Kết Quả Trả Lời Tương Ứng Câu Hỏi 4 Của Test 3


Ví dụ 5.5. Xem xét trả lời của SV đối với câu hỏi 4 trong bài kiểm tra Test 3. Mô tả theo vấn đề có bối cảnh lâm sàng y học thì đây là câu hỏi 1 của vấn đề Nồng độ Hemoglobin.

Câu 4. VẤN ĐỀ: Nồng độ Hemoglobin

Kết quả xét nghiệm nồng độ Hemoglobin Hb (g/dL) trên một mẫu các sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học lưu trong file Hb.sav. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, thu được một số kết quả như hình dưới đây:

Câu hỏi 1 M2 Nồng độ Hemoglobin Nhận xét nào sau đây là đúng khi mô tả về 1

Câu hỏi 1. (M2) Nồng độ Hemoglobin

Nhận xét nào sau đây là đúng khi mô tả về dữ liệu:

A. Phân phối nồng độ Hb của mẫu dữ liệu xấp xỉ đối xứng với trung bình mẫu là 15,387.

B. Phân phối nồng độ Hb của mẫu dữ liệu xấp xỉ đối xứng với trung bình mẫu là 16,000

C. Phân phối nồng độ Hb của mẫu dữ liệu lệch trái với trung bình mẫu là 15,387.

D. Phân phối nồng độ Hb của mẫu dữ liệu lệch phải với trung bình mẫu 15,387.

Hãy đưa ra lời giải thích hỗ trợ cho câu trả lời của bạn?


Phân tích.

Loại câu hỏi: NLC (có yêu cầu giải thích). Nội dung TKYH: Mô tả phân phối mẫu. Năng lực SLTKYH: Mô tả.

Bối cảnh lâm sàng: Câu hỏi xây dựng trên bối cảnh nghiên cứu mô tả chỉ số hemoglobin (g/dL) qua xét nghiệm nồng độ hemoglobin trong máu. Xét nghiệm hemoglobin thường được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, đa hồng cầu và để theo dòi đáp ứng điều trị đối với các tình trạng bệnh lý. Bằng cách định lượng nồng độ hemoglobin trong máu, có thể xác định được khả năng mang oxy của máu. Cả giá trị hemoglobin máu cao hay thấp hơn bình thường đều nói lên có rối loạn cân bằng của tế bào hồng cầu và có thể gợi ý một tình trạng bệnh lý.

Cụm năng lực: Tái tạo – Mức 2. Câu hỏi trên được đưa ra nhằm đánh giá năng lực SLTKYH Mô tả của SV liên quan đến mô tả phân phối mẫu dựa vào đặc điểm đồ thị, biểu đồ và các số đo lường thống kê. Câu hỏi này là câu hỏi 6 trong bài kiểm tra Test 1 và Test 2, tương ứng với MTBG3.4, có mục tiêu và mức độ đánh giá tương tự câu hỏi 1 của bài kiểm tra Test 1 mà chúng tôi đã phân tích trong ví dụ 5.3. Câu hỏi phù hợp với mức độ 2 trong thang mức đánh giá SLTKYH chúng tôi đưa ra ở Bảng 2.8 và Bảng 4.2. Câu hỏi chủ yếu liên quan đến sự tái tạo của kiến thức đã học, ở đó việc lý giải và nhận ra các tình huống trong bối cảnh không đòi hỏi nhiều hơn suy luận trực tiếp. SV cần giải quyết vấn đề bằng cách giải mã các kí hiệu thống kê quen thuộc như "mean", "median", "Std.Dev." và giải thích đặc điểm của phân phối tần suất mẫu thông qua biểu đồ tổ chức Histogram với đường cong chuẩn, biểu đồ hộp, đây đều là những biểu diễn tiêu chuẩn, quen thuộc cho một biến định lượng.

Câu hỏi yêu cầu SV: Đọc các đại lượng thống kê mẫu (trung bình mẫu, độ lệch chuẩn mẫu, trung vị); Xác định tính lệch trái của phân phối mẫu; Áp dụng quy tắc nhận diện đặc điểm phân phối lệch trái thông qua biểu đồ tổ chức Histogram với đường cong chuẩn, biểu đồ hộp, để đưa ra lời giải thích.

Thống kê kết quả trả lời của SV đối với câu hỏi này thể hiện trong Bảng 5.12 như sau:


Bảng 5.12. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 4 của Test 3



Các phương án lựa chọn

A

B

C*

D

Bỏ trống

Tỉ lệ (%)

(N3 = 108)


4,6


6,5


87


1,9


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

(Ghi chú: * là đáp án đúng)

Trong số N3 = 108 SV tham gia thực nghiệm, có 87% SV thành công đối với câu hỏi thuộc cụm năng lực tái tạo này. SV thành công đã trả lời đáp án là "C" và đưa ra giải thích phù hợp: dựa vào biểu đồ Histogram có thể thấy hình dạng phân phối không đối xứng. Dựa vào bảng Statistics ta có: trung bình mẫu là Mean = 15,387, trung vị Median = 16, số trội Mode = 13,8 cho thấy Mode < Mean < Median. Biểu đồ hộp mô tả sự biến thiên của số liệu, cho thấy thể hiện mức độ dao động của số liệu, dựa vào biểu đồ hộp cũng trực quan nhận thấy Mean < Median, dữ liệu phân bố lệch về đuôi bên trái.

Nếu như trong kết quả khảo sát SV ở đợt thực nghiệm 1, không có SV nào trong giải thích của mình có đề cập đến đặc điểm của biểu đồ hộp thì trong số SV được khảo sát đợt 2, SV đã mô tả và đưa ra giải thích về đặc điểm phân phối mẫu thực nghiệm đầy đủ hơn, xem xét cả 3 yếu tố là biểu đồ Histogram, các số đặc trưng và biểu đồ hộp. Hình 5.10 là trả lời của một SV (SV5) thành công đối với câu hỏi này.

Hình 5 10 Trả lời của SV5 đối với câu hỏi 4 của Test 3 Ví dụ 5 6 Xem xét 2

Hình 5.10. Trả lời của SV5 đối với câu hỏi 4 của Test 3


Ví dụ 5.6. Xem xét trả lời của SV đối với câu hỏi 5 trong bài kiểm tra Test 3. Mô tả theo vấn đề có bối cảnh lâm sàng y học thì đây là câu hỏi 1 của vấn đề Nồng độ men ALT, cũng là câu hỏi 14 của bài kiểm tra Test 1, giống với câu hỏi 8 của bài kiểm tra Test 2.

Câu 5. VẤN ĐỀ: Nồng độ men ALT

Nồng độ men ALT (U/L) của người viêm gan B mạn tính đến khám tại một bệnh viện không tuân theo phân phối chuẩn. Phân phối của nồng độ men ALT không đối xứng mà lệch phải (xiên về hướng các giá trị cao hơn) với trung bình 301,8 và độ lệch chuẩn 363,9.

Câu hỏi 1. (M4) Nồng độ men ALT

Một nhóm nghiên cứu đã tạo ra các mẫu ngẫu nhiên với mỗi mẫu là 60 bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Hãy mô tả và giải thích về phân phối của các nồng độ men ALT trung bình mẫu.

Phân tích.

Loại câu hỏi: TL đóng. Nội dung TKYH: Mô tả phân phối lấy mẫu (thống kê trung bình mẫu). Năng lực SLTKYH: Mô tả. Cụm năng lực: Liên kết – Mức 4.

Đây là câu hỏi 14 trong Test 1 mà chúng tôi đã phân tích trong ví dụ 5.4, cũng giống với câu hỏi 8 của Test 2. Câu hỏi trên được đưa ra nhằm đánh giá năng lực SLTKYH của SV liên quan đến mô tả phân phối lấy mẫu, cụ thể là phân phối của thống kê trung bình mẫu. SV thành công là SV trình bày đầy đủ việc mô tả đặc điểm phân phối nồng độ men ALT trung bình mẫu: hình dáng phân phối xấp xỉ chuẩn, với trung bình xấp xỉ 301,8 và độ lệch chuẩn xấp xỉ 46,98, đồng thời đưa ra những lý giải phù hợp dựa vào định lý giới hạn trung tâm. Thống kê trả lời của SV đối với câu hỏi này thể hiện trong Bảng 5.13 như sau:

Bảng 5.13. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 5 của Test 3



Số điểm

0

0,5

1,0

Tỉ lệ (%)

(N3 = 108)


11,1


45,4


43,5

Trong số SV tham gia thực nghiệm đợt 1, đối với Test 1, có 61,2% SV đưa ra được kết quả đúng về đặc điểm phân phối nồng độ men ALT trung bình mẫu, tuy


nhiên, trong đó chỉ có 37,9% SV thành công. Đối với câu hỏi này; tỉ lệ SV thất bại là 38,8% đối với Test 1 và lên đến 75% đối với Test 2, nhưng đối với Test 3, chỉ có 11,1% SV khảo sát thất bại đối với câu hỏi ở mức liên kết này. Từ Bảng 5.11 cũng cho thấy, tỉ lệ SV mô tả đúng về đặc điểm phân phối nồng độ men ALT trung bình mẫu lên tới 88,9%, trong đó có 43,5% SV đã giải thích một cách đầy đủ về phân phối đó. Hình 5.11, Hình 5.12 là bài làm của hai SV (SV6, SV7) thành công đối với câu hỏi này.

Hình 5 11 Trả lời của SV6 đối với câu hỏi 5 của Test 3 Hình 5 12 Trả lời 3

Hình 5.11. Trả lời của SV6 đối với câu hỏi 5 của Test 3


Hình 5 12 Trả lời của SV7 đối với câu hỏi 5 của Test 3 Ví dụ 5 7 Xem xét 4

Hình 5.12. Trả lời của SV7 đối với câu hỏi 5 của Test 3


Ví dụ 5.7. Xem xét trả lời của SV đối với câu hỏi 15 trong bài kiểm tra Test 3. Mô tả theo vấn đề có bối cảnh lâm sàng y học thì đây là câu hỏi 2 của vấn đề liên quan giữa Glucose và Hormone, cũng là câu hỏi 16 trong bài kiểm tra Test 2.

Câu 15. VẤN ĐỀ: Liên quan giữa Glucose và Hormone

Nghiên cứu sự phụ thuộc của hàm lượng Glucose (đường huyết) và Hormone (nội tiết tố). Hàm lượng Glucose (đơn vị mmol/L) và Hormone trong máu (đơn vị IU/mL) của một mẫu 35 bệnh nhân được xác định và lưu trong file Data.sav. Xử lý dữ liệu, kết quả của mô hình hồi qui tuyến tính thu được:

Hormone = –0,44.Glucose + 5,77; R2 = 0,56; test t của hệ số góc (độ dốc) có

Sig. = 10-4.

Câu hỏi 2. (M5) Liên quan giữa Glucose và Hormone

Từ kết quả thu được của mẫu số liệu, hãy viết một báo cáo trong đó đưa ra những nhận định có cơ sở cho nghiên cứu trên.

Từ đó, đưa ra một ví dụ về dự đoán nồng độ Hormone của một bệnh nhân khi biết chỉ số đường huyết của bệnh nhân đó.

Phân tích.

Loại câu hỏi: TL mở. Nội dung TKYH: Phân tích hồi qui tuyến tính đơn biến.

Năng lực SLTKYH: Dự đoán. Cụm năng lực: Phản ánh – Mức 5.

Đây là câu hỏi 16 trong Test 2 mà chúng tôi đã phân tích trong ví dụ 5.2, câu hỏi có trả lời mở, có nhiều cách trả lời khác nhau. SV thành công là SV khai thác đầy đủ 3 thông tin đã cho: Với thông tin “R2 = 0,56”, đây là hệ số xác định của mô hình hồi qui, hệ số xác định đánh giá độ phù hợp của hàm hồi qui mẫu với tập dữ liệu, chỉ ra rằng trong 100% của toàn bộ các sai lệch của tập dữ liệu so với trung bình thì có 56% là do glucose giải thích, còn 44% là do sai số ngẫu nhiên và do các yếu tố khác (nếu có) mà ta không đưa vào trong mô hình này để xem xét. Với thông tin “test t của hệ số góc (độ dốc) có Sig. = 10-4”, cho thấy độ dốc b khác 0 là có ý nghĩa thống kê (p = 10-4 < 0,01), nghĩa là có mối liên hệ giữa glucose và hormone, mô hình hồi qui tuyến tính là phù hợp để mô tả về mối liên hệ này; Với thông tin “Hormone = –0,44.Glucose + 5,77” là mô hình hồi qui mẫu, là một ước lượng của mô hình hồi qui tổng thể, trong đó một ước lượng là b = –0,44, a = 5,77, cho thấy mối tương quan nghịch chiều giữa glucose và hormone, trong một giới hạn phù hợp của hàm lượng glucose, khi glucose tăng thêm 1 (mmol/L) thì hormone giảm 0,44


(IU/mL). Hàm hồi qui mẫu cho phép dự đoán nồng độ hormone đối với bệnh nhân với hàm lượng glucose cụ thể, chẳng hạn đối với bệnh nhân có chỉ số đường huyết là 6,5 (mmol/L) thì dự đoán nồng độ hormone trong máu là 2,91 (IU/mL). Thống kê kết quả trả lời của SV đối với câu hỏi này thể hiện trong Bảng 5.14 dưới đây.

Bảng 5.14. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 15 của Test 3



Số điểm

0

0,5

1,0

Tỉ lệ (%)

(N3 = 108)


50


42,6


7,4

Tỉ lệ (%) ở Test 2

(N2 = 72)


81,9


16,7


1,4

Kết quả bài làm của SV cho thấy, có 8 SV thành công chiếm tỉ lệ 7,4%, tỉ lệ này đối với Test 2 là 1,4%. Nếu như đối với Test 2, hầu hết SV thất bại ở câu hỏi này, có 81,9% SV bỏ trống, hoặc có trả lời nhưng không đúng phần nào của câu hỏi, hoặc đưa ra được ví dụ về dự đoán về nồng độ hormone với bệnh nhân có chỉ số đường huyết cụ thể nhưng trước đó không giải thích được mô hình hồi qui tuyến tính là phù hợp để mô tả mối liên hệ giữa glucose và hormone, thì đối với Test 3, tỉ lệ này là 50%. Có 50% SV được khảo sát đã khai thác thông tin để giải thích được mô hình hồi qui tuyến tính là phù hợp để mô tả mối liên hệ giữa glucose và hormone, hàm hồi qui tuyến tính mẫu là đủ mạnh để cho phép dự đoán về nồng độ hormone với bệnh nhân có chỉ số đường huyết cụ thể, tỉ lệ này cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ SV được khảo sát ở Test 2 là 18,1%.

Tiểu kết chương 5

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm và đánh giá thực nghiệm dựa trên bộ công cụ đánh giá năng lực SLTKYH đã xây dựng (bài kiểm tra Test 1, Test 2, Test_thuchanh). Qua phân tích kết quả bài làm của SV được khảo sát, chúng tôi có được những đánh giá tổng quan về năng lực SLTKYH của SV khi GQVĐ thực tế: SV chủ yếu đạt năng lực ở mức độ 1, 2, 3, năng lực ở mức độ cao 4, 5, 6 vẫn còn rất thấp. Nghĩa là, đa phần các em đã đạt được kết quả tốt về các kỹ năng, hiểu biết thống kê cơ bản (thể hiện ở mức độ 1, 2, 3), đó nền tảng cho việc phát triển SLTKYH, TDTKYH nhưng rò ràng việc dạy học TKYH vẫn chưa phát huy được


tiềm năng đó. SV mới chỉ giải quyết được những vấn đề đã được mô hình hóa toán học một phần hay toàn bộ. Khi gặp những vấn đề có lời văn theo bối cảnh thực tế y học, SV đã không chuyển thể thành công các mô hình toán để giải, đặc biệt khó khăn với những câu hỏi TL mở, khả năng sáng tạo nên các phương án hiệu quả để GQVĐ mới lạ còn hạn chế, thiếu linh hoạt trong việc lên phương án để GQVĐ thực tế y học không quen thuộc.

Kết quả phân tích đánh giá chất lượng các câu hỏi thực nghiệm đợt 1 là cơ sở để xây dựng bài kiểm tra Test 3. SV được khảo sát thực nghiệm đợt 2 là những SV được áp dụng thử nghiệm bởi mô hình dạy học TKYH với 4 giải pháp đổi mới, xây dựng theo hướng tích hợp dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp và có tiếp cận phương pháp HTVĐ. Qua phân tích kết quả bài làm của SV được khảo sát đối với bài kiểm tra Test 3, chúng tôi cũng có được những đánh giá tổng quan về năng lực SLTKYH của SV khi GQVĐ thực tế: Phần lớn SV đã đạt được các mức năng lực SLTKYH bậc cao (thể hiện rò ở mức 4, 5). Các em đã biết áp dụng việc thành thạo các quy trình và việc hiểu khái niệm vào GQVĐ thực tế y học không quen thuộc, sử dụng thấu hiểu suy luận để lý giải các thông tin, phản ánh các hoạt động của mình, thành lập và giao tiếp các lý giải, suy luận. Các câu hỏi TL mở không phải là vấn đề khó khăn đối với hầu hết SV khảo sát đợt này, sự thể hiện của SV đối với những câu hỏi TL mở, cho thấy tư duy linh hoạt và khả năng sáng tạo của SV trong GQVĐ thực tế. Điều này bước đầu cho chúng tôi thấy mô hình dạy học được đề xuất phần nào đã có tác động tích cực đến năng lực SLTKYH của SV khi GQVĐ thực tế.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí