Các Yếu Tố Bên Ngoài Tác Động Đến Hoạt Động Đào Tạo

CSVC trường học bao gồm cả các đồ vật, những của cải vật chất, môi trường tự nhiên xung quanh nhà trường.

CSVC kỹ thuật của nhà trường gồm nhà cửa (phòng học, phòng thí nghiệm, các phòng chức năng…), sân chơi, các máy móc và thiết bị dạy học, giáo dục.

Khái niệm chung nêu trên chứa đựng nhiều khái niệm cụ thể như: trường học, thư viện, SGK, phòng thực hành, phòng bộ môn, kí túc nhà, căn tin… là những lĩnh vực thành phần trong hệ thống.

Hoạt động đào tạo quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của nhà trường. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đào tạo, ngoài các yếu tố như nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy, công tác quản lý, công tác kiểm tra, đánh giá…thì yếu tố cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì không thể có chất lượng đào tạo tốt. Vào phòng thí nghiệm thì thiếu hóa chất, dụng cụ, lớp học hư máy chiếu âm thanh, màu sắc không ổn định thì liệu tiết học đó liệu có đem lại hiệu quả cho SV hay. Do đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu suất lao động, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay.

1.2.5 Các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động đào tạo

Kinh tế thế giới: sự phát triển của kinh tế thế giới có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của các doanh

nghiệp và cơ

hội cũng như

nhu cầu việc làm. Do đó cũng tác động mạnh mẽ

tới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

chương trình giảng dạy hay nâng cao chất lượng học tập của người học, giảng dạy những chương trình đáp ứng nhu cầu người học phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và nền kinh tế toàn cầu.

Sự phát triển của khoa học công nghệ: sự phát triển của kinh tế toàn cầu kéo theo khoa học công nghệ ngày một phát triển và yêu cầu các trường cần nhanh chóng

Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay - 5

ứng dụng khoa học công nghệ, giúp sinh viên tiếp cận với công nghệ khoa học, xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ cao.

Toàn cầu hóa: do sự toàn cầu hóa, sự hòa nhập của nền kinh tế thế giới, chất lượng của các trường đại học trên thế giới ngày càng được nâng cao, do đó các trường đại học ở Việt Nam cần được quản lý và nâng cao, phấn đấu đạt chuẩn quốc tế và không bị lạc hậu so với các trường trên thế giới.

Văn hóa xã hội: Ảnh hưởng tới việc ra quyết định quản lý của Bộ GD và việc thực hiện các quy định đó tại các trường. Nó còn ảnh hưởng tới cách làm việc của các cán bộ quản lý đào tạo đại học, cách học và dạy trong các trường đại học hiện nay. Ví như truyền thống hiếu học và coi việc học là con đường duy nhất để thoát khỏi đói nghèo, để làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Với tư tưởng đó, cả sinh viên và giáo viên sẽ dạy và học say mê, nhiệt tình, chất lượng đào tạo đại học cũng được nâng cao.

Cơ chế chính sách: buộc các trường phải tuân theo và tác động mạnh mẽ tới

phương hướng phát triển của các trường, các trường đại học cần theo dõi cơ chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra để có hướng phát triển phù hợp.

chế

1.3 Tiêu chí sinh viên đánh giá đối với hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn

Đề cập đến vấn đề chất lượng đào tạo Nguyễn Thúy Quỳnh và Nguyễn Thị

Thanh Thoản (2005) trong nghiên cứu về “Đánh giá chất lượng đào tạo tại trường đại học Bách Khoa, đại học Quốc gia – Hồ Chí Minh” đã đưa ra 4 nội dụng để đánh giá chất lượng đào tạo gồm: chương trình đạo tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và kết quả đào tạo.

Theo Nguyễn Phương Nga và Bùi Kiên Trung (2005) đánh giá về hiệu quả giảng dạy nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát dựa trên 5 nhóm nhân tố chất lượng gồm: điều kiện cơ sở vật chất, chương trình môn học, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá và năng lực sinh viên.

Cũng liên quan đến tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo Nguyễn Thành Long trong nguyên cứu về sử dụng thang do SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại trường đại học An Giang đã xây dựng 3 yếu tố quan trọng nhất của chất lượng đào tạo gồm: chương trình đào tạo, cơ sở vật chất và sự tin cậy vào nhà trường.

Một nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm (2010) về sự hài lòng của SV về hoạt động đào tạo đã nguyên cứu các mô hình lý thuyết và đưa ra 5 tiêu chí liên quan đến việc đánh giá hoạt động đào tạo của nhà trường gồm: chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, tổ chức quản lý đào tạo, kết quả đạt được về khoa học và đánh giá về sự hài lòng chung [8,tr35].

Như vậy, các nghiên cứu của các tác giả đã đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá hoạt động đào tạo, trong đề tài này chúng tôi đã chọn ra một số tiêu chí đánh giá về hoạt động đào tạo thông qua việc khảo sát ý kiến phản hồi của sinh viên với 4 tiêu chí như sau:

­ Đánh giá hoạt động dạy giảng của GV (gồm các nội dung về trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, kiểm tra – đánh giá...)

­ Đánh giá công tác quản lý đào tạo (gồm các nội dung về nguồn tài liệu, học liệu, thái độ phục vụ, chương trình đào tạo...)

­ Đánh giá về cơ sở vật chất kĩ thuật (gồm phòng học, phòng thí nghiệm, chất

lượng phòng học, chất lượng trang thiết bị,...). Đánh giá về dung về sách cho sinh viên tham khảo, về tài liệu NCKH,...)

thư

viện (gồm các nội

­ Đánh giá về ý thức học tập cũng như tham gia hoạt động trong trường của sinh viên.

1.4 Vai trò đánh giá của SV đối với hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn

Cùng với sự phát triển của KT­XH, giáo dục ĐH hiện nay đã chú trọng hơn vào việc đáp ứng mong đợi và nhu cầu của GV. Đồng thời, nhận ra sự cần thiết phải đánh giá lại việc cung cấp dịch vụ đào tạo bằng cách chú trọng vào lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ phía người học về chất lượng đào tạo của trường.

Trên cơ sở đó, trong nhiều hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước, vai trò của SV trong trường ĐH đã được các trường cũng như các chuyên gia phân tích và ghi nhận. Cụ thể như: “Hội nghị của các bộ trưởng Châu Âu tháng 5 năm 2001, tại Cộng Hòa Séc” các đại biểu đã thống nhất việc nhìn nhận “Sinh viên là cộng đồng chính thức của cộng đồng ĐH và họ cần được tham gia và có ảnh hưởng đến công tác tổ chức và nội dung giảng dạy tại các trường đại học. Bởi SV có vai trò rất quan trọng: SV vừa là sản phẩm của thị trường vừa là đối tượng thụ hưởng trực tiếp trong toàn bộ quá trình đạo tạo của một trường đại học nên việc SV tham gia vào hoạt động quản lý đào tạo là có cơ sở. Cùng với đó, quan điểm xem giáo dục như là một dịch vụ và SV như một khách hàng, một người cộng sự thì SV là đối tượng có vai trò trong công cuộc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH” [9,tr78].

Đánh giá của SV có vai trò quan trọng đối với hoạt động đào tạo của trường ĐH và đã được nhiều chuyên gia đề cập. Theo Centra: “Đánh giá của SV là nguồn thông tin quan trọng nhất vì SV rõ ràng là đối tượng tiếp xúc và tiếp thu nhiều nhất từ hoạt động giảng dạy của GV” [3,tr39]. Những ý kiến thu thập được từ SV thực sự có giá trị trong việc giúp các GV cũng như nhà trường tìm được những giải pháp cụ thể và khả thi trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhờ có đánh giá của SV mà các tiết dạy của GV sẽ được chuẩn bị chu đáo từ khâu thiết kế đến tiến trình lên lớp, cung cấp cho SV nội dung kiến thức đầy đủ theo chương trình, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy thích hợp, kích thích hứng thứ học tập của SV, vừa tạo cho SV môi trường học tập thoải mái để có thể phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân đồng thời cũng xây dựng cho GV phong thái, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hạn chế việc GV bỏ giờ, không dạy hay không nhiệt tình tận tâm hướng dẫn SV ở những đơn vị bài giảng mà SV chưa hiểu do chưa chuẩn bị nội dung và cập nhập những thông tin liên hệ thực tế. Chính vì vậy, mà GV phải tự mình hoàn thiện, không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp cũng như hình thức giảng dạy hiện đại ngày nay.

Cũng nhờ có “đánh giá ngược” của SV mà nhà trường, các cấp quản lý lãnh đạo sẽ biết được tâm tư, nguyện vọng mà SV muốn được đáp ứng, phù hợp với điều kiện

của nhà trường như về chương trình đào tạo của một số khoa hiện nay còn có nhiều nội dung đòi hỏi quá cao, không phù hợp với trình độ đầu vào của SV nhất là thi tiếng anh đầu vào hay chuẩn đầu ra anh văn, môn giáo dục thể chất­ quốc phòng quá nhiều học phần làm cho SV không đăng kí kịp theo tiến độ ở mỗi học kì, nhiều phòng học âm thanh và máy chiếu hiện tại đã quá cũ và không còn dùng được nữa, thư viện còn nghèo sách, chất lượng đầu tư sách, thiết bị, hoá chất, máy móc phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn....thông qua những đánh giá đó của SV....sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trường đại học Sài Gòn hiện nay.

Tóm lại, đánh giá SV có vai trò quan trong trọng trong quản lý hoạt động đào tạo của trường ĐH, đây là cơ sở để các cấp quản lý có kế hoạch điều chỉnh và đưa ra những biện pháp phù hợp để đảm bảo hoạt động đào tạo ngày càng đạt hiệu quả cao. Đồng thời việc tham gia đóng góp ý kiến cho nhà trường để cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo vừa thể hiện quyền lợi đồng thời thể hiện trách nhiệm của SV đối với nhà trường.


CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HIỆN NAY

2.1 Hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay

Hoạt động đào tạo của trường Đại Học Sài Gòn đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy trường Đại học Sài Gòn, bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý họ là ban giám hiệu, trưởng phó các phòng ban, khoa của trường, những người quản lý và

hoạch định chiến lược giáo dục của nhà trường. Có nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của học viên, sinh viên; tạo môi trường phấn đấu trong học tập và rèn luyện cho sinh viên thông qua các chương trình đào tạo, hoạt động giáo dục phù hợp theo từng chuyên ngành, công tác giáo dục, các hoạt động phong trào và các chương trình hành động. Để trang bị cho sinh viên hành trang tri thức, kĩ năng vững vàng đáp ứng những yêu cầu thực tiễn của nhà tuyển dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

+ Sứ mạng và mục tiêu của trường

Sứ mạng của trường đại học Sài Gòn được xác định phù hợp với chức năng,

nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường, phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương và cả nước. Mục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố của nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.

+ Tổ chức và quản lý

Cơ cấu tổ chức của trường đại học Sài Gòn được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường đại học và các quyết định khác của pháp luật có liên quan, được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường. Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động của nhà trường. Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng. Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường đại học hoạt động hiệu quả và hằng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể thực hiện theo quy định của pháp luật. Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có

chính sách và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà

trường. Thực hiện đầy đủ chế độ

định kỳ

báo cáo cơ

quan chủ quản, các cơ

quan

quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của nhà trường.

+ Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của trường đại học Sài Gòn được xây dựng theo các quy định hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trong nước hoặc trên thế giới; có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn, giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức xã hội ­ nghề nghiệp, nhà tuyển dụng lao động và người đã tốt nghiệp. Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Chương trình đào tạo chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo. Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương hoặc cả nước.Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo khác. Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

+ Hoạt động đào tạo

Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập của người học theo quy định. Thực hiện công nhận kết quả học tập của người học theo niên chế kết hợp với học phần; có kế hoạch chuyển quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù

hợp với điều kiện cụ thể của trường đại học Sài Gòn; có quy trình, tiêu chí tuyển

dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm bảo các quyền dân chủ trong trường. Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng

lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ

và hoàn thành nhiệm vụ

được giao. Có đủ số

lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học; đạt

được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/ giảng viên. Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên

môn và trình độ

theo quy định; có trình độ

ngoại ngữ, tin học đáp

ứng yêu cầu về

nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hoá của đội ngũ giảng viên theo quy định. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

+ Người học

Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người học được

đảm bảo chế độ

chính sách xã hội, được khám sức khoẻ

theo quy định y tế

học

đường; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên của nhà trường. Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học được thực hiện có hiệu quả.

+ Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ.

Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học. Có các đề tài, dự án được thực

hiện và nghiệm thu theo kế

hoạch. Số

lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024