Đánh Giá Mức Độ Liên Hệ Nội Dung Bài Học Vào Thực Tế Của Sv

Ở câu hỏi: Bạn có thể liên hệ nội dung bài giảng của GV vào thực tế. Kết quả như sau:


Biểu đồ 2.2.2.9 Đánh giá mức độ liên hệ nội dung bài học vào thực tế của SV


Qua biểu đồ cho thầy chỉ có 7% SV đồng ý có thể liên hệ nội dung bài học vào thực tế, 52.7% SV là tương đối đồng ý mình sẽ có thể liên hệ nội dụng bài giảng của GV vào thực tế, tỉ lệ không đồng ý là 39.3%, hoàn toàn không không đồng ý là 1%.


Việc SV không liên hệ nội dung bài học vào thực tế còn chiếm tỉ lệ khá cao. Điểu này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của SV ở những nội dung yêu cầu liên hệ thực tế và cũng ảnh hưởng đến việc tìm kiếm một công việc trong tương lai khi các nhà tuyển dụng yêu cầu khả năng ứng dụng, thực hành trên thực tiễn không phải lý thuyết suông thì SV khó có thể đáp ứng được. Bác Hồ có dạy:‘Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Đi đôi với việc học lý thuyết SV phải biết đem nó ứng dụng vào thực tế, trước hết là ở các tiết học tại lớp. Phải tập cho mình tính sáng tạo,nhanh nhẹn, tập cho mình tư duy suy nghĩ động não, đừng bao giờ phụ động chỉ chờ chép đáp áp của thầy cô.


Chính vì vậy mà khi tiến hành khảo sát ý kiến của SV ở câu hỏi: “ Bạn có tự tin sẽ kiếm được một công việc phù hợp với bản thân sau khi tốt nghiệp không?”. Kết quả như sau:


Bảng 2.2.2.2 Mức độ tự tin của SV sẽ kiếm được một công việc phù hợp với bản thân



Mức độ


Tần số


Phần tram

Rất tự tin


6


3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay - 8


Tự tin


41


20.4%

Không tự tin


150


74.6%

Hoàng toàn không tự tin


4


2%


Từ khảo sát trên chúng ta có thể thấy SV không tự tin vào năng lực của bản thân có thể tìm được một công việc mà mình đã được đào tạo chiếm tỉ lệ 74.6%, tự tin và rất tự tin chỉ chiếm tỉ lệ 20.4% và 3%. Việc SV hạn chế năng lực liên hệ nội dung bài học vào thực tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số lượng lớn SV rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm. Trong khi đó một trong những yếu tố giúp mỗi cá nhân thành công đó chính là tự tin, thế những có tới 150 SV trong 201 SV không tự tin vào năng lực của bản thân, thì chính SV đã làm mất đi một nửa cơ hội thành công của chính mình.


2.2.3 Đánh giá của sinh viên về hoạt động quản lý đào tạo.


Với thang điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 5, hoạt động quản lý đào tạo của nhà trường được SV đánh giá ở mức khá với điểm trung bình chung cho 5 yếu tố đạt 3.34 điểm.


Biểu đồ 2.2.3.1 Đánh giá chung của SV đối với hoạt động quản lý đào tạo


Nhìn vào biểu đồ có thể thấy SV đánh giá khá thấp hai yếu tố thứ nhất lớp học có số lượng SV được nhà trường phân bố hợp lý, thứ hai chương trình đào tạo được phân chia hợp lý giữa nội dung lý thuyết và thực hành, đều được SV đánh giá dưới 3 điểm.

Và SV chỉ tương đối đồng ý với nội dung chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo được đánh giá 3.32 điểm và 3.55 điểm cho vấn đề nhà trường thông báo rõ ràng về kế hoạch giảng dạy của từng học phần trong thời biểu của mỗi SV.


Nhưng SV lại đánh giá cao việc nhà trường tổ chức thi cử chặt chẽ với điểm trung bình là 3.98 điểm. Có thể nói SV khá hài lòng với vấn đề này.


Cụ thể ở câu hỏi: “Lớp học có số lượng SV được nhà trường phân bố hợp lý”.

Kết quả như sau:


Biểu đồ 2.2.3.2 Đánh giá của SV về phân bố số lượng SV giữa các lớp


Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể dễ dàng nhìn thấy được có 2.5% SV hoàn toàn

đồng ý lớp học có số lượng SV được nhà trường phân bổ hợp lý, 8% đồng ý, 45.3% tương đối đồng ý, có tới 41.8% không đồng ý và 2.5% hoàn toàn không đồng ý lớp học

có số

lượng SV được nhà trường phân bổ

hợp lý. Việc lớp học có diện tích nhỏ,

nhưng lại đông SV, thì GV vừa khó có thể bao quát hết được cả lớp, khó có thể truyền đạt bài giảng của mình một rất trọn vẹn vì lớp quá ồn, hiệu quả học lại không cao khi các nhóm thuyết trình quá đông, một hai người làm bảy tám người hưởng, mà SV cũng khó có thể tập trung của bài giảng của GV nhất là đối với các bạn ngồi ở cuối lớp thì càng khó có thể hiểu bài hơn và chỉ tụ tập nói chuyện, ăn uống. Hay trong giờ thực hành và thí nghiệm khi số lượng SV đông quá thì GV cũng khó mà hướng dẫn cụ thể cho từng bạn và đi chuyên sâu cho từng nhóm.


Một bạn nữ chia sẽ: “SV trong lớp học đông nhất mà mình học đó là môn quốc phòng có tới hơn 120 bạn, mỗi nhóm thuyết trình là hơn 10 bạn. Lớp học quá đông nên mình cũng không hiểu thầy giảng gì, chỉ học trong đề cương rồi đi thi. Mình thấy học như vậy thì không hiệu quả nhưng vì rất nhiều bạn không đăng kí môn quốc phòng được nên nhà trường phải tăng số lượng SV trong mỗi lớp, có lớp đăng kí là mừng rồi bạn à”.

Chính vì vậy nhà trường nên phân chia SV hợp lý giữa các lớp để có nâng cao chất lượng học tập của SV cũng như hiệu quả đào tạo của nhà trường.


Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 30 bạn SV trong cùng một lớp học trường đại học Sài Gòn về chương trình đào tạo với câu hỏi: “ Các bạn thấy trong chương trình đào tạo hiện nay của trường thi những môn nào nên giảm bớt hay tăng thêm thời lượng các học phần”. Thì trong đó cả 30 bạn đều đồng ý cho rằng nên giảm bớt thời lượng học phần QP­AN và thể chất, tăng những giờ thực hành. Và sau đây là kết quả khảo sát 201 SV:


Ở câu hỏi: “Giảm bớt thời lượng quốc phòng an ninh – thể chất”, “ Tăng thời

lượng các giờ thực hành, ứng dụng”.


Biểu đồ 2.2.3.3 Đánh giá chương trình đào tạo


Hầu như tất cả SV đều tương đối đồng ý, đồng ý, hoàn toàn đồng ý với việc giảm

thời lượng QP­AN, thể chất, tăng giờ thực hành, và không có bất kì SV nào không

đồng ý và hoàn toàn không đồng ý ở hai câu hỏi trên. Cụ thể:


Trong 201 SV trong mẫu khảo sát thì có 24 SV tương đối đồng ý, 135 SV đồng ý và 42 SV hoàn toàn đồng ý nên giảm thời lượng quốc phòng – thể chất. Ở câu hỏi thứ hai nên tăng giờ thực hành thì có 29 SV tương đối đồng ý, 98 SV đồng ý và 74 SV hoàn toàn đồng ý.


Ở một câu hỏi khác cũng liên quan đến chương trình đào tạo của nhà trường đó là chuẩn tiếng anh đầu ra của SV khi tốt nghiệp phải có bằng B anh văn (trừ khoa sư phạm tiếng anh). Tác giả tiến hành khảo sát với câu hỏi “Chuẩn đầu ra Anh văn của trường phải có bằng B, theo bạn có phải là yêu cầu cao đối với SV”. Kết quả thu được


Biểu đồ 2.2.3 Đánh của SV về chuẩn đầu ra của trường


Có 10 SV cho rằng chuẩn đầu ra anh văn bằng B là rất khó chiếm tỉ lệ 5%, có 40 SV cho rằng yêu cầu này là khó chiểm tỉ lệ 19.9%, có 109 SV cho rằng bình thường

chiếm tỉ

lệ 54.2%, 37 SV cho rằng chuẩn đầu ra cần anh văn B là dễ

chiếm tỉ lệ

18.4%, và có 5 SV cho rằng rất dễ chiểm tỉ lệ 2.5%.


Như vậy có 54.2% trong mẫu khảo sát ngẫu nhiên đánh giá chuẩn đầu ra Anh văn bằng B của nhà trường ở mức bình thường. Nhưng có thể nói đối với điều kiện Anh văn này so với thị trường tuyển dụng lao động hiện nay thì không hề cao thậm chí còn thấp. Chúng ta đang sống trong thế kỉ XIX, việc giao tiếp với thế giới đã không còn khó khăn như trước nữa, nếu giỏi ngoại ngữ mọi người sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Chính vậy trong phần đề xuất ý kiến cũng có nhiều bạn chia sẻ: “Anh văn bằng B thì mình nghĩ bình thường không dễ cũng không quá khó, chủ yếu bản thân phải dành nhiều thời gian cho việc học, nhưng nếu tăng chuẩn Anh văn lên thì mọi người ai cũng phải có gắng học, thi đậu mới có thể ra trường, Vừa giúp SV vừa nâng cao vốn tiếng anh vừa giúp ích được nhiều trong khi đi xin việc, nên tăng chuẩn anh văn đầu ra thì mình cũng có thể đáp ứng được”. Hay một bạn nữ khác: “Bằng B anh văn cũng gần như giống tiếng anh 3 học phần mà nhà trường dạy, nên tiếng anh đầu ra nên tăng cao hơn xíu như toecic 450 hay 500 để bằng anh văn đạt chuẩn quốc tế”.


Tuy nhiên cũng có khoảng ¼ SV cho rằng chuẩn bằng B anh văn là khó và rất khó. Theo bạn N.T.T.T “Học tiếng anh 1,2,3 trong chương trình đào tạo mình cũng cố gắng lắm mới đủ trên 4.0 đó bạn, mỗi lần có bài nghe dường như mình toàn đánh đại hên đâu trúng chú không nghe được gì cả, nên mình nghĩ tiếng Anh bằng B là cao rồi”.


Vậy phù thuộc vào trình độ Anh văn của mỗi người mà cách đánh giá chuẩn đầu ra Anh văn của nhà trường sẽ ở các mức độ khác nhau từ rất dễ đến rất khó. Theo tác

giả nghĩ chuẩn đầu ra Anh văn, tin học hay các kĩ năng nào khác...đối với SV tốt

nghiệp nên phụ thuộc vào chất lượng SV đầu vào để quyết định chuẩn đầu ra của từng khóa.

Ở câu hỏi: “ Nhân viên hành chính luôn tôn trọng, giúp đỡ nhiệt tình và giải quyết nhanh chóng những vấn đề SV gặp phải”. Được kết quả sau đây:


Biểu đồ 2.2.3.4 Mức độ hài lòng của SV về thái độ của nhân viên hành chính


Từ biểu đồ cho thấy một số lượng lớn SV không đồng ý với việc nhân viên hành

chính luôn tôn trọng và giúp đỡ nhiệt tình, giải quyết nhanh những vấn đề SV gặp

phải, chiếm tỉ lệ cao nhất 42.3%, và 8% SV hoàn toàn không đồng ý. Chỉ có 11.9% SV đồng ý và 33.8% SV tương đối đồng ý. Với điểm cao nhất là 5 điểm và thấp nhất là 0 điểm, thì điểm trung bình chung về vấn đề này SV đánh giá tương đối thấp là 2.62 điểm. SV không hài lòng lắm với thái độ của các nhân viên hành chính của nhà trường.


Ngoài họat động tổ chức học tập để cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản, chuyên ngành vững vàng thì nhà trường cũng phải thường xuyên tổ chức các lớp dạy kĩ năng mền để rèn luyện cho SV cách suy nghĩ lạc quan, niềm say mê công việc, ý chí chiến thắng, giúp SV biết cách làm việc nhóm, hòa đồng vào tập thể, có tinh thần đồng đội và rèn luyện cho SV được sự tự tin, cũng như tạo các sân chơi thể thao, văn nghệ, các buổi hội thao, nghiên cứu khoa học…để tạo hứng thú trong học tập cho SV. Thì qua quá trình khảo sát SV đánh giá cao những hoạt động này của nhà trường. Cụ thể:


Biểu đồ 2.2.3.5 Đánh giá của SV về các hoạt động tổ chức khác của nhà

trường


SV hoàn toàn đồng ý với việc nhà trường tổ chức định kỳ các lớp dạy kĩ năng mền SV chiếm tỉ lệ 18.4%, mức độ đồng ý chiếm tỉ lệ 41.3%, tương đối đồng ý chiếm tỉ lệ 38.3%, không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý đều chiếm tỉ lệ 1%. Có 12.4% SV hoàn toàn đồng ý nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho SV

để tạo không khí học tập và kết nối sự đoàn kết giữa SV các khoa, có 47.3% SV đồng ý, mức độ tương đối đồng ý chiếm tỉ lệ 35.3%, mức độ không đồng ý chiếm tỉ lệ 5%.


2.2.4 Đánh giá của sinh viên về hoạt động phục vụ và đảm bảo quá trình đào tạo.


Đánh giá của SV về cơ sở vật chất kĩ thuật


Về cơ sở vật chất của trường, SV đánh giá ở mức thấp, cần phải nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của trường.


Với thang điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 5 cơ sở vật chất của trường được SV đánh giá ở mức xấp xỉ trung bình với điểm trung chung cho 6 yếu tố thuộc cơ sở vật chất của trường đạt 2.45 điểm. Tuy nhiên sự đánh giá của SV cho mỗi yếu tố cơ sở vật chất không giống nhau.


Biểu đồ 2.2.4.1 Đánh giá chung của SV về cơ sở vật chất của trường


Qua biểu đồ cho thấy SV đánh giá khá thấp các yếu tố: khu tự học dành cho SV, số lượng máy tính trong phòng học tin, phòng thí nghiệm của trường, kí túc xá, phòng học đảm bảo yêu cầu về âm thanh, ánh sáng đều dưới mức 2.5 điểm. Và yếu tố khu vệ sinh luôn sạch sẽ được SV đánh giá là 2.74 điểm.


Cụ thể như mức độ đánh giá của SV ở câu hỏi: “Số lượng máy tính ở phòng tin học dùng để tra cứu thông tin và phục vụ học tập ở trường đáp ứng được nhu cầu của người học”. Kết quả như sau:


Biểu đồ 2.2.4.2 Đánh giá số lượng máy tính phòng tin học

Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ có 2% hoàn toàn đồng ý, 6% đồng ý số lượng máy tính của nhà trường đáp ứng được nhu cầu của người học, trong khi đó có tới 44% SV không đồng ý và 15% hoàn toàn không đồng ý về việc này, lớn hơn gấp 8 lần SV đồng ý và hoàn toàn đồng ý.


Khi hỏi về việc số lượng máy tính dùng để tra cứu thông tin và phục vụ học tập ở trường có đáp ứng được nhu cầu học tập của SV hay không, một bạn nữ SV năm 4 khoa giáo dục chính trị cho biết: “Lúc mình học tin học, có rất nhiều máy tính của trường bị hư nên bạn nào đi trễ xíu là không có máy tính dùng phải ngồi chung hai người một máy, mà học thực hành ngồi hai người, thì một người làm, một người ngồi nhìn. Tới lúc đổi qua làm thì cũng hết giờ mất rồi. Nên mình luôn đi học sớm để tìm cho mình một chỗ ngồi trước. Và mình thấy mạng internet ở phòng tin cũng rất yếu, nhiều khi tìm hình chèn vào bài kiểm tra nhưng không có mạng để kết nối”.


Thực tế cho thấy khi đất nước bước vào thời đại công nghệ thông tin thì tầm quan trọng của tin học trong giáo dục ngày càng được khẳng định. Một trong những tiêu

chuẩn đầu ra của SV

ở các trường hiện này là phải có bằng tin học.

Không kém

ngoại ngữ, các nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi SV có kiến thức về tin học để sử dụng máy tính, các phần mềm văn phòng, sử dụng internet thành thạo. Việc thiếu máy tính cho SV thực hành, sẽ làm hạn chế kĩ năng sử dụng các phần mền tính toán, xử lý số liệu sau khi tốt nghiệp SV, đó cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường.


Ở câu hỏi: “ Mức độ đồng ý của Anh/chị về phòng thí nghiệm của trường có đủ máy móc, hóa chất cho SV thực hành cũng như tất cả các dụng cần thiết”. Kết quả như sau:


Biểu đồ 2.2.4.3 Đánh giá của SV về phòng thí nghiệm của trường

Ngày đăng: 22/01/2024