập trung về đình thực hiện với hình thức tự nguyện, nhưng đã bị thất truyền. Khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động hội được Nhà nước khôi phục, tổ chức tại khu lấn biển, cách đình khoảng vài cây số. Các trò chơi dân gian, cải lương, gian hàng ẩm thực, múa lân, cây cảnh… được tổ chức sôi nổi từ ngày 25-8 đến 30-8 âm lịch. Dự tính các năm sau, tổ chức lễ hội sẽ thực hiện múa lân sư rồng, trong đó có các đoàn từ nước ngoài biểu diễn, thi tài. Đến tham gia lễ hội, người dân cảm thấy phấn khởi, vui vẻ, hòa nhập vào không khí thiêng liêng của lễ, náo nhiệt của hội. Dù lượng khách rất đông, có năm hơn một triệu lượt người viếng nhưng lễ hội để lại nhiều ấn tượng đẹp về an ninh trật tự, môi trường sạch đẹp. Trong những ngày này, đình huy động hàng ngàn tình nguyện viên tham gia phục vụ, tiếp đón và hướng dẫn du khách, chuẩn bị những suất cơm, nước uống phục vụ nhân dân miễn phí. Quan sát thực địa tại đình, người viết nhận thấy có khá đông bà con là tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ hương trong trang phục áo bà ba đen, họ chủ yếu đến từ An Giang, Đồng Tháp với niềm tin là đi giỗ quan Thượng đẳng đại thần.
Năm 2018, Ban Bảo vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực liên tục tiếp nhận gạo, các nhu yếu phẩm của bà con khắp nơi gửi về và việc tiếp nhận hàng hóa, sắp xếp, nhập kho, công tác bảo quản thực hiện trật tự, đúng quy trình đủ cung cấp cho lễ hội. Ban Bảo vệ di tích đã huy động trên 200m3 củi, 500 bao trấu làm chất đốt và các tổ chức, cá nhân, kiều bào ở nước ngoài ủng hộ trên 69 tấn gạo, hơn 2.400kg nếp, trên 6.000 kg đậu nành và các vật phẩm khác để phục vụ khách tham quan, dâng hương. Nhằm tạo điều kiện cho khách hành hương có chỗ nghỉ qua đêm, Ban Bảo vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực phối hợp với các Hội từ thiện chuẩn bị trại vòng phục vụ khách thập phương nghỉ ngơi miễn phí. Phần văn nghệ, các tiết mục của các đoàn nghệ thuật đến từ các nơi khắp Nam Bộ. Các vỡ diễn với chủ đề ca ngợi tấm gương hy sinh anh dũng cùng những chiến công tiêu biểu của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân như: Bản hùng ca chim lạc, Hỏa hồng Nhựt Tảo, Đêm rừng Kiên Giang, Kiếm bạt Kiên Giang, Manh áo ân tình, Tiếng thét nơi pháp trường, Hồn thiêng sông núi…
Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá nói riêng, Kiên Giang nói chung đã trở thành nếp sống trong đời sống văn hóa của nhân dân, đông đảo người dân đến dự với tinh thần thiện nguyện, tin tưởng. Không những thế, hàng ngày, người dân địa phương, khách thập phương đến đình dâng hương, cầu nguyện, hương khói đêm ngày (PL6.22). Sự phát triển của tín ngưỡng văn hóa nơi đây lan tỏa khắp Nam Bộ là nhu cầu trong đời
sống tinh thần của cư dân địa phương và của cả Nam Bộ. Cô Nguyễn Thị Bích, 47 tuổi, ở TP Rạch Giá nói: “Lễ hội Ông đông lắm anh ơi, trước một tháng là phải chuẩn bị, trang hoàng. Có thể nói mọi tầng lớp ở Rạch Giá, cả người Việt, người Khmer, người Hoa đều tham gia với tinh thần tình nguyện, mọi nhà đều mở lòng đón du khách, các hàng quán, khách sạn phục vụ hết công suất, nhiều trường hợp du khách đến trể, hết phòng nghỉ, nhà dân sẵn sàng đón khách. Còn đãi ăn, một lượt cả trăm bàn, xung quanh đình cả bên ngoài đường đều cất rạp, để bàn phục vụ miễn phí đồ ăn chay. Năm nay kỷ niệm năm tròn, chắc chắn sẽ đông hơn nhiều. Sở dĩ như vậy, vì với dân tộc, Ông là người anh hùng, đối với tâm linh, Ông linh thiêng phò hộ cho dân vùng này yên ổn làm ăn, sinh sống.” (PL 5.6)
3.2.2.2 Đình Vĩnh Hòa Hiệp ở huyện Châu Thành (Kiên Giang)
* Cơ sở thờ tự
Xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, Kiên Giang, thời chúa Nguyễn gọi là xóm Tà Niên, khi triều đình nhà Nguyễn xác lập cơ cấu hành chính, làng có tên Vĩnh Hòa Đông, nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Từ đầu thế kỷ XIX, gia đình ông Ngô Quyền Hóa di dân đến Tà Niên khai hoang, trồng lúa nước, dần dần dân cư ngày càng đông đúc, năm 1829, các vị kỳ lão cùng người dân dựng đình thờ Thành hoàng bổn cảnh là cơ sở tín ngưỡng tâm linh ở nơi này. Hàng năm, dân làng cúng cầu an vào 17, 18, 19 tháng Giêng âl để cầu nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tấn đạt. Năm 1852, đình làng được vua Tự Đức ban sắc thần Tự Đức ngũ niên thập nhất ngoại nhị thập cửu nhật. Năm 1905, đình làng dời về phần đất hiện nay, cách đình cũ khoảng 1 km, lúc đầu được cất bằng cây lá, đến năm 1927, dân làng đóng góp, đình được xây cất lại kiên cố. Đình gồm một ngôi chánh điện, một ngôi vỏ ca, nền lót đá, tường gạch, cột kèo bằng cây, mái lợp ngói âm dương. Năm 1834, Phó cơ Nguyễn Hiền Điều tử tiết, người dân tôn ông làm chính thần của đình. Khi Nguyễn Trung Trực chuyển quân hoạt động ở Kiên Giang, Ông lấy Tà Niên làm căn cứ đánh thành Rạch Giá, kháng Pháp. Khi bị Pháp bắt, xử chém ở Rạch Giá, người dân Tà Niên mang chiếu hoa, thức ăn đến pháp trường tế sống Ông; hai ngày sau khi Ông hy sinh, các kỳ lão viết linh vị Nguyễn Trung Trực đưa vào chánh điện cúng tế. Như vậy, từ năm 1869, đình Tà Niên, nay là đình Vĩnh Hòa Hiệp thờ Nguyễn Trung Trực làm chính thần cho đến ngày nay (PL6. 6).
Đình Vĩnh Hòa Hiệp xây dựng mặt tiền hướng Đông Nam, đối diện kinh Tà Niên,
sau lưng giáp đường đi vào chợ Tà Niên. Đình có tổng diện tích 5800m2, nhưng hiện nay còn chưa đến 5000m2 do dân xây cất trái phép. Đình được xây theo lối đình làng một ngôi ba gian, hai chái, gồm chính điện, Đông lang xây năm 1968, Tây lang xây vào năm 1990. Năm 2003, đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Cổng đình xây dựng với hai trụ vuông, trên mái lợp ngói, gắn hình Lưỡng long tranh châu, bước qua khoảng sân rộng là ngôi chính của đình. Như kiến trúc của đình Nam Bộ, ngôi chính có một gian hai chái, mái đình lợp ngói âm dương, trên nóc gắn hình Lưỡng long tranh châu tráng men. Hai cột tròn ở tiền sảnh khắc hai hình rồng to quấn quanh cột, trước hai cột chính là tượng hổ to hướng về trước cổng. Bên trong đình gồm: vò ca, vò quy, chính điện. Gian trước, gian giữa trang hoàng cờ, là nơi đặt bàn Hội đồng thờ Nguyễn Hiền Điều, thờ trăm quan và là nơi để sắc phong của vua Tự Đức. Gian chính điện, ở giữa thờ Nguyễn Trung Trực, tượng của Ông được đặt đứng oai nghiêm, đầu vấn khăn đóng, mặc áo xanh thêu rồng, trên vai, ngực choàng áo màu đỏ, hai bên tượng có rồng chầu, phía trước là hạc đứng trên lưng rùa, bàn thờ được lau chùi sạch sẽ, sáng bóng, hương hoa dâng cúng thường nhật, đèn nhiều màu xung quanh gian thờ, sáng rực làm tăng thêm không gian trang nghiêm, mát mẻ của ngôi đình. Bên phải tượng thờ Nguyễn Trung Trực là bàn thờ ông Ngô Quyền Hóa, người có công lập làng, lập ấp ở Tà Niên đầu thế kỷ XIX, bên trái là bàn thờ Lâm Quang Ky, phó tướng của Nguyễn Trung Trực. Ngoài ra, hai bên ngôi đình chính bàn thờ các vị theo lệ đình làng. Từ ngoài vào, bên phải là thờ các vị Tiền hiền, Bạch mã, Tiên sư; phía bên trái thờ Hậu hiền, Thái giám, Chúa Ngọc, hơn nửa thế kỷ qua trên bàn thờ Chúa Ngọc có
thờ mẹ của Nguyễn Trung Trực.
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo Sát Việc Thờ Phụng Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ
- Bản Đồ Các Đình Thờ Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ (N Guồn : Ncs, Pl.1)
- Lễ Hội Tái Hiện Chiến Công Kháng Pháp Trên Đất Long An
- Lễ Hội Và Việc Thờ Cúng Nguyễn Trung Trực Ở Sóc Trăng
- Những Biến Đổi Và Nguyên Nhân Biến Đổi Của Tín Ngưỡng Thờ Nguyễn Trung Trực Ở Nam Bộ
- Nguyên Nhân Biến Đổi Tín Ngưỡng Thờ Phụng Nguyễn Trung Trực
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
* Phần lễ hội
Đình Vĩnh Hòa Hiệp tổ chức lễ Kỳ yên vào ngày 15, 16 tháng Giêng, ngày 12 tháng 5 âl lễ giỗ Lâm Quang Ky, lễ hội Nguyễn Trung Trực tổ chức cùng ngày với lễ hội ở Rạch Giá. Nghi thức lễ giống như cúng đình ở Nam Bộ. Ngày 27/8 dân làng, khách các nơi tập họp ở đình, sáng hôm sau làm lễ chánh tế, có nhạc sinh, học trò lễ thực hiện nghi thức lễ, dâng ba tuần rượu, tuần trà, vật cúng mặn như heo, gà, vịt, gồm 4 món: canh, xào, kho, luộc; thời gian thực hiện nghi thức lễ từ 7g đến 9g30. Đình không tổ chức thỉnh sắc như ở Rạch Giá, việc này được thực hiện vào lễ Kỳ yên. Sau lễ cúng, Ban bảo vệ di tích tổ chức đãi ăn, có món mặn, món chay. Năm 2018, bà con vận động hơn 600 suất cơm chay. Về hội, đình Vĩnh Hòa Hiệp tổ chức văn nghệ và trò chơi dân
gian phục vụ nhân dân vào dịp lễ hội. Ông Nguyễn Văn Sáo, phó Ban bảo vệ di tích đình Vĩnh Hòa Hiệp cho biết: Đình không tổ chức hát bội, chỉ hát tuồng tích, phục vụ văn nghệ, đờn ca tài tử. Trò chơi dân gian thường gặp như: nhảy bao, đập nồi, bắt vịt... ngoài ra cũng theo thời như tổ chức xe đạp chậm. Chủ đề phải phù hợp với truyền thống của đình chớ không phải ủy mị. Việc này cũng phải được Phòng Văn hóa huyện cho phép mới diễn, như chủ đề ca ngợi anh hùng dân tộc, lòng yêu nước để thế hệ trẻ noi theo (PL 5.12).
3.2.2.3 Đình Nguyễn Trung Trực ở huyện Phú Quốc (Kiên Giang)
* Cơ sở thờ tự
Ở Phú Quốc, nơi Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân chiến đấu suốt ba tháng với thực dân Pháp và bị giặc bắt, nhân dân nơi đây rất tin tưởng thờ cúng ông Nguyễn. Đình Nguyễn Trung Trực ở Gành Dầu, huyện Phú Quốc tọa lạc ở mũi Gành Dầu, cách thị trấn Dương Đông 20 km, được xây dựng tại nơi Ông bị bắt trong trận chiến cuối cùng năm 1868. Đình được xây dựng năm 1993, đến năm 2011 đình được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Ngày 30 - 10 - 2016, sau một năm xây dựng mới, đình khánh thành với qui mô lớn hơn. Cổng tam quan được xây dựng cao rộng. Phía trên ghi Đình thần Nguyễn Trung Trực, hai bên cột ghi lại hai câu thơ nổi tiếng của Huỳnh Mẫn Đạt. Qua cổng tam quan là khoảng sân rộng, trong đó có hồ sen tạo không gian thanh tịnh, trước ngôi thờ chính là tượng Nguyễn Trung Trực đứng trên bệ cao, tay nắm đốc kiếm sẵn sàng tuốt gươm chiến đấu, mắt nhìn về phía trước. Hai đường dẫn lên điện, ở giữa là công trình điêu khắc về chiến công của Nguyễn Trung Trực nằm giữa hai đường rộng, từ chính điện đến sân đình. Đình gồm ngôi chánh điện, hai gian thờ. Ngoài ra còn có hai nhà chờ, cảnh quan hài hòa với toàn cảnh (PL6 A.8). Ngôi chính điện cao và uy nghi, lợp ngói, trên nóc có Lưỡng long tranh châu. Mặt tiền dưới mái đình là Bảng ghi Đình thần Nguyễn Trung Trực, thấp xuống là bảng ghi câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trung Trực Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây. Hai cột dẫn vào cửa chính điện ghi hai câu thơ nổi tiếng của Huỳnh Mẫn Đạt: Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỉ thần. Bước vào trong, cách bày trí tương tự như đình Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá. Tại chánh điện, từ ngoài vào trong có các bàn thờ: Chánh soái Đại càn, bàn thờ chư vị Hội đồng. Tại gian cuối, chính giữa thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, nổi bật là di ảnh của Ông, hương hoa, trà quả dâng cúng trên bàn nghi ngút khói hương. Phía trên cao là bức hoành phi ghi bốn chữ Anh Khí
Như Hồng để ca ngợi khí tiết hào hùng của Ông, bên trái hoành phi là bốn chữ Hải Quốc Ân Thâm, bên phải là bốn chữ Hộ Quốc An Dân. Phía trước gian thờ là hai chim hạc đứng trên lưng rùa, bên cạnh đó, bộ bát bửu thường thấy trong đình được đặt cạnh hai cột chính cao to chạm khắc tinh xảo, trên hai hàng cột được khắc hai câu đối:
“Trung dũng vô song vệ quốc can thành chiêu nhật nguyệt Trực nhân bất nhi an dân thủ thổ định sơn hà”
Hai gian ở hai bên ngai thờ chính, bên phải thờ phó tướng Lâm Quang Ky, phó Quản cơ Nguyễn Hiền Điều, bên trái thờ Nam Hải đại tướng quân, Cửu Huyền Thất Tổ. Ngoài ra, hai bên đối xứng còn thờ Tiền hiền, Hậu hiền, các tướng lĩnh và nghĩa quân. Tất cả được chạm khắc, sơn son thiếp vàng trang hoàng vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm.
* Phần lễ hội
Lễ giỗ Nguyễn Trung Trực diễn ra cùng ngày với lễ hội ở Rạch Giá, nghi thức cúng tế cũng thế, vật cúng có mặn có chay. Theo ông Nguyễn Hữu Lộc, phó Ban Bảo vệ Di tích đình Nguyễn Trung Trực ở Gành Dầu, huyện Phú Quốc, Kiên Giang, lễ giỗ của ông diễn ra hàng năm vào ngày 26, 27, 28/8, ngày càng được nhiều người dân biết đến và về viếng ông, ban đầu số lượng còn ít, dần dần đông hơn và riêng trong năm 2019 thu hút hơn 20.000 người dân từ khắp nơi trên cả nước đổ về và rất nhiều khách du lịch quốc tế. Ban tổ chức phải dùng đến 2 tấn heo để đãi quý khách chưa kể đến hàng trăm heo quay do quý khách mang đến để cúng giỗ ông. Đồ cúng ông thì làm đồ chay tuy nhiên kèm theo đó là 2 con cá lóc và 3 trái bắp, tôi cũng không hiểu rò tại sao vì đây là phong tục được lưu truyền từ trước đến giờ ( PL 5.20).
Cũng như các nơi trong tỉnh Kiên Giang, sau lễ, Ban quản trị tổ chức văn nghệ phục vụ nhân dân, đãi cơm khách đến viếng, du lịch. Đình thờ Nguyễn Trung Trực ở thu hút khách du lịch nên cơ sở thờ tự nơi đây gắn với du lịch tâm linh. Những năm gần đây, Phú Quốc là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch trong và ngoài nước, ngoài những bãi biển đẹp để du khách dừng chân thì du lịch tâm linh là nơi không thể thiếu, trong đó có đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Gành Dầu. Di tích nơi đây rất linh thiêng, nhiều người khấn vái để được bình an, làm ăn tấn tới, khi ý nguyện thành, họ trở lại đình để tạ ơn, Ông Nguyễn Hữu Lộc nói thêm: Đền thờ rất linh thiêng, có rất nhiều người dân khắp nơi đến để khấn trong làm ăn và được như ý nguyện. Điển hình là có cả hàng trăm con heo quay được người dân đem đến ngày giỗ ông để cúng trả lễ. Họ đến khấn vái, về nhà làm ăn được nên quay trở lại cúng Ông. Tôi hỏi sao quay lại? Họ nói: Kỳ trước đến
cúng có khấn, Ông cho được nên quay lại trả lễ, có 4, 5 người đến. Có lần tôi đi Kiên Giang, đi tắc xi, chú tài xế thuật lại mẫu chuyện như thế này: Chú tài xế có người quen, giựt của chú 7 tỷ, hai năm không trả. Chú đến đây khấn vái Ông, không biết khấn gì, nửa tháng sau ông kia mang tiền trả, chú mới lên đây cúng heo trả lễ. (PL 5.20)
Hơn 25 năm qua, thời gian chưa dài so với lịch sử các đình đã có từ xưa, song, đến nay đình Nguyễn Trung Trực mở rộng qui mô nhiều lần, di tích được đầu tư lớn, khách thập phương gia tăng, việc này minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ.
3.2.3 Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở An Giang
* Cơ sở thờ tự ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới (An Giang)
An Giang là một trong những điểm dừng chân chiêu mộ binh sĩ của Nguyễn Trung Trực trên đường chuyển hướng khởi nghĩa từ Long An xuống miền Tứ giác Long Xuyên. Hiện nay, địa phương này có hai đình thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ( ở Tp. Long Xuyên và huyện Chợ Mới), nhưng xét về quy mô và phạm vi ảnh hưởng của tín ngưỡng thì đình và lễ hội tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới là trọng tâm của vấn đề mà luận án quan tâm. Vì nơi đây, từ lâu đã là một trong những nơi thu hút đông đảo người dân các nơi đến chiêm bái, ngưỡng vọng, cầu xin, nhất là trong dịp lễ giỗ Quan thượng đẳng Nguyễn Trung Trực. Tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới, An Giang, nơi thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được người dân tôn kính đặt tên Ngôi thờ Quan Thượng đẳng. Ngôi thờ được xây dựng trong khuôn viên 5000m2, mặt tiền hướng về kinh nối sông Vàm Nao với sông Ông Chưởng, mặt hậu hướng về vùng Bảy núi. Trên nóc Cổng Dinh được tạo tác theo kiểu motif Lưỡng Long tranh châu quen thuộc của các đình Nam Bộ, qua khỏi cổng là tượng đồng anh hùng Nguyễn Trung Trực uy nghi, tay phải cầm gươm chỉ thẳng lên trời, tay trái cầm chặt vỏ bao gươm, sau lưng tượng là điện thờ chính của ghi dòng chữ to, sơn đỏ: Ngôi thờ Quan Thượng đẳng Nguyễn Trung Trực. Bên trong điện thờ là di ảnh anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, hai bên là hàng binh khí bát bửu, phía dưới di ảnh là một bàn dài hình chữ nhật được sơn son, thiếp vàng là nơi để lễ vật cúng tế, hỷ cúng thường nhật hoặc khi lễ giỗ. Bên trái cổng là một khoảng sân rộng, một nhà thuốc nam, một xe cứu thương từ thiện, kế đó một gian dài, rộng đặt trang trọng di ảnh Quan thượng đẳng trong áo mũ, quan phục chỉnh tề, bên cạnh là mô hình tàu Espérance, trên các bức tường là các tranh dân gian miêu tả cuộc đời và chiến công của Nguyễn Trung Trực, các bài thơ của người dân sáng tác để hỷ dâng Ông.
* Phần lễ hội
Ban quản trị ngôi thờ tổ chức giỗ Nguyễn Trung Trực vào ngày 27, 28 - 8 âl.
Trước lễ hội một tuần, hàng trăm người từ các tỉnh ĐBSCL về Dinh cùng sửa sang, lau chùi, quét dọn, dựng trại để chuẩn bị như con cháu cúng giỗ ông bà. Cũng giống như các đình Nam Bộ khác, lễ hội tại Dinh cũng bao gồm phần lễ và phần hội.
Trước khi tiến hành lễ, Ban tổ chức lễ hội là các cán bộ chính quyền xã, đứng đầu là phó chủ tịch xã, phụ trách văn xã thực hiện nghi thức khai mạc lễ hội. Sau nghi thức khai mạc là phần lễ hội. Ở phần lễ, vì đây là cơ sở thờ tự Quan thượng đẳng đại thần của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nên nghi thức lễ bái tuân thủ theo luật lệ của tôn giáo. Lễ vật dâng cúng là thức ăn chay, gồm các món canh, xào, kho, luộc. Ban nhạc lễ, lễ sinh thực hiện nghi lễ dâng hương, dâng rượu, dâng trà như nghi thức chung của cúng đình. Chủ tế là người của Ban quản trị trong trang phục áo dài đen thành khẩn thắp hương khấn:
“... Nam mô thập phương Phật Nam mô thập phương Pháp Nam mô thập phương Tăng
Nam mô Phật Tổ, Phật Thầy, Quan Thượng đẳng Đại thần, chư quan cựu thần, chư vị sơn thần, chư vị năm non bảy núi, cảm ứng chứng minh…”
(Nguồn: Ban trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo, (2011, tb lần 6) “ …hôm nay là ngày tưởng niệm 151 năm ngày Ông hy sinh vì đại nghĩa, chúng con thành tâm ngưỡng bái…cầu mong Ngài phù hộ độ trì cho Quốc thái dân an, thiên hạ thái bình ấm no hạnh phúc”. Sau đó, từng người dâng hương, đến đại diện chính quyền và khách thập phương.
Sau phần lễ, Ban quản trị Ngôi thờ thỉnh di ảnh Nguyễn Trung Trực lên mô hình tàu Espérance, diễu hành khắp cù lao Ông Chưởng, đông đảo nhân dân tham gia diễu hành như lễ nghinh sắc. Ở hai bên đường, nhân dân bàn dâng hương hoa, trái cây chào đón rất trang trọng. Phần hội có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật với những tiết mục biểu diễn góp phần làm không khí lễ hội trở nên sôi động. Trong đó, đáng chú ý là tiết mục diễn lại trận đánh chìm tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo. Ngoài ra, Ban tổ chức còn tổ chức các trò chơi dân gian, biểu diễn vò thuật, thả hoa đăng trên sông…Cũng giống như các nơi khác, phật tử cũng như khách thập phương được Ban tổ chức chiêu đãi suốt thời gian diễn ra lễ hội. Điều đặc biệt ở ngôi thờ đãi khách hoàn toàn bằng thức ăn chay, toàn bộ chi phí và thực phẩm đều do bà con xa gần hỷ cúng.
Ngôi thờ Nguyễn Trung Trực tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang không chỉ độc đáo về nghi thức thờ cúng mà còn thể hiện trong tổ chức lễ hội. Các yếu tố địa lịch sử, địa văn hóa đã tác động mạnh mẽ, do đó, lễ hội tại đây vừa mang yếu tố của dân gian vừa mang màu sắc của tôn giáo nội sinh đậm chất Nam Bộ là đạo Hòa Hảo. (PL6. 21).
3.2.4 Lễ hội và việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Bạc Liêu
* Cơ sở thờ tự ở xã An Trạch A, huyện Đông Hải (Bạc Liêu)
Mặc dù trong chính sử và trong truyền thuyết dân gian không có một dòng nào nhắc tới Bạc Liêu trong chuỗi các sự kiện và địa danh gắn với cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, nhưng qua xử lý tư liệu, chúng tôi nhận thấy có ba đình phụng thờ Nguyễn Trung Trực là chính thần. Trong đó, đình Nguyễn Trung Trực có lịch sử lâu đời, thu hút đông đảo người dân quanh vùng và các tỉnh lân cận là đình Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại ấp Thành Thưởng B, xã An Trạch A, huyện Đông Hải, Bạc Liêu. Đình Nguyễn Trung Trực được lập từ cuối thế kỷ XIX do ông Trần Văn Núi, Thân Sang và Xã Trụ do lòng tôn kính vì khí phách hiên ngang của Ông mà bí mật mang lư hương thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực từ Rạch Giá (Kiên Giang) về làng Thạnh Huề (Giá Rai, Bạc Liêu). Ban đầu, ngôi đình dựng bằng cây lá tạm bợ để thờ và che mắt địch. Năm 1915, đình được xây dựng khang trang, qua nhiều lần tu bổ đến năm 2006 đình được di dời đến vị trí như hiện nay và được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh cũng vào năm 2006 (PL6 A.17). Từ Bạc Liêu đi theo quốc lộ 1, cách thị xã Giá Rai khoảng 10km về hướng Cà Mau qua kinh xáng Bạc Liêu – Cà Mau bằng trẹt ở bến Cây Gừa, đi theo đường đan về hướng nam khoảng 200m là đến đình thờ Nguyễn Trung Trực. Đình có diện tích hơn 2000m2, cổng đình hướng ra kinh Xáng Bạc Liêu – Cà Mau, sau đình là đường liên ấp. Trên nóc cổng đình được tạo tác theo kiểu Lưỡng Long tranh Châu quen thuộc của các đình Nam Bộ, trên cổng ghi rò: Di tích lịch sử văn hóa Đình Nguyễn Trung Trực. Qua khỏi cổng là sân khấu lớn để trình diễn văn nghệ khi cúng đình, ở giữa sân đình là tượng anh hùng Nguyễn Trung Trực uy nghi, tay phải cầm đốc gươm, tay trái cầm chặt vỏ bao gươm; dọc hai bên sân dẫn vào điện thờ là các miếu nhỏ thờ Thần Nông, Thổ Thần, Ngũ Hành, Bạch Hổ. Phía sau tượng Nguyễn Trung Trực là khoảng sân nhỏ dẫn vào điện thờ chính. Điện thờ có ba cửa dẫn vào nơi thờ, hai cột ở các cửa đều có khắc chữ dọc từ trên xuống. Cửa ở giữa chính điện hai câu thơ sau: