+ Sinh viên nên tham gia nghiên cứu khoa học, các hoạt động ngoại khóa, thực tập trong thực tế, các hoạt động đoàn thể để nâng cao trình độ và kỹ năng của bản thân. Đưa ra các ý kiến khách quan của mình về cách giảng dạy GV, công tác đào tạo tại trường, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và nâng cao ý thức chấp hành nội quy của nhà trường, chủ động với quá trình hội nhập với xã hội sau khi tốt nghiệp.
+ Mỗi SV phải rèn luyện cho mình tác phong làm việc khoa học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tự tin và mạnh dạn nói lên suy nghĩ của bản thân trong mọi vấn đề, đây là điều quan trong giúp mỗi cá nhân ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn.
+ Theo tác giả
không phải mọi cố
gắng đều mang đến thành công, những qua
những lần thất bại dù lớn dù bé thì chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành, chông gai sẽ rèn luyện cho mỗi người ý chí phi thường để đúng lên sau vất ngã đó . Vì vậy, dù hôm nay hay ngày mai bạn gặp bất kì khó khăn gì đi nữa thì xin đừng bao giờ ngừng cố gắng để không phải nối tiếc về những điều gì đã từng xảy ra.
3.1.3 Về nhà trường
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Mức Độ Chuẩn Bị Bài Trước Khi Đến Lớp Của Sv
- Đánh Giá Mức Độ Liên Hệ Nội Dung Bài Học Vào Thực Tế Của Sv
- Đánh Giá Của Sv Về Thư Viện Và Website Của Trường
- Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay - 11
- Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
+ Nhà trường cần phân chia hợp lý giữa nội dung lý thuyết và nội dung thực hành để SV không chỉ có kiến thức lý thuyết vững và mà khả năng thực hành cũng tốt. Tăng cường các học phần đi khảo sát thực tế, quan sát hiện vật trực tiếp, các giờ thực hành, thí nghiệm để SV có thể tiếp cận được với kiến thức một cách chân thực, vừa kích thích được tinh thần học tập của SV vừa thay đổi được môi trường học tập mới.
+ Đồng thời nên giảm bớt thời lượng quốc phòng an ninh và thể chất, tổ chức học quân sự trong các đơn vị tổ chức tập trung như vậy vừa tránh việc SV không đăng kí được môn nay mà hiệu quả học tại các trường quân sự sẽ cao hơn rất nhiều lần bởi SV được học trong khuôn khổ của quân đội, ở đó có địa hình, bãi bắn an toàn cho SV hơn ở sân trường.
+ Nhà trường nên phân chia số lượng SV trong các lớp hợp lý, không xếp quá
nhiều SV trong một lớp, để GV có thể dễ dàng quản lý lớp, vừa tăng cường sự tập trung của SV vào bài giảng, từ đó nâng cao kết quả học tập của SV và cũng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
+ Nhà trường nên tăng cường mở các buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo nhà trường với SV để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của SV, từ đó có những thay đổi thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường.
+ Sau khi lấy ý kiến phản hổi của người học về hoạt động giảng dạy của GV, hay những kiến nghị về cơ sở vật chất…sau khi phòng kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo có kết quả thì nhà trường nên công khai kết quả này nhất là về những ý kiến nên trang bị thêm về cơ sở vật chất như phòng học, khu tự học, thư viện…Những ý kiến góp của SV được nhà trường ghi nhận và đang từng bước thực hiện và những ý kiến nào hiện tại nhà trường chưa có điều kiện thực hiện. Chứ đừng nên hỏi ý kiến đóng góp của người rồi để đó nên có kế hoạch cũng như chủ trường tiến hành rõ ràng.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng trong để phát triển chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tổ chức các buổi gặp gờ giữa các nhà tuyển dụng với SV năm cuối để tạo nhiều cơ hội việc làm cho SV đồng thời cũng giúp các nhà tuyển dụng chọn được những ứng viên sáng giá.
+ Thường xuyên điều chỉnh các chỉ tiêu đánh giá đào tạo sẽ giúp sinh viên cập nhật được cái mới, hiện đại hơn, thích ứng hơn với trình độ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tính sáng tạo của sinh viên. Chú trọng đầu tư tăng cường trang thiết bị dạy và học, xây dựng mạng lưới thông tin, thư viện và thư viện điện tử đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và nghiên cứu của giảng viên.
+ Có kế hoạch tuyển dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lượng, chất lượng, vững vàng về chuyên môn. Có chính sách giữ lại những SV tốt nghiệp loại giỏi, sắc xuất ở các khoa để khuyến khích tinh thần học tập của SV.
+ Một ý kiến được rất nhiều SV kiến nghị để nâng cao chất lượng đội ngũ GV thì nhà trường nên tăng lương cho GV, có được nguồn thu nhập ổn định, thì người dạy mới có nhiều thời gian cho việc tập trung nghiên cứu cho công tác giảng dạy của mình.
+ Xây dựng đội ngũ nhân sự, đội ngũ phục vụ thân thiên, nhiệt tình, luôn thể hiện
sự vui vẻ và cởi mở. Hướng dẫn và giúp đờ khăn.
nhiệt tình những vấn đề
SV gặp khó
3.1.4 Về hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học Sài Gòn
Chất lượng đội ngũ GV có vai trò quyết định trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy, việc phát triển đội ngũ GV được coi là giải phát đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Để phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng và chất lượng đề tài đã tập trung các kiến nghị, ý kiến của SV như sau:
+ Bản thân mỗi giảng viên phải thường xuyên tích lũy, nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tăng cường khả năng sáng tạo để có những bài giảng hay, mới mẻ và hấp dẫn. Lồng ghép các kiến thức thực tế vào bài giảng để sinh viên nhận ra được thực tế công việc, phân bổ thời gian giữa học lý thuyết và thực hành một cách hợp lý, đảm bảo thực hành có hiệu quả. Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp thu kiến thức mới một cách thuận lợi, phát triển khả năng tự nghiên cứu, tự tìm hiểu của sinh viên. Ngoài kiến thức và kỹ năng sư phạm, giảng viên cũng cần phải có sự gần gũi, thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu của sinh viên để làm cầu nối với lãnh đạo nhà trường.
+ Giảng viên các khoa, bộ môn cần phối hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau trong dạy học như diễn giảng, kết hợp với nêu vấn đề, sử dụng tình huống và các phương tiện khoa học kỹ thuật hỗ trợ. Không tuyệt đối hoá phương pháp nào để tránh giảng dạy đơn điệu một phương pháp, nhất là chỉ sử dụng phương pháp diễn dịch, giải thích hoặc lạm dụng phương tiện khoa học, kỹ thuật một cách thái quá dẫn đến sự nhàm chán.
+ Cần sử dụng hiệu quả các phương tiện phục vụ giảng dạy như sử dụng máy tính để mô hình hóa giáo án, xây dựng biểu đồ, sơ đồ; minh họa bằng hình ảnh; làm video clip các tình huống nghiệp vụ, tình huống có vấn đề, cũng như sưu tầm, biên tập phim minh họa cho bài giảng... điều cơ bản là làm tăng khả năng tư duy, sáng tạo của sinh viên mới là mục tiêu của đổi mới phương pháp giảng dạy.
+ Nâng cao hơn nữa vai trò của xêmina trong việc tổ chức hoạt động giảng dạy và tăng các hình thức dạy học có khả năng tạo cho sinh viên nhiều “sân chơi” để làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, tương tác nhiều hơn. Nhiều SV đánh giá GV giảng bài rất buồn ngủ do đặc điểm giọng nói của vùng miền, chính vì vậy GV nên kết hợp những trò chơi đố vui để học hay chia nhóm phản biện theo chủ đề để thay đổi không khí lớp học.
+ GV cần công bằng, công tâm trong việc đánh giá kết quả học tập của SV, đánh giá đúng năng lực học tập của mỗi SV, mỗi nhóm. Để tránh người làm nhiều và người không làm lại có điểm số ngang bằng nhau. Điểm số không phải là cái quan trọng nhất khi đánh giá một SV nhưng nó là động lực để SV phấn đấu trong học tập.
+ Theo đánh giá của SV thì GV cũng chưa thật sự đúng giờ khi lên lớp, chỉ dừng ở mức nghiêng về mức tương đối đồng ý với việc đúng giờ của GV. Muốn SV phải đến lớp đúng giờ, tác phong nghiêm chỉnh thì bản thân mỗi GV phải là người tuyên phong, đặc biệt là về việc tuân thủ giờ giấc theo đúng quy định của tiết học. GV chính là tấm gương để SV học hỏi và noi theo.
KẾT LUẬN
Mục tiêu của đề tài là phân tích đánh giá của SV về hoạt động đào tạo của trường ĐHSG và xác định những mặt đã làm được, những mặt hạn chế trong hoạt động đào
tạo của trường. Từ
đó đưa ra các giải pháp để
GV cũng như
các cấp quản lý nhà
trường làm cơ sở để sửa đổi, hoàn thiện, nâng chất lượng đào tạo, hiệu quả hoạt động đào tạo của trường ĐHSG. Đề tài cũng tổng hợp được một số công trình nguyên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nguyên cứu, từ đó phân tích kết quả thu thập được để đưa ra một số giải pháp cụ thể.
Thực tế cho thấy những năm qua, Trường ĐHSG đã tập trung cho công tác tự đánh giá cấp trường theo bộ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục Đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động ở tất cả các lĩnh vực của trường. Sau 2 đợt đánh giá nghiêm túc, đoàn chuyên gia đánh giá của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công nhận Trường Đại học Sài Gòn đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Tuy nhiên qua quá trình khảo sát lấy ý kiến đánh giá của SV về hoạt động đào tạo của trường ĐHSG, bên cạnh những yếu tố được SV đánh giá cao, rất hài lòng như hoạt động giảng dạy của GV cụ thể tác giả đã tổng hợp ở phần đánh giá chung thì cũng còn một số yếu tố SV đánh giá chưa cao như cơ sở vật chất kỹ thuật của trường,
đội ngũ nhân viên phục vụ
và ý thức tự
học của bản thân SV. Thật sự
SV trường
ĐHSG chưa phấn đấu cố gắng trong học tập, các bạn đến lớp thường xuyên chỉ để
làm việc riêng và chỉ thỉnh thoảng mới nghe GV giảng bài, đó là thực trang tác giả
nghiên cứu qua đánh giá của SV.
Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy một số nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của trường. Cũng thấy được thái độ học tập của SV nữ tốt hơn SV nam, SV năm ba, năm tư chủ động, tích cực hơn SV năm nhất, năm hai.
Bên cạnh đánh giá về hoạt động đào tạo của nhà trường thì SV cũng có nhiều kiến nghị đến nhà GV, nhà trường, các cấp quản lý những mong muốn của bản thân như hơn một nữa phiếu khảo sát các bạn mong muốn đội ngũ nhân viên hành chính (ở phòng đào tạo), đội ngũ nhân công nên nhiệt tình, thân thiện hơn đối với SV. Về cơ sở
vật chất các bạn mong muốn nhà trường nên lắp quạt và máy lạnh ở các phòng học, nên có sân cỏ hoặc đất cho SV học thể dục, học QPAN ở trường quân sự. Đối với GV, SV mong muốn nhà trường nên tăng lương cho GV, tài trợ kinh phí cho GV đi du học ở nước ngoài. Cũng có vài ý mong muốn SV năm cuối mong nhà trường nên cho SV học xong hết tất cả các môn trong chương trình đào tạo rồi đi thực tập, thực tập
xong về
là kết thúc để
linh động về
thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho SV ra
trường đúng khoảng thời gian thi tuyển công chức phục vụ cho năm học mới vào tháng 8,tháng 9, đây là ý kiến của một bạn nữ mà tác giả cũng rất đồng tình, không chỉ trúng đợt thi công chức mà tác giả còn nghĩ rất thuận tiện cho SV về nơi ở và phương tiện đi lại.
Tồng hợp các ý kiến đề xuất của SV và thực thế tác giả quan sát được đã đưa ra
một số
giải pháp cơ
bản để
nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của trường
ĐHSG, từ
đó cho ra trường một lực lượng lao động đáp
ứng được
ưu cầu của thị
trường lao động hiện nay.
Đánh giá hoạt động đào tạo của một trường đại học nói chung và đánh giá hoạt động đào tạo của trường ĐHSG nói riêng là một đề rất rộng, gồm nhiều hoạt động, nhiều yếu tố phối hợp chặt chẽ với nhau. Nhưng trong đề tài này, tác giả nghiên cứu ở ba hoạt động chính: hoạt động dạy và học; hoạt động quản lý đào tạo; hoạt động phục vụ và đảm bảo quá trình đào tao. Nói là ba hoạt động những mỗi hoạt động lại liên quan đến rất nhiều yếu tố. Đánh giá hoạt động đào tạo của một khoa đã một vấn đề tương đối khó huống chi là đánh giá hoạt động đào tạo của một trường, nên không trách khỏi những thiếu sót, những vấn đề chưa nghiên cứu sâu, cũng như những hạn chế của kết quả nghiên cứu.
Trên đậy là kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá của SV về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn”. Quá trình nghiên cứu, tác giả khóa luận cũng đã có rất nhiều cố gắng, rất mong nhân được sự góp ý của quý thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Kim Dung (1999), Khảo sát khả năng có thể sử dụng ý kiến phản hồi của sinh viên trong trường đại học Sư phạm Tp.HCM, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
[2]. Phúc Điền (2005), “Xin thầy cô đừng đọc – chép”, Báo tuổi trẻ, http://tuoitre.vn/tin/giaoduc/20051128/xinthaycodungdocchep/110556.html, ngày 1/6/2017
[3]. Trịnh Thị Việt Hà (2014), Đánh giá của giảng viên và sinh viên trường cao đẳng nghề Nha Trang về công tác lấy ý kiến đánh giá của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. NCS. Nguyễn Thị Thanh Hương (2009), “Nâng cao chất lượng đào tạo tạo các trường đại học khối ngành kinh tế”, Tạp chí tài chính, kỳ 2 tháng 3 năm 2016, tr2728. [5]. Nguyễn Thường Lạng (2002), Kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống với phương pháp giảng dạy hiện đại để góp phần nâng cao chất lượng đại học hiện nay, Tham luận đại học quốc gia Hà Nội – nâng cao chất lượng đào tạo toàn quốc lần thứ 3.
[7]. Nguyễn Thị Lê Na (2016), Quản lý công tác khảo sát ý kiến phản hồi của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại một số trường đại học, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[8]. Trần Hoàng Nam (2016), Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo tại trường đại học Hồng Đức, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Nguyễn Phương Nga (2003), Nghiên cứu mô hình sinh viên đánh giá chất lượng đào tạo của mỗi môn học trong đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Phương Nga (2005), Qúa trình hình thành và phát triển việc đánh giá GV, giáo dục đại học, chất lượng và đánh giá, Nxb Đại Học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[11]. Nguyễn Phương Nga (2008), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[12]. Nguyễn Phương Nga (2007), Sinh viên đánh giá giáo viên – sử dụng công cụ và mô hình, giáo dục đại học, một số thành tố của chất lượng, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.
[13]. Lê Đức Ngọc (2005), Về đánh giá chương trình đào tạo đại học, Nxb Đại học quốc gai Hà Nội, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Qúy Thanh (2005), Giáo dục đại học: Đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất lượng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[15]. PGS.TS Lê Sĩ Trung (2015) trong bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, http://tuaf.edu.vn/phongdaotao/baiviet/motsogiaiphapnangcaochatluong daotaocuatruongdaihocnonglamthainguyenthamluancuapgstslesytrungtai dhdaibieudangbotruongdhnllanthuxiv7131.html, ngày 4/5/2015.
[16]. Lê Thị Vân (2016), Quản lý công tác khảo sát ý kiến phản hồi của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại một số trường đại học, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[17]. Báo cáo tự đánh giá trường Đại học Sài Gòn http://daotao.sgu.edu.vn/
.....