Đặc Điểm Của Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Liên Quan Đến Thực Hành Quyền Công Tố Của Viện Kiểm Sát

quyền trong tố tụng hình sự mà các quốc gia thành viên phải áp dụng như một yêu cầu tối thiểu, không phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của quốc gia và không mang tính phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào.

- Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục

Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 5 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR), trong đó nêu rằng:

Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Điều 7 ICCPR cụ thể hóa, trong đó nêu rò, không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó.

Bên cạnh các quy định trên của UDHR và ICCPR, vấn đề chống tra tấn còn được đề cập trong một số điều ước quốc tế khác về quyền con người, đặc biệt là "Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT, 1984"). Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là, chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế (international custom law) về quyền con người, bởi vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ, bất kể quốc gia đó có là thành viên của ICCPR, CAT hay bất cứ điều ước quốc tế nào khác có liên quan hay không.

Định nghĩa về hành động tra tấn được đã được nêu ở Điều 1 của CAT. Tuy nhiên, như Điều này cũng nêu rò, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Định nghĩa về tra tấn trong Điều 1 CAT hiện được sử dụng như một quy định tham chiếu chung trong luật quốc tế về

quyền con người và luật hình sự quốc tế khi đề cập đến vấn đề tra tấn, tuy nó bị phê phán là đã loại trừ những đối tượng và hoàn cảnh mà hành động tra tấn được thực hiện bởi những thủ phạm phi công chức (ví dụ, việc một nhóm phiến quân bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập vợ mình sẽ không thuộc nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này).

- Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện

Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là một trong những quyền cơ bản, cốt lòi của tự do và an toàn cá nhân, đã được toàn nhân loại ghi nhận. Để đảm bảo quyền này, các quốc gia thành viên, một mặt phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, ngăn chặn sự vi phạm quyền tự do thân thể, mặt khác, phải đảm bảo rằng, trong những trường hợp vì mục đích duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích của cá nhân, việc bắt, giam, giữ một người phải được tiến hành theo quy tắc nhất định, trong những trường hợp nhất định, do những người có thẩm quyền quyết định và tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Quyền tự do thân thể, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, được nhân loại thừa nhận tại UDHR năm 1948 Điều 9 nêu rò: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện”. Quy định này được cụ thể và chi tiết hóa tại Điều 9 của ICCPR năm 1966. Ngoài ra, tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1988 theo Nghị quyết 43/173 cũng đưa ra một loạt các nguyên tắc trong việc bảo đảm quyền không bị bắt giam giữ trái phép

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do

Quyền này được quy định trong Điều 10 ICCPR. Theo Điều này,

Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang - 4

những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân

phẩm vốn có của con người. Khoản 2 Điều này quy định trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. Đặc biệt, khoản 3 Điều này đề cập đến một nguyên tắc định hướng việc đối xử với những người bị tước tự do, theo đó, việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội, chứ không phải nhằm mục đích chính là trừng phạt hay hành hạ họ. Những văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do và để lập báo cáo quốc gia về việc thực hiện quyền này bao gồm: Các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về việc đối xử với tù nhân (1955); Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988)

Các chuẩn mực quốc tế khuyến nghị các quốc gia nên xác định dưới 18 là độ tuổi được coi là vị thành niên trong tố tụng hình sự. Việc đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người chưa thành niên nêu ở khoản 3 Điều 10 ICCPR phải thể hiện ở những yếu tố như: điều kiện giam giữ tốt hơn phạm nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được liên lạc với người thân... Văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn đề này là Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985) (đoạn 5).

- Quyền thông tin, liên lạc với bên ngoài

Tập hợp nguyên tắc đặc biệt quan tâm bảo vệ quyền của người bị tước tự do phải được liên lạc với thế bên ngoài, với thân nhân và đặc biệt là luật sư. Theo Nguyên tắc 15 của Tập hợp nguyên tắc: Mặc dù có những trường hợp

ngoại lệ (theo khoản 4 Nguyên tắc 16 và khoản 3 Nguyên tắc 18), việc liên lạc của người bị giam hay bị cầm tù với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với gia đình hay luật sư của người đó đều không bị khước từ vì bất cứ lý do gì ngoài vấn đề số ngày. Các Nguyên tắc 17 và 18 (được cung cấp luật sư, được liên lạc với luật sư), Nguyên tắc 19 (trao đổi thư tín, được người đến thăm)...

- Quyền có cơ chế khiếu nại, tố cáo hữu hiệu

Do vị thế bị hạn chế các quyền căn bản, những người bị tước tự do cần được bảo đảm quyền khiếu kiện bất kỳ lúc nào về tính hợp pháp của việc giam, quyền khiếu nại, tố cái khi bị đối xử tàn tệ, bị tra tấn (Nguyên tắc 32, 33 của Tập hợp nguyên tắc).

- Đối với người chưa thành niên

“Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990 và “Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên” (Các quy tắc Bắc Kinh) được thông qua theo Nghị quyết 40/33 ngày 29/11/1985 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Theo các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu thì biện pháp tạm giam chờ xét xử chỉ nên là hình thức “được sử dụng đến như một phương kế cuối cùng và chỉ trong thời gian ngắn nhất có thể” (khoản 1 đoạn 13). Và “Bất cứ khi nào có thể, hình thức tạm giam chờ xét xử cần được thay thế bằng những phương pháp khác như giám sát chặt chẽ, chăm sóc đặc biệt hoặc đưa về sống với gia đình hay tại một trung tâm giáo dục hoặc tại nhà” (13.2). Người chưa thành niên, trong thời gian bị tạm giam chờ xét xử phải được hưởng tất cả các quyền và sự bảo đảm của Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân do Liên Hợp Quốc thông qua. (13.3).

Người chưa thành niên bị tạm giam chờ xét xử phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn, giam giữ trong một trại giam riêng biệt hay trong một

khu riêng của một trại giam có giam cả người lớn. (13.4.) Trong khi bị giam giữ, người chưa thành niên phải được bảo vệ, chăm sóc và được nhận tất cả những sự giúp đỡ riêng cần thiết về mặt xã hội, giáo dục dạy nghề, tâm lý, y tế và thể chất mà các em có thể cần tuỳ theo tuổi tác, giới tính và cá tính. (13.5.)

- Quyền được xét xử công bằng

“Quyền được xét xử công bằng” (right to a fair trial) là một nhân quyền cơ bản và có tính phổ quát cao, tồn tại trong cả các vụ án hình sự và phi hình sự. Pháp luật nhiều quốc gia quy định quyền này với quan niệm rằng nó là quyền thiết yếu (essential) trong mọi quốc gia pháp trị [65]. Việc đối xử với một người khi họ bị buộc tội phản ánh rò nhà nước tôn trọng nhân quyền đến mức nào, bởi vậy, quyền được xét xử công bằng đã được coi là một hòn đá tảng (a cornerstone) của các xã hội dân chủ [66]. Giống như đặc tính của mọi nhân quyền là phụ thuộc lẫn nhau, quyền được xét xử công bằng với các quyền khác có mối quan hệ hai chiều. Một phiên toà công bằng là yếu tố thiết yếu để bảo đảm các quyền cơ bản khác của con người như quyền sống, quyền được an toàn về thân thể, tự do ngôn luận... Ngược lại, trong một xã hội không dân chủ, các quyền cơ bản của con người không được tôn trọng thì khó có thể có chuyện mọi người đều được xét xử công bằng. Quan hệ chặt chẽ giữa quyền được xét xử công bằng với pháp trị và dân chủ cũng đã được khẳng định chính thức trong: Tuyên ngôn Dakar về quyền được xét xử công bằng tại châu Phi.

Quyền được xét xử công bằng, như đã đề cập, được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế và khu vực. Trước hết phải kể đến Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), trong đó, quyền được xét xử công bằng được ghi nhận một chi tiết tại Điều 14 và một số điều luật khác. Mặc dù Điều 14 không gọi trực tiếp bằng tên “quyền được xét xử công bằng” nhưng quyền này đã được Uỷ ban Nhân quyền (Human rights Committee), cơ quan được thiết lập nhằm giám sát việc thi hành ICCPR, sử dụng khi

phân tích các nội dung của điều luật. Đồng thời, nội hàm của Điều 14 cũng trùng với các quy định về “quyền được xét xử công bằng” trong nhiều điều ước quốc tế về nhân quyền. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng đã bảo vệ quyền này khi khẳng định tại Điều 10 rằng mọi người đều được hưởng quyền bình đẳng hoàn toàn trong việc xem xét công khai và công bằng bởi một tòa án “có năng lực, độc lập và không thiên vị”. Theo các điều ước quốc tế thì quyền được xét xử công bằng bao gồm các quyền: 1) bình đẳng trước tòa án, được xét xử bởi tòa án độc lập, không thiên vị và việc xét xử công khai trừ các trường hợp đặc biệt; 2) được suy đoán vô tội; 3) được bảo đảm tối thiểu liên quan đến quyền được biết lý do buộc tội, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, được xét xử nhanh chóng, được đối chất với người làm chứng; 4) đối với người chưa thành niên dược áp dụng thủ tục áp dụng riêng; 5) được xét xử phúc thẩm; 6) được bồi thường khi bị kết án oan; 7) không bị xét xử hai lần về cùng một tội danh.

1.2.2. Đặc điểm của quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan đến thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát

QCN liên quan đến hoạt động công tố có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, quyền con người trong TTHS liên quan đến THQCT là những giá trị gắn với mỗi người vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách là thành viên xã hội.

Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật”. Theo quy định trên của Hiến pháp, QCN được gắn liền với quyền công dân và không có sự tách biệt hoàn toàn. QCN trong TTHS liên quan đến THQCT là một bộ phận cấu thành của QCN. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng có những phẩm chất và giá trị con

người. Không phải vì bị tước tự do mà các giá trị con người của họ bị mất hết và không còn là con người. Vì vậy họ cũng phải có các QCN cơ bản - những quyền mà tạo hóa ban cho và không ai có thể tước đoạt.

Ngày nay với sự phát triển của giá trị nhân đạo, cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm và có ảnh hưởng nhiều hơn trên lĩnh vực QCN nói chung và QCN trong TTHS liên quan đến THQCT của VKSND nói riêng. Quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không chỉ tồn tại với tư cách là quyền công dân của một quốc gia mà còn là thành viên “công dân” của cộng đồng quốc tế. Ở một mức độ nhất định thì trong mỗi nước, việc ghi nhận và bảo vệ quyền công dân tức là đã ghi nhận và bảo vệ quyền con người được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận [35]. Điều 1 của UDHR khẳng định mọi người đều tự do và bình đằng về “phẩm giá và các quyền”. Lời nói đầu của hai công ước ICCPR và ICESCR đều khẳng định QCN “bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người”. Việc ghi nhận và bảo vệ các QCN nói chung, quyền của con người trong TTHS liên quan đến hoạt động công tố nói riêng, do đó là nhằm đáp ứng những đòi hỏi tất yếu về bảo vệ phẩm giá con người. Nhân phẩm là những phẩm chất, giá trị chỉ con người mới có và tạo nên tư cách, vị thế, sự khác biệt của con người trong thế giới động vật. Phẩm giá là như nhau và tồn tại bên trong đời sống của mỗi người. Trong bản thân khái niệm phẩm giá có chứa tư tưởng về giá trị của mỗi con người, về tính độc nhất vô nhị và bản sắc của mỗi cá nhân mà đươc mọi người, mọi thiết chế và toàn xã hội tôn trọng.

Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng được hưởng các quyền con người cơ bản trên cương vị bình đẳng như bất cứ cá nhân nào khác. Bên cạnh đó, họ còn được hưởng những quyền đặc thù, mà bản chất là những ưu tiên hoặc cơ chế bảo vệ đặc biệt dành cho nhóm người này dựa trên những đặc điểm, tính chất và hoàn cảnh của họ. Đó là các quyền như quyền không bị tra tấn, quyền được đối xử nhân đạo, quyền được thông tin về lý do bắt giữ và các quyền

được có khi bị bắt giữ, các quyền thuộc nhóm quyền xét xử công bằng…Việc quy định những ưu tiên này không phải bởi vì các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà bởi vì các quyền đó trong thực tế có nguy có bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn các quyền khác.

Thứ hai, quyền con người trong TTHS liên quan đến THQCT vừa là thuộc tính tự nhiên của con người, vừa là những giá trị trong đời sống, gắn liền với một nhà nước cụ thể.

Ngay từ thời cổ đại đã có sự bàn luận về các QCN. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 17, 18, QCN mới được các nhà tư tưởng bàn đến như một học thuyết. Quan điểm thứ nhất cho rằng, QCN bao gồm cả quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là đặc quyền tự nhiên, vốn có thuộc về con người mà ai cũng được hưởng, đơn giản bởi họ là thành viên của đại gia đình nhân loại. Tuyên ngôn độc lập của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ năm 1776 đã khẳng định: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể chối cãi được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" [31].

Về mặt xã hội, thuyết quyền tự nhiên mang ý nghĩa phản kháng. Nó là tư tưởng của các lực lượng tiến bộ chống lại trật tự xã hội bất công, bất bình đẳng (xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến sau này). Vì thế, không chỉ trong quá khứ, mà cả ngày nay thuyết này vẫn có ý nghĩa nhất định. Học thuyết này có điểm tích cực là đề cao con người với tư cách là sản phẩm cao nhất, tinh tuý nhất của sự phát triển tự nhiên. Nhưng nhược điểm là ở chỗ đã che lấp nguồn gốc xã hội của QCN và do đó, không thấy tính lịch sử, tính giai cấp, sự phát triển. Quan điểm thứ hai cho rằng QCN nói chung, quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng mang tính pháp lý. Có nghĩa là các QCN phải được quy định trong pháp luật. Chỉ có thông qua pháp luật thì các giá trị của con người với tư cách là tự nhiên và xã hội mới trở thành quyền được xác định và mới bảo đảm trở thành hiện thực trong thực tiễn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022