So Sánh Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Đào Tạo Giữa Cán Bộ, Giảng Viên Và Sinh Viên


3.2.3.3. So sánh kết quả khảo sát thực trạng hoạt động quản lý đào tạo giữa cán bộ, giảng viên và sinh viên

Qua so sánh kết quả đánh giá chung của SV và CB, GV về thực trạng QLĐT ở ĐHQGHN cho thấy có sự tương đồng trong ý kiến đánh giá đối với nội dung quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo. Tất cả SV, CB và GV đều đánh giá nội dung này ở mức thấp nhất, điều đó cho thấy các yếu tố như CSVC, môi trường cảnh quan, thư viện, đội ngũ cán bộ phục vụ, hỗ trợ đào tạo, ... chưa thực sự đáp ứng sự kỳ vọng của SV và CB, GV. Ở nội dung quản lý HĐGD của GV cũng nhận được sự đánh giá cao ở cả SV và CB, GV. Trong khi đó, lại có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá về nội dung quản lý CTĐT, đối với CB, GV cho kết quả đánh giá cao nhất, trong khi đó SV lại đánh giá chưa cao. Các kết quả đánh giá này rất phù hợp với thực tiễn, ở nội dung quản lý về CTĐT có sự khác biệt trong kết quả đánh giá do góc độ đánh giá khác nhau: CB, GV là chủ thể tạo nên CTĐT, còn SV là đối tượng thụ hưởng nên có sự nhìn nhận khác nhau.

Đánh giá của SV Đánh giá của CB GV Hình 3 5 So sánh kết quả đánh giá chung của 1

Đánh giá của SV Đánh giá của CB GV Hình 3 5 So sánh kết quả đánh giá chung của 2

Đánh giá của SV

Đánh giá của CB, GV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Hình 3.5. So sánh kết quả đánh giá chung của sinh viên và cán bộ, giảng viên về thực trạng quản lý đào tạo


3.2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Qua đánh giá của CB, GV về thực trạng QLĐT ở các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN cho thấy hoạt động QLĐT đã nhận được mức độ quan tâm rất cao của đội ngũ CB, GV đặc biệt là các CB cấp bộ môn. Sự quan tâm của đội ngũ CB, GV đã quyết định sự thành công trong công tác quản lý của mỗi đơn vị đào tạo. Kết quả khảo sát cũng cho thấy hoạt động đào tạo của ĐHQGHN thực sự có chất lượng và hiệu quả. Có được kết quả này là do:

Việc phân cấp mô hình QLĐT theo 2 cấp: cấp ĐHQGHN và cấp đơn vị đã giúp cho các đơn vị đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mọi động của mình.

ĐHQGHN đã xây dựng quy chế đào tạo riêng nhằm cụ thể hóa những quy định trong công tác đào tạo với những đặc thù và yêu cầu riêng của một đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Quy chế đào tạo và các văn bản hướng dẫn liên quan về hoạt động QLĐTđã được các CB, GV hiểu rất rõ do các chủ trương, chính sách và hệ thống văn bản, quy định về QLĐT đã thường xuyên được phổ biến, cập nhật đến toàn thể CB. ĐHQGHN đã xác định một cách rõ ràng về chiến lược, mục tiêu phát triển; theo đó kế hoạch đào tạo cũng được xây dựng một cách cụ thể và thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đào tạo.

Việc triển khai đào tạo trong ĐHQGHN được thực hiện theo đúng kế hoạch, đúng quy chế, hoạt động lấy YKPH của các bên liên quan về hoạt động đào tạo được thực hiện định kỳ một cách nghiêm túc. Công tác kiểm tra, giám sát HĐGD một cách chặt chẽ đã tác động đến việc giảng dạy của GV được thực hiện theo đúng nội dung và chương trình đào tạo đã quy định; nội dung và thời lượng chương trình đào tạo được đảm bảo đầy đủ, không cắt giảm là một trong những yếu tố góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc


quản lý HĐHT của SV cũng được các đơn vị đào tạo coi trọng và thực hiện theo đúng quy chế, thông báo đúng thời hạn cho SV đã phản ánh tính khách quan, chính xác của việc kiểm tra đánh giá. Các nội dung hỗ trợ cho quá trình đào tạo như có đội ngũ CB quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, lãnh đạo; đủ đội ngũ cố vấn học tập, nhân viên phục vụ; CSVC trang thiết bị học tập, thư viện có đầy đủ giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và NCKH cũng là những yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động QLĐT trong ĐHQGHN.

Bên cạnh những điểm mạnh trong công tác QLĐT, dưới góc nhìn của đội ngũ CB, GV cũng còn một số hoạt động chưa được đánh giá cao. Đó là, sự quan tâm, mức độ hiểu biết của CB đối với các văn bản liên quan đến Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học; Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của GV (so với các HĐGD khác), có thể đối với một đại học lớn như ĐHQGHN thì yêu cầu GV phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy là cao và khắt khe hơn. Các vấn đề về chính sách, quyền lợi đối với đội ngũ CB, GV và nhân viên cũng chưa được đánh giá cao.

Nhìn chung, đánh giá của người học về hoạt động QLĐT của ĐHQGHN là rất tốt, điều đó cho thấy SV khá hài lòng với dịch vụ đào tạo mà họ nhận được. Trong đó, các tiêu chí về nội dung và CTĐT, HĐGD của GV mà đặc biệt là năng lực chuyên môn của đội ngũ GV, thư viện có đầy đủ giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu đã được người học đánh giá cao. Các đơn vị đào tạo cũng rất chú trọng đến hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD, về CSVC phục vụ học tập. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng kết quả YKPH của SV cũng cần được các đơn vị xem xét và lưu ý, vì đây là hoạt động rất cần thiết, thể hiện sự tôn trọng của mỗi nhà trường đối với SV; YKPH của SV là kênh thông tin quan trọng, giúp đơn vị đào tạo điều chỉnh hoạt động quản lý, giúp GV điều chỉnh quá trình giảng dạy nhằm không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo [44].


Kết quả đánh giá của người học về hoạt động QLĐT cũng cho thấy, các đơn vị cần đầu tư hơn nữa về CSVC, môi trường phục vụ đào tạo như diện tích lớp học, kí túc xá, khu vui chơi, khu tập luyện thể thao đáp ứng nhu cầu của người học; các tiêu chí này chưa được người học đánh giá cao và cũng rất tương đồng với đánh giá của CB, GV, điều đó cho thấy hoạt động HTĐT chưa thật sự đáp ứng kỳ vọng của người học - người dạy đối với một cơ sở giáo dục đại học đầu ngành.

3.3. Thực trạng hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các trường đại học Việt Nam tự xây dựng tiêu chí đánh giá để SV phản hồi về HĐGD trên cơ sở phù hợp với thực tiễn của mỗi đơn vị nhưng cần phải đáp ứng 7 tiêu chí sau: Nội dung và phương pháp giảng dạy; Tài liệu phục vụ giảng dạy và thời gian lên lớp; Trách nhiệm và sự nhiệt tình giảng dạy; Khuyến khích sáng tạo, tôn trọng tư duy độc lập của người học; Sự công bằng trong việc kiểm tra, đánh giá; Tư vấn, hướng dẫn hoạt động học tập của người học; Tác phong sư phạm [5].

Thực hiện công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/5/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn lấy YKPH từ người học về HĐGD của GV các trường đại học, học viện, cao đẳng, ĐHQGHN đã chính thức triển khai công tác lấy YKPH của người học về HĐGD của GV, lấy YKPH của học viên sắp tốt nghiệp về chất lượng đào tạo khóa học, lấy YKPH của đơn vị sử dụng lao động, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục là đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng và hướng dẫn các tiêu chí đánh giá và triển khai thực hiện trong toàn ĐHQGHN [6].

Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục đã có công văn số 123/ĐBCL ngày 7/10/2010 Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ SV hệ đại học kèm theo Phiếu đánh giá môn học để sử dụng từ năm học 2010-2011 [54].


Ngày 23/12/2014, ĐHQGHN tiếp tục ban hành hướng dẫn số 5077/HD-ĐHQGHN về đánh giá chất lượng thông qua phản hồi từ các bên liên quan. Trong đó, có nội dung lấy YKPH người học về môn học và được áp dụng cho các đối tượng từ SV đại học đến học viên sau đại học [12].

Hoạt động này đã trở thành hoạt động thường xuyên trong năm học góp phần thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, tham gia tích cực vào quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

3.3.1. Mục đích của việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên

Đánh giá môn học thông qua việc lấy YKPH của SV hệ đại học nhằm thu thập thêm thông tin từ phía SV về HĐGD thông qua cách thức tổ chức thực hiện môn học, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và phương pháp KTĐG.

Kết quả khảo sát là một trong những cơ sở để điều chỉnh việc tổ chức thực hiện môn học, nội dung và phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá, góp phần cải thiện chất lượng đào tạo, đồng thời là căn cứ phục vụ công tác bồi dưỡng, quy hoạch CB, GV.

Thông qua việc đánh giá môn học, tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo, CB, GV và SV được nâng cao, góp phần xây dựng, củng cố văn hóa chất lượng trong đơn vị.

3.3.2. Nội dung đánh giá

Theo Hướng dẫn số 123/ĐBCL ngày 7/10/2010 [54], 5077/HD- ĐHQGHN ngày 23/12/2014 [12] các YKPH của SV đều tập chung vào 4 nội dung sau:

- Hoạt động tổ chức thực hiện môn học;

- Chương trình môn học;

- HĐGD của GV;

- Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập.


Tuy nhiên theo Hướng dẫn số 5077/HD-ĐHQGHN ngày 23/12/2014 của ĐHQGHN, YKPH được bổ sung thêm 2 phần là: Thông tin chung và Các ý kiến đóng góp khác.

3.3.3. Công cụ đánh giá

Phiếu đánh giá môn học bao gồm các câu hỏi cốt lõi dùng chung trong ĐHQGHN. Tùy theo đặc thù của từng môn học, từng ngành, chuyên ngành, các đơn vị có thể bổ sung thêm các câu hỏi mang tính đặc thù riêng vào phiếu đánh giá chung của ĐHQGHN.

Mẫu Phiếu đánh giá môn học được tiếp tục bổ sung điều chỉnh theo công văn số 219/ĐBCL ngày 29/11/2011 và công văn 5077/HD-ĐHQGHN ngày 23/12/2014.

Phiếu đánh giá gồm 4 nội dung đánh giá:

- Tổ chức thực hiện môn học (3 tiêu chí).

- Chương trình môn học (4 tiêu chí),

- HĐGD (8 tiêu chí),

- Hoạt động kiểm tra đánh giá môn học (3 tiêu chí).

Phiếu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Cơ bản không đồng ý; 3 = Phân vân; 4 = Cơ bản đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý [12].

3.3.4. Thực trạng thực hiện lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy

Theo hướng dẫn của ĐHQGHN, từ khóa học 2010-2011, các đơn vị đào tạo đã triển khai hoạt động lấy YKPH của SV (trừ Khoa Y Dược là đơn vị mới thành lập và bắt đầu tuyển sinh từ khóa 2012-2013) sau khi kết thúc mỗi môn học dưới nhiều hình thức như phát phiếu hỏi trực tiếp, online hoặc qua diễn đàn SV (như IS confession của Khoa Quốc tế) và qua đối thoại với SV. Hình thức đối thoại trực tiếp với SV thường được các đơn vị tổ chức vào đầu năm học và tại buổi đối thoại này SV có thể đưa ra nhiều ý kiến về tất cả các


vấn đề liên quan đến quá trình học tập không chỉ là các ý kiến liên quan đến HĐGD; đối thoại với SV được các đơn vị tổ chức vào đầu khóa học nên SV thường chưa có nhiều ý kiến về HĐGD mà phần lớn tập trung vào quy chế đào tạo hoặc chế độ chính sách, ...

Theo báo cáo của các đơn vị đào tạo (Phụ lục 6), việc khảo sát online đã tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong quá trình khảo sát, giúp đơn vị tiết kiệm được chi phí cho việc phô tô phiếu khảo sát và chi trả cho người thực hiện khảo sát, xử lý số liệu khảo sát. Việc khảo sát được kết nối với phần mềm QLĐT đã giúp được các đơn vị lấy được 100% ý YKPH của người học, kết quả khảo sát có độ chính xác và độ tin cậy cao.

Trên cơ sở hướng dẫn của Viện ĐBCLGD về mẫu phiếu đánh giá các đơn vị đào tạo bổ sung thêm nội dung cho phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng đơn vị nhưng nội dung chính tập trung vào: cách thức tổ chức môn học, nội dung chương trình đào tạo, phương thức/cách thức giảng dạy của GV, hoạt động kiểm tra đánh giá và đặc biệt là CSVC phục vụ học tập/giảng dạy được các đơn vị quan tâm và bổ sung thêm vào phiếu hỏi.

Theo đánh giá của các đơn vị, việc triển khai hoạt động lấy YKPH của SV sau khi kết thúc môn học đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng của đơn vị; là một trong nhưng cơ sở cho việc điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với chuẩn đầu ra, nhu cầu thực tế của thị trường lao động. YKPH của SV sau khi kết thúc môn học tạo được tính tích cực cho GV trong HĐGD của mình, giúp GV, đặc biệt là các GV trẻ nhìn nhận lại cách thức, phương pháp giảng dạy và tự điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu học tập ngày càng cao của người học.

Theo đánh giá của Trường ĐHGD, hoạt động đánh giá thông qua phản hồi của người học về môn học triển khai tại đơn vị trong thời gian từ 2010 tới nay đã có những tác động rất tích cực đến công tác giảng dạy và QLĐT. Cụ


thể về CSVC phục vụ đào tạo được trang bị đầy đủ máy chiếu, điều hòa, bảng, phấn, đủ chỗ ngồi cho SV; phòng học được sắp xếp cố định, có chuyên viên IT túc trực thường xuyên để đảm bảo các sự cố được khắc phục một cách nhanh nhất; về chương trình môn học: được cập nhật điều chỉnh phù hợp với yêu cầu môn học như tăng thời lượng kiến tập, thực hành, chú trọng kiến thức nghiệp vụ sư phạm; về HĐGD đã có nhiều tác động tích cực như nhà trường đã chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng cho những GV trẻ, GV mới, GV đã đa dạng hóa các hình thức dạy học, luôn thay đổi và bổ sung các phương pháp giảng dạy, GV thân thiện, nhiệt tình, tương tác nhiều hơn với SV, cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho SV, những GV nhận được nhiều phản hồi không tốt từ SV được nhà trường nhắc nhở, nếu không có sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV cũng được chú trọng, hình thức kiểm tra, đánh giá trong môn học được phổ biến rõ ràng, SV được nghe ý kiến đóng góp của GV về các bài kiểm tra…

Kết quả khảo sát YKPH của SV về môn học đều được các đơn vị sử dụng để thông báo cho GV, qua đó GV tự điều chỉnh HĐGD của chính mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Kết quả khảo sát cũng được gửi cho lãnh đạo đơn vị đào tạo/khoa/bộ môn để căn cứ điều chỉnh hoạt động QLĐT hay sử dụng làm một trong các căn cứ để đánh giá, phân loại GV; xét tăng lương, khen thưởng, bổ nhiệm.

3.4. Kết luận chương 3

ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học có bề dày truyền thống, đứng đầu trong hệ thống giáo dục cả nước, xếp thứ 124 trong bảng xếp hạng các trường đại học châu Á. Với vị thế quan trọng của mình, ĐHQGHN luôn tiên phong trong mọi hoạt động giáo dục, lấy YKPH của người học về HĐGD là một trong những hoạt động được ĐHQGHN triển khai nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Với mô hình QLĐT 2 cấp (cấp ĐHQG và cấp đơn vị

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí