Trả Lời Của Sv4 Đối Với Nhiệm Vụ 1 Của Test_Thuchanh


Câu hỏi 1.4. Sự khác biệt về trung bình của tuổi, PSA, thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân ung thư, không ung thư là như thế nào?

Câu hỏi 1.5. Số bệnh khám trực tràng, siêu âm qua trực tràng cho kết quả dương tính, âm tính là bao nhiêu? Số bệnh nhân ung thư, không ung thư là bao nhiêu? Chiếm tỉ lệ tương ứng bao nhiêu phần trăm trong mẫu?

Câu hỏi 1.6. Tỉ lệ dương tính thật, âm tính thật, dương tính giả, âm tính giả của phương pháp thăm khám trực tràng, siêu âm qua trực tràng là bao nhiêu? Từ đó có thể suy ra độ nhạy, độ đặc hiệu của khám trực tràng, siêu âm qua trực tràng.

Câu hỏi 1.7. Biểu đồ chấm biểu thị xu hướng về mối liên hệ giữa tuổi và PSA, tuổi và thể tích, thể tích và PSA là như thế nào?

Nhiệm vụ 2 yêu cầu SV: Xây dựng các giả thuyết thống kê liên quan đến nghiên cứu về bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Thực hiện phân tích thống kê cơ bản cho file dữ liệu bằng cách sử dụng một số lệnh thống kê suy diễn của phần mềm thống kê SPSS bao gồm so sánh sự khác biệt về trung bình, tỉ lệ, phương sai, thủ tục kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa hai biến định tính; kiểm định tương quan. Thực hiện phân tích hồi qui: Xác định có tồn tại hay không mối liên hệ giữa hai biến định lượng (Tuổi, PSA, Thể tích), mức độ liên kết là như thế nào; Xác định mô hình hồi qui tuyến tính mẫu với tập dữ liệu, xác định hệ số xác định R2; Kiểm định sự phù

hợp của mô hình hồi qui mẫu, có ý nghĩa giải thích và tiên đoán như thế nào về mối liên hệ giữa hai biến; Dự đoán giá trị biến kết cục (trong một giới hạn nào đó) bởi biến dự đoán. Sử dụng suy luận một cách linh hoạt, thiết lập giải thích và giao tiếp có hiệu quả các kết quả của quá trình này.

Đối với nhiệm vụ 2, SV thành công là SV phải biết tự mình đặt ra được các giả thuyết thống kê; sử dụng thành thạo các lệnh thống kê suy diễn, phân tích hồi qui và tương quan để xử lý dữ liệu, dựa vào các kết quả để trả lời câu hỏi. Những câu hỏi SV có thể tự đặt ra để giải quyết nhiệm vụ 2 như sau:

Câu hỏi 2.1. Dựa vào mẫu dữ liệu, có thể kỳ vọng thể tích tuyến tiền liệt trung bình của bệnh nhân trong tổng thể bệnh nhân ung thư là thấp hơn bệnh nhân không ung thư hay không?


Câu hỏi 2.2. Dựa vào mẫu dữ liệu, có sự khác biệt về tuổi trung bình của bệnh nhân ung thư và không ung thư hay không?

Câu hỏi 2.3. Dựa vào mẫu dữ liệu, có sự khác biệt về nồng độ PSA trung bình của bệnh nhân ung thư và không ung thư hay không? Sự khác biệt theo chiều hướng nào?

Câu hỏi 2.4. Dựa vào mẫu dữ liệu, có mối liên quan giữa khám trực tràng, siêu âm qua trực tràng và sinh thiết hay không?

Câu hỏi 2.5. Dựa vào mẫu dữ liệu, có mối liên quan giữa NhomPSA và sinh thiết hay không? Từ đó, suy ra ý nghĩa về nồng độ PSA trong việc chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiên liệt ở bệnh nhân như thế nào?

Câu hỏi 2.6. Dựa vào mẫu dữ liệu, tương quan giữa tuổi và nồng độ PSA, tuổi và thể tích, PSA và thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân ung thư là có ý nghĩa thống kê hay không? Mức độ tương quan là như thế nào?

Câu hỏi 2.7. Mô hình hồi qui tuyến tính mẫu để dự đoán nồng độ PSA bởi tuổi của bệnh nhân ung thư là gì? Xác định hệ số xác định R2?

Câu hỏi 2.8. Kiểm định sự phù hợp của mô hình dự đoán nồng độ PSA bởi tuổi của bệnh nhân ung thư, mô hình có ý nghĩa giải thích và tiên đoán như thế nào về mối liên hệ giữa hai biến này?

Câu hỏi 2.9. Dự đoán nồng độ PSA trung bình của bệnh nhân ung thư khi biết tuổi của bệnh nhân như thế nào?

Qua bài làm của N1 = 103 SV được khảo sát cho thấy: nhìn chung các em thực hiện rất tốt đối với nhiệm vụ sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý, mô tả dữ liệu, tuy nhiên vẫn còn hạn chế đối với các nhiệm vụ đòi hỏi thực hiện SLTKYH, đặc biệt đối với nhiệm vụ yêu cầu SV tự mình khám phá dữ liệu, tự đặt các giả thuyết, kiểm định các giả thuyết và đưa ra những kết luận có ý nghĩa, có cơ sở liên quan đến bệnh. Hình 5.7 là ví dụ về bài làm của một SV (SV4) khi giải quyết nhiệm vụ 1 câu a đối với biến định lượng Thể tích. Đối với nhiệm vụ này, SV đã biết dùng biến Sinh thiết để phân biệt nhóm bệnh nhân ung thư và không ung thư, sau đó sử dụng các lệnh của thống kê mô tả để tính toán cỡ mẫu (số bệnh nhân ung thư, không ung thư), các số đặc trưng của biến Thể tích (trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn,


giá trị nhỏ nhất, lớn nhất), SV đã nhận ra được có sự khác biệt về thể tích tuyến tiền liệt trung bình trong hai nhóm bệnh nhân ung thư và không ung thư. Tuy nhiên, SV không thực hiện mô tả hình dáng phân phối tần suất mẫu thông qua các số đặc trưng cho dạng hình phân phối của dữ liệu, so sánh các số đặc trưng cho độ tập trung của dữ liệu hay thông qua biểu đồ. Theo thang đánh giá về năng lực SLTKYH Mô tả, SV4 mới chỉ đạt được ở mức độ 2 thuộc cụm năng lực tái tạo.


Hình 5 7 Trả lời của SV4 đối với nhiệm vụ 1 của Test thuchanh Bài làm của 1

Hình 5.7. Trả lời của SV4 đối với nhiệm vụ 1 của Test_thuchanh

Bài làm của SV4 đối với nhiệm vụ 2 của Test_thuchanh trong Hình 5.8, SV đã thiết lập được một giả thuyết thống kê về mối liên quan giữa hai biến định tính và chọn thủ tục kiểm định Chi Square trên phần mềm thống kê SPSS để GQVĐ, có kiểm tra điều kiện sử dụng thủ tục kiểm định là đáng tin cậy, đưa ra kết luận có mối liên quan giữa hai biến. Nghĩa là, SV đã thực hiện tốt thủ tục để giải quyết bài toán


kiểm định giả thuyết thống kê, tuy nhiên chưa diễn giải được ý nghĩa thực tế của bài toán để đưa ra được kết luận có cơ sở liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Theo thang mức đánh giá năng lực SLTKYH Giải thích, SV4 mới chỉ đạt được mức 3 thuộc cụm năng lực liên kết.


Hình 5 8 Trả lời của SV4 đối với nhiệm vụ 2 của Test thuchanh Qua quan sát bài 2

Hình 5.8. Trả lời của SV4 đối với nhiệm vụ 2 của Test_thuchanh


Qua quan sát bài làm của SV đối với bài kiểm tra Test_thuchanh, chúng tôi đã phát hiện được một số sai lầm thường gặp ở SV khi giải quyết hai kiểu nhiệm vụ này như sau: SV sử dụng thủ tục kiểm định phân phối chuẩn cho cả các biến định tính (Sinh thiết, NhomPSA, NhomTT); SV sử dụng thủ tục kiểm định Chi Square cho cả biến định lượng (PSA, Thể tích, Tuổi) hoặc SV không kiểm tra điều kiện sử dụng thủ tục kiểm định là đáng tin cậy. Nghĩa là, các em chưa phân biệt được được thủ tục kiểm định nào dùng cho biến định tính, biến định lượng (kiểm định phân phối chuẩn chỉ dùng cho biến định lượng, kiểm định Chi Square chỉ dùng cho biến định tính, điều kiện sử dụng các thủ tục kiểm định tham số so sánh trung bình là giả định phân phối chuẩn phải thỏa mãn; điều kiện sử dụng thủ tục kiểm định Chi Square là không có quá 20% số ô có giá trị kỳ vọng dưới 5). Đối với nhiệm vụ 2, việc lựa chọn thủ tục kiểm định của SV vẫn còn hạn chế, SV mới chỉ dừng lại ở một trong hai thủ tục cơ bản là so sánh hai trung bình hoặc kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính, không có SV nào thực hiện GQVĐ bằng phương pháp phân tích hồi qui và tương quan, sử dụng SLTKYH Dự đoán để đưa ra được những kết luận có cơ sở liên quan đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

5.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm Đợt 2

Từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019, chúng tôi tiến hành dạy học thực nghiệm đối với N3 = 108 SV ngành y khoa năm thứ nhất, học kỳ 1, năm học 2019-2020, trường ĐH Y Dược Huế. Những SV này được học theo chương trình đổi mới của Nhà trường, chương trình đào tạo bác sĩ y khoa theo hướng tích hợp Module dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp. Khóa học liên quan TKYH được xây dựng dựa trên mô hình dạy học TKYH với 4 giải pháp đổi mới trong thực tiễn dạy học mà chúng tôi đã đề xuất. Kết thúc học phần, SV thực hiện bài kiểm tra Test 3.

Phân tích kết quả thực nghiệm đối với bài kiểm tra Test 3: Dữ liệu thu thập được là bài làm của N3 = 108 SV ngành y khoa năm thứ nhất, học kỳ 1, năm học 2019-2020, trường ĐH Y Dược Huế.

Bài kiểm tra Test 3 được xây dựng tương ứng với ma trận 3 (Bảng 5.9), bộ câu hỏi của bài kiểm tra này tương ứng với ma trận 3 được chúng tôi mô tả trong Bảng

5.10 dưới đây.


Bảng 5.9. Ma trận đề kiểm tra đánh giá năng lực SLTKYH (Ma trận 3)


MT

môn học

Tái tạo

Liên kết

Phản ánh

Tổng

TNKQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TNKQ

TL

Điểm

MT 3

3


1

1 (1)



4 (1,6)

1 (1,0)

(2,6)

MT 4

3


2

1

(1,5)


1 (1,5)

5 (2)

2 (3)

(5)

MT 5



1

1 (1)


1 (1)

1 (0,4)

2 (2)

(2,4)


Tổng

6

(2,4)


4

(1,6)

3

(3,5)


2

(2,5)


10 (4)


5 (6)


(10)

(2,4)

(5,1)

(2,5)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

(Ở mỗi ô: chữ số ở bên ngoài dấu ngoặc là số lượng câu hỏi, chữ số ở bên trong dấu ngoặc là trọng số điểm tương ứng)

Bảng 5.10. Mô tả bộ câu hỏi của bài kiểm tra Test 3


Stt

VẤN ĐỀ

Câu hỏi

tương ứng

Loại câu hỏi

Cụm

năng lực

Mức SL

TKYH

Điểm

MTBG


1


Bệnh mạch vành


Câu hỏi 1


MCQ


Tái tạo


2


0,4

MTBG

3.2


2

Hàm lượng Protein


Câu hỏi 1


MCQ


Tái tạo


2


0,4

MTBG

3.3


3



Câu hỏi 2


MCQ

Liên kết


3


0,4

MTBG

3.5


4

Nồng độ Hemoglobin


Câu hỏi 1


MCQ


Tái tạo


2


0,4

MTBG

3.4


5

Nồng độ men ALT


Câu hỏi 1

TL

đóng

Liên kết


4


1,0

MTBG

3.5


6

Hàm lượng Cholesterol


Câu hỏi 1


MCQ


Tái tạo


2


0,4

MTBG

4.1



7

Nồng độ Beta- Crosslaps


Câu hỏi 1


MCQ


Tái tạo


2


0,4

MTBG

4.2


8



Câu hỏi 2

TL

đóng

Liên kết


4


1,5

MTBG

5.2


9

Điều trị cai nghiện ma túy


Câu hỏi 1


MCQ

Liên kết


3


0,4

MTBG

6.4


10

Phân bố nhóm máu


Câu hỏi 1


MCQ


Tái tạo


2


0,4

MTBG

6.4


11



Câu hỏi 2


MCQ

Liên kết


3


0,4

MTBG

6.4


12

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt


Câu hỏi 1

TL

đóng

Phản ánh


5


1,5

MTBG

6.4


13

Bề dày lớp Nội trung mạc động

mạch cảnh


Câu hỏi 1


TL

đóng


Liên kết


4


1,5

MTBG 7.2


14

Liên quan giữa Glucose và Hormone


Câu hỏi 1


MCQ


Liên kết


3


0,4


MTBG 7.3


15



Câu hỏi 3


TL mở

Phản ánh


5


1,0

MTBG

7.4

Kết quả xử lý điểm bài kiểm tra Test 3 (Phụ lục 14) cho chúng tôi xác định được tỉ lệ phần trăm (%) SV đạt các mức SLTKYH tóm tắt trong Bảng 5.11 và thể hiện qua biểu đồ trong Hình 5.9 dưới đây.

Bảng 5.11. Tỉ lệ (%) SV đạt các mức Suy luận thống kê y học đối với Test 3


Cụm

Mức SLTKYH

Mức điểm

Tỉ lệ (%)

(N3 = 108)

Phản ánh

5, 6

(7,5; 10]

22,22

Liên kết

4

(5; 7]

43,52

3

(2,4; 5]

29,63

Tái tạo

1, 2

(0; 2,4]

4,63


Hình 5 9 Phân bố tỉ lệ SV đạt các mức SLTKYH đối với Test 3 Test 3 được 3

Hình 5.9. Phân bố tỉ lệ SV đạt các mức SLTKYH đối với Test 3

Test 3 được xây dựng để đánh giá các năng lực SLTKYH của SV bao gồm Mô tả, Giải thích và Dự đoán. Từ Bảng 5.11 và biểu đồ trong Hình 5.9 cho thấy, trong số SV được khảo sát, chỉ có 4,63% SV chỉ đạt được mức năng lực thấp là mức tái tạo và 34,26% SV chỉ đạt được các mức năng lực bậc thấp 1, 2, 3. Tỉ lệ này là thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ ở SV được khảo sát đối với bài kiểm tra Test 1 là 70,9%, đối với bài kiểm tra Test 2 là 60,5% thể hiện trong thực nghiệm đợt 1. Đặc biệt, SV đạt năng lực ở mức độ 3, 4 (liên kết) chiếm 73,15%, SV đạt năng lực ở mức độ cao 4, 5, 6 chiếm đến 65,7%, trong đó tỉ lệ SV đạt các mức 5, 6 (phản ánh) là 22,22%, cao hơn so với kết quả thu được đối với SV thực nghiệm đợt 1 (12,6% và 13,9%). Để thấy rò hơn về năng lực SLTKYH của SV thể hiện trong bài kiểm tra Test 3, chúng tôi phân tích trả lời của SV đối với từng câu hỏi. Trong đó, chúng tôi quan tâm đến những giải thích của SV để hiểu hơn về quá trình suy luận của các em. Ví dụ 5.5 và 5.6 dưới đây trình bày phân tích của chúng tôi đối với câu hỏi 4 và 5 trong bài kiểm tra Test 3.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí