Tổ Chức Kinh Doanh Mô Hình Cửa Hàng Tiện Lợi Tại Việt Nam

Ngày mùng 5 tháng 8 năm 2006, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn G7 Mart chính thức khai trương hệ thống phân phối bán lẻ G7 Mart khổng lồ gồm 500 cửa hàng tiện lợi, 9.500 cửa hàng thành viên trên cơ sở nâng cấp các cửa hàng tạp hóa trước đây tại các khu dân cư, với mức đầu tư 50-200 triệu đồng/cửa hàng, ngoài ra còn có 70 trung tâm phân phối lớn trên toàn quốc. “Đây là cuộc cách mạng cho ngành bán lẻ chứ không chỉ là việc kinh doanh thuần túy”- ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị G7 Mart khẳng định. Sở dĩ như vậy, theo ông Vũ, không chỉ nâng cấp về hình thức, chất lượng phục vụ, các cửa hàng tiện lợi còn là nơi cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích khác như “thẻ tiện lợi”, “dịch vụ thanh toán tiện lợi” dành cho các khách hàng sử dụng điện, điện thoại, nước, internet… không có thời gian đến nhà cung cấp dịch vụ để thanh toán. Các dịch vụ này sẽ được triển khai từ đầu năm 2007.

Trong khi đó, hệ thống siêu thị Citimart cũng đang gấp rút chuẩn bị cho ra đời 10 cửa hàng tiện lợi đầu tiên tại các khu chung cư cao cấp. Công ty Đông Hưng- chủ đầu tư của Citimart còn chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng cửa hàng tiện lợi tại các trạm xăng trong thành phố…

Sự xuất hiện ồ ạt này của các cửa hàng tiện lợi, như nhận xét của ông Nguyễn Văn Thành, ngụ tại chung cư Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, ban đầu chẳng gây được chú ý, song :"Dần dà tôi cảm thấy rất tiện vì lỡ về muộn, chạy từ trên lầu xuống mua vài món đồ hộp, bánh mì, mì gói hay đồ lai rai... là có ngay", ông nói.

Thị trường bán lẻ đang ở giai đoạn "tranh tối tranh sáng", nên hàng loạt các nhà đầu tư đều tìm cơ hội kinh doanh và mở cửa hàng theo cách riêng của mình. Do đó, tính đến thời điểm tháng 8 năm 2006, quy chuẩn chung về mô hình cửa hàng tiện lợi vẫn chưa có.

Cùng thời điểm đó, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã chuẩn bị những khâu cuối cùng để đưa vào hoạt động hệ thống cửa hàng tiện lợi,

chuyên doanh phục vụ APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation_Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương). Ông Nguyễn Hữu Thắng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cho biết: "Hiện nay, 80 băngrôn, biển treo chào mừng APEC đã được treo tại các tuyến phố chính, các cửa hàng thuộc hệ thống Hapro của Tổng Công ty. Chuẩn bị nguồn hàng, Hapro đã huy động 20.000 sản phẩm may mặc, 10.000 chai rượu các loại, 1 triệu chai nước đóng chai tinh khiết...". Ngày 12 tháng 11 năm 2006, Hapro đã đồng loạt khai trương hệ thống 9 cửa hàng tiện lợi và 15 cửa hàng chuyên doanh. Đây là những cửa hàng kiểu mẫu trong hệ thống Hapromart trong tương lai. Tất cả các cửa hàng này đều có quy chuẩn về quản lý, phục vụ và thương hiệu.

Vào thời điểm cuối tháng 12 năm 2006, các hệ thống cửa hàng tiện lợi đã ra mắt như Citymart B&B (Best & Buy), Small Mart 24/7, Shop & Go, 365 days... cũng đã mở thêm nhiều điểm kinh doanh mới.

Vậy nguyên nhân nào đã dẫn tới sự xuất hiện liên tục của các hệ thống cửa hàng tiện lợi vào giai đoạn cuối năm 2006? Như đã biết, đến ngày mùng 1 tháng 1 năm 2009, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ phải mở cửa theo lộ trình cam kết WTO (World Trade Organisation_Tổ chức thương mại thế giới). Vì vậy đây chính là thời điểm vàng để xây dựng và phát triển các hệ thống cửa hàng tiện lợi trong nước. Hiện nay (tức thời điểm năm 2006), tính trên toàn quốc mới chỉ có khoảng 10 hệ thống cửa hàng tiện lợi, đa số ra đời và phát triển trong vòng 1 năm trở lại đây, bao gồm: Hapromart, G7mart, V-mart, Citymart B&B, cửa hàng Co.op, Small mart 24/7, 365 Days, V-24h, Shop & Go..

2.1.3. Năm 2007

Sau giai đoạn “nổi đình nổi đám” vào cuối năm 2006, mô hình cửa hàng tiện lợi có phần trầm lắng hơn vào năm 2007. Theo thống kê của Bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Công Thương, đến cuối năm 2007, cả nước có khoảng 1.200 cửa hàng tiện lợi, tăng 20% so với năm 2005. Trong năm 2007, có hai động thái ngược chiều nhau, có chuỗi cửa hàng tiện lợi giảm số lượng cửa hàng, có chuỗi cửa hàng tiện lợi mạnh dạn tiếp tục đầu tư mở mới các cửa hàng tiện lợi.

Trong năm 2007, Saigon Co.op đã phát triển lên đến 63 Cửa hàng Co.op, đạt 63 % so với kế hoạch nâng số lượng cửa hàng tiện lợi lên con số 100 cửa hàng vào cuối năm 2007.

Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 7

Trong khi đó nhiều cửa hàng tiện lợi tự phát do các tiểu thương đầu tư đã đóng cửa do không đủ khả năng tiếp tục chịu lỗ. Chuỗi cửa hàng tiện lợi V-24 thì được chuyển nhượng cho đối tác khác…

2.1.4. Năm 2008

Tính đến hết năm 2008, theo số liệu của Bộ Công thương cả nước có khoảng 2.000 cửa hàng tiện lợi, đặc biệt là ở các thành phố lớn, tăng 67 % so thời điểm cuối năm 2007. Dự kiến tăng trưởng của chuỗi cửa hàng tiện lợi là 35% và đạt 8.700 tỷ đồng vào năm 2012.

Để hiểu rõ hơn hiện trạng về số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu về số lượng cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá khứ không xa, có chuỗi cửa hàng tiện lợi từng xuất hiện rồi biến mất ở thành phố Hồ Chí Minh, ví dụ như trường hợp của Masan Mart. Tuy nhiên, chỉ trong vòng một năm qua, số lượng cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên gấp đôi:

Không chỉ các hệ thống tên tuổi như G7 Mart, Shop&Go, Speedy, cửa hàng Co.op, Vissan… gia tăng số lượng điểm bán, mà khá nhiều tiệm tạp hoá, cửa hàng bách hoá, thực phẩm của tiểu thương cũng được nâng cấp thành cửa hàng tiện lợi.

Chiếm số lượng nhiều nhất hiện nay là hệ thống G7Mart với khoảng 30 điểm do công ty trực tiếp đầu tư và khoảng 200 điểm dưới dạng cửa hàng tư nhân liên kết với công ty. Kế tiếp là hệ thống cửa hàng Co.op với 67 cửa hàng

trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Đứng hàng thứ ba là hệ thống cửa hàng bách hoá thực phẩm của Vissan với 50 điểm bán ở khắp các quận huyện.

Khá nhiều công ty đầu tư có chọn lọc từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng để biến điểm bán lẻ của nhà phân phối thành cửa hàng tiện lợi, vừa bán vừa quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Đánh giá hiệu quả qua 5 cửa hàng tại ba quận Tân Phú, quận 5 và quận 6, ông Trần Văn Lập, phó phòng kinh doanh nội địa công ty Cầu Tre cho biết: “Ngoài sản phẩm của công ty, còn có thêm khoảng 200 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác. Mục tiêu của chúng tôi là mở mạng lưới bán lẻ vừa để gia tăng mạng lưới bán hàng cho công ty, vừa để giới thiệu các mặt hàng do công ty chế biến đến với người tiêu dùng”.

Vào cuối năm 2008, Saigon Co.op đã cho ra đời chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi - Co.op Food và cửa hàng đặt tại Chung cư Phan Văn Trị, Quận 5, TP.HCM là cửa hàng đầu tiên của chuỗi này ra đời vào ngày 27 tháng 12 năm 2008. Hai hệ thống cửa hàng tiện lợi khác chuẩn bị ra mắt thị trường là Satramart (tổng công ty thương mại Sài Gòn) và hàng trăm cửa hàng do tổng công ty lương thực Miền Nam liên kết với đối tác nước ngoài đầu tư.

2.1.5. Đầu năm 2009

Sang đến đầu năm 2009, tình hình phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi tiếp tục khởi sắc và hứa hẹn phát triển vượt bậc vào năm 2010.

Sau khi khai trương Co.op Food Phan Văn Trị, Saigon Co.op tiếp tục cho ra mắt Cửa hàng Thực phẩm Co.op Food thứ 2 tại 95 Pasteur vào đầu tháng 01 năm 2009. Theo kế hoạch, chuỗi cửa hàng Co.op Food sẽ đạt con số 20 cửa hàng trong năm 2009 và 120 cửa hàng đến năm 2012.

Shop and Go tới thời điểm hiện tại có 32 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, 2 cửa hàng ở Hà Nội và mỗi tháng sẽ có từ 1 tới 2 cửa hàng mới được khai trương.

Bộ Công thương dự kiến đến năm 2010 sẽ có hàng chục ngàn cửa hàng tiện lợi.

Hệ thống cửa hàng tiện lợi của Hapro cũng dự kiến nâng số lượng cửa hàng lên 800 cửa hàng tiện lợi vào năm 2010.

Trên đây, tác giả khóa luận vừa trình bày về quá trình ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam từ cuối năm 2000 đến nay. Sự phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đã trải qua khá nhiều giai đoạn thăng trầm. Vậy trong quá trình ra đời và phát triển, có bao nhiêu hình thức cửa hàng tiện lợi đã tồn tại ở Việt Nam? Vấn đề này sẽ được giải quyết ngay trong phần tiếp theo của khóa luận.

2.2. Các hình thức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

Trong phần này, tác giả khóa luận sẽ trình bày về các hình thức cửa hàng tiện lợi đang tồn tại ở Việt Nam. Như đã đề cập ở phần khái quát về quá trình ra đời và số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, mô hình cửa hàng tiện lợi chỉ mới xuất hiện và phát triển ở Việt nam trong một thời gian tương đối ngắn. Do đó mô hình cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam hiện nay không thể hiện rõ là thuộc loại cửa hàng tiện lợi nào theo tiêu chí phân loại của thế giới. Phần phân loại cửa hàng tiện lợi ở chương một của khóa luận này nêu rõ, hiện nay trên thế giới tồn tại 6 loại cửa hàng tiện lợi chính là:

1. Ki ốt tiện lợi (Kiosk)

2. Cửa hàng tiện lợi mini (Mini Convenience Store)

3. Cửa hàng tiện lợi hữu hạn (Limited Selection Convenience Store)

4. Cửa hàng tiện lợi truyền thống (Traditional Convenience Store)

5. Cửa hàng tiện lợi mở rộng (Expanded Convenience Store)

6. Đại cửa hàng tiện lợi (Hyper Convenience Store)

Mô hình cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam do còn rất mới mẻ nên mang nhiều đặc điểm hỗn hợp của các loại cửa hàng tiện lợi trên thế giới:

- Về diện tích cửa hàng: các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam thường có diện tích rất khác nhau và xét về mặt này thì ở Việt Nam có đầy đủ 6 hình thức cửa hàng tiện lợi như trên thế giới. Diện tích của một cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam không chỉ khác nhau giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi mà ngay cả trong cùng một chuỗi, cũng tồn tại các cửa hàng với diện tích khác nhau. Chuỗi 5 cửa hàng tiện ích Citimart B & B là một ví dụ điển hình: Citimart B & B tọa lạc tại cao ốc Sommerset (21 - 23 Nguyễn Thị Minh Khai, P Bến Nghé, TP HCM) và Citimart B & B thuộc cao ốc Sky Garden (20 Lê Thánh Tôn, P Bến Nghé, Q1, TP HCM) có diện tích kinh doanh trên 200 m2 ,bằng với một cửa hàng tiện lợi truyền thống; Citimart B & B toạ lạc tại khu phố Hưng Vượng, đô thị mới Phú Mỹ Hưng (S4 - 1, KP Hưng Vượng 3, Nguyễn Văn Linh, P Tân Phong, Q7, TP HCM) có diện tích kinh doanh trên 250 m2, bằng với một cửa hàng tiện lợi mở rộng; trong khi đó Citimart B & B tọa lạc tại khu phố Nam Long, đô thị mới Phú Mỹ Hưng (B3 - 4, B3 - 5, B3 - 6 Nam Long 1, Hà Huy Tập, P Tân Phong, Q7, TP HCM) và Citimart B & B (1 - 03 Tầng trệt, Lô 13, KDC Conic, Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh, TP HCM) có diện tích kinh doanh trên 400 m2, tức là bằng với một đại cửa hàng tiện lợi.

- Xét về các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu: các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam lại mang nhiều đặc điểm của một cửa hàng tiện lợi truyền thống. Nghĩa là tập trung bán các mặt hàng thiết yếu và cung cấp các dịch vụ tiện lợi. Điểm khác biệt là các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam không kinh doanh xăng dầu, mà chỉ có một số cửa hàng tiện lợi xuất hiện bên cạnh các trạm xăng dầu trong thành phố để phục vụ người tiêu dùng.

- Về mặt khách hàng: như đã biết, khách hàng truyền thống của các cửa hàng tiện lợi là những người dân có nhu cầu mua những hàng hóa thiết yếu một cách nhanh chóng tiện lợi hoặc mua vào lúc đêm khuya, khi các mô hình bán lẻ khác đã đóng cửa. Tuy nhiên ở Việt Nam, khách hàng ghé thăm cửa hàng tiện lợi chủ yếu là khách nước ngoài, khách du lịch, tức là những người

không am hiểu về cuộc sống ở Việt Nam. Do đó, nếu xét về mặt khách hàng, thì các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam hiện nay mang đặc điểm của một ki ốt tiện lợi ở nước ngoài, nơi các cư dân ngắn ngày thường xuyên ghé tới.

- Xét về chủ sở hữu: Các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam đa số thuộc sở hữu của các công ty kinh doanh cửa hàng tiện lợi hoặc công ty kinh doanh siêu thị, chỉ một số ít thuộc sở hữu của các tiểu thương hay các hộ gia đình buôn bán nhỏ, và chưa có cửa hàng tiện lợi nào thuộc sở hữu của các công ty kinh doanh xăng dầu. Về mặt này, mô hình cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam giống với 3 loại cửa hàng tiện lợi trên thế giới, bao gồm: cửa hàng tiện lợi truyền thống, cửa hàng tiện lợi mở rộng và đại cửa hàng tiện lợi.

- Về thời gian mở cửa: đa số các cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam chỉ mở cửa vào lúc 6 giờ sáng, và đóng cửa vào 10 giờ đêm. Hiện nay, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, không nhiều cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam mở cửa suốt 24 giờ. Như vậy thời gian mở cửa phục vụ khách hàng của mô hình cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam tuy dài hơn hẳn các mô hình bán lẻ khách như chợ truyền thống, siêu thị… Đặc điểm này giống với cửa hàng tiện lợi mở rộng và đại cửa hàng tiện lợi.

Từ phân tích trên, tác giả khóa luận cho rằng việc phân loại mô hình cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam không phải là điều dễ dàng vì dựa trên các tiêu chí khác nhau, có khá nhiều các hình thức cửa hàng tiện lợi đang tồn tại. Do đó, trong phần này, tác giả chỉ mạnh dạn đưa ra một số hướng phân loại cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với cách thức phân loại đang phổ biến trên thế giới hiện nay.

3. Tổ chức kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

3.1. Mô hình tổ chức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

Từ vài năm trở lại đây, việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam được thực hiện theo hai mô hình tổ chức chính, bao gồm: mô hình cửa hàng tiện lợi độc lập và mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi. Sau đây, em sẽ

lần lượt trình bày về hai mô hình tổ chức kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay.

3.1.1. Mô hình cửa hàng tiện lợi độc lập

Đây là các loại cửa hàng tiện lợi hoạt động đơn lẻ, thuộc về các chủ sở hữu khác nhau, hầu hết do các tiểu thương kinh doanh một cách tự phát, quy mô nhỏ và rất nhỏ, có khi tận dụng diện tích chỉ vài chục mét vuông, kinh doanh đôi ba trăm mặt hàng, thường áp dụng hình thức bán hàng tự chọn. Hoạt động của các cửa hàng tiện lợi này có tính chất đơn lẻ, tiểu thương có thế mạnh về mặt hàng nào thì kinh doanh mặt hàng đó, không có sự liên kết với các cửa hàng tiện lợi khác để khai thác và bổ sung nguồn hàng cho nhau.

Các cửa hàng tiện lợi độc lập này tuy không nhiều về số lượng (hiện nay chưa có con số thống kê cụ thể về những cửa hàng tiện lợi độc lập này), tuy nhiên hiệu quả hoạt động lại khá cao. Với mặt bằng sẵn có của gia đình, với lượng khách quen thuộc, họ thay đổi cách sắp xếp hàng hoá, đầu tư vốn làm quầy kệ đẹp mắt hơn, và quan trọng nhất là họ vẫn bán với giá của tiệm tạp hoá, nên khách đến ngày càng đông hơn, nơi khác không thể cạnh tranh lại. Chủ cửa hàng bách hoá thực phẩm ở khu vực ngã tư Bảy Hiền (nút giao thông chính tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: sắp tới sẽ học theo cửa hàng trên phim Hàn Quốc, thuê thêm nhân viên tổ chức dịch vụ giao hàng tận nhà cho khách hàng ở quanh đây. Qua đó, có thể thấy là các tiểu thương cũng tỏ ra rất nhạy bén với thị hiếu của người tiêu dùng và có thể thay đổi khá linh hoạt mô hình tổ chức kinh doanh của mình trong một giới hạn nhất định. Thực ra đây là các cửa hàng buôn bán nhỏ của các chủ sở hữu độc lập, áp dụng hình thức bán hàng tự chọn và sẵn sàng mở cửa nhiều giờ vì sự tiện lợi của khách hàng chứ không hẳn là một cửa hàng tiện lợi hiện đại theo đúng nghĩa.

Bên cạnh đó cũng có các cửa hàng tiện lợi độc lập thuộc sở hữu của các công ty, đang hoạt động khá hiệu quả. Cửa hàng tiện lợi tại 168 Lò Đúc của

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí