Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến - tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
HTDT8.28 | 158.64 | 1004.395 | .800 | .977 |
HTDT8.29 | 158.60 | 1004.715 | .790 | .977 |
HTDT8.30 | 158.70 | 1006.303 | .775 | .977 |
HTDT8.31 | 158.73 | 1008.036 | .726 | .977 |
HTDT8.32 | 158.87 | 1009.519 | .691 | .977 |
HTDT8.33 | 158.90 | 1010.606 | .689 | .977 |
HTDT8.34 | 158.93 | 1010.445 | .682 | .977 |
HTDT8.35 | 158.93 | 1003.889 | .754 | .977 |
HTDT8.36 | 159.09 | 1007.650 | .646 | .977 |
HTDT8.37 | 159.04 | 1006.226 | .695 | .977 |
HTDT8.38 | 158.86 | 1005.145 | .752 | .977 |
Nhandinh9.1 | 158.63 | 1013.339 | .661 | .977 |
Nhandinh9.2 | 158.74 | 1014.859 | .617 | .977 |
Nhandinh9.3 | 158.63 | 1013.064 | .640 | .977 |
Nhandinh9.4 | 158.40 | 1024.123 | .460 | .978 |
Danhgia10.1 | 158.60 | 1010.833 | .711 | .977 |
Danhgia10.2 | 158.66 | 1012.576 | .665 | .977 |
Danhgia10.3 | 158.59 | 1014.361 | .701 | .977 |
Danhgia10.4 | 158.61 | 1012.213 | .681 | .977 |
Danhgia10.5 | 158.65 | 1009.834 | .675 | .977 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khung Lý Thuyết Nghiên Cứu Của Luận Án
- Phiếu Khảo Sát Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Đào Tạo Ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Phiếu Khảo Sát Đánh Giá Tác Động Của Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Về Hoạt Động Giảng Dạy Đến Quản Lý Đào Tạo Đại Học
- Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Đào Tạo Ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Kết Quả Khảo Sát Đối Với Sinh Viên
- So Sánh Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Hoạt Động Quản Lý Đào Tạo Giữa Cán Bộ, Giảng Viên Và Sinh Viên
Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.
Các biến quan sát dùng để đo lường mức độ tác động của việc lấy YKPH từ SV về HĐGD đến hoạt động QLĐT được đánh giá thông qua phương pháp phân tích nhân tố. Phần này sẽ trình bày kết quả của 5 nhóm
thuộc tính có tác động đến hoạt động QLĐT trong ĐHQGHN qua ý kiến của CB, GV:
- Mục tiêu và kế hoạch đào tạo
- Quản lý nội dung và CTĐT
- Quản lý HĐGD của GV
- Quản lý HĐHT của SV
- Quản lý hoạt động HTĐT (đội ngũ CB QLĐT, CSVC và trang thiết bị, môi trường cảnh quan…)
và 2 thuộc tính về Nhận định về hoạt động lấy YKPH từ SV về hoạt động giảng dạy; Đánh giá chung về tác động của hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD của đơn vị đào tạo đến hoạt động QLĐT.
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy ở mức cao (bảng 2.7). Kết quả phân tích độ giá trị của các thang đo như sau:
Kết quả EFA cho thấy có sáu nhân tố được rút trích từ 46 biến đo lường các nhóm thuộc tính này. Sáu nhân tố này trích được 74,1% phương sai và trọng số nhân tố của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (> 0,50) với hệ số KMO là 0,968 và mức ý nghĩa 0,000. Sáu nhân tố được rút trích gồm:
- Nhân tố về quản lý mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo;
- Nhân tố về quản lý HĐGD của GV;
- Nhân tố về quản lý HĐHT của SV;
- Nhân tố về quản lý hoạt động HTĐT (đội ngũ CB QLĐT, CSVC và trang thiết bị, môi trường cảnh quan…);
- Nhân tố về Nhận định chung hoạt động lấy YKPH từ SV về hoạt động giảng dạy;
- Nhân tố về Đánh giá chung tác động của hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD của GV đến hoạt động QLĐT.
Bảng 2.8. Hệ số phân tích nhân tố đối với phiếu khảo sát cán bộ, giảng viên
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy | .968 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 20490.682 |
df | 1081 | |
Sig. | .000 |
Bảng 2.9. Kết quả phân tích nhân tố đối với phiếu khảo sát cán bộ, giảng viên
Thành tố | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
HTSV8.24 | .783 | |||||
HTSV8.25 | .773 | |||||
HTSV8.23 | .751 | |||||
HTSV8.18 | .713 | |||||
HTSV8.19 | .657 | |||||
HTSV8.22 | .632 | |||||
HTSV8.27 | .625 | |||||
HTSV8.26 | .617 | |||||
HTSV8.21 | .603 | |||||
HTDT8.29 | .590 | |||||
HTSV8.20 | .581 | |||||
HTDT8.34 | .791 | |||||
HTDT8.33 | .780 | |||||
HTDT8.32 | .753 | |||||
HTDT8.35 | .748 | |||||
HTDT8.36 | .745 | |||||
HTDT8.37 | .739 | |||||
HTDT8.38 | .623 |
.615 | ||||||
HTDT8.30 | .547 | |||||
HTDT8.28 | .505 | |||||
CTDT8.5 | .783 | |||||
CTDT8.8 | .720 | |||||
CTDT8.10 | .718 | |||||
CTDT8.4 | .717 | |||||
CTDT8.6 | .710 | |||||
CTDT8.9 | .692 | |||||
CTDT8.7 | .684 | |||||
QLDT8.3 | .662 | |||||
QLDT8.2 | .647 | |||||
Danhgia10.2 | .810 | |||||
Danhgia10.4 | .779 | |||||
Danhgia10.3 | .756 | |||||
Danhgia10.5 | .743 | |||||
Danhgia10.1 | .737 | |||||
HDGD8.14 | .714 | |||||
HDGD8.15 | .687 | |||||
HDGD8.13 | .674 | |||||
HDGD8.12 | .587 | |||||
HDGD8.16 | .581 | |||||
HDGD8.11 | .549 | |||||
HDGD8.17 | .549 | |||||
Nhandinh9.4 | .778 | |||||
Nhandinh9.3 | .771 | |||||
Nhandinh9.2 | .771 | |||||
Nhandinh9.1 | .752 |
2.5. Kết luận chương 2
Chương 2 trình bày toàn bộ quá trình thiết kế và tổ chức nghiên cứu của luận án. Tác giả thực hiện quy trình tổ chức nghiên cứu, xác định mục đích, thao tác hóa khái niệm và xây dựng các tiêu chí đánh giá, xây dựng quy trình phân tích và xử lý thông tin. Việc xây dựng thiết kế công cụ khảo sát bằng phiếu hỏi được tác giả thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tính khoa học và tính tin cậy của dữ liệu. Việc xây dựng công cụ khảo sát đã được kiểm tra độ tin cậy của thang đo làm cơ sở để thực hiện quá trình thu thập, phân tích và xử lý các thông tin thu được.
Độ tin cậy của các công cụ đều đảm bảo lớn hơn 0,8 và độ tin cậy của các thang đo đảm bảo đều lớn hơn 0,7. Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được sử dụng để thu thập thông tin đều có sự phù hợp cấu trúc.
Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN
VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
3.1. Thông tin chung về Đại học Quốc gia Hà Nội
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Theo phương châm đó, ngày 14/01/1993, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VII) đã ra Nghị quyết, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ “xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia” để làm đầu tầu và nòng cột cho giáo dục đại học nước nhà. ĐHQGHN đã được thành lập với vai trò và sứ mệnh đó.
ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (theo Nghịđịnh số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ). ĐHQGHN hoạt động theo Quy chế về Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 477/QĐ-TTg ngày 05/9/1994.
Năm 1997, ĐHQGHN có 05 trường đại học: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Đại cương và một số đơn vị khác.
Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định về việc xóa bỏ Trường Đại học Đại cương.
Năm 2000, Trường Đại học Sư phạm tách khỏi cơ cấu tổ chức ĐHQGHN trở thành trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vào thời điểm này, ĐHQGHN mới có các ngành và lĩnh vực: toán và khoa học tự
nhiên, công nghệ thông tin và điện tử viễn thông (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên), khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, luật (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) và ngoại ngữ.
Cho đến tháng 8 năm 2015, hệ thống tổ chức của ĐHQGHN sau khi được điều chỉnh và sắp xếp lại (kể cả thành lập mới) bao gồm: Cơ quan ĐHQGHN - các đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc ĐHQGHN (Văn phòng, 08 Ban chức năng và Khối Văn phòng Đảng - đoàn thể) và 31 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, trong đó có:
- 12 đơn vị đào tạo trình độ đại học và sau đại học, gồm: 07 trường đại học thành viên (Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học Việt Nhật và 05 Khoa trực thuộc (Khoa Luật, Khoa Quốc tế, Khoa Y Dược, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Sau đại học).
- 02 trung tâm đào tạo và nghiên cứu: Trung tâm Giáo dục Quốc phòng
- An ninh, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao.
- 07 viện nghiên cứu: Viện Việt Nam và Khoa học phát triển, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Viện Vi sinh học và Công nghệ sinh học, Viện Quốc tế pháp ngữ, Viện Công nghệ thông tin, Viện Trần Nhân Tông, Viện Tài nguyên và Môi trường.
- 13 đơn vị phục vụ trực thuộc, gồm: Trung tâm Hỗ trợ SV, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức, Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp, Nhà Xuất bản ĐHQGHN, Ban QL các dự án, Bệnh viện ĐHQGHN, Tạp chí Khoa học, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐHQGHN, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, Trung tâm Phát triển ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Quỹ phát triển ĐHQGHN.
ĐHQGHN có tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi (viết tắt là VNU) là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trong đó tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội mũi nhọn; có chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học tiên tiến; có đội ngũ CB giảng dạy, nghiên cứu trình độ cao; có đội ngũ CB quản lý chuyên nghiệp và đồng bộ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội