Phân Tích Hồi Quy Yếu Tố Tác Động Của Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Đến Hoạt Động Quản Lý Đào Tạo


3.25

3.20

3.15

3.10

3.05

3.00

2.95

2.90

2.85

3.22

3.21

2.99

HL11.1 HL11.2 HL11.3

4.6.1. Kết quả đánh giá của sinh viên











Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Tác động của ý kiến phản hồi của sinh viên đến quản lý đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội - 20


Hình 4.21. Đánh giá chung về hài lòng của sinh viên đối với hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy ở đơn vị đào tạo Với:

- HL11.1. Nội dung khảo sát về HĐGD của trường/khoa SV đang theo học

- HL11.2. Hình thức khảo sát mà trường/khoa đang thực hiện

- HL11.3. Phản hồi của trường/khoa sau khi có kết quả khảo sát của SV

Đánh giá HĐGD của GV là một khâu quan trọng trong giáo dục đào tạo, giúp tạo động cơ, sự theo dõi và điều chỉnh quá trình, cho biết kết quả đào tạo và sự kiểm nghiệm của thực tế. Đây được xem là chất xúc tác để tạo ra sự thay đổi của chính bản thân người học và người dạy với đầy đủ ý nghĩa của nó. Đánh giá HĐGD của GV là một sự rà soát, thẩm định trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm và ảnh hưởng của GV với SV, với nhà trường và cộng đồng. Kết quả SV đưa ra nhận định chung về hoạt động này ở mức khá hài lòng (ĐTB của 3 tiêu chí nhỏ hơn 3.22). Qua đánh giá của SV, việc phản hồi kết quả lại cho SV còn vài hạn chế. Tuy nhiên, nội dung


và hình thức khảo sát về HĐGD của trường/khoa đã triển khai được SV đánh giá khá tốt. Điều này rất phù hợp với báo cáo từ các đơn vị đào tạo về việc sử dụng kết quả YKPH của SV: các đơn vị đào tạo sử dụng kết quả đánh giá YKPH cho việc: thông báo tới GV, các cấp quản lý (bộ môn/khoa/trường), làm căn cứ điều chỉnh các nội dung liên quan đến CTĐT, HĐGD, hoạt động QLĐT, khen thưởng, …nhưng chưa có sự phản hồi/thông báo lại cho SV biết kết quả khảo sát. Cũng qua báo cáo của các đơn vị đào tạo cho thấy các đơn vị đã sử dụng các hình thức khảo sát, lấy YKPH từ SV rất đa dạng như phát phiếu khảo sát trực tiếp, khảo sát online, thông qua diễn đàn hoặc đối thoại trực tiếp, … (Phụ lục 7).

4.6.2. Kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên

Qua nhận định của CB, GV về mức độ hài lòng đối với hoạt động lấy YKPH từ SV về HĐGD đến hoạt động QLĐTcủa đơn vị đào tạo cho kết quả như sau:

Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về tác động của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy tại đơn vị đào tạo


Tiêu chí đánh giá

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhận định chung về hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD

Nhandinh9.1. Các tiêu chí đánh giá chất

lượng HĐGD phù hợp

1

5

3.49

.925

Nhandinh9.2. HĐGD được đánh giá đúng

thực chất

1

5

3.38

.952

Nhandinh9.3. Chất lượng đào tạo của

Trường/Khoa được nâng cao khi thực hiện lấy YKPH của SV về HĐGD


1


5


3.49


.962

Nhandinh9.4. Hoạt động lấy YKPH của SV là

cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục

1

5

3.71

.956

Đánh giá chung về tác động của hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD




Tiêu chí đánh giá

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Danhgia10.1. Việc xây dựng mục tiêu và kế

hoạch đào tạo

1

5

3.52

.917

Danhgia10.2. Quản lý nội dung và CTĐT

1

5

3.46

.938

Danhgia10.3. Quản lý HĐGD của giảng viên

1

5

3.53

.853

Danhgia10.4. Quản lý hoạt động học tập của

SV

1

5

3.51

.925

Danhgia10.5. Quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo

1

5

3.47

.987


Từ bảng thống kê mô tả 4.11 cho thấy CB, GV khá đồng tình với chủ trương của đơn vị đào tạo khi triển khai hoạt động lấy YKPH của SV tại nơi họ đang công tác như: tiêu chí đánh giá, mục đích đánh giá, tính cần thiết cũng như mức độ cải thiện sau hoạt động đánh giá. ĐTB của 4 nhận định mà CB, GV đưa ra khi được hỏi về hoạt động lấy YKPH dao động trong khoảng từ 3,38 đến 3,71, đồng thời giá trị độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1. Điều đó chứng tỏ không có sự phân tán trong việc đưa ra nhận định của CB, GV về hoạt động này.

Kết quả đánh giá tác động của hoạt động lấy YKPH hoạt động QLĐT cho thấy cả 5 nội dung đánh giá đều có ĐTB nằm trong khoảng [3,46; 3,53]. Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD của đơn vị đào tạo đã có tác động tích cực đến hoạt động QLĐTtừ việc xây dựng mục tiêu đào tạo, quản lý chương trình đào tạo, quản lý HĐGD của GV, quản lý HĐHT của SV đến quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo như đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, cơ sở vật chất và trang thiết bị, môi trường cảnh quan,…


4.7. Phân tích hồi quy yếu tố tác động của ý kiến phản hồi của sinh viên đến hoạt động quản lý đào tạo

Để làm rõ tác động của YKPH từ SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT luận án tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm tìm ra những yếu tố liên quan đến hoạt động QLĐT chịu tác động nhiều nhất bởi việc lấy YKPH từ SV thông qua HĐGD.

4.7.1. Kết quả đối với đánh giá của sinh viên

Để làm rõ sự ảnh hưởng của YKPH từ SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT luận án xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính mô tả tác động YKPH từ SV đến các tiêu chí đánh giá về quản lý CTĐT, quản lý HĐGD, quản lý HĐHT, quản lý hoạt động HTĐT (hỗ trợ đào tạo) dựa trên dữ liệu thu thập từ

2.086 SV các khóa đang học tập tại các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN đã tham gia khảo sát.

Đầu tiên xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến. Kết quả ma trận tương quan giữa từng biến độc lập và biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Căn cứ vào hệ số tương quan đạt mức ý nghĩa 0,05, một số mô hình hồi quy đa biến sẽ được tiến hành để chọn ra mô hình tốt nhất. Kết quả phân tích tương quan với hệ số Pearson và kiểm định 2 phía được trình bày trong bảng như sau:

Bảng 4.12. Mối tương quan giữa tác động của ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy đến các yếu tố quản lý đào tạo qua đánh giá của sinh viên


CTDT

HDHT

HDGD

HTĐT

HAILONG

CTDT

1





HDHT

.537**

1




HDGD

.498**

.821**

1



HTĐT

.468**

.688**

.687**

1


HAILONG

.460**

.617**

.601**

.603**

1


Các giá trị trong bảng là hệ số tương quan Pearson. Dấu ** chỉ mức ý nghĩa thống kê (hai phía) p < 0,001. Các ô trong trên đường chéo của bảng là hệ số tương quan một thành tố với chính nó (giá trị luôn bằng 1).

Ma trận tương quan thể hiện sự hài lòng của SV đối với hoạt động QLĐTcủa ĐHQGHN có tương quan với 04 yếu tố về nội dung, CTĐT, HĐHT của SV, HĐGD của GV và HTĐT, cả 04 yếu tố này cũng có tương quan với nhau. Tương quan giữa các cặp biến đều có mức ý nghĩa thống kê rất cao (p < 0,001). Hệ số tương quan Pearson có giá trị dao động từ 0,460 đến 0,821. Do đó, 04 yếu tố này đều được xem là biến độc lập trong các mô hình hồi quy tiếp theo.

Bảng 4.13. Các yếu tố quản lý đào tạo chịu ảnh hưởng của ý kiến phản hổi qua đánh giá của sinh viên



Các yếu tố tác động


Trọng số hồi qui


Sai lệch chuẩn


Trọng số (chuẩn)


Giá trị t


Mức ý nghĩa

Độ chấp nhận của

biến

Hệ số phóng đại phương

sai

Hằng số hồi qui

.669

.068


9.813

.000



CTDT

.153

.023

.129

6.686

.000

.689

1.451

HDHT

.212

.029

.222

7.353

.000

.284

3.525

HDGD

.147

.026

.164

5.569

.000

.296

3.376

HTĐT

.255

.022

.277

11.843

.000

.473

2.116

Kết quả trên bảng 4.13 cho chúng ta thấy, trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV, yếu tố quan trọng nhất là quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo: HTĐT (b4 = 0,277). Tiếp theo là quản lý hoạt động học tập của SV: HĐHT (b2 = 0,222); quản lý hoạt động giảng dạy của GV: HĐGD (b3 = 0,164); quản lý chương trình đào tạo: CTĐT (b1 = 0,129).

Tác giả sử dụng hệ số hồi quy đã chuẩn hóa để so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vì hệ số này không phụ thuộc vào thang đo. Các kiểm tra khác (phân phối phần dư, các biểu đồ,…) cho thấy các giả thiết cho hồi


quy không bị vi phạm. Hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng nhiều đến kết quả giải thích với hệ số phóng đại phương sai (VIF) từ 1,451 đến 3,525.

Vậy phương trình hồi quy bội sau đây đặc trưng cho mô hình nghiên cứu tác giả thiết lập:

Y = 0,277 * hoạt động hỗ trợ đào tạo + 0,222 * hoạt động học tập của SV + 0,164 * hoạt động giảng dạy của GV + 0,129 * chương trình đào tạo

Bảng 4.14. Mô hình tuyến tính mô tả tác động của ý kiến phản hồi của sinh viên đến quản lý đào tạo

Model Summaryb


Model


R


R

Square


Adjusted R Square

Std.

Error of the Estimate

Change Statistics


Durbin- Watson

R

Square Change

F

Change


df1


df2

Sig. F Change

1

.680a

.462

.461

.69138

.462

447.358

4

2081

.000

1.929

a. Predictors: (Constant), HTDT, CTDT, HDGD, HDHT

b. Dependent Variable: YKPH

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.15 cũng cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu (R2 = 0,462) và có 04 yếu tố chính tác động vào sự hài lòng của SV đối với công tác QLĐT, đó là: (1) CTĐT; (2) HĐGD; (3) HĐHT; (4) HTĐT. Cụ thể là có 46,2% sự tác động từ 4 yếu tố CTĐT, HĐGD, HĐHT, HTĐT đến YKPH của SV, còn lại 53,8% là do các yếu tố bên ngoài và sai số ngẫu nhiên tác động lên.

4.7.2. Kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên

Phương trình hồi quy nghiên cứu các thuộc tính liên quan hoạt động QLĐTđến mức độ hài lòng của GV với hoạt động lấy YKPH về HĐGD được ước lượng dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập từ 407 CB, GV đang công tác tại ĐHQGHN.


Đầu tiên xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến. Kết quả ma trận tương quan giữa từng biến độc lập và biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Căn cứ vào hệ số tương quan đạt mức ý nghĩa 0,05, một số mô hình hồi quy đa biến sẽ được tiến hành để chọn ra mô hình tốt nhất. Kết quả phân tích tương quan với hệ số Pearson và kiểm định 2 phía như sau:

Bảng 4.15. Mối tương quan giữa tác động của ý kiến phản hồi của sinh viên đến các yếu tố quản lý đào tạo qua đánh giá của cán bộ, giảng viên


Biến quan sát

Quanly.

Muctieu ĐT

Quanly. CTĐT

Quanly. HĐGD

Quanly. HĐHT

Quanly. HTĐT


HAILONG

Quanly.Muctieu

ĐT

1






Quanly. CTĐT

.567**

1





Quanly.HĐGD

.518**

.780**

1




Quanly.HĐHT

.499**

.739**

.816**

1



Quanly.HTĐT

.422**

.673**

.712**

.787**

1


HAILONG

.395**

.490**

.499**

.521**

.568**

1

Các giá trị trong bảng là hệ số tương quan Pearson. Dấu ** chỉ mức ý nghĩa thống kê (hai phía) p < 0,001. Các ô trong trên đường chéo của bảng là hệ số tương quan một thành tố với chính nó (giá trị luôn bằng 1).

Ma trận tương quan thể hiện mức độ hài lòng của CB, GV đối với hoạt động QLĐTcó tương quan với 05 yếu tố về QLĐT trong nhà trường và cả 05 yếu tố này cũng có tương quan với nhau. Do đó, 05 yếu tố này đều được xem là biến độc lập trong các mô hình hồi quy tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu (R2 = 0,361). Kết quả tại bảng 4.17 cho thấy có 05 yếu tố chính tác động vào mức độ hài lòng của CB, GV đối với QLĐT đó là quản lý mục tiêu ĐT, quản lý CTĐT; quản lý HĐGD của GV; quản lý HĐHT của SV và quản lý hoạt


động hỗ trợ đào tạo, chiếm 36,1% còn lại 63,9% là do các yếu tố bên ngoài và sai số ngẫu nhiên.



Trọng số hồi qui


Sai lệch chuẩn


Trọng số (chuẩn)


Giá trị t


Mức ý nghĩa


Độ chấp nhận của biến

Hệ số phóng đại phương

sai

Hằng số hồi qui

1.145

.170


6.726

.000



Quanly.muctieu ĐT

.118

.042

.138

2.805

.005

.659

1.517

Quanly.CTDT

.078

.076

.072

1.023

.307

.325

3.075

Quanly.HDGD

.066

.086

.060

.763

.446

.260

3.850

Quanly.HDHT

.055

.082

.054

.664

.507

.239

4.190

Quanly.HTDT

.391

.069

.376

5.635

.000

.358

2.794

Kết quả từ bảng 4.16 cho chúng ta thấy, trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của CB, GV thì yếu tố quan trọng nhất là quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo: HTĐT (b5 = 0,376). Tiếp theo là quản lý mục tiêu đào tạo (b1 = 0,138); quản lý CTĐT (b2 = 0,072); quản lý HĐGD của GV (b3 = 0,060) và quản lý HĐHT của SV (b4 = 0,054). Tác giả sử dụng hệ số hồi quy đã chuẩn hóa để so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vì hệ số này không phụ thuộc vào thang đo. Các kiểm tra khác (phân phối phần dư, các biểu đồ,…) cho thấy các giả thiết cho hồi quy không bị vi phạm. Hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng nhiều đến kết quả giải thích với hệ số phóng đại phương sai (VIF) từ 1,517 đến 4,190.

Phương trình hồi quy bội sau đây đặc trưng cho mô hình nghiên cứu được thiết thiết lập như sau:

Y = 0,376 * quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo + 0,138 * quản lý mục tiêu đào tạo + 0,072 * quản lý chương trình đào tạo + 0,060 * quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên + 0,054 * quản lý hoạt động học tập của sinh viên.

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí