Đánh Giá Của Sinh Viên Về Hoạt Động Đào Tạo Của Trường Đại Học Sài Gòn

ngành trong nước và quốc tế tương ứng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương và cả nước. Đảm bảo nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ không ít hơn kinh phí của trường dành cho các hoạt động này.Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường đại học Sài Gòn gắn với đào tạo, gắn kết với các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học khác và các doanh nghiệp. Kết quả của các hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp vào phát triển các nguồn lực của trường. Có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức trong các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định; có các biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.

+ Hoạt động hợp tác quốc tế

Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả, thể hiện qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao đổi giảng viên và người học, các

hoạt động tham quan khảo sát, hỗ

trợ, nâng cấp cơ

sở vật chất, trang thiết bị

của

trường.Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả, thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình.

+ Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác.

Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả. Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo. Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

đang đào tạo. Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý. Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có ký túc xá cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao theo quy định. Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theo quy định. Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3981­85. Diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định. Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch chiến lược của trường.

Có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học.

Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay - 6

+ Tài chính và quản lý tài chính

Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường đại học. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trường đại học được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo quy định. Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học.

2.2 Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn

Kết quả học tập của sinh viên nói chung và chất lượng đào tạo của một trường nói riêng không phải do một yếu tố, một hoạt động quyết định mà nó là cả một hệ thống các yếu tố: Cơ sở vật chất kĩ thuật, giảng viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên, sinh viên, đội ngũ quản lý…


Quá trình khảo sát và thu thập thông tin tìm hiểu đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn bao gồm: Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng dạy, hoạt động học tập của SV, hoạt động quản lý đào tạo, hoạt động phục vụ và đảm bảo quá trình đào tạo. Được kết quả như sau:

2.2.1 Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Đại học Sài Gòn

Hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV được SV đánh giá khá cao, sinh viên khá hài lòng với chất lượng giảng viên trường đại học Sài Gòn.


Với thang điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 5, đội ngũ giảng viên được SV đánh giá cao với điểm trung chung cho 10 yếu tố thuộc đội ngũ giảng viên đạt 3,9 điểm. Sinh viên cảm thấy hài lòng với đội ngũ GV của trường.


Biểu đồ 2.2.1.1: Đánh giá chung của SV về hoạt động giảng dạy của GV 1


Qua biểu đồ cho thấy SV đánh giá khá cao các yếu tố: Sự nhiệt tình, quan tâm thân thiện, cởi mở giúp đỡ SV học tập, cung cấp tài liệu, giáo trình cho SV của GV, đặc biệt là các yếu tố như tác phong chuẩn mực nhà giáo, trình độ kiến thức chuyên môn của GV, sự chuẩn bị bài giảng của GV khi đến lớp đều được đánh giá trên mức 4 điểm.


Hiện nay tổng số lượng GV ở trường ĐHSG gồm 462 người, có trình độ chuyên môn sau đại học chiếm tỉ lệ cao 91.5%, trong đó có 12 phó giáo sư chiếm 2,6%, 107 tiến sỹ chiếm 23.2%, 304 thạc sỹ chiếm 65.8%. Đội ngũ GV của trường đều có đạo đức tốt, có thâm niên, kinh nghiệm giảng dạy. Tuy nhiên khi đánh giá chất lượng đội ngũ GV, chúng ta không chỉ nhìn nhận về mặt số lượng GV nhiều, có học hàm học vị cao thì chất lượng giảng dạy của GV sẽ tốt. Một người thầy giỏi trước hết phải là người thầy có trình độ kiển thức chuyên môn sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để hướng dẫn và chỉ dạy SV của mình. Chính vì vậy, tác giả đi tìm hiểu

đánh giá của SV về trình độ kiến thức chuyên môn GV trường ĐHSG với câu hỏi:

Mức độ đồng ý của Anh/Chị về GV của trường có trình độ chuyên cao? Kết quả như sau:


Biểu đồ 2.2.1.2 Đánh giá của SV về kiến thức chuyên môn của GV


Qua biểu đồ ta dễ dàng thấy được, SV hoàn toàn đồng ý GV của trường có kiến thức chuyên môn cao chiếm tỉ lệ 28.9%, mức độ đồng ý chiếm tỉ lệ 52,7%, mức độ tường đối đồng ý chiếm tỉ lệ 16,4%. Có thể nói GV trường ĐHSG không chỉ có số lượng đáp ứng được yêu cầu giảng dạy mà về chất lượng cũng được đánh giá cao.


Để đạt được kết quả đó nhà trường đã có nhiều có gắng nổ lực trong việc tuyển dụng cũng như thực hiện kiểm định chất lượng đội ngũ GV qua việc lấy ý kiến phản

hồi của người học sau khi kết thúc mỗi học phần. Từ đó góp phần nâng cao chất

lượng hoạt động GV của giảng dạy. Điều này cũng đã được kiểm chứng qua đánh giá của SV như sau:


Biểu đồ 2.2.1.3 Đánh giá của SV về nổ lực của nhà trường


Qua biểu đồ cho thấy SV hoàn toàn đồng ý về việc nhà trường luôn quan tâm đến ý kiến, nguyện vọng của người học, tổ chức lấy ý kiến phản hồi của SV về hoạt

động giảng dạy của GV sau mỗi học phần chiếm tỉ

lệ 32.3%, đồng ý với tỉ

lệ là

64.7%, tương đối đồng ý là 3%, không có SV không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.


Một trong những yểu tố nhận được sự đánh giá cao nhất từ phía người học về đội ngũ GV của trường đó là tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo. Với điểm trung bình là 4.12

Biểu đồ 2..2.1.4 Đánh giá của SV về tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo


Từ biểu đồ cho thấy SV đánh giá rất cao tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo của GV với 60.7% đồng ý, 24.4% hoàn toàn đồng ý, 12.9% SV tương đối đồng ý với

việc GV luôn thể hiện tính chuẩn mực trong tác phong. Từ

đó có thể

nói rằng GV

trường đại học Sài Gòn luôn có tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, rất tận tình, chu đáo. Trang phục giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học. Sinh viên tiếp thu ở người thầy không chỉ kiến thức mà còn học tập cả hành vi, đạo đức tư cách thể hiện qua tác phong ăn mặc và cả ăn nói, ứng xử. Chính vì vậy tác phong của nhà giáo cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tác phong và cách xử sự của SV.


Trong khi đó, các yếu tố: Khả năng tổ chức và quản lý lớp, khả năng sử dụng các phương tiện dạy học, tuân thủ giờ giấc của GV, sự công bằng khi đánh giá kết quả học tập của SV… được đánh giá thấp hơn so với các yếu tố ở trên.


Biểu đồ 2.2.1.5: Đánh giá chung của SV về hoạt động giảng dạy của GV 2


Khả năng tổ chức và quản lý lớp, khả năng sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học là một trong những yếu tố giúp người giảng viên thu hút được sự tham gia nhiệt tình của SV vào bài giảng của mình, đặc biệt khi GV sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại. Chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá của SV về hai vấn đề đối với GV trường ĐHSG với 2 câu hỏi: “GV có khả năng quản lý và tổ chức lớp tốt”, “GV đã sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học”. Được kết quả như sau:


Biểu đồ 2.2.1.6 Đánh giá của SV về khả năng tổ chức và quản lý lớp của GV


Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng có 1 SV hoàn toàn không đồng ý với việc GV có khả năng quản lý và tổ chức lớp tốt chiếm tỉ lệ 0.5%, 25 SV không đồng ý chiếm tỉ lệ 12.4%, có 82 SV tương đối đồng ý chiếm tỉ lệ 40.8%, 76 SV đồng ý chiếm 37.8% và 17

SV hoàn toàn đồng ý chiếm 8.5%. Qua đánh giá của SV về khả năng quản lý lớp của SV không phải là thất những so các yếu khác trong biểu đồ 2.2.1 thì có phần thấp hơn.


Bạn nữ B.T.H.T chia sẻ: “Mỗi thầy, cô mình học có cách quản lý lớp khác nhau, có cô vào lớp thì cả lớp phải im lặng, giữ trật tự thì cô mới bắt đầu giảng bài, ai ồn ào làm việc riêng trong giờ học thì cô mời về, không cô trừ điểm của bạn đó nên nhiều khi lớp học có phần hơn căng thăng. Nhưng cũng có thầy vào dạy ai muốn tập trung chú ý thì tương tác cùng thầy trao đổi những vấn đề bạn đó không hiểu nên lớp có phần sôi nổi hơn nhưng cũng có nhiều SV làm việc riêng, mất trật tự thì thầy biết những cũng nhắc nhở nhẹ nhàng thôi”.


Theo thầy Đ.V.V khoa sư phạm ngữ văn: “Các em làm gì ở dưới lớp mà chúng tôi không biết, nhưng nhắc nhở nhiều rồi các em có biết để thay đổi không hay lại nói thầy cô khó, trong tiết học tôi muốn tạo được dợi dây truyền cảm từ thầy đến trò, tạo được không khí sôi nổi chứ không ép các em đến lớp ngồi mà không biết mục đích mình ngồi tại đây”.


Để từ đó có thể thấy, tùy theo cách cảm nhận mà đánh giá của mỗi SV về việc quản lý lớp học của GV sẽ khác nhau, người thích lớp sôi nổi, bạn thích lớp học phải trật tự nề nếp nên mức độ đánh giá khả năng này của GV sẽ ở những mức độ không giống nhau, và đa phần ý kiến đánh giá của SV nghiên về mức độ tương đối đồng ý là nhiều.


Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình giáo dục là xu thế tất yếu. Hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo dục đã được khẳng định trong thực tế, nhất là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động. Từ đó, tác giác đã tiến hành khảo sát sâu hơn về việc sử dụng hiệu quả các phương tiện kĩ thuật vào bài giảng của GV trường ĐHSG. Kết quả như sau:

Biểu đồ 2.2.1.7 Đánh giá của SV về việc sử dụng hiệu quả các phương tiện

dạy học của GV


Từ biểu đồ cho thấy SV hoàn toàn đồng ý việc GV sử dụng hiệu quả các phương tiện kĩ thuật chiếm tỉ lệ là 5%, đồng ý chiểm tỉ lệ 38.3%, hơn một nửa SV tương đối đồng ý chiếm tỉ lệ 51,2%, không đồng ý chiếm tỉ lệ 5% và hoàn toàn không đồng ý chiếm tỉ lệ 0.5%. Đánh giá của SV về vấn đề này cũng chỉ nghiêng về tương đối đồng ý là nhiều, không cao bằng hai yếu tố về kiến thức chuyên môn và tác phong chuẩn sư phạm của GV nghiêng về mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý.


Mặc dù GV của trường được SV đánh giá chưa cao ở hai điểm khả năng quản lý

lớp và sử

dụng hiệu quả

phương tiện dạy học so với các yếu tố ở

biểu đồ

2.2.1,

nhưng điều đó đã cho chúng ta thấy GV của trường đã có những cố gắng để áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại trong quá trình dạy học. Hơn thế nữa, với các yếu tố khác của GV được SV đánh giá cao là một trong những điều kiện thuận lợi để hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ GV của trường.


Phương pháp giảng dạy của giảng viên


Đa số SV cho rằng phương pháp giảng dạy của GV có ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV. Phương pháp giảng dạy là tổng thể các cách thức, kỹ thuật và biện pháp mà GV giảng dạy áp dụng để truyền tải kiến thức tốt nhất cho SV.


Theo lý luận phương pháp giảng dạy của GV và phương pháp học của SV là phương pháp của hai chủ thể nên nó có tính độc lập tương đối. Tuy nhiên, chúng thực hiện cùng một nội dung, cùng một mục đích cho nên hai phương pháp này thống nhất với nhau dưới sự chỉ đạo của phương pháp giảng dạy.


Như vậy, trên lý thuyết phương pháp giảng dạy của GV sẽ chỉ đạo phương pháp học của SV và ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV.

Trên thực tế khảo sát 201 SV trong mẫu nghiên cứu có 178 SV đồng ý và hoàn toàn đống ý phương pháp giảng dạy của GV có ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV, chiếm 88% trong tổng số SV được khảo sát. 23 SV đánh giá trường đối đồng ý chiếm 12%. Không có SV nào chọn không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.


Biểu đồ 2.2.1.8: Đánh giá phương pháp giảng dạy của GV ảnh hưởng đến

kết quả học tập của SV


Lý do phương pháp giảng dạy của GV sẽ giúp cho SV tiếp thu bài tốt, củng cố phương pháp tự học cho SV; phương pháp giảng dạy của GV sẽ tạo ra thói quen cho SV tìm kiếm tài liệu, thông tin liên quan về môn học; phương pháp giảng dạy của GV

kích thích sự hứng thú, niềm say mê, yêu thích của SV đối với môn học. Vì vậy,

phương pháp giảng dạy của GV đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của SV.


Khi được hỏi về ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của GV đối với kết quả học tập của SV nói chung và bản thân nói riêng, một nữ SV năm 1 chuyên ngành sư phạm ngữ văn đã đưa ra ý kiến: “Em nghĩ rằng phương pháp giảng dạy ảnh hưởng rất lớn, có những giảng viên vào dạy GV gợi mở được vấn đề, khơi gợi ngọn lửa của SV và SV từ niềm đam mê đó sẽ bước vào tìm hiểu vấn đề. Thường thường khi học xong SV hay quên hết nhưng tình yêu và chút kiến thức cho môn học đó vẫn còn. Em nghĩ rằng vai trò của người thầy rất quan trọng, chỉ đâu là đường đi, định hướng cho SV hướng để cố gắng.


Theo Tiến sĩ Võ Thị Xuân, khoa sư phạm kỹ thuật: “Lòng tin và sự say mê tri thức của SV chịu ảnh hưởng một phần rất lớn từ phương pháp dạy học của đội ngũ thầy cô” [2].

Phong cách giảng dạy của GV


Theo lý luận dạy học phương pháp là cách thức làm việc của chủ thể nên chứa đựng những dấu ấn chủ quan. Phương pháp giảng dạy thể hiện trình độ nghiệp vụ sư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024