Xây Dựng Kế Hoạch Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Theo Tiếp Cận Năng Lực Phù Hợp Với Hoạt Động Đào Tạo Của Từng Trường Đại Học Sư


GV có niềm tin, tự giác, sẵn sàng thực hiện tốt các nhiệm vụ, đầu tư nghiên cứu và triển khai hiệu quả các hoạt động ĐG.

Lãnh đạo nhà trường, các khoa đào tạo phải quán triệt tinh thần là để đổi mới thành công việc QL hoạt động ĐG theo TCNL thì vai trò của CBQL, cán bộ chuyên trách khảo thí, ĐBCL, bộ môn chuyên ngành và GV là quyết định, là nơi và là người hiện thực hoá các hoạt động. Do vậy, các hoạt động về xây dựng và phát triển cách thức QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL phải trở thành nhu cầu thường xuyên, cán bộ các đơn vị chuyên trách đánh giá KQHT, bộ môn, GV thực hiện một cách khoa học, có kế hoạch.

Để thực hiện nội dung này cần tập trung vào các biện pháp chủ yếu sau đây:

- Tổ chức cho cán bộ, GV học tập đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT, tầm quan trọng, sự cần thiết, đổi mới hoạt động ĐG và QL hoạt động ĐG của người học là một trong những nội dung cốt yếu khi đổi mới CTĐT theo TCNL. Quán triệt tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV trong việc chỉ đạo, thực hiện hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL.

- Giới thiệu tài liệu về ĐG và QL hoạt động ĐG theo TCNL và các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, ĐG của thế giới và trong nước; Phổ biến các văn bản quy định, văn bản hướng dẫn về đánh giá và quản lý hoạt động ĐG do nhà trường xây dựng để CBQL, giảng viên nghiên cứu và thảo luận.

- Tổ chức các buổi seminar, các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt đoàn thể Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên về nội dung đổi mới hoạt động ĐG nói chung và đánh giá KQHT của SV theo TCNL nói riêng.

- Tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm (do các chuyên gia mời hoặc chuyên gia nhà trường đảm nhận) về nội dung, phương pháp, qui trình, cách thức tổ chức đổi mới ĐG và quản lý ĐG theo TCNL, những thuận lợi, khó khăn khi triển khai và thực hiện để lãnh đạo nhà trường, các đơn vị, cán bộ, GV thống nhất và đồng thuận về nhận thức từ đó tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá KQHT của SV dựa trên CĐR của CTĐT trong toàn trường.

Thứ hai, tổ chức nâng cao nhận thức cho SV, đặc biệt là SV đầu khóa học về tầm quan trọng, sự cần thiết của đổi mới hoạt động đánh giá KQHT khi thực hiện CTĐT theo TCNL

Lãnh đạo nhà trường, các khoa đào tạo cần tổ chức tuyên truyền nâng cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

nhận thức, giúp cho SV hiểu rõ hoạt động đánh giá KQHT của SV được xây dựng


Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực - 16

theo định hướng phát triển NL, hướng theo CĐR của CTĐT và chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp cần có, đáp ứng các yêu cầu thực hiện chương trình GDPT và sách giáo khoa mới; Giúp SV hiểu và nắm vững mục tiêu và bản chất của CTĐT theo TCNL, vai trò và tầm quan trọng của ĐG theo mô hình mới, nắm vững quy trình, quy định của ĐG quá trình học tập và KQHT để SV nhận thức và đổi mới phương pháp học tập, tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng kiểm tra, thi và các hoạt động học tập được ĐG; Giúp SV hiểu được việc áp dụng đánh giá KQHT của SV là tạo môi trường văn hóa chất lượng, đảm bảo tính công khai, minh bạch giúp các em có niềm tin để nỗ lực đạt được KQHT khả quan theo tiềm năng của mình.

Để thực hiện nội dung trên cần thông qua các biện pháp sau:

- Tổ chức phổ biến, học tập các quy định quy chế về QL hoạt động đánh giá

KQHT cho SV.

- Cung cấp các tài liệu về CTĐT, chuẩn đầu ra của CTĐT, của môn học, khung năng lực và nội dung, qui trình, phương thức, hình thức đánh giá KQHT của cả CTĐT và từng môn học để SV nghiên cứu, thảo luận từ đó nhận thức đúng về đánh giá KQHT theo NL.

- Nhà trường, các khoa đào tạo chỉ đạo các chi bộ SV, các chi đoàn thanh niên, các lớp tổ chức các buổi thảo luận về tầm quan trọng, nội dung của ĐG theo TCNL để mỗi SV xây dựng được kế hoạch học tập, xác định được phương pháp học và kiểm tra, ĐG theo NL và hoàn cảnh của mình.

- Sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông để truyền tải các văn bản quy định, các hướng dẫn liên quan tới đánh giá KQHT theo TCNL để SV tra cứu và học tập; tổ chức các diễn đàn trực tuyến hoặc các forum để SV tương tác trao đổi về những vấn đề liên quan tới ĐG theo TCNL và đánh giá KQHT theo tiếp cận này.

Thứ ba, nâng cao ý thức trách nhiệm của CBQL, giảng viên trong quản lý

hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL

Để áp dụng ĐG theo phương thức đào tạo mới và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL thì ý thức trách nhiệm của CBQL, giảng viên đóng vai trò quyết định. Toàn bộ hệ thống chính trị của nhà trường phải vào cuộc để mỗi tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong nhà trường đều sẵn sàng tham gia vào quá trình xây dựng, triển khai các hoạt động ĐG và QL hoạt động ĐG theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Mỗi CBQL, cán bộ chuyên trách khảo thí, ĐBCL, giảng viên phải nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi để đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác trên từng công việc của mình được phân công.


Mỗi CBQL, cán bộ chuyên trách khảo thí, ĐBCL, giảng viên phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc duy trì, cải tiến và sáng tạo trong công tác QL các hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL.

Để thực hiện nội dung này cần thông qua một số biện pháp sau:

- Xây dựng cơ chế QL có sự phân cấp rõ ràng từ Ban giám hiệu đến CBQL các đơn vị chuyên trách khảo thí, ĐBCL và các đơn vị liên quan tới QL hoạt động đánh giá KQHT của SV tạo sự thông suốt, sự phối hợp, hợp tác trong hệ thống các đơn vị và các cá nhân cán bộ, GV.

- Ban hành các văn bản của các cấp QL trong nhà trường để phân cấp, phân nhiệm chức năng nhiệm vụ cụ thể, phù hợp đối với các cấp QL và cá nhân trong nhà trường tham gia QL hoạt động ĐG (Ban giám hiệu, các phòng ban, trung tâm ĐBCL, trung tâm khảo thí) khoa (chuyên ngành, bộ môn), cán bộ, GV và SV trong hoạt động ĐG một cách phù hợp, tạo thuận lợi trong phối hợp và hợp tác giữa các cấp QLvà các cá nhân, đơn vị có liên quan, để có cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát, kiểm tra và ĐG công việc.

- Quy định về chế độ giám sát, kiểm tra thường xuyên và định kỳ, trên cơ sở phát huy tinh thần trách nhiệm, hiệu quả tự kiểm tra, giám sát, tự điều chỉnh đối với công việc của từng cán bộ và GV.

- Chỉ đạo việc hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời những nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ của CBQL, giảng viên về tầm quan trọng và tính cần thiết trong việc QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL thông qua các buổi tập huấn, seminar, các buổi sinh hoạt chuyên đề tại các đơn vị chức năng, các bộ môn; Cử các chuyên gia trực tiếp giải thích các vấn đề cán bộ, GV chưa rõ, chưa nhận thức đầy đủ; Mở các forum để cán bộ, GV trao đổi, tương tác, khoa đào tạo; bộ môn yêu cầu GV tự nghiên cứu tài liệu.

- Quy định về chế độ khen thưởng, xử phạt cụ thể đối với việc thực hiện trách nhiệm của CBQL, giảng viên trong QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Chủ thể QL giải pháp này là hiệu trưởng trường ĐHSP và các phòng ban chức năng chuyên trách về ĐG với chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng. Để giải pháp này đạt hiệu quả cao cần phải đảm bảo những điều kiện sau:

- Ngoài những văn bản quy định của Bộ GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường


cần ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo từ ban giám hiệu đến các đơn vị phòng ban, TTKT, trung tâm ĐBCL, các khoa đào tạo; Các đơn vị chức năng phải có văn bản phân công, phân nhiệm cụ thể cho cán bộ đảm nhiệm các công việc cụ thể theo các vị trí, nhiệm vụ của đơn vị;

- Tăng cường cử CBQL, giảng viên của nhà trường tham gia các hình thức tập huấn, học tập các mô hình tốt của các trường ĐH, tổ chức hội thảo theo chuyên đề về đánh giá cấp trường, cấp quốc gia và quốc tế;

- Xây dựng các mô hình quản lý thi, kiểm tra, ĐG, phản hồi ĐG theo các mô hình quản lý tiên tiến, ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo nói chung và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV nói riêng.

- Có kế hoạch về nguồn tài chính để đầu tư hợp lý cho các hoạt động trong tiến trình đổi mới CTĐT và đổi mới cách thức quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực phù hợp với hoạt động đào tạo của từng trường đại học sư phạm

3.2.2.1.Ý nghĩa và mục tiêu của giải pháp

Xây dựng kế hoạch là một trong những chức năng đầu tiên, quan trọng nhất trong quá trình QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL ở trường ĐHSP. Xây dựng kế hoạch nhằm xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, thiết lập các bước, đưa ra những phương án, các biện pháp, cách thức thực hiện để hoàn thành mục tiêu quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL trong bối cảnh của nhà trường. Xây dựng kế hoạch giúp nhà trường tầm nhìn toàn diện, xác định hướng đi cụ thể, lựa chọn được các phương án tối ưu, sự hợp tác, phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị chức năng, của các nhân sự đảm nhiệm các vị trí công việc được phân công; Dự kiến các giải pháp phù hợp để ứng phó với các rủi ro, những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình vận hành các hoạt động theo kế hoạch. Đồng thời, tạo thuận lợi cho công tác giám sát, thanh kiểm tra của nhà trường, giúp các cấp QL đạt mục tiêu một cách kinh tế, tiết kiệm nguồn lực về con người, tài chính và CSVC. Góp phần xây dựng môi trường dân chủ hóa GD và dân chủ hóa QL nhà trường hiệu quả, tạo sự phối hợp, thống nhất, chặt chẽ, đồng bộ từ CBQL, giảng viên đến SV và các tổ chức, đơn vị trong nhà trường, thu hút trí tuệ của các thành viên hướng tới mục tiêu đào tạo đã xác định.


Giải pháp này nhằm đưa hoạt động xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL vào kế hoạch của nhà trường để QL hiệu quả hơn, làm cơ sở cốt yếu để xác định cách tiếp cận hợp lý, lựa chọn lộ trình và khả năng đạt các mục tiêu đã định để ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV. Kế hoạch cũng nhằm xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể, đưa ra các biện pháp và dự kiến nguồn lực thực hiện, cách thức giám sát, thanh tra để các đơn vị, khoa đào tạo, bộ môn chuyên ngành, CBQL và GV trong nhà trường tuân theo, là yếu tố góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo khi triển khai, thực hiện CTĐT theo TCNL trong toàn trường.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp

Thứ nhất, đưa kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo tiếp cận năng lực vào kế hoạch chung của trường ĐHSP và các khoa sư phạm

Đánh giá KQHT của SV liên quan tới toàn bộ hệ thống của nhà trường, là nhiệm vụ không chỉ của TTKT, trung tâm ĐBCL mà là hoạt động bao trùm các khoa đào tạo SP, các bộ môn, các GV và các đơn vị phòng ban phục vụ đào tạo. Đánh giá KQHT của SV theo TCNL là một trong những khâu cuối cùng của quá trình thực hiện CTĐT, khâu trọng yếu của mối quan hệ giữa CTĐT, tổ chức dạy học và đánh giá KQHT. Tựu trung lại KQHT của SV là chất lượng đào tạo, chất lượng dạy học trong một chu kì, là mục đích của mọi hoạt động của nhà trường. Do vậy, kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL là một trong những thành phần quan trọng trong kế hoạch chung của nhà trường SP và tác động đến nhiều đối tượng, nhiều bên liên quan trong nhà trường.

Thứ hai, các phòng ban chuyên trách về đánh giá (TTKT, trung tâm ĐBCL), trưởng khoa, trưởng bộ môn và GV các ngành đào tạo SP cụ thể hoá các yêu cầu chung đối với kế hoạch hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL một cách phù hợp.

Kế hoạch hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL phải đảm bảo và đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Phân tích bối cảnh, thực trạng đánh giá KQHT của SV với số liệu chuẩn xác;

- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả mà các nhà quản lý nhà trường mong muốn;

- Chỉ ra được những vấn đề trọng yếu cần được ưu tiên thực hiện phù hợp với thực tiễn và đặc điểm đặc thù của nhà trường SP;

- Xác định và đưa ra các phương án, những hành động chủ yếu sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá KQHT của SV đã đặt ra;


- Bản kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL phải thể hiện các hoạt động ĐG cụ thể cho từng môn học, khóa học, đối tượng SV; ấn định cụ thể số lượng đối tượng được ĐG, nội dung, hình thức, công cụ ĐG; ấn định thời gian để thực hiện các hoạt động;

- Xác định nguồn lực tham gia, phục vụ cho kế hoạch đánh giá KQHT của SV. Nguồn lực được coi là phương tiện để thực hiện mục tiêu. Bản kế hoạch cần xác định cụ thể số lượng nhân sự tham gia, phục vụ cho hoạt động ĐG; nguồn kinh phí cần được phân bổ hợp lý cho các hoạt động ĐG; Các trang thiết bị, CSVC đảm bảo cho các hoạt động ĐG.

- Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả:

Trong quá trình xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL, Hiệu trưởng nhà trường cần huy động sự tham gia của các bên liên quan, trong đó có các Sở GD&ĐT để xây dựng bản kế hoạch đánh giá KQHT của SV các ngành SP đạt được mục tiêu, yêu cầu của nhà trường, xã hội và ngành GD.

Thứ ba, xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL theo một quy trình

Kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL phải được xây dựng theo một

quy trình khoa học, chặt chẽ, bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Phân tích thực trạng

Phân tích thực trạng là khâu quan trọng, là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng kế hoạch ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL. Phân tích thực trạng là phân tích bối cảnh chung của nhà trường SP khi áp dụng CTĐT theo TCNL. Phân tích và nhận định những kết quả về tổ chức thực hiện và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV mà nhà trường đạt được trong những năm qua; chỉ ra và phân tích những tồn tại, khó khăn, thách thức trong đánh giá KQHT của SV; so sánh KQHT của SV trong những năm qua để ĐG chất lượng đào tạo theo TCNL, sự tiến bộ của hoạt động QL hoạt động ĐG theo phương thức đào tạo mới; Việc phân tích cần đề cập tới nguyên nhân chủ quan và khách quan của kết quả đạt được và chưa đạt được trong hoạt động đánh giá KQHT của SV; Qua phân tích thực trạng để từ đó khẳng định vai trò, vị trí của công tác quản lý đánh giá KQHT của SV theo TCNL trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Việc phân tích thực trạng quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL cần căn cứ trên những số liệu cụ thể để có sự so sánh, phân tích, nhận định chính xác. Đây là những dẫn liệu để xây dựng một kế hoạch đánh giá KQHT của SV trong thời gian tới có tính khoa học và hiệu quả.


Bước 2: Xác định mục tiêu và các chỉ tiêu kế hoạch

Bước tiếp theo của quy trình xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL sau khi phân tích thực trạng là cần phải xây dựng mục tiêu và các chỉ tiêu cần đạt được đối với kế hoạch. Mục đích xác định mục tiêu của kế hoạch là chỉ ra, vạch ra đích để hướng tới, đích cần hướng tới được, là những kết quả cần đạt được theo kì vọng.

Xác định mục tiêu của kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL phải phù hợp với các mục tiêu định hướng chung về hoạt động đào tạo của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, cụ thể là đưa ra nhận định về NL và KQHT của cá nhân, lớp SV sau quá trình học tập năm học, khóa học để SV nhận ra sự tiến bộ hoặc hạn chế của mình mà nỗ lực học tập; CBQL nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong QL các hoạt động ĐG để hoàn thiện quy trình ĐG; qua KQHT của SV, GV nhận biết những vấn đề cần điều chỉnh CTĐT, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, cách thức ĐG để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Tuy vậy, nếu chỉ có mục tiêu thôi thì chưa đủ đóng vai trò định hướng cho kế hoạch, vì kế hoạch cần chỉ rõ như thế nào là đạt/vượt hay chưa đạt mục tiêu đề ra, mục tiêu cần đi kèm với chỉ tiêu kế hoạch. Chỉ tiêu là sự lượng hoá ý đồ kế hoạch thành một con số kết quả cần phấn đấu đạt đến trong một khoảng thời gian nhất định trong kỳ kế hoạch. Các mục tiêu của kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL gồm nhiều nội dung, nhiều thành phần, do vậy, các mục tiêu cần được phân thành các chỉ tiêu cụ thể theo từng hạng mục hoạt động. Cấu trúc của một chỉ tiêu đánh giá KQHT của SV theo TCNL phải bao gồm (1) tên chỉ tiêu (môn học, kiểm tra giữa kì, kết thúc học phần, tốt nghiệp…); (2) con số định lượng (tổng số môn học, tổng số tín chỉ được đánh giá, tổng số SV tham dự đánh giá…); (3) không gian thực hiện; (4) đối tượng tham gia (SV hệ chính quy); và (5) thời gian ĐG (thời gian bắt đầu, thời gian cụ thể cho các loại đánh giá, thời gian kết thúc đánh giá…). Ví dụ: Xác định chỉ tiêu “ Học kì I, 209 học phần được đánh giá, thời hạn kết thúc ĐG là ngày 20 tháng 12 năm 2019”.

Sau khi xác định mục tiêu và chỉ tiêu của kế hoạch đánh giá KQHT của SV theo TCNL, cần xác định tính khả thi của mục tiêu và các chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Các nội dung cơ bản đảm bảo tính khả thi của mục tiêu và các chỉ tiêu như sau:

- Các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá KQHT của SV theo TCNL được thống nhất

bởi các bên liên quan và là pháp lệnh thực hiện;


- Khả năng đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu;

- Khả năng huy động được các nguồn lực cần thiết để phục vụ cho tất cả các

hoạt động đánh giá;

- Đủ số lượng CBQL, giảng viên có NL và phẩm chất để thực hiện các hoạt động đánh giá, kiểm tra kết quả và chất lượng đánh giá;

- Có các chỉ số đo lường các chỉ tiêu nhằm xác định mức độ đạt được chỉ tiêu.

Bước 3: Xác định các hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL

Kế hoạch hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL là tập hợp cần hoàn thành để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đặt ra. Kế hoạch hoạt động cần được xác định theo các tiêu chí sau:

- Các hoạt động cần được thực hiện theo kế hoạch;

- Xác định, sắp xếp thứ tự các hoạt động phù hợp, hoạt động nào ưu tiên thực

hiện trước, hoạt động nào sau;

- Các hoạt động được ấn định vào khung thời gian một cách phù hợp nhất;

- Cụ thể hóa các nguồn lực được huy động tham gia;

- Phân công, phân nhiệm cho các nhân sự tham gia hoạt động ĐG phù hợp theo NL.

Dựa vào các tiêu chí trên các nội dung hoạt động đánh giá KQHT của SV bao gồm:

- Mô tả mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể các hoạt động chung cũng như các hoạt động thành phần cần thực hiện cùng các nguồn lực (nhân lực, tài chính, CSVC) cần thiết để thực hiện hiệu quả các hoạt động.

- Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và ĐG từng chỉ tiêu, từng hoạt động thành phần và toàn bộ hoạt động;

- Xác định và ấn định thời hạn hoàn thành từng hoạt động thành phần và hoàn thành toàn bộ kế hoạch;

- Xác định, huy động và sử dụng nguồn lực gồm nhân lực kinh phí, CSVC

phục vụ từng hoạt động thành phần và toàn bộ các hoạt động của kế hoạch;

- Nâng cao NL (kiến thức, kĩ năng ĐG) của CBQL, chuyên viên chuyên trách về ĐG, giảng viên các khoa SP thông qua các buổi tập huấn, seminar, sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm.

- Cải tiến phương pháp đánh giá, điểu chỉnh các tiêu chí đánh giá.

- Chỉ đạo các khoa, bộ môn rà soát các hình thức đánh giá, mức ĐG theo CĐR trong đề cương chi tiết các môn học để xác định tính hợp lý và phù hợp các mức ĐG năng lực đã quy định để điều chỉnh;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024