Đánh Giá Mức Độ Chuẩn Bị Bài Trước Khi Đến Lớp Của Sv

phạm của GV, nó khoa học trong nội dung, kỹ thuật trong các thao tác, nghệ thuật

trong thể hiện. Chính vì vậy, phương pháp giảng dạy của GV không chỉ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của GV mà còn phụ thuộc vào phong cách giảng dạy, tác phong nghề nghiệp và kỹ năng của GV. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng như mức độ hiệu quả của nó. Vì thế những yếu tố này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng học tập của SV cũng như cách đánh giá của SV đối với hiệu quả môn học.


Với thang điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 5, khảo sát về mức độ yêu thích của SV đối với phong cách giảng dạy của GV trong giờ giảng, kết quả tính theo thang điểm trung bình .

Biểu đồ 2.2.1.9 Đánh giá phong cách giảng dạy của GV


Nhóm SV trong mẫu nghiên cứu đánh giá rất cao phong cách giảng dạy của GV có tính hài hước khi liên hệ thực tế với bài giảng, được SV đánh giá mức độ yêu thích là

4.02 điểm. Và phong cách giảng dạy của GV có sự trao đổi với SV, kích thích sự tranh luận của SV cũng được đánh giá ở mức độ khá cao 3.75 điểm. Như vậy, người GV có phong cách giảng dạy như trên sẽ thu hút SV tham gia vào bài giảng của mình. Điều này đòi hỏi GV phải có khả năng cập nhập thông tin thực tế vào bài giảng của mình chứ không thể hỏi lý thuyết suông và người GV phải có khả năng nêu câu hỏi như thế nào? Đặt vấn đề làm sao để kích thích được sự tranh luận của SV.


Một giờ học hiệu quả là giờ học thu hút được đa số sự tham gia của SV vào bài học, một phương pháp dạy học hiệu quả là phương pháp giúp SV lĩnh hội được kiến thức tốt nhất mà người GV muốn truyền đạt. Phương pháp giảng dạy của GV có thực hiện được hay không thì điều đầu tiên phải gây được sự chú ý của SV vào bài giảng, tạo cho SV cảm thấy hứng thú khi đến trường, vào lớp học với một tâm trạng thoải mái. Chính lúc này, phong cách giảng dạy của GV đã một phần ảnh hưởng gián tiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

đến tính hiệu quả của phương pháp giảng dạy mà GV áp dụng, đến kết quả học tập của SV.


Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo của trường đại học Sài Gòn hiện nay - 7

Một nam sinh viên năm tư ngành sư phạm lịch sử cho rằng: “Tất nhiên là mình thích GV hóm hỉnh rồi. Học như một trò chơi thu lượm kiếm thức thôi, không nên căng thẳng quá và mệt mỏi quá như cô dạy hướng nghiệp cô nói thôi mệt quá, ai lên hát một bài đi rồi học tiếp và cô cũng hát một bài, tự nhiên lớp học cởi mở và bớt căng thẳng hơn nhiều. Không nên quá nghiêm túc cũng cũng không nên hời hợt quá, lúc nào chơi thì chơi lúc nào học thì học. Theo mình, hài hước đó chính là năng khiếu của mỗi GV. Tùy theo tính chất môn học mà quyết định tính cách của GV, như nhưng thầy dạy môn nghiên cứu khoa học, đã khoa học thì không thể hóm hỉnh được, phải nghiêm túc, đi đúng giờ và ăn mặc chỉnh tề như thế nào đó.


2. 2.2 Đánh giá hoạt động học tập của sinh viên


Để có kết quả học tập tốt thì SV phải kết hợp vừa biết tập trung vào bài dạy của GV ở lớp để được cung cấp những kiến thức cơ bản, kỹ năng cần thiết và những bài học kinh nghiệm mà GV đã đúc kết được trong công việc, trong cuộc sống của mình, vừa phải có một phương pháp tự học hiệu quả. Khả năng tự học của SV được củng cố và phát huy thể hiện qua kỹ năng tìm kiếm các tư liệu, thông tin liên quan đến môn học và mức độ đáp ứng các yêu cầu của GV trong việc chuẩn bài trước khi đến lớp.


Tiến hành khảo sát hoạt động học tập của SV trường đại học Sài Gòn về mức độ tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc học tập, kết quả như sau:


Biểu đồ 2.2.2.1: Đánh giá mức độ tìm kiếm tài liệu của SV


Qua biểu đồ cho thấy SV còn rất thụ động trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc học. Cụ thể mức độ luôn luôn và thường xuyên lên thư viên đọc sách chiếm 0%, mức độ thỉnh thoảng chiếm 13.9%, không bao giờ lên thư viện đọc sách chiếm 34.3% và mức độ hiếm khi chiếm cao nhất với tỉ lệ 51.7%.

Việc SV thường xuyên mượn sách thư viện về nhà đọc và nghiên cứu chiếm khá thấp 0.5%, thỉnh thoảng chiếm 8.5%, hiếm khi chiếm 56.7% và không bao giờ chiếm 34.3%. Không có SV nào thường xuyên và luôn luôn mượn sách thư viện về nhà đọc và nghiên cứu.


SV luôn luôn tìm kiếm thêm giáo trình, tài liệu liên quan đến môn học ở các

phương tiện khác chiếm 1%, mức độ

thường xuyên chiếm 18.9%, mức độ

thỉnh

thoảng chiếm 61.2%, mức độ 1.5%.

hiếm khi và không bao giờ

lần lượt chiếm 17.4% và


Kết quả này cho thấy hiện nay SV rất hiếm khi và không bao giờ lên thư viên đọc sách cũng như mượn sách về nhà tham khảo.


Để giải thích cho thực trạng này, chúng tôi xin trích dẫn ý kiến của một nữ SV trường đại học Sài Gòn: “Giáo trình thì em sẽ photo theo hướng dẫn của GV. Còn lại em thường xuyên lên mạng để đọc cho nhanh những câu hỏi em muốn tìm. Với lại, phần lớn bài tập hiện nay là thuyết trình, làm tiểu luận nên việc lên mạng tìm kiếm thông tin vừa mang lại hiệu quả cao lại ít tốn thời gian, và kiến thức ở đó vô cùng phong phú, đa dạng cho mọi người trao đổi, chứ ít khi nào lên thư viện”.


Chính vì vậy có 104 SV hiếm khi lên thư viện đọc sách, 114 SV hiếm khi mượn sách về nhà tham khảo.


Ở câu hỏi: “ Mức độ chuẩn bị bài trước khi đến lớp của Anh/chị?”. Kết quả như

sau:


Biểu đồ 2.2.2.2 Đánh giá mức độ chuẩn bị bài trước khi đến lớp của SV


Qua biểu đồ cho thấy mức độ SV luôn luôn chuẩn bị bài trước khi đến lớp chỉ có 2 SV chiếm tỉ lệ 1%, mức độ thường xuyên có 19 SV chiếm tỉ lệ 10%, có tới 111 SV chỉ thỉnh thoảng chuẩn bị bài khi đến lớp chiếm 56% và có tới 63 SV hiếm khi chuẩn bị

bài khi đến lớp chiếm tỉ lệ 31%, 6 SV không bao giờ chuẩn bị bài trước khi đến lớp chiếm tỉ lệ 2%. Có thể thấy rằng SV rất ít khi nào chuẩn bị bài khi đến lớp, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập của SV. Không chuẩn bị trước kiến thức của bài học thì SV khó có thể hiểu được hết nội dung bài giảng mà GV truyền tải,

nhiều nội dung GV sẽ

đi nhanh và chỉ

nhấn mạnh

ở những đơn vị

kiến thức quan

trọng nên đôi khi SV không theo kịp được tiến độ của bài học, không hiểu GV nói gì. Từ đó dẫn đến việc SV sẽ không tập trung, chán nản và không muốn đến lớp vì không có động lực học, học cũng không hiểu mà không học cũng không hiểu nên sẽ bắt đầu nghỉ học nhiều hơn. Chính vì vậy, để có tinh thần học tập tốt, có thể tương tác cùng GV ở những vấn đề trong bài học thì SV nên chuẩn bị bài trước khi đến lớp, vừa tiếp thu nhanh được bài dạy của GV vừa thu thập thêm tri thức cho bản thân ở những nội dung mình chưa hiểu qua lời giải đáp của GV.


Tác giả đi tìm hiểu sâu hơn về thái độ học tập giữa SV nam và SV nữ.


Với câu hỏi: “ Mức độ chủ động, tích cực phát biểu trong các tiết dạy của GV”.

Kết quả như sau:


Biểu đồ 2.2.2.3 Đánh giá tính tích cực, chủ động trong học tập của SV


Thông qua kết quả khảo sát ở biểu đồ cho thấy, thái độ học tập của SV nam và SV nữ có sự chênh lệch.


Đối với SV nam mức độ không bao giờ chủ động, tích cực phát biểu bài chiếm

41%, hiếm khi chiếm 37.3%, mức độ thỉnh thoảng phát biểu bài chiếm 13.7% và

thường xuyên chủ động trong các tiết học chiếm 7.8%.


Đối với SV nữ mức độ không bao chủ động, tích cực phát biểu bài chiếm 22%,

hiếm khi phát biểu bài chiếm 34.7%, mức độ

thỉnh thoảng chủ

động, tích cực phát

biểu bài chiếm 28%, thường xuyên phát biểu bài chiếm 14% và luôn luôn chủ động, tích cực trong các giờ học chiếm 1.3%.

Từ đó thấy rằng thái độ học tập của SV nữ tốt hơn thái độ học tập của SV nam.


Ở câu hỏi: “ Mức độ bạn sẽ hỏi GV những vấn đề mình chưa hiểu?”. Tác giả đi sâu vào phân tích mức độ đánh giá của SV theo từng khóa và kết quả như sau:


Biểu đồ 2.2.2.4 Đánh giá mức độ hỏi GV những vấn đề SV chưa hiểu


SV năm nhất mức độ không giờ hỏi bài GV ở những vấn đề mình chưa hiểu là

53.2%, hiếm khi hỏi là 33.9%, thỉnh thoảng là 11.3%, mức độ 1.6% và luôn luôn là 0%

thường xuyên chỉ có


Đối với SV năm hai thì mức độ chủ động hỏi GV những vấn đề mà SV không hiểu có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn so với năm nhất. Tỉ lệ hỏi bài thường xuyên là 12.5%, thỉnh thoảng là 33%, hiếm khi là 20.5% và không bao giờ là 34%.


Đối với SV năm ba tỉ lệ SV không bao giờ và hiếm khi hỏi bài GV giảm xuống còn 27.3% và 3%. Tỉ lệ SV thỉnh thoảng hỏi bài GV tăng lên đáng kể là 63.6%, thường xuyên là 3% và luôn luôn là 3%.

Đối với SV năm tư việc thường xuyên hỏi bài GV tăng lên 5.5%, thỉnh thoảng là 50%, hiếm khi là 16.7% và không bao giờ là 27.8%.


Kết quả nay đã cho ta thấy, tỉ lệ SV sẽ chủ động hỏi bài GV ở năm ba và năm tư

cao hơn so với tỉ lệ SV năm nhất và năm hai, đặc biệt là các SV năm nhất còn rất nhát vì tiếp xúc với môi trường học tập mới nên việc không bao giờ dám hỏi bài GV những vấn đề mình chưa hiểu còn chiếm tỉ lệ rất cao.


Ở 2 câu hỏi, mức độ tập trung vào giảng và mức độ làm việc riêng trong lớp thu được kết quả sau:


Biểu đồ 2.2.2.5 So sánh mức độ tập trung vào bài học và làm việc riêng của

SV


Thực tế khảo sát 201 mẫu nghiêm cứu thì có tới 106 SV thường xuyên làm việc riêng trong giờ học chiếm tỉ lệ 52.7%, 30 SV luôn luôn làm việc riêng trong giờ học chiếm tủ lệ 14.9%, 60 SV thỉnh thoảng làm việc riêng chiếm tỉ lệ 29.9% và chỉ có 5 SV là hiếm khi làm việc riêng trong giờ học chiếm tỉ lệ 2.5% và không có SV nào là không làm việc riêng học giờ học.


Trong khi đó chỉ có 1 SV luôn luôn tập trung vào bài giảng chiếm tỉ lệ 0.5%, 43 SV thường xuyên tập trung vào bài giảng chiểm tỉ lệ 21.4% và có tới 128 SV chỉ thỉnh thoảng tập trung chiếm tỉ lệ 63.7%và 29 SV hiếm khi tập trung vào bài giảng của GV chiếm 14.4%.


Từ đó cho thấy SV thường xuyên làm việc riêng trong giờ học và chỉ thỉnh thoảng tập trung chú ý vào bài giảng của GV. Vậy nguyên nhân nào làm SV không tập trung vào bài học ở lớp, tác giả đã tiến hành khảo sát 201 SV.


Biểu đồ 2.2.2.6 Nguyên nhân làm SV không tập trung vào bài giảng của GV


Qua biểu đồ có thể thấy 59.2% SV cho rằng nguyên nhân làm bản thân không tập trung là do phương pháp giảng dạy của GV không gây thích thú cho người học. 25.4% cho rằng do bản thân SV làm việc riêng nên không chú ý vào bài giảng. 9% cho rằng do lớp học quá đông SV nên làm SV không tập trung vào bài học được và có 6.5% cho rằng vì làm thêm nên cảm thấy mệt mỏi không tập trung vào bài giảng.


Từ đó có thể thấy SV cho rằng phương pháp giảng dạy của GV ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tập trung của người học vào bài giảng. Một tiết học mà GV chỉ sử dụng đúng một phương pháp thuyết trình hay phương pháp thảo luận nhóm thì sẽ làm cho SV cảm thấy nhàm chán, không có hứng thú vào bài học, không có tinh thần và cảm

thấy môn học rất nhàm và khô khan. Nhưng khi GV kết hợp đan xen những phương pháp thích hợp cho từng nội dung bài giảng thì sẽ lôi cuốn được sự nhiệt tình của SV vào bài giảng, tạo không khí lớp học vui vẻ, cởi mở, thân thiện giữa thầy và trò, đặc biệt SV sẽ thấy thích môn học đó và sẽ tập trung vào bài học.


Chia sẻ của một bạn nam: “Thật sự mình nghĩ SV làm việc riêng, không tập trung vào bài giảng là ở tiết học đó là ở phương pháp giảng viên dạy của GV không thu hút được mình, chứ có nhiều thầy vào giảng cho chơi trò chơi hay hung biện mình buồn ngủ cũng tỉnh xem có gì mà cả lớp ồn ào”.


Bên đó cũng có nhiều SV cho rằng do bản thân SV làm việc riêng nên không chú ý vào bài học. Nguyên nhân này, xuất phát từ phía người học. Một bạn nữ chia sẻ: “Việc SV không tập vào bài dạy của GV theo em nghĩ phần lớn là do chính bản thân người học chưa ý thức được tầm quan trọng của những kiến thức mà GV cung cấp, chưa có thái độ học tập tốt, nhiều lúc em cũng nói chuyện riêng hay ngủ gật trong lớp chị”.


Mặc dù qua khảo sát phần lớn SV cho rằng phương pháp giảng dạy chưa GV là nguyên nhân lớn nhất làm các bạn không tập trung vào bài học nhưng tác giả nghĩ nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể vì bạn làm thêm mệt mỏi nên lên lớp ngủ quên không hiểu được bài dạy của GV, hay do phòng học quá đông lớp ồn ào bạn không nghe rõ GV đang giảng dạy, cũng có thể do phương pháp giảng dạy của GV chưa thật hiệu quả, những nguyên nhân chính vẫn là ý thức học tập của mỗi người, GV dạy bạn chưa hiểu bạn có thể làm dấu hay trực tiếp hỏi lại GV. Đã là SV chúng ta phải biết tự tìm hiểu và tự nghiên cứu đừng nên chờ đợi và phụ thuộc vào GV như lúc học phổ thông. Tác giả cảm nhân được mỗi phương pháp giảng dạy của GV đều có

những

ưu điểm nhất định mà GV dùng để

truyền tải kiến thức của ngườ

học, để

phương pháp đó có hiệu quả cao thì bản thân người học phải biết hợp tác cùng GV để

có tiết học hay, chỉ

cần bản thân có ý thức cao trong học tập thì dù GV sử

dụng

phương pháp nào chúng ta có cách để hiểu được nội dung bài học. Nên nguyên nhân quyết định vẫn là ý thức người học.

Ở câu hỏi: “ Một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học?”. Kết quả như

sau


Biểu đồ 2.2.2.7Thời gian dành cho việc học của SV


Qua biểu đồ cho thấy SV không học bài chỉ khi thi thì mới bắt đầu học chiếm tỉ lệ 27%, một ngày học từ 1h đến 2h chiếm cao nhất với tỉ lệ 49%, dành thời gian học 2h đến 4h/ngày chiếm tỉ lệ 19%, chỉ có 4% SV dành từ 4h đến 6h một ngày cho việc học và trên 7h/ngày chỉ có 1%. Từ đó có thể nói rằng SV dành rất ít thời gian cho việc học, trong khi hiện nay nhiều trường đại học nói chung và trường ĐHSG nói riêng, tổ chức phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đòi hỏi SV phải dành nhiều thời gian học hơn so với quy chế cũ.


Khảo sát cho thấy có nhiều SV chỉ dành 1h đến 2h/ngày cho việc hoc và không bao giờ học chỉ khi thi mới bắt đầu chiếm tỉ lệ cao, mà việc SV không dành nhiều thời gian cho việc học cũng chính là một trong những nguyên nhân làm SV không tập trung vào bài giảng của GV ở lớp.


Ở câu hỏi: “Mức độ đi học đúng giờ theo quy định?”. Kết quả như sau:


Biểu đồ 2.2.2.8 Đánh giá mức độ đi học đúng giờ của SV


Mặc dù đến lớp thường xuyên làm việc riêng trong giờ học, chỉ thỉnh thoảng tập trung vào bài dạy của GV, nhưng tỉ lệ SV thường xuyên đi học đúng giờ chiếm tỉ lệ

cao là 62.7%, luôn luôn đi học đúng giờ 21.4%, hiếm khi chiếm tỉ lệ là 2%.

là 13.9%, thỉnh thoảng đi học đúng giờ là


Vì vậy có thể nói rằng SV đã có ý thức trong việc tuân thủ quy định giờ giấc của nhà trường và của lớp.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí