Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý Và Giáo Viên Trường Thpt Phủ Thông, Tỉnh Bắc Kạn Về Tầm Quan Trọng Của Phát Triển Năng Lực Đánh Giá Kết Quả

Bảng 2.6. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn về tầm quan trọng của phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên‌‌


Nội dung nhận thức

Mức độ quan trọng


Tổng số

điểm


___

X


Thứ bậc

Rất quan trọng


Quan trọng

Không quan trọng

Số

lượng


Điểm

Số

lượng


Điểm

Số

lượng


Điểm

1. Việc đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT


12


36


10


20


25


25


81


1,72


2

2. Năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh ở trường THPT của đội ngũ giáo viên


11


33


18


36


18


18


87


1,85


1

3. Việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT cho đội ngũ giáo viên


8


24


17


34


22


22


80


1,70


3

Trung bình chung

1,75


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 8

Cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn cho rằng việc đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT cho đội ngũ giáo viên là quan trọng (điểm trung bình chung 1,75). Bảng thống kê cho thấy dữ liệu khảo sát

theo thang đo 3 mức sau khi xử lý hiển thị ở 1 vùng dữ liệu duy nhất là mức độ quan trọng (điểm dao động trong khoảng 1,70 - 1,85).

Tuy nhiên, trong khoảng dao động của mức này (1.67 ≤ ĐTB ≤ 2.32), điểm trung bình của ý kiến đánh giá mà cán bộ quản lý và giáo viên thể hiện chỉ nằm ở ngưỡng thấp của khoảng dao động. Có nghĩa là sự nhận thức chưa thật sự triệt để và sâu sắc.

Nhận thức và tư duy là hai mặt của hoạt động trí tuệ, trong đó nhận thức chỉ hoạt động chú trọng vào tiếp thu tri thức, còn tư duy chỉ hoạt động chú trọng vào vận dụng tri thức. Hoạt động nhận thức là nền tảng cho hoạt động tư duy, có nhận thức đúng thì mới có tư duy, có hành động đúng, có sâu sắc, có biện chứng, có sự bền vững. Việc nhận thức về tầm quan trọng của phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên chưa được quán triệt ở mức cao trong toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên sẽ là một trở ngại không nhỏ cho công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT.

2.4.2.2. Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông

Để tìm hiểu thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các nội dung trong quá trình lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn


Nội dung lập kế hoạch

Mức độ thực hiện


Tổng số

điểm


___

X


Thứ bậc

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Xác định điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực ĐG KQHT học sinh của đội ngũ giáo viên; xác định cơ

hội, thách thức …


0


0


12


24


35


35


59


1,25


4

2. Xác định mục tiêu phát triển năng lực ĐG KQHT của học sinh

cho giáo viên


0


0


15


30


32


32


62


1,31


3

3. Xác định và lựa chọn phương án phát triển năng lực ĐG KQHT của học sinh

cho giáo viên


2


6


18


36


27


27


69


1,46


2

4. Xác định những công việc cần thực hiện để phát triển năng lực ĐG KQHT của học

sinh cho giáo viên


5


15


18


36


24


24


75


1,59


1

5. Xác định các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển năng lực ĐG KQHT của học

sinh cho giáo viên


0


0


10


20


37


37


57


1,21


5

Trung bình chung

1,36


Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức độ chưa tốt (điểm trung bình chung 1,36). Bảng thống kê cho thấy dữ liệu khảo sát theo thang đo 3 mức sau khi xử lý hiển thị ở 1 vùng dữ liệu duy nhất là mức độ chưa tốt (điểm dao động trong khoảng 1,21 - 1,59).

Bảng kết quả khảo sát cho thấy việc lập kế hoạch là một khâu yếu trong quá trình phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông những năm qua. Cả 5 khâu của quá trình lập kế hoạch, không có khâu nào được đánh giá ở mức độ trung bình. 5/5 khâu đều có đánh giá là làm chưa tốt.

Để lý giải cho thực trạng này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông. Những khách thể được phỏng vấn cho biết thêm rằng sở dĩ các nội dung về xác định điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh của đội ngũ giáo viên; xác định cơ hội, thách thức; xác định mục tiêu hay lựa chọn phương án,… đều có đánh giá thấp về mức độ thực hiện là vì thực tế nhà trường chưa xây dựng một kế hoạch độc lập cho việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên, mà việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên chủ yếu được lồng ghép trong các kế hoạch năm học, kì học. Vì vậy, không thể thể hiện cụ thể các nội dung về mục tiêu, phương pháp, các công việc, nguồn lực để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên được đề cập một cách khái quát.

2.4.2.3. Thực trạng tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các nội

dung trong quá trình tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn


Nội dung tổ chức

Mức độ thực hiện

Tổng số

điểm


___

X


Thứ bậc

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Hình thành cơ cấu tổ chức và phân công các lực lượng phụ trách theo phân cấp

quản lý


8


24


17


34


22


22


80


1,70


4

2. Xác định cơ chế hoạt động và cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, giữa các cá

nhân phụ trách


8


24


19


38


20


20


82


1,74


3

3. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận và thành viên

trong tổ chức


10


30


18


36


19


19


85


1,80


2

4. Hướng dẫn và giám sát các bộ phận, cá nhân lập kế hoạch, quy trình để triển khai các công việc được

phân công


11


33


18


36


18


18


87


1,85


1

Trung bình chung

1,77


Thực trạng tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức độ trung bình (điểm trung bình chung 1,77). Bảng thống kê cho thấy dữ liệu khảo sát theo thang đo 3 mức sau khi xử lý hiển thị ở 1 vùng dữ liệu duy nhất là mức độ trung bình (điểm dao động trong khoảng 1,70 - 1,85).

Các nội dung tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn đều được đánh giá ở mức độ trung bình. Không có sự chênh lệch lớn giữa các nội dung. Mức độ chênh lệch giữa nội dung được đánh giá cao nhất (Hướng dẫn và giám sát các bộ phận, cá nhân lập kế hoạch, quy trình để triển khai các công việc được phân công) với nội dung có đánh giá thấp nhất (Hình thành cơ cấu tổ chức và phân công các lực lượng phụ trách theo phân cấp quản lý) chỉ là 0,15. Các kết quả điểm trung bình này cho thấy rằng việc tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn không có khâu nào thực sự nổi bật, ưu thế, nhưng cũng không có khâu nào quá yếu.

2.4.2.4. Thực trạng chỉ đạo phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông

Để tìm hiểu thực trạng chỉ đạo phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các nội dung trong quá trình chỉ đạo phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn


Nội dung chỉ đạo

Mức độ thực hiện


Tổng số

điểm


___

X


Thứ bậc

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Lựa chọn phương án và ra các quyết định phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học

sinh cho giáo viên


11


33


17


34


19


19


86


1,82


1

2. Điều khiển bộ máy tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập

của học sinh cho giáo viên


0


0


20


40


27


27


67


1,42


4

3. Sử dụng các phương pháp quản lý để điều hành quá trình triển năng lực đánh giá kết quả học tập

của học sinh cho giáo viên


8


24


18


38


21


21


83


1,76


2

4.Thực hiện công tác giám sát và điều chỉnh hoạt động triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

cho giáo viên


9


27


17


34


21


21


82


1,74


3

5. Đôn đốc, động viên, tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả

học tập của học sinh


2


6


17


34


28


28


68


1,44


5

Trung bình chung

1,63


Thực trạng chỉ đạo việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức độ trung bình (điểm trung bình chung 1,63). Bảng thống kê cho thấy dữ liệu khảo sát theo thang đo 3 mức sau khi xử lý hiển thị ở 2 vùng dữ liệu. Ở mức độ trung bình có yếu tố 1, 3 và 4 (điểm dao động trong khoảng 1,74 - 1,82). Ở mức độ chưa tốt có yếu tố 2 và 5 (điểm dao động trong khoảng 1,42 - 1,44).

Việc điều khiển bộ máy tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên chưa được thực hiện tốt. Tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên, đòi hỏi các bộ máy quản lý từ nhỏ đến lớn đều phải phát huy hiệu quả vai trò của mình. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THPT, là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học. Tổ chuyên môn là nơi có điều kiện sâu sát để hiểu biết tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong công việc của các giáo viên, kịp thời động viên, giúp đỡ nhau. Tìm hiểu ở trường THPT Phủ Thông, chúng tôi nhận thấy các tổ chuyên môn hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy được vai trò trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên trong tổ.

Việc đôn đốc, động viên, tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng là một khâu yếu trong quá trình chỉ đạo việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn. Còn thiếu một cơ chế thi đua khen thưởng phù hợp để tạo động lực cho giáo viên tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung, năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng.

2.4.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh

giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022