Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội - Viettel Dựa Vào Hệ Thống Chỉ Tiêu.


Vốn là nguồn lực vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vốn kinh doanh có thể chia làm 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động. Trong quá trình hoạt động bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel.

Bảng 2.5: Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn


Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2004

2005

2006

Tổng nguồn vốn

1410

2100

3340

1. Theo nguồn hình thành

- Vốn chủ sở hữu

- Vốn đi vay:

+ Ngắn hạn

+ Dài hạn

+ Nguồn khác




850

1400

2390

560

700

950

150

200

300

350

400

500

60

100

150

2. Theo cơ cấu vốn

- Vốn cố định

- Vốn lưu động




1180

1800

2840

230

300

500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty viễn thông quân đội - Viettel trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Viettel).


Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel tăng đều qua các năm, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm đa số. Điều này chứng tỏ Viettel hoàn toàn chủ động về nguồn vốn và có khả năng thanh toán các khoản nợ cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nên trong cơ cấu vốn của Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel, vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn khá nhiều so với vốn lưu động: năm 2006 tỷ trọng vốn lưu động trên vốn cố định là 17,6%. Tuy nhiên Viettel luôn có biện pháp sử dụng nguồn vốn để có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với những hợp đồng Quốc phòng thì nguồn vốn sẽ do kinh phí của Bộ Quốc phòng cấp, còn những hợp đồng kinh tế thì Viettel tự


trang trải nguồn vốn hoặc tranh thủ nguồn vốn của đơn vị đặt hàng. Trường hợp tham gia liên kết kinh doanh theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh thì Viettel sẽ dùng nguồn vốn lưu động của mình kết hợp với nguồn vốn của đối tác nước ngoài, như vậy không những vừa tiết kiệm được vốn mà còn tăng nhanh tốc độ chu chuyển của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Viettel về tài chính.

Tổng số vốn của Viettel trung bình tăng 50% một năm thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel đạt hiệu quả cao và quy mô ngày càng mở rộng.

3.1.3. Lợi thế về công nghệ sản xuất


Với triết lý kinh doanh là tiên phong, đột phá trong lĩnh vực công nghệ hiện đại, Viettel đã lấy “công nghệ vì con người” làm chủ đề xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty. Sau khi được cấp phép và triển khai các dịch vụ viễn thông, Tổng công ty đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng mạng lưới. Trong vòng chưa đầy 5 năm, công ty đã xây dựng được các đường trục cáp quang trên đường điện 500KV với dung lượng 5Gb/s, đường trục dọc theo đường sắt với tổng chiều dài 3500km, có dung lượng 10Gb/s. Với thị trường viễn thông đầy tiềm năng ở Việt Nam, công ty đã đẩy nhanh các dịch vụ điện thoại cố định, Internet băng rộng, bưu chính và đặc biệt là dịch vụ mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM 900.

Công nghệ GSM 900 là dải tần cuối cùng của hệ thống mạng thông dụng tại Việt Nam và trên thế giới. Công nghệ GSM (Global Syste for Mobile Communication) là công nghệ thông tin di động số toàn cầu do Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI) đưa ra năm 1991, hoạt động ở dải tần 900, 1800, 1900 MHz. Hiện tại GSM đã được phát triển nhanh chóng và đã được tiêu chuẩn hóa, áp dụng công nghệ số đảm bảo chất lượng thoại và sử dụng hiệu quả tài nguyên hệ thống. Ngày nay, các mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM đã có mặt tại khoảng 135 nước trên thế giới Tại Việt Nam, có 3 nhà cung cấp dịch vụ GSM là


Vinaphone, MobiFone và Viettel Mobile. Viettel Mobile tuy là nhà cung cấp đi sau nhưng đã làm chủ được công nghệ do ý thức được tầm quan trọng của việc nắm bắt khoa học công nghệ và không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp thiết bị.

3.1.4. Lợi thế về mạng lưới kênh phân phối


Hệ thống kênh phân phối là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, hệ thống kênh phân phối không chỉ thực hiện chức năng chuyển tải dịch vụ viễn thông tới khách hàng mà còn là một công cụ tốt để doanh nghiệp thực hiện các chương trình Marketing một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trên cơ sở hiểu sâu sắc tầm quan trọng của hệ thống kênh phân phối, Viettel coi nhiệm vụ củng cố và phát triển hệ thống kênh phân phối là nhiệm vụ cần được thực hiện thường xuyên trong thời gian dài. Hiện Viettel đang sở hữu một hệ thống kênh phân phối đa dạng và linh hoạt, mở rộng trên phạm vi toàn quốc như: hệ thống các cửa hàng giao dịch trực tiếp, đại lý ủy quyền, kênh bán hàng trực tiếp, hệ thống bán lẻ (điểm bán)Trong đó sự chú ý đang tập trung vào củng cố và mở rộng hệ thống các cửa hàng đa dịch vụ thực hiện chức năng cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông của Viettel như: dịch vụ truy cập Internet, đấu nối dịch vụ 178, dịch vụ điện thoại di động (098)Hệ thống những cửa hàng đa dịch vụ này sẽ giúp Viettel thực hiện tốt chức năng cung cấp dịch vụ tới khách hàng, hơn nữa lại tạo ấn tượng với khách hàng về một Viettel với phong cách làm việc “nhanh - chuyên nghiệp - hiệu quả”

Viettel xây dựng và thực hiện hợp lý những chính sách hỗ trợ các cửa hàng đại lý thực chất là nhằm mục tiêu quảng bá hình ảnh, thông tin dịch vụ tới khách hàng. Ngay từ đầu, những cửa hàng đại lý của Viettel đã được lựa chọn kỹ lưỡng về diện tích mặt tiền, chiều sâu, được trang trí biển hiệu, logo, poster, băng rônđể thu hút khách hàng. Tất cả những hoạt động này đều nhằm xây dựng một mạng lưới cửa hàng đa dịch vụ chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên được lựa chọn, đào tạo và kiểm tra nghiệp vụ kỹ lưỡng, sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và cung cấp dịch vụ tới


khách hàng một cách nhanh nhất, chuyên nghiệp nhất, hiệu quả nhất. Hệ thống những cửa hàng đa dịch vụ này sẽ là cầu nối vững chắc đưa Viettel tới gần với nhu cầu của khách hàng hơn

3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel dựa vào hệ thống chỉ tiêu.

3.2.1. Chỉ tiêu doanh số bán.


Theo báo cáo tổng kết năm 2006 của Bộ Bưu chính Viễn thông về Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel thì: “Tổng doanh thu năm 2006 của Viettel đạt 7108 tỷ VNĐ - tăng 284,3% so với năm 2005, vượt kế hoạch 150,8%”. Sau 7 năm (2000 - 2007) doanh thu của Viettel tăng gấp 132 lần, cụ thể như sau:

Năm 2000: Viettel chỉ cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP 178 đường dài trong nước, tổng doanh thu đạt 54 tỷ VNĐ

Năm 2001: Viettel cung cấp cả dịch vụ VoIP 178 đường dài trong nước và quốc tế, tổng doanh thu đạt 120 tỷ VNĐ.

Năm2002: Viettel cung cấp thêm dịch vụ Internet, đồng thời được thành lập hệ thống truyền dẫn riêng (đường trục 1A), tổng doanh thu đạt 920 tỷ VNĐ.

Năm 2003: Viettel phát triển thêm dịch vụ điện thoại cố định và thành lập cổng quốc tế độc lập, doanh thu đạt được là 1020 tỷ VNĐ.

Năm 2004: Viettel xây dựng tuyến đường trục 1B và triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại di động (098), doanh thu đạt được là 1400 tỷ VNĐ.

Năm 2005: Xây dựng thêm đường trục 1C, mở rộng cung cấp mạng điện thoại cố định và điện thoại di động, doanh thu đạt 2500 tỷ VNĐ

Năm 2006: Tập trung nâng cấp tổng đài BSC và MSC, xây dựng hơn 1000 trạm thu phát sóng (BTS), doanh thu đạt được là 7108 tỷ VNĐ


BiÓu ®å 2.1: Doanh thu cđa Tæng c«ng ty ViÔn th«ng Qu©n ®éi - Viettel giai ®o¹n 2000 - 2006 (§¬n vÞ: Tû ®ång)



8000


7000

6000


5000


doanh thu

4000

3000


2000


1000

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006



(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Tổng công ty Viễn thông Quân đội –

Viettel)

Qua biểu đồ ta thấy rằng doanh thu của Viettel tăng với tốc độ rất nhanh, năm trước là sự chuẩn bị các điều kiện và nền tảng để cho sự tăng trưởng cao hơn vào năm sau. Hai năm đầu là khoảng thời gian Viettel nhập cuộc để nghiên cứu thị trường, thăm dò, rút kinh nghiệm, tìm hướng đi thích hợp nên doanh thu của Viettel tăng trung bình khoảng 120% một năm. Đến năm thứ ba doanh thu Viettel đã tăng đột biến, ở mức 3 con số, tăng 666,7% một năm. Từ năm 2003 trở đi doanh thu của Viettel tăng trưởng nhanh và ổn định, đáng chú ý là năm 2006 tăng 184,3% so với năm 2005, đạt 7108 tỷ VNĐ. Sự tăng trưởng vượt bậc này đã khẳng định bản lĩnh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel, mặc dù mới chỉ thực sự gia nhập thị trường viễn thông trong hai năm trở lại đây nhưng Viettel đã thể hiện được khả năng cạnh tranh ngày càng lớn mạnh của mình.


Bảng 2.6: So sánh doanh thu và một số chỉ tiêu hiệu quả của Viettel với các doanh nghiệp cùng ngành


Chỉ tiêu


2004


2005


2006

So sánh

2005/2004

2006/2005

1. Doanh thu (tỷ đồng)

- Viettel

- VNPT

- SPT






1400

2500

7108

178,6%

284,3%

30.500

40.600

49.800

133,1%

122,7%

980

1321

1900

134,8%

143,8%

2. Tỷ suất phí (%)

- Viettel

- VNPT

- SPT






80,7

81,6

81,5

101,1%

99,9%

84,4

85,1

90,3

100,8%

106,1%

85,9

88,3

91,2

102,8%

103,3%

Tỷ suất lợi nhuận (%)

- Viettel

- VNPT

- SPT






19,3

18,4

18,5

95,3%

100,5%

15,6

13,9

9,7

89,1%

69,8%

14,1

12,7

8,8

90,1%

69,3%

(Nguồn: Tạp chí Bưu chính Viễn thông tháng 4 năm 2007)

Qua bảng trên ta thấy mặc dù doanh thu của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel không phải là cao nhất song Viettel lại có tốc độ tăng doanh thu rất cao so với VNPT và SPT: tăng 178,6% năm 2005 và 284,3% năm 2006, trong khi VNPT và SPT chỉ có tốc độ tăng doanh thu trung bình khoảng 135% một năm.

Tổng công ty bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT được thành lập từ năm 1987 có nghĩa là trước Viettel 2 năm, là một doanh nghiệp Nhà nước chủ đạo hoạt động toàn diện trong lĩnh vực Bưu chính và Viễn thông nên VNPT được hưởng rất nhiều thuận lợi và có xuất phát điểm cao, do đó doanh thu của VNPT luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành cũng là điều dễ hiểu. Song tốc độ tăng doanh thu


của VNPT ngày càng giảm: từ 133,1% xuống còn 122.7% thể hiện khả năng cạnh tranh của VNPT bị giảm sút.

SPT là Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn, là Công ty Cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông được thành lập bởi nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. So với VNPT và Viettel thì SPT có mức doanh thu thấp hơn và tốc độ tăng doanh thu không cao: tăng 134,8% năm 2005 và 143,8% năm 2006.

Chỉ có Viettel duy trì được tốc độ tăng doanh thu liên tục và ổn định ở mức cao, từ đó có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của Viettel là khá cao và trong tương lai sẽ còn khả quan hơn nữa thể hiện qua một số chỉ tiêu hiệu quả như sau:

- Tỷ suất chi phí: Là chỉ tiêu thể hiện tỷ lệ giữa chi phí và doanh thu, nó cho biết để có được 100 đơn vị doanh thu thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị chi phí. Tỷ suất phí càng nhỏ thì càng tốt. Qua bảng so sánh trên ta thấy tỷ suất chi phí của cả ba doanh nghiệp đều khá cao và tăng qua các năm chứng tỏ cả ba doanh nghiệp đều mở rộng quy mô kinh doanh nhưng ta cũng nhận thấy tình hình quản lý chi phí của Viettel là tốt hơn cả thể hiện ở tốc độ tăng tỷ suất phí từ năm 2004-2006: tỷ suất phí năm 2005 của Viettel tăng 101,1% so với năm 2004, nhưng tỷ suất phí năm 2006 lại giảm, chỉ bằng 99,9% so với tỷ suất phí của năm 2005. Tỷ suất phí của VNPT năm 2005 tăng 100,8% so với năm 2004, năm 2006 tăng 106,1% so với năm 2005. Tỷ

suất phí của SPT năm 2005 tăng 102,8% so với năm 2004, năm 2006 tăng 103,3% so với năm 2005. Như vậy chỉ có duy nhất Viettel là có tốc độ giảm tỷ suất chi phí, còn VNPT và SPT đều có tốc độ tăng tỷ suất chi phí chứng tỏ tình hình quản lý chi phí ở VNPT và SPT là không tốt, nó có thể làm giảm lợi nhuận và làm giảm khả năng cạnh tranh của VNPT và SPT, còn Viettel nếu tiếp tục duy trì việc quản lý chi phí tốt thì sẽ tạo được cơ sở vững chắc trong cạnh tranh.

- Tỷ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận và doanh thu, nó cho biết trong 100 đơn vị doanh thu thu được thì có bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì càng tốt. Bảng số liệu trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận từ năm 2004 đến 2006 của Viettel lớn hơn so với VNPT và SPT. Đặc biệt là tốc độ


tăng tỷ suất lợi nhuận mang dấu dương và ngày càng cao, cụ thể: Năm 2005 so với năm 2004 đạt 95,3%, năm 2006 so với năm 2005 đạt 100,5%, còn VNPT và SPT tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận mang dấu âm, ngày càng giảm chứng tỏ mức lợi nhuận mà Viettel thu được trên 100 đồng doanh thu lớn hơn so với VNPT và SPT, có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel có hiệu quả hơn và Viettel có khả năng cạnh tranh cao hơn.

3.2.2. Chỉ tiêu thị phần

Xuất phát từ yêu cầu hiện đại hóa mạng thông tin quân sự hiện có, Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel đã nhanh chóng khai thác, triển khai xây dựng các cột, công trình cột cao phục vụ thông tin liên lạc, phát thanh và vô tuyến truyền hình, ký nhiều hợp đồng có giá trị kinh tế kỹ thuật như tháp phát thanh Huế, tháp truyền hình Hà Nội…, tổ chức khảo sát và thi công các mạng viba từ bưu điện các tỉnh trong cả nước như Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Hải Phòng, Lai Châu…, tham gia thi công xây lắp các tuyến truyền dẫn từ tổng đài vệ tinh khu vực Hà Nội, lắp ăngten Lôgarit phục vụ quần đảo Trường Sa. Từ những hoạt động trên, Viettel đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Bước vào kinh doanh mạng di động, Viettel đã hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược bao phủ ở giai đoạn đầu, phủ rộng mạng di động Viettel trên phạm vi 64/64 tỉnh, thành phố. Sau đây là bảng số liệu về mạng lưới phủ sóng của các nhà cung cấp tính đến cuối năm 2006

Bảng 2.7: Mạng lưới và vùng phủ sóng của các nhà cung cấp (2003-2006)

Đơn vị tính: Trạm BTS


STT

Nhà cung cấp

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Vùng phủ sóng

1

Vinaphone

1100

1600

2000

3100

64 tỉnh/TP

2

MobiFone

900

1300

1700

2600

64 tỉnh/TP

3

S-phone

0

140

470

1000

64 tỉnh/TP

4

EVN Telecom

0

0

29

870

54 tỉnh/TP

5

Viettel

30

780

1820

3500

64 tỉnh/TP

(Nguồn: Số liệu thống kê Viettel Mobile năm 2006)

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí