Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Phát Triển Năng Lực Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Cho Giáo Viên Trường Thpt Phủ Thông, Tỉnh Bắc Kạn

Mức độ cấp thiết của các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn mà chúng tôi đề xuất được đánh giá có mức độ cấp thiết không giống nhau, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các biện pháp là không lớn.

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn


Biện pháp

Mức độ khả thi


Tổng số

điểm


___

X


Thứ bậc

Rất khả thi

Khả thi

Không khả

thi

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về phát triển năng lực đánh giá

kết quả học tập của học sinh


31


93


16


32


0


0


125


2,65


1

2. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho

giáo viên


21


63


26


52


0


0


115


2,44


4

3. Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong phát triển năng lực đánh giá kết quả học

tập của học sinh cho giáo viên


25


75


22


44


0


0


119


2,53


2

4. Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển năng lực đánh giá

kết quả học tập của học sinh


22


66


25


50


0


0


116


2,46


3

Trung bình chung

2,52


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 12

Theo ý kiến đánh giá của các khách thể khảo sát là cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông thì tính khả thi của các biện pháp đề xuất rất cao, thể hiện ở điểm trung bình chung của các biện pháp là 2,52 (mức rất

khả thi). Cả 4 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi, với điểm trung bình của các biện pháp dao động từ 2,44 đến 2,65.

Để làm rõ hơn sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, tác giả tiến hành so sánh tương quan giữa các biện pháp. Kết quả so sánh được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp



Biện pháp

Mức độ cấp thiết

Mức độ khả thi


___

X

Thứ

bậc


___

X

Thứ

bậc

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về phát triển năng lực đánh giá kết

quả học tập của học sinh


2,59


1


2,65


1

2. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực đánh

giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên


2,42


4


2,44


4

3. Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong

phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên


2,51


2


2,53


2

4. Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển

năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh


2,46


3


2,46


3

Trung bình chung

2,49


2,52


Từ kết quả bảng thống kê 3.3 cho thấy giữa mức độ cấp thiết và khả thi có mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Sự chênh lệch điểm trung bình giữa các nội dung đánh giá là không đáng kể. Độ chênh lệch điểm trung bình chung giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi là 0.03.

Mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cơ bản tỉ lệ thuận với nhau. Những biện pháp có mức độ cấp thiết cao, cũng được đánh giá cao về tính khả thi. Đây là cơ sở để đưa các biện pháp ứng dụng vào thực tiễn phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập cho học sinh đạt hiệu quả.

Kết luận chương 3


Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1, 2, chúng tôi đã đề xuất năm nguyên tắc và bốn biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Các biện pháp xây dựng tuân thủ năm nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu; nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa; nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.

Trên cơ sở năm nguyên tắc đã xây dựng, chúng tôi đề xuất bốn biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, gồm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh; kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông; phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên; và xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất nhằm phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Qua khảo nghiệm, các biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao về mức độ cấp thiết và tính khả thi khi đưa vào thực hiện tại trường THPT Phủ Thông.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được nghiên cứu khá hoàn chỉnh từ lý luận về vai trò, chức năng của đánh giá trong quá trình dạy học đến phương pháp đánh giá, những yêu cầu để việc đánh giá đảm bảo độ tin cậy, những hình thức đánh giá phong phú, đa dạng,... Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

1.2. Năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những năng lực chuyên biệt. Trong xu thế đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, năng lực này phải được cập nhật. Vì vậy, phát triển đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên các nhà trường là việc làm cấp thiết trong giai đoạn nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

1.3. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông cho thấy nhiều hạn chế. Mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa được đảm bảo một cách toàn diện. Nội dung đánh giá vẫn đi theo lối mòn truyền thống. Hình thức và phương pháp đánh giá còn nghèo nàn, chưa đa dạng. Các kỹ năng đánh giá kết quả học tập học sinh của đội ngũ giáo viên không được đánh giá cao, chưa đáp ứng một cách tốt nhất việc đổi mới dạy học nói chung và đổi mới kiểm tra đánh giá nói riêng. Để cải thiện tình trạng này, những năm qua, cán bộ quản lý trường THPT Phủ Thông đã bước đầu quan tâm đến việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trong trường. Tuy nhiên, các khâu của quá trình quản lý đều còn tồn tại những hạn chế.

1.4. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho phép chúng tôi đề xuất một hệ thống các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, bao gồm 4 biện pháp cơ bản:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông.

- Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

- Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

1.5. Kết quả khảo nghiệm xác nhận các biện pháp mà luận án đề xuất là cấp thiết và có tính khả thi cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn

- Cần có văn bản hướng dẫn các trường THPT các nội dung liên quan đến bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.

- Xây dựng, hoàn thiện các chuẩn năng lực nghề nghiệp nói chung, năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng phù hợp với đặc trưng giáo dục cho đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số.

2.2. Đối với cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Phủ Thông

- Cần nâng cao ý thức trách nhiệm và động viên kịp thời với những giáo viên có thành tích phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh tốt.

- Tổ chức nhiều phong trào thi đua về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới kiểm tra - đánh giá nói riêng.

- Tìm kiếm các nguồn kinh phí bổ sung, đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tạo điều kiện cho đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2.3. Đối với giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông

- Chủ động nghiên cứu lý luận về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở nhiều nguồn thông tin đa dạng khác nhau.

- Xây dựng được kế hoạch tự học, tự nghiên cứu về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên cho bản thân; trao đổi với các đồng nghiệp có kinh nghiệm để hoàn thiện kế hoạch tự học và tích cực tham gia các hoạt động học tập theo kế hoạch của trường, của Sở để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Sách tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện GD Việt Nam, ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2013.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Toán.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Vật lí.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh, Tài liệu tập huấn - lưu hành nội bộ, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, Nxb GD.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, Nxb GD.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu Hội thảo, Nghệ An tháng 12/2014.

8. Lê Văn Chín (2009), "Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tỉnh Bến Tre", Tạp chí Khoa học giáo dục, số 49, tr. 57-58.

9. Nguyễn Đức Chính (2004), Đo lường và đánh giá kết quả học tập của học sinh, Tài liệu giảng dạy Khoa Sư phạm ĐHQGHN.

10. Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Hữu Trí (1999), Bài học lịch sử và việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Tuấn Dũng và Nguyễn Minh Hợp (2002), Từ điển quản lý xã hội,

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Hà Thị Đức (1986), Cơ sở lý luận, thực tiễn và hệ thống biện pháp đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh sư phạm, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội.

14. Hà Thị Đức (1989), Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh, Nxb ĐHSP Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Giao (chủ biên) (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

16. Lê Thị Mỹ Hà (2012), Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục bảo vệ tại Trường Đại học Giáo dục.

17. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Một số vấn đề về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Phạm Văn Hiền (2018), Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục bảo vệ tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

19. Trần Đức Hiếu (2016), Quản lý đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

20. Phó Đức Hoà, Nguyễn Huyền Trang, Lê Tiến Thành, Nguyễn Đình Khuê (2013), Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội.

22. Hội đồng Trung Ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác - Lê nin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí