Chỉ tiêu | Đ/v tính | Kế hoạch 2007 | Thực hiện 2007 | So sánh TH/KH 2007 (%) | |
1 | Tổng doanh thu | Tr đ | 166,719 | 170,542 | 102.29 |
2 | Tổng chi phí | Tr đ | 137,302 | 134,332 | 97.84 |
3 | Lợi nhuận trước thuế | Tr đ | 29,417 | 36,210 | 123.09 |
4 | Lợi nhuận trước thuế | Tr đ | 21,180 | 28,310 | 133.66 |
5 | Tỷ suất LN sau thuế/ Vốn điều lệ | % | 14.12 | 18.87 | 133.64 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Logistics Bên Thứ Ba - 3Pl
- Tổng Quan Về Thị Trường Dịch Vụ Logistics Việt Nam
- Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Vietfracht
- Diễn Biến Giá Dầu Thô Từ Tháng 3/2007 Đến Tháng
- Ưu Và Nhược Điểm Của Dịch Vụ Logistics Tại Vietfracht
- Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập - 10
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 của Vietfracht.
Trong năm 2007, tổng doanh thu của Công ty đạt 170,542 triệu đồng, bằng 108.78% so với với năm 2006 và đạt 102.29% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 36,210 triệu đồng, bằng 168.94% so với năm 2006, lợi nhuận sau thuế đạt 28,310 triệu đồng, tăng 133.66% so với kế hoạch.
Về bố trí cơ cấu tài sản, tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản đạt 47.46%, tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản đạt 52.54%. Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả của Công ty trên tổng nguồn vốn là 43.66%, nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn là 56.34%. Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty là 268.45%, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 141.04%, khả năng thanh toán nhanh là 106.19%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu đạt 23.75%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản đạt 2.68%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 19.07%.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên tổng tài sản đều tăng so với năm 2006. Điều này chứng tỏ Vietfracht đã tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm. Một điều nữa cần phải nhấn mạnh là Vietfracht đã và đang sử dụng ngày càng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của cổ
đông. Điều này thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty khá cao.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Quý I/2008
Đơn vị : triệu đồng.
Chỉ tiêu | Thực hiện | Kế hoạch | Mức độ hoàn thành kế hoạch (%) | |
1 | Tổng doanh thu | 48,534 | 205,100 | 23.66 |
2 | Tổng chi phí | 36,605 | 167,740 | 21.82 |
3 | Lợi nhuận trước thuế | 11,929 | 37,360 | 31.93 |
4 | Lợi nhuận sau thuế | 11,034 | 28,491 | 38.72 |
Nguồn: Báo cáo tài chính quý I/2008 của Vietfracht.
Trong bốn tháng đầu năm 2008, doanh thu hoạt động của toàn Công ty đạt 48,534 triệu, đạt 23.66%, chi phí đạt 21.82%, và lợi nhuận sau thuế đạt 38.72% so với kế hoạch của cả năm 2008.
Trong kế hoạch hoạt động năm 2008, Công ty sẽ góp vốn vào một số công ty liên doanh như Tân Cảng - Cái Mép, Cảng ICD Long Bình, Công ty liên doanh Hankyu vào đầu năm 2008, do vậy đòi hỏi một nguồn vốn khá lớn. Điều này đòi hỏi Công ty phải nghĩ đến việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo an toàn và mở rộng, phát triển kinh doanh. Và vào tháng 4/2008, Công ty đã đưa ra phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2008. Cụ thể vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 150 tỉ đồng, vốn điều lệ tăng thêm trong năm 2008 là 30 tỉ đồng.
Với các cổ đông của Vietfracht, có thể nói rằng họ không chỉ sở hữu những cổ phiếu mang mã VFR mà còn đang sở hữu thương hiệu Vietfracht - một thương hiệu mạnh với bề dày 45 năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển. Đây là một tài sản vô hình quý báu và là một lợi thế kinh doanh mà bất kỳ một doanh nghiệp vận tải nào cũng mong muốn có được.
III. Tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht trong thời gian qua
1. Kế hoạch kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht thời gian qua
Lãnh đạo Công ty đã xác định phương hướng phát triển chiến lược của Công ty hiện tại cũng như tương lai: “Lấy phát triển đội tàu, dịch vụ logistics, đầu tư phát triển và kinh doanh kho bãi là chính”.
Về công tác tổ chức và quản lý nhân sự
- Ổn định về mặt tổ chức, chỉnh đốn, bố trí nhân sự phù hợp với khả năng cá nhân để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, văn hoá ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có, đồng thời xây dựng và thực thi các chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu cao của khách hàng.
- Cung cấp đầy đủ điều kiện, môi trường làm việc an toàn và chăm lo đời sống cho người lao động. Đẩy mạnh công tác quản trị và phong trào văn thể mỹ, trong toàn Công ty nhằm củng cố tình đoàn kết, phấn đấu vì mục tiêu chung, xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp trong sạch và lành mạnh.
- Đào tạo, củng cố đội ngũ thuyền viên, đặc biệt số sỹ quan chủ chốt có tâm huyết với Công ty và sẵn sàng tuân thủ sự điều động phục vụ tốt cho kế hoạch khai thác của đội tàu. Sở hữu đội tàu và đội ngũ thuyền viên chuyên nghiệp là một thế mạnh của Công ty. Tuy nhiên để nâng cao hiệu suất khai khác tàu biển, và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics hàng hoá đường biển thì việc đào tạo, củng cố đội ngũ thuyền viên đặc biệt quan trọng.
- Tăng cường hợp tác và mở rộng quan hệ giữa các đơn vị (phòng, chi nhánh...) và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, nâng cao ý thức trách nhiệm và phát huy tính năng động, sáng tạo nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất, tăng cường đoàn kết, thực sự tương trợ và giúp đỡ nhau, chống mọi biểu hiện cục
bộ địa phương và thành tích chủ nghĩa để xây dựng đơn vị phát triển vững mạnh toàn diện và lâu dài.
- Xây dựng chiến lược thu hút nguồn nhân lực trẻ, có kế hoạch đào tạo phù hợp , đáp ứng được yêu cầu phát triển dài hạn của Công ty.
Về sản phẩm và thị trường
- Cung cấp sản phẩm vận tải và dịch vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ kho bãi với chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Tiếp cận và nắm bắt thị trường, tăng cường công tác marketing để không ngừng tăng thị phần trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty.
- Không ngừng hoàn thiện các dịch vụ theo hướng chuyên môn hoá cao, chú trọng hiệu quả công việc, bảo đảm chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thoả đáng của khách hàng một cách nhanh chóng, tạo lòng tin lâu dài cho khách hàng và tương lai vững chắc cho sự phát triển của dịch vụ logistics.
- Mở rộng dịch vụ logistics, tạo thành chuỗi dịch vụ cung ứng.
Về công tác đầu tư
- Đội tàu: tiếp tục đầu tư theo chiều sâu, rà soát thị trường, lên kế hoạch tiếp tục tìm tàu mới phù hợp với yêu cầu của thị trường và khách hàng, đồng thời tranh thủ sự ưu đãi về tài chính của Chính phủ trong việc đóng mới tàu biển trong nước.
- Đầu tư kho bãi: căn cứ vào nhu cầu thị trường, nghiên cứu và tính toán hiệu quả vốn đầu tư, tìm kiếm vị trí phù hợp, khu vực lân cận Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp lớn để triển khai xây dựng kho bãi, để thành lập các kho bãi trung chuyển, phân phối hàng hoá. Tiếp tục đầu tư và phát triển dịch vụ kho bãi coi đó là nền tảng cho việc phát triển dịch vụ logistics hiện tại cũng như trong tương lai.
- Đầu tư phát triển đội xe, trang thiết bị bốc xếp tại kho: cùng với hệ thống kho bãi của Vietfracht tạo thành một chuỗi liên hoàn của hoạt động logistics.
- Góp vốn thành lập các công ty liên doanh, công ty cổ phần trong các lĩnh vực then chốt như: hàng không, xây dựng cảng biển, du lịch biển để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics đường biển và đường không.
- Đầu tư nâng cấp và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics nhằm xây dựng một hệ thống quản lý đồng bộ.
Về công tác đối ngoại và quan hệ khách hàng
- Củng cố, duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác liên doanh hiện có và phối hợp, đưa ra phương hướng để các liên doanh hoạt động có hiệu quả.
- Tăng cường công tác đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các đối tác trong và ngoài nước nhằm tạo uy tín, mang hình ảnh Vietfracht với độ tin cậy cao tới khách hàng.
- Thường xuyên rà soát lại các khách hàng, phân loại khách hàng, đại lý và tăng cường khâu marketing để có những chính sách phù hợp nhằm giữ khách hàng, đại lý và tăng lượng hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận.
2. Tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht những năm gần đây
Thành lập từ năm 1963, Vietfracht có một bề dầy lịch sử lâu dài, có uy tín lớn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải trong nước và quốc tế với nhiều khách hàng truyền thống. Hơn nữa việc là một đơn vị anh hùng thời kì đổi mới đã và đang tiếp tục là niềm phấn khởi, động viên toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đoàn kết nỗ lực thi đua hoàn thành vượt mức toàn diện kế hoạch đặt ra đối với nghiệp vụ kinh doanh nói chung của công ty và dịch vụ logistics nói riêng. Dịch vụ logistics là một trong những hoạt động chủ yếu của
Vietfracht. Mặc dù dây là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam cùng với việc cạnh tranh với nhiều công ty khác nhưng với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và bây giờ là dịch vụ logistics nên trong những năm qua Công ty luôn khẳng định được uy tín và vị trí của mình trên thị trường và cũng được coi là một nhà cung cấp dịch vụ lớn trên cả nước trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Vietfracht cung cấp các dịch vụ logistics cả nội địa và quốc tế: đường không, đường bộ và đường biển, dịch vụ thông quan, vận chuyển đa phương thức và các dịch vụ phân phối, thu gom hàng hoá. Vietfracht có mạng lưới các đơn vị trực thuộc tại các cảng biển và thành phố lớn của Việt Nam như ở Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh..., do vậy Công ty có thể tận dụng được ưu thế về vị trí địa lý để phát triển và mở rộng thị trường.
Khách hàng của Vietfracht là các công ty xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia,... Các khách hàng của Công ty không chỉ có khách hàng trong nước mà còn có nhiều đối tác là các khách hàng nước ngoài, trong số đó có nhiều đối tác là những công ty lớn trên thị trường quốc tế. Các khách hàng lớn và trung thành của Vietfracht là Công ty TNHH Honda Việt Nam; Công ty Yazaki Nhật Bản; Công ty Nissin Nhật Bản; Công ty Hankyu Nhật Bản; Công ty Panasonic; Công ty Canon;... Các khách hàng hiện tại rất hài lòng với dịch vụ mà Vietfracht cung cấp. Tuy nhiên, họ cũng góp ý với Vietfracht là Công ty nên cung cấp thêm một số dịch vụ gia tăng nữa, như thế đảm bảo cho chuỗi dịch vụ được liên hoàn. Tiếp thu các đóng góp của khách hàng, Vietfracht đang có những chính sách mở rộng hệ thống chuỗi dịch vụ logistics của mình.
Các mặt hàng chuyên chở chính của Vietfracht: các mặt hàng xuất khẩu như dầu thô, thuỷ sản, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ,.. và các mặt hàng nhập khẩu như phân bón, xăng dầu, sắt thép, nguyên liệu gia công, thiết bị máy móc, linh kiện điện tử,...
Hoà chung vào xu hướng tăng trưởng của toàn Công ty, tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty cũng đạt được kết quả rất khả quan. Doanh thu từ dịch vụ logistics giai đoạn 2004 - 2007 ước chừng khoảng 20 - 22 tỉ, lợi nhuận đạt được khoảng 5 - 7 tỉ hàng năm. Con số về doanh thu và lợi nhuận thu được từ dịch vụ logistics như trên được đánh giá ở mức khá. Đây là một thành công của Vietfracht, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đạt được điều này. Hiện tại, chi phí đầu tư vào hoạt động logistics là rất lớn. Vì hoạt động logistics hiện nay còn rất mới, nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho dịch vụ logistics do Công ty cung cấp còn nhiều nhiều mặt hạn chế. Khi quyết định đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ logistics Công ty cung cấp, để có thể cạnh tranh với các công ty trong nước và các công ty nước ngoài đang cung cấp dịch vụ logistics thì Công ty buộc phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho cơ sở hạ tầng cùng các yếu tố khác. Hơn nữa việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các yếu tố cần thiết cho dịch vụ logistics không phải một sớm một chiều có kết quả ngay mà đòi hỏi có yếu tố thời gian. Do đó, các yếu tố được Công ty đầu tư để phục vụ cho hoạt động logistics như kho bãi, nguồn nhân lực,... chưa thể khai thác ngay trong giai đoạn này, nên vẫn chưa thể nâng cao doanh số cũng như lợi nhuận cho dịch vụ logistics. Nhưng trong tương lai gần, doanh số và lợi nhuận từ dịch vụ logistics sẽ tăng cao.
Xét trong tình hình chung của Công ty, thì doanh thu từ dịch vụ logistics của Vietfracht chiếm khoảng 15 - 16% trên tổng doanh thu, lợi nhuận thu được từ dịch vụ logistics chiếm trên khoảng 23% - 25% trong tổng lợi nhuận của toàn Công ty. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đóng góp của dịch vụ logistics vào kết quả kinh doanh chung của cả Công ty là cũng tương đối, do đó dịch vụ logistics thực sự là một thế mạnh của Vietfracht, có tiềm năng là một trong những ngành mũi nhọn của Vietfracht. Khẳng định được điều này sẽ giúp cho Vietfracht có được hướng đi đúng cho sự phát triển của dịch vụ logistics.
Bên cạnh đó, hiện nay công tác kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn, phải gom từ những lô hàng nhỏ lẻ và phải không ngừng tăng chất lượng dịch vụ, nhất là phải đáp ứng được thời gian của khách hàng. Giai đoạn 2004 - 2008, tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty nói chung bước đầu đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đưa ra. Kết quả thực hiện kinh doanh dịch vụ logistics đạt ở mức khá. Có được điều này, một phần rất lớn là nhờ các kế hoạch đề ra của Công ty trong giai đoạn này rất đúng đắn, phù hợp. Cũng phải thừa nhận một điều, giai đoạn 2004 - nay, có nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty, do đó đòi hỏi các kế hoạch Công ty đặt ra phải linh hoạt, phù hợp với xu hướng biến động của các yếu tố khách quan và chủ quan có liên quan. Nhận thức được điều này, Công ty đã theo dõi sát sao tình hình biến động của các yếu tố tác động, từ đó đưa ra các kế hoạch kinh doanh trên cơ sở phân tích, nghiên cứu sâu, cùng đánh giá thực tế các điều kiện nội tại của Công ty cũng như các yếu tố khách quan bên ngoài về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về khả năng đáp ứng của Vietfracht,...
Công ty đã áp dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý đơn hàng trên hệ thống phần mềm quản lý như Business Planning and Control System - BPCS và Web Map Service - WMS. Phần mềm BPCS - phần mềm hệ thống điều khiển và lập kế hoạch kinh doanh, là một hệ thống được sử dụng rộng rãi hiện nay tại các doanh nghiệp. Phần mềm này được ứng dụng trong việc quản lý chuỗi cung cấp, ứng dụng trong việc lên kế hoạch cụ thể về hoạt động cũng như tài chính doanh nghiệp, bên cạnh đó còn hỗ trợ việc xác định và phân tích tài chính doanh nghiệp. Phần mềm WMS là công cụ quản lý kho bãi. Phần mềm này hỗ trợ khả năng tích hợp với hệ thống mã vạch, cho phép quản lý các chu trình hoạt động của doanh nghiệp như các quy trình liên quan đến mua bán, giao nhận hàng hoá,... Trong quá trình thao tác, một số đơn hàng sẽ được xếp thứ tự ưu tiên. Vì thế khi giao hàng, các hạng mục ưu tiên sẽ được xuất