Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Việc Phát Triển Năng Lực Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Cho Giáo Viên Trường Thpt Phủ Thông,

Bắc Kạn, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các nội dung trong quá trình kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông,

tỉnh Bắc Kạn


Các khâu của hoạt động kiểm tra,

đánh giá

Mức độ thực hiện

Tổng số

điểm


___

X


Thứ bậc

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả

học tập…


12


36


24


48


11


11


95


2,02


1

2. Xác định nội dung kiểm

tra việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập…


11


33


25


50


11


11


94


2,00


2

3. Xác định phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực

đánh giá kết quả học tập…


9


27


22


44


16


16


87


1,85


4

4. Hoàn thiện hệ thống tiêu chí kiểm tra việc phát triển năng lực đánh giá kết quả

học tập…


6


18


21


42


20


20


80


1,70


6

5. Tổ chức kiểm tra, đánh

giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập…


11


33


20


40


16


16


89


1,89


3

6. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh việc phát triển năng lực đánh giá

kết quả học tập…


9


27


21


42


17


17


86


1,82


5

Trung bình chung

1,88


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 9

Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức độ trung bình (điểm trung bình chung 1,88). Bảng thống kê cho thấy dữ liệu khảo sát theo thang đo 3 mức sau khi xử lý hiển thị ở 1 vùng dữ liệu duy nhất là mức độ trung bình (điểm dao động trong khoảng 1,82 - 2,02).

Hai nội dung được thực hiện tốt nhất là việc lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên (điểm trung bình 2,02, xếp bậc 1) và việc xác định nội dung kiểm tra việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên (điểm trung bình 2,00, xếp bậc 2). Tiến hành trao đổi sâu hơn, một số cán bộ quản lý trường THPT Phủ Thông cho biết, bản thân họ luôn ý thức sâu sắc về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên; chỉ đạo và cùng với tổ chuyên môn xác định nội dung kiểm tra việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Đây là nền tảng quan trọng để nhà trường thực hiện tốt công tác lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh và xác định nội dung kiểm tra việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên Trung học phổ thông

Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan trong quá trình phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT

Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn



Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


Tổng số

điểm


___

X


Thứ bậc

Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Các yếu tố khách quan

1. Chế độ, chính sách về bồi dưỡng phát triển

năng lực cho giáo viên


17


51


30


60


0


0


111


2,36


1

2. Cơ sở vật chất, trang

thiết bị dạy học

11

33

20

40

16

16

89

1,89

2

Trung bình chung

2,12


Các yếu tố chủ quan

1. Nhận thức và năng lực

của chủ thể quản lý

18

54

29

58

0

0

112

2,38

1

2. Nhận thức của giáo viên về phát triển năng lực đánh giá kết quả học

tập của học sinh


20


60


27


54


0


0


114


2,42


2

3. Động cơ, hứng thú

trong quá trình giảng dạy

14

42

22

44

11

11

97

2,06

4

4. Kiến thức, kỹ năng và năng lực hiện có ở đội

ngũ giáo viên


15


45


21


42


11


11


98


2,08


3

Trung bình chung

2,23


Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng (điểm trung bình chung 2,19).

Hai yếu tố được đánh giá là rất ảnh hưởng là chế độ, chính sách về bồi dưỡng phát triển năng lực cho giáo viên (điểm trung bình 2,36); nhận thức và năng lực của chủ thể quản lý (điểm trung bình 2,38) và nhận thức của giáo viên về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh (điểm trung bình 2,42). Không yếu tố nào có đánh giá là không ảnh hưởng.

Các yếu tố chủ quan được đánh giá là ảnh hưởng đến phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn mạnh mẽ hơn các yếu tố khách quan lý (điểm trung bình chung tương ứng là 2,23 và 2,12). Đáng chú ý là yếu tố nhận thức, gồm cả nhận thức và năng lực của chủ thể quản lý và nhận thức của giáo viên về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh đều rất ảnh hưởng đến phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn. Nhận thức đúng đắn sẽ là cơ sở vững chắc cho ý chí và hành động đúng đắn. Do đó, nếu cải thiện được nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh thì tạo nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên Trung học phổ thông

Qua các kết quả khảo sát thực trạng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, có thể rút ra được những ưu điểm, hạn chế như sau:

Những ưu điểm

Một bộ phận trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng của đánh giá kết quả học tập của học sinh và việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường được đào tạo chuẩn về trình độ. Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên có

trình độ trên đại học ngày càng tăng. Một bộ phận cán bộ quản lý có kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên nói riêng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai mạnh mẽ các chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên phổ thông, đặc biệt là các chương trình bồi dưỡng theo các đề án, dự án phát triển giáo dục THPT tạo cơ hội cho nhiều giáo viên miền núi như giáo viên ở các trường THPT tỉnh Bắc Kạn, trong đó có giáo viên trường THPT Phủ Thông được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

Trên cơ sở định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn hằng năm đã tăng cường triển khai các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn, hội nghị, hội thảo tạo điều kiện cho giáo viên được học tập từ nhiều chương trình bồi dưỡng khác nhau để phát triển năng lực nghề nghiệp, trong đó có năng lực đánh giá kết quả học tập cho học sinh. Mạng thông tin trực tuyến “Trường học kết nối” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở ra một môi trường bồi dưỡng trực tuyến đa dạng, phong phú để mỗi giáo viên có thể bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh theo nhu cầu. Điều này càng có ý nghĩa đối với nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh của đội ngũ giáo viên trường THPT Phủ Thông - nơi mà những hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông đi lại là trở ngại không nhỏ cho quá trình hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của các thầy cô.

Những hạn chế

Một bộ phận trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của đánh giá kết quả học tập của học sinh và việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn. Với quan điểm cho rằng đối tượng học sinh trường THPT Phủ Thông với đa số là học sinh người dân tộc thiểu số và

điều kiện vật chất còn nghèo nàn của trường học miền núi thì chưa cần và cũng chưa thích hợp phải đổi mới mạnh mẽ về đánh giá kết quả học tập. Từ đó, một số giáo viên chưa nhận thấy sự cần thiết phải bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa được đảm bảo một cách toàn diện. Nội dung đánh giá vẫn đi theo lối mòn truyền thống, chỉ chú trọng sự tái hiện kiến thức, mang tính chất “đóng” đối với học sinh, chưa khai thác được năng lực tư duy, độc lập của học sinh. Đội ngũ giáo viên chưa chủ động xây dựng các nội dung đánh giá mới mẻ, để khơi dậy hứng thú học tập và khả năng sáng tạo, tư duy cho học sinh. Về phương pháp và hình thức đánh giá, tuy vài năm trở lại đây, nhà trường đã bước đầu có những chỉ đạo và tổ chức thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, đi đôi với đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra - đánh giá, nhưng còn chậm và thiếu đồng bộ trong các khâu. Hiệu quả thực tế rất hạn chế.

Quá trình khảo sát cho thấy các kỹ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh như việc lập kế hoạch đánh giá; lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá; thực hiện đánh giá và xử lý, phân tích thông tin đánh giá thu được; sử dụng kết quả đánh giá hay thông báo, phản hồi kết quả đánh giá của đội ngũ giáo viên trường THPT Phủ Thông đều không dược đánh giá cao, chưa đáp ứng một cách tốt nhất việc đổi mới dạy học nói chung và đổi mới kiểm tra đánh giá nói riêng.

Nhận thức được thực trạng hạn chế về năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh của đội ngũ giáo viên, những năm qua, cán bộ quản lý trường THPT Phủ Thông đã bước đầu quan tâm đến việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trong trường. Tuy nhiên, những tồn tại, hạn chế còn rất nhiều. Công tác lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên là một khâu yếu của quá trình quản lý. Tổ chức bồi dưỡng và chỉ đạo bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên còn thiếu đôn đốc, ít tạo ra động lực thúc đẩy

tinh thần học tập và tự bồi dưỡng để phát triển phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của giáo viên. Chế độ, chính sách về công tác bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên chưa rõ, chưa động viên được đội ngũ giáo viên tích cực bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân.

Những hạn chế trên là hệ quả của của một quá trình trì trệ kéo dài của nền giáo dục nói chung và công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên nói riêng. Muốn nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cần phải phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm, tồn tại đang diễn ra trong thực tế phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở trường THPT Phủ Thông.

Kết luận chương 2


Trường THPT Phủ Thông là một trong 15 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu giáo dục cấp THPT cho con em các dân tộc huyện Bạch Thông. Quá trình khảo sát cho thấy năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh của đội ngũ giáo viên trường THPT Phủ Thông còn nhiều hạn chế. Các kỹ năng thành tố của năng lực đánh giá kết quả học tập đều có đánh giá trung bình và dưới trung bình.

Hầu hết các khâu của quá trình phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông đều được đánh giá thực hiện ở mức trung bình. Một số khâu như lập kế hoạch phát triển hay chỉ đạo phát triển có đánh giá dưới mức trung bình cho thấy hiệu quả của công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông còn nhiều hạn chế. Việc đánh giá mới chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận quá trình tái hiện kiến thức mà chưa chú trọng phát triển tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh. Phương pháp và hình thức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh cho giáo viên còn đơn điệu, chưa đa dạng, mới chỉ tập trung vào một vài phương pháp và hình thức truyền thống như giáo viên đánh giá tổng kết và đánh giá trên lớp; đánh giá thông qua kiểm tra viết. Các kĩ năng của học sinh chưa được quan tâm nhiều trong đánh giá và vai trò của học sinh trong đánh giá cũng chưa được phát huy.

Quá trình khảo sát thực trạng cũng cho thấy cả 6 yếu tố khách quan và chủ quan đều ảnh hưởng đến công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở những mức độ khác nhau. Việc đánh giá thực trạng là căn cứ cho đề tài đề xuất các giải pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông ở chương 3 luận văn này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022