Biện Pháp 5. Kịp Thời Kiểm Tra, Đánh Giá Thúc Đẩy Hoạt Động Tự Học Của Sinh Viên Để Thực Hiện Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ

hoạt động dạy ­ học, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Đối với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, cơ sở vật chất được coi là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng dạy ­ học của Nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trường cần phải có kế hoạch để tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động dạy ­ học, đặc biệt các điều kiện phục vụ hoạt động tự học của sinh viên như:

+ Củng cố, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giảng đường, thư viện đảm bảo về số lượng, chất lượng.

+ Xây dựng Thư

viện điện tử

hiện đại, xây dựng cơ

sở dữ

liệu

điện tử

cho phòng tư

liệu của các Khoa và Bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

môn thuộc Trường Đại

học An Giang nhằm hiện đại hóa hệ thống phòng tư liệu hiện có. Tăng cường khả năng khai thác và tiện ích cho người sử dụng.

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ - 13

+ Triển khai kế hoạch hợp tác với các cơ sở, hoàn thiện và nâng

cấp hệ thống mạng thông tin nội bộ để có thể hòa mạng giữa các đơn vị

với nhau, với Thư phương và quốc tế.

viện Trường Đại học An Giang, thư

viện các địa

+ Trong quy hoạch cơ

sở mới 40ha sẽ

xây dựng một Thư

viện

Trường với qui mô hiện đại đúng tiêu chuẩn cấp khu vực và quốc tế.

Trong thời gian tới, Nhà trường cần tiếp tục tập trung đầu tư nhằm hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng các hoạt động đào

tạo của Trường như mở rộng phòng Internet, nâng cấp hệ thống mạng

truy cập Internet trong toàn Trường. Nhà trường sẽ

xây dựng kế

hoạch

dài hạn nhằm tăng cường đầu tư thiết bị cho các phòng học. Tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại cho cán bộ và giảng viên.

Nói đến các điều kiện phục vụ không thể không đề cập đến văn

hóa phục vụ, điều mà trước đến nay thường ít được quan tâm đúng mức. Văn hóa phục vụ là một vấn đề khá rộng lớn, trong phạm vi biện pháp tăng cường các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên, có hai nội dung cơ bản cần phải được quan tâm và tổ chức thực hiện là cách thức và thái độ phục vụ.

Cách thức phục vụ là những hoạt động nói lên quy trình, nội dung

đảm bảo cho sinh viên được sử

dụng một cách có hiệu quả

cơ sở

vật

chất, nguồn học liệu, và những điều kiện đảm bảo khác của Nhà trường. Sinh viên được phục vụ những gì? Ở đâu? Khi nào? Ra sao?… là những vấn đề đòi hỏi cần phải được xác định một cách minh bạch, công khai và dễ tiếp cận. Nhà trường cần phải thể chế hóa những nội dung trên thành các quy định và xây dựng thành cẩm nang sinh viên, cung cấp cho sinh viên. Đồng thời với việc thường xuyên kiểm tra điều chỉnh cho phù hợp trong từng hoàn cảnh, giai đoạn cụ thể.

Thái độ phục vụ là những nội dung biểu hiện ra bên ngoài của văn

hóa phục vụ, do những con người cụ

thể

thực hiện. Thái độ

phục vụ

thường bị

chi phối vừa bởi những yếu tố tâm lý chủ

quan của chủ

thể

vừa bị tác động bởi những yếu tố khách quan.

Trong giao tiếp giữa sinh viên và những người làm công tác quản lý, phục vụ của Nhà trường, thường tồn tại một khoảng cách nhất định về sự bình đẳng. Việc xây dựng và thực hiện được một thái độ phục vụ tất cả vì lợi ích của người học là vấn đề không hề đơn giản trong thực tiễn. Cùng với việc quán triệt, yêu cầu sinh viên có những cách cư xử chuẩn mực và có văn hóa trong môi trường đại học, Nhà trường cũng cần xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, văn hóa giao tiếp đối

với các cán bộ, nhân viên theo phương châm tạo điều kiện tốt nhất cho người học trong môi trường giao tiếp thân thiện, chân thành và cởi mở.

­ Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh, bổ sung kịp thời đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết, phục vụ tốt nhất cho hoạt động tự học của sinh viên: Hoạt động tự học cũng là một dạng hoạt

động xã hội, vì thế, luôn có sự

biến đổi, thay đổi về

quy mô, tính chất

trong những điều kiện nhất định, trong những giai đoạn nhất định. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra nhu cầu phải thường xuyên kiểm tra đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi cơ sở vật chất của Nhà trường còn nhiều khó khăn, việc bố trí sử dụng và quản lý cơ sở vật chất hiện có càng phải được tổ chức thực hiện khoa học và linh hoạt nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của sinh viên. Để làm được việc đó, cần phải xây dựng được các phương án xử lý trong từng giai đoạn cụ thể (Phương án xây dựng tổng thể, phương án chung trong cả năm học, phương án riêng trước và trong các kỳ thi,...).

Có thể nói, biện pháp quản lý tăng cường các điều kiện phục vụ nhằm giúp giảng viên hướng dẫn cho sinh viên tự học là một tổ hợp các biện pháp cụ thể vừa nhằm tạo ra một hệ thống các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên, tổ chức khai thác có hiệu quả các điều kiện vật chất hiện có, vừa nhằm xây dựng một môi trường tự học thân thiện, lành mạnh, có văn hóa cao đồng thời góp phần nâng vào hình ảnh, vị thế của Nhà trường đối với sinh viên nói riêng và với toàn xã hội nói chung.

3.3.5. Biện pháp 5. Kịp thời kiểm tra, đánh giá thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên để thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ

3.3.5.1. Mục đích ­ ý nghĩa

Khoa học về quản lý giáo dục đã khẳng định kiểm tra đánh giá là

một trong bốn chức năng cơ bản có vai trò quan trọng trong quản lý

trường học nói chung và quản lý chuyên môn nói riêng. Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên thể hiện sự ghi nhận, xác nhận kết quả

học tập của sinh viên. Trong học chế tín chỉ, đổi mới cơ

chế

kiểm tra,

đánh giá hoạt động tự học của sinh viên được coi như là một hệ quả tất yếu khi chuyển đổi phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ. Thông qua kiểm tra đánh giá, giảng viên biết được

hoạt động tự học đã được thực hiện hay chưa trong thực tế, thực hiện

đúng hay chưa đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra. Có thể thấy, cơ chế kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên là biện pháp có ý nghĩa thiết thực và hết sức cần thiết.

3.3.5.2. Nội dung công việc và cách thức thực hiện

­ Tiến hành thường xuyên và đồng bộ đánh giá: Khi tiến hành đào tạo theo học chế

nhiều hình thức kiểm tra tín chỉ, kiểm tra đánh giá

phải được tiến hành thường xuyên, đa dạng trong suốt thời gian dạy học bằng nhiều hình thức (bài tập cá nhân/tuần, nhóm/tháng, bài tập nhỏ và

lớn, thi giữa kỳ, cuối kỳ) và bằng nhiều phương pháp kỹ thuật phong

phú, đa dạng. Làm tốt được vấn đề này một mặt sẽ tạo động lực, hứng thú cho sinh viên học tập, mặt khác định hướng cho các hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

­ Công khai hóa quy trình và kết quả đánh giá hoạt động tự học của sinh viên: Một trong những yêu cầu đối với hoạt động quản lý là ban hành các quy định, công khai hóa các quy định quản lý. Một mặt vừa đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong quản lý một mặt vừa đồng thời tạo ra cơ chế cho phép sinh viên biết rõ được các bước thực hiện, nội dung, yêu

cầu đối với hoạt động tự học mà mình đã, đang và sẽ phải thực hiện và góp phần nâng cao khả năng tự nhận thức, điều chỉnh hoạt động tự học của sinh viên. Những nội dung cần được công khai như:

+ Công khai nội dung những vấn đề kiểm tra và thi đối với môn

học. Cụ thể, khi bắt đầu giảng dạy môn học giảng viên cần công bố kế hoạch học tập, thời gian thực hiện chương trình, nêu rõ kế hoạch và hình thức thi hết môn, hình thức kiểm tra từng phần của chương trình (tổng chương).

+ Chấm bài kịp thời, chữa bài và chỉ rõ những sai sót mà sinh viên thường gặp, công bố kết quả đúng hạn. Trong học chế tín chỉ, cần phối hợp nhiều biện pháp để kiểm tra đến cá nhân sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên bộc lộ rõ năng lực của mình. Khi kiểm tra viết, thi viết, phải tạo

điều kiện nghiêm ngặt để sinh viên làm bài nghiêm túc và trung thực.

Chẳng hạn có thể ra nhiều đề với mức độ tương đương. Đề bài kiểm tra phải vừa sức với đa số sinh viên trong lớp, đồng thời có câu hỏi phụ cho các sinh viên khá giỏi. Đề bài thi cuối học phần có nội dung đòi hỏi sinh viên phải thể hiện được kiến thức có bề rộng, chiều sâu và có tính sáng tạo. Thông báo kịp thời và công khai kết quả kiểm tra, thi (vấn đáp, thi viết, thi rèn luyện kỹ năng thực hành). Từ đó, để sinh viên tự nhận thức và tự đánh giá đúng khả năng của mình, tự điều chỉnh và có hướng phấn đấu tiếp theo.

­ Phối hợp khéo léo các phương pháp kiểm tra: là vấn đề có tính

chất kỹ năng sư phạm của từng giảng viên. Để đảm bảo tính thống nhất tương đối, Nhà trường cần có những quy định xác định mức độ tối thiểu trong việc phối hợp các phương pháp kiểm tra, hạn chế việc làm tùy tiện. Phối hợp khéo léo các phương pháp kiểm tra giúp cho giảng viên có được

sự đánh giá phù hợp đến từng nhóm sinh viên, tạo ra môi trường kiểm tra đánh giá sinh động, không nhàm chán, đảm bảo đánh giá thực khả năng, mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên. Sự phối hợp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phối hợp linh hoạt giữa các hình thức kiểm tra (kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra bài làm ở nhà). Đặc biệt kiểm tra bài làm ở nhà có tác dụng giáo dục sinh viên về ý thức tổ chức kỷ luật, tự học, tinh thần trách nhiệm trong việc học tập của mỗi sinh viên. Có thể kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất. Để động viên ý thức và khả năng tự học những sinh viên thực hiện các bài tập nghiên cứu, các bài tập thực hành khá tốt thì có thể lấy điểm thay thế cho bài thi cuối học phần. Giảng viên cần có thái độ khách quan và tinh thần trách nhiệm cao trong việc cho điểm sinh viên,

không dễ dãi, không thiên vị. Việc cho điểm có tác dụng đến quan hệ

thầy trò và đặc biệt có tác dựng đến thái độ học tập của sinh viên đối với môn học.

+ Tăng cường trắc nghiệm khách quan. So với các phương pháp

đánh giá khác, trách nghiệm khách quan có nhiều

ưu thế

như: Kiểm tra

được phạm vi kiến thức rộng, bao quát toàn bộ môn học, triển khai thi và chấm thi nhanh,... Vì vậy, khắc phục được tình trạng học lệch, học tủ, học vẹt, từ đó nâng cao ý thức và năng lực tự học của sinh viên.

­ Xây dựng cho sinh viên ý thức và khả năng tự kiểm tra: Trong quá trình làm việc với sinh viên, giảng viên và các cán bộ quản lý của Nhà trường cần phải thực hiện các nội dung góp cho sinh viên hình

thành ý thức và khả

năng tự

kiểm tra. Có thể

cho sinh viên kiểm tra

bài của nhau dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Việc chấm bài kiểm tra cũng vậy, nên có thêm hình thức trò chấm bài của nhau và tự chấm

bài của mình, theo cách như

sau: Đổi bài làm cho nhau để

sinh viên

đọc và đánh giá bài của bạn, sau đó sinh viên đọc lại bài làm của mình và tự đánh giá, cuối cùng căn cứ vào đó, sinh viên sửa lại bài làm của mình.

Kịp thời kiểm tra đánh giá là yêu cầu cần phải được thực hiện trong học chế tín chỉ khi cách học, cách dạy đã có sự thay đổi rất căn bản. Hoạt động quản lý của Nhà trường cần bám sát yêu cầu trên trong việc xác định nội dung quản lý vừa xác định rõ vai trò, trách nhiệm của giảng viên vừa đảm bảo việc kiểm tra đánh giá được tiến hành một cách công bằng, khách quan theo đúng trình tự, mục tiêu, kịp thời động viên uốn nắn những sai lệch của sinh viên, điều chỉnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực từ phía giảng viên và các cán bộ quản lý của Nhà trường.

3.3.6. Biện pháp 6. Hoàn thiện công tác của phòng Đào tạo và các bộ phận liên quan hướng vào việc nâng cao kết quả hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ

3.3.6.1. Mục đích ­ ý nghĩa

Chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, không

chỉ

hoạt động dạy của các giảng viên phải có sự

thay đổi mà phương

thức tổ chức quản lý cũng cần phải thay đổi. Các công việc quản lý hành chính phục vụ cũng sẽ có sự thay đổi căn bản, theo hướng tăng lên về số lượng, phong phú, đa dạng về nội dung và thường xuyên có sự biến động rất linh hoạt. Nó đòi hỏi phải có một đội ngũ quản lý và nhân viên hành chính rất chuyên nghiệp. Phòng Đào tạo và các phòng ban liên quan khác

có chức năng tư

vấn, giúp việc cho Ban Giám hiệu trong việc tổ

chức,

điều hành, quản lý công tác đào tạo của Nhà trường. Vấn đề hoàn thiện

công tác của phòng Đào tạo và các bộ phận liên quan phục vụ cho mục tiêu nâng cao hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ là đòi hỏi mang tính tất yếu. Bộ máy tổ chức và hoạt động của phòng Đào tạo có ý nghĩa như là một trung tâm điều hành, tiếp nhận, kết nối, phối hợp các nhân tố, các quy trình, xử lý các tình huống đảm bảo hoạt động tự học của sinh viên được diễn ra theo đúng các yêu cầu, đồng thời đảm bảo

thực hiện vai trò quản lý hành chính về

các vấn đề

liên quan đến hoạt

động giảng dạy và học tập trong Nhà trường.

3.3.6.2. Nội dung công việc và cách thức thực hiện

Để hoàn thành tốt chức trách, vai trò là trung tâm quản lý và điều phối hoạt động dạy và học trong học chế tín chỉ, tổ chức và công tác của phòng Đào tạo và các bộ phận liên quan cần có sự điều chỉnh, thay đổi. Những nội dung cần phải tiến hành gồm:

­ Xác định rõ mục tiêu, phương pháp quản lý, tổ chức hoạt động

một cách khoa học, hợp lý: Để công tác quản lý đào tạo được diễn ra

đúng mục tiêu, đạt được hiệu quả, việc hoàn thiện cơ

cấu tổ

chức và

phân công công tác hợp lý của phòng Đào tạo và các bộ phận phục vụ liên

quan phải là một trong những vấn đề cần phải được đặt lên hàng đầu.

Để có thể quản lý, yêu cầu có tính tiên quyết là nhà quản lý phải nắm vững được mục tiêu, nội dung quản lý. Với vị trí như vậy, Phòng Đào tạo nói chung hay từng cán bộ, chuyên viên trong phòng Đào tạo nói riêng phải nắm vững bản chất của sự thay đổi khi chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế học phần sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Nhà trường cần có

kế hoạch và triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng, tập huấn những

kiến thức lý luận về học chế tín chỉ, nội dung tính chất của hoạt động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022