Cơ Quan, Tổ Chức Có Trách Nhiệm Tiếp Nhận Tố Giác, Tin Báo Về Tội Phạm, Kiến Nghị Khởi Tố Gồm:


án, vụ việc quy định tại Điều 375 BLHS thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.

c) Người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa có hành vi phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật quy định tại Điều 382 Bộ luật hình sự.

d) Người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật có hành vi phạm tội từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu quy định tại Điều 383 Bộ luật hình sự.

Ngoài ra, còn có “Những trường hợp khác” theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế 565, cũng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao:

Khoản 3 Điều 4 Quy chế 565 quy định: “3. Tội phạm quy định tại Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức vụ), Chương XXIV (Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ luật hình sự, xảy ra trong hoạt động tư pháp do người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp thực hiện mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và 2”.

Về trách nhiệm, trình tự, thủ tục tiếp nhận tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT – BCA – BQP – BTC - BNN&PTNT-VKSNDTC

ngày 29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (sau đây viết tắt là Thông tư 01/2017), quy định:

“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.


Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 6

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”

Để có cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư 01/2017 thì Quy chế 565 đã quy định chi tiết việc tiếp nhận, thu thập, quản lý, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, cụ thể:

- Trong việc tiếp nhận tố giác về tội phạm: Tại Điều 8 Quy chế 565 đã bổ sung một số hình thức thu thập, tiếp nhận nguồn tin tội phạm như sau: tổ chức chế độ trực ban hình sự tại trụ sở chính và tại các phòng ở các khu vực; lập hộp thư điện tử tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm trên trong thông tin điện tử của Cơ quan điều tra VKSND tối cao; lập đường dây nóng có số điện thoại trực 24/24 để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm...


Để tăng tính chủ động trong việc phát hiện tội phạm Quy chế đã quy định Cơ quan điều tra VKSND tối cao được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật để tiếp nhận, thu thập nguồn tin về tội phạm.

- Trong việc quản lý tố giác về tội phạm: Tại Điều 9 Quy chế 565 quy định mọi nguồn tin về tội phạm do Cơ quan điều tra VKSND tối cao tiếp nhận, thu thập đều phải chuyển đến Phòng Tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin về tội phạm (Phòng 1) để quản lý theo quy định. Đồng thời, sau khi có kết quả giải quyết phải thông báo cho Phòng 1 để thống nhất quản lý. Phòng 1 có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao đôn đốc thời hạn kiểm tra thông tin về tội phạm; Phòng 2 có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao đôn đốc thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm và thời hạn điều tra vụ án.

- Trong việc xử lý tố giác về tội phạm: Tại Điều 10 Quy chế 565 quy định các phòng nghiệp vụ thực hiện các quy trình nghiệp vụ về xử lý nguồn tin về tội phạm như sau:

+ Đối với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quy chế 565: Ngay sau khi nhận được báo cáo đề xuất của Phòng 1 về việc phân công phòng nghiệp vụ tổ chức kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền và tài liệu liên quan, các nghiệp vụ trình ngay Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra kiểm tra, xác minh và thông báo cho Phòng 2 vào Sổ theo dòi, phân loại, giải quyết nguồn tin về tội phạm. Điều tra viên thụ lý chính trình Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ký thông báo việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (mẫu số 10 Thông tư 61) gửi Vụ 6 và cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin.

+ Trong trường hợp các phòng nghiệp vụ trực tiếp kiểm tra thông tin về tội phạm thì sau khi kết thúc kiểm tra nếu xác định là nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền thì đề xuất Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra kiểm tra, xác minh và


thông báo cho Phòng 1 và Phòng 2. Điều tra viên thụ lý chính trình Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ký thông báo việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (mẫu số 10 Thông tư 61) và gửi Vụ 6 và cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin.

- Về thời hạn, thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm: Tại Điều 11 Quy chế 565 quy định thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là 20 ngày, trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì có thể kéo dài nhưng không quá hai tháng, trường hợp gia hạn một lần nhưng không quá hai tháng. Thời hạn trên được tính bắt đầu từ ngày Cơ quan điều tra VKSND tối cao nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền đến ngày ra một trong các quyết định sau đây: Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

- Về trách nhiệm của các đơn vị và VKS các cấp trong việc tiếp nhận, thu thập, quản lý, xử lý nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền Cơ quan điều tra VKSNDTC: Trong thực tiễn, việc xác định nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao rất khó khăn, phức tạp bởi nhiều lý do, trong đó nhiều tố giác, tin báo về tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp về mặt khách quan giống với khiếu nại trong hoạt động tư pháp, vì đều phản ánh những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự; vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại hoặc trong hoạt động thi hành án... chỉ khác nhau về tính chất, mức độ và thẩm quyền giải quyết. Quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình, các đơn vị, VKS các cấp phải kịp thời phát hiện mọi vi phạm trong hoạt động tư pháp để xử lý nghiêm minh, kịp thời. Nếu có dấu hiệu của hành vi tội phạm thuộc thẩm quyền Cơ quan điều tra VKSND tối cao thì phải chuyển ngay đến Cơ quan điều tra VKSND tối cao để giải quyết theo


đúng quy định của pháp luật. Mọi vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng xảy ra trong hoạt động tư pháp (kể cả những vụ việc mà cấp ủy, chính quyền đang xem xét, xử lý) đều phải thông báo cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao (các phòng khu vực hoặc trụ sở chính) để phối hợp xử lý. Nếu xác định rò là nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền Cơ quan điều tra VKSND tối cao thì chuyển ngay; nếu chưa rò về nội dung và thẩm quyền thì kiểm tra ban đầu; trong trường hợp Cơ quan điều tra VKSND tối cao có yêu cầu thì tổ chức kiểm tra ban đầu).

- Về thời hạn chuyển nguồn tin về tội phạm đến Cơ quan điều tra VKSNDTC: Điều 146 và Điều 152 BLTTHS năm 2015 không quy định thời hạn cụ thể về việc chuyển tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc người phạm tội đến tự thú mà chỉ quy định là “chuyển ngay” đến cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết. Thông tư liên tịch 01/2017 quy định thời hạn này là 24h kể từ khi tiếp nhận. Trong trường hợp không thể chuyển ngay thì phải thông báo bằng hình thức liên lạc nhanh nhất cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết (Khoản 3 Điều 8).

Do vậy, khi các đơn vị, địa phương tiếp nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền Cơ quan điều tra VKSND tối cao, phải chuyển ngay. Trường hợp không thể chuyển ngay được thì phải điện thoại, fax hoặc có thông tin kịp thời cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao nắm được vụ việc. Trên thực tế, nhiều VKS địa phương đề nghị thời hạn này từ 03 đến 05 ngày, tuy nhiên cần thực hiện nghiêm túc quy định của luật và thông tư hướng dẫn, đối với trường hợp không thể thực hiện được thì thông tin kịp thời và chuyển tài liệu sau.

Về thực hiện thẩm quyền tiếp nhận tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.

Do hệ thống pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động Cơ quan điều tra của VKSND tối cao còn có nhiều điểm bất cập, quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, phạm vi, thẩm quyền, đối tượng điều tra còn chưa cụ thể nhất là về khái niệm: người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.


Trong khi đó, việc giải thích, hướng dẫn pháp luật chưa kịp thời và chưa được quan tâm đúng mức, khiến cho việc nhận thức, áp dụng giữa các cơ quan tư pháp không thống nhất và cũng chưa phù hợp với thực tiễn... ảnh hưởng đến hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác về tội phạm và điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra của VKSND tối cao thời gian qua.

Bên cạnh đó, hiện nay, liên ngành tư pháp Trung ương chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động phối hợp trong việc phát hiện, xử lý các tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp nên chưa tạo cơ chế thuận lợi bảo đảm cho Cơ quan điều tra của VKSND tối cao thực hiện có hiệu quả công tác này. Vì vậy, trên thực tế việc xử lý những vụ phạm tội do các nhân viên tư pháp thực hiện rất khó khăn, phức tạp, nhiều vụ bị kéo dài, thậm chí có những vụ khó chứng minh lỗi cố ý, nên không xử lý được. Số vụ khởi tố, điều tra chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp.

Về tổ chức bộ máy, biên chế

Tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra VKSND tối cao hiện chỉ có ở Trung ương, 02 Đại diện Thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 03 Phòng nghiệp vụ đặt tại ba khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, không có đầu mối ở các địa phương và cũng không có mạng lưới cơ sở như của các cơ quan điều tra chuyên trách trong Công an nhân dân nên việc nắm, xử lý thông tin về tội phạm chưa đầy đủ và kịp thời.

Theo Nghị quyết 522e/NQ-UBTVQH13 của Quốc hội giao biên chế cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao năm 2012 là 185 người. Trong khi Cơ quan điều tra VKSND tối cao phải thực hiện hoạt động điều tra, xác minh tội phạm thuộc thẩm quyền và quản lý địa bàn của tất cả cơ quan, đơn vị trên toàn quốc (địa bàn đến Công an cấp xã), cùng với nhiệm vụ trực ban hình sự 24/24, nên với cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế như hiện nay, Cơ quan điều tra VKSND tối cao chưa đủ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới tăng thêm.

Về kinh phí hoạt động, chế độ chính sách, điều kiện làm việc


Về chức năng, nhiệm vụ của các Cơ quan điều tra là giống nhau, nhưng kinh phí cấp cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng lại được Bộ Tài chính xếp vào dạng kinh phí đặc thù và có quy định riêng về tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với lực lượng cán bộ, điều tra viên, nhưng kinh phí cấp cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao lại phân bổ theo kinh phí hành chính, chưa có kinh phí riêng phục vụ chế độ mua tin, chế độ trực ban hình sự, chế độ tiếp công dân, kinh phí rất hạn hẹp. Trong khi đó, chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra chưa phù hợp, chưa tương xứng với tính chất khó khăn, phức tạp của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tăng thêm.

Về công tác phối hợp với các cơ quan tư pháp

Do chưa được tập huấn chuyên sâu nên kỹ năng phát hiện, phân loại xử lý đối với các tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của các cán bộ thuộc Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh còn hạn chế.

Chưa có Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể về quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong việc tiếp nhận, giải quyết, chuyển các tố giác về tội phạm, các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao nên trong việc xác định thẩm quyền và thủ tục chuyển các vụ, việc thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao giữa các cơ quan điều tra của Công an nhân dân và trong Quân đội nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao là một trong những hoạt động quan trọng nhằm thực hiện chức năng Hiến định của Ngành kiểm sát nhân dân. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ tạo cơ sở cho việc kiểm tra, xác minh của Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra diễn ra nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Chương 1 của Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận chung và quy định của pháp luật về thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phân tích làm rò khái niệm, đặc điểm riêng của loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức tiếp nhận, bảo đảm quyền tố giác của công dân đối với loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của công dân.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí