Tác Động Của Hoạt Động Lấy Ý Kiến Phản Hồi Của Sinh Viên Đến Quản Lý Các Hoạt Động Hỗ Trợ Đào Tạo


liên quan đến giới tính, vị trí và thâm niên công tác cho thấy không có sự khác biệt trong cách đánh giá giữa các nhóm khách thể khác nhau.

Ý kiến phỏng vấn sâu của một số CB, GV dưới đây cũng cho thấy YKPH của SV về HĐGD đã có những tác động tích cực đến HĐGD của GV, GV đã có trách nhiệm hơn trong HĐGD.

- “Hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với mỗi trường đại học, nó giúp cho công tác quản lý có những thông tin hữu ích về HĐGD của GV diễn ra như thế nào, nâng cao tính trách nhiệm của GV trong HĐGD của mình…”.

Cán bộ quản lý phòng Đào tạo Khoa trực thuộc

- “Hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD đã giúp GV chúng tôi có ý thức trách nhiệm hơn trong công tác giảng dạy của mình…”

Giảng viên, cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng Trường ĐH thành viên

- “Khi trường triển khai hoạt động lấy YKPH của SV, tôi đã quan tâm nhiều hơn đến quy chế đào tạo, các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy và các văn bản quy định của trường, ĐHQGHN và của ngành… để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy của mình”.

Giảng viên, Trường ĐH thành viên

- “Lấy YKPH từ người học là hoạt động được đơn vị chúng tôi quan tâm, tôi thấy nó rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giảng dạy, đào tạo của nhà trường; nhưng việc triển khai thực hiện thế nào để thực sự đem lại hiệu quả là vấn đề cần phải có sự đánh giá…”

Cán bộ quản lý đào tạo Trường đại học thành viên

- “Hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD đã làm thay đổi theo hướng tích cực trong hoạt động QLĐTở đơn vị chúng tôi…”

Cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng, giảng viên Khoa trực thuộc


Hộp 4.4. Ý kiến phỏng vấn cán bộ, giảng viên về hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên tác động đến quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên


4.5. Tác động của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đến quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo

4.5.1. Kết quả đánh giá của sinh viên

Đánh giá của SV về mức độ thay đổi của các hoạt động HTĐT như CSVC, trang thiết bị, môi trường cảnh quan phục vụ giảng dạy và học tập khi triển khai hoạt động lấy YKPH có ĐTB dao động từ 2.98 đến 3.23. Tiêu chí mà người học hài lòng nhất là SV được học tập trong môi trường cảnh quan sạch đẹp, phù hợp với môi trường giáo dục đại học tuy nhiên ĐTB của tiêu chí này nhỏ hơn 3.40. Điều đó nghĩa là theo đánh giá của SV sau các ý kiến mà người học góp ý thì nhà trường có một số thay đổi để SV có môi trường học tập tốt nhất. Kết quả này cho thấy môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường luôn là mối quan tâm đối với sinh viên. Mặc dù hiện nay, ĐHQGHN đã đầu tư và có một khu thể thao đa năng bao gồm sân bóng và các phòng tập thể thao hiện đại tại trường ĐHNN, nhưng có lẽ vẫn cần phải có nhiều khu như thế mới đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người học.

Hình 4 20 Mức độ thay đổi trong quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo qua 1

Hình 4.20. Mức độ thay đổi trong quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo qua đánh giá của sinh viên


Với:

- CSVC10.1. Phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm đáp ứng để phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu

- CSVC10.2. Trang thiết bị dạy và học có đủ để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo

- CSVC10.3. Lớp học có đủ diện tích để tổ chức giảng dạy và học tập

- CSVC10.4. Kí túc xá, khu vui chơi, khu tập luyện thể thao đáp ứng nhu cầu của SV

- CSVC10.5. SV được học tập trong môi trường cảnh quan sạch đẹp, phù hợp với môi trường giáo dục đại học

- CSVC10.6. SV được tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa

Bảng 4.8. Kiểm định mức độ thay đổi trong quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo xét theo đặc điểm cá nhân sinh viên


Đặc điểm cá nhân SV

Đánh giá tác động (%)

Kiểm định thống kê

Giá trị mức

ý nghĩa

Không thay đổi gì

Thay đổi ít

Thay đổi nhiều

1. Giới tính

Nam

2.1

11.6

9.7

9.477

0.304 > 0.1

Nữ

8

40.7

27.9


2. Nơi đào tạo

Khoa Luật

2

8.9

4.7


98.33

8


0.000 < 0.01

Khoa Quốc tế

0.5

2.9

1.3

Khoa Y Dược

0.1

1.6

2.4

Trường ĐH Công nghệ

0.4

3.9

4.6

Trường ĐH KHTN

1.5

6.4

5.7

Trường ĐH KHXH&NV

0.6

4.9

3.7

Trường ĐH Kinh tế

0.7

2.3

2.5

Trường ĐH Ngoại ngữ

3.5

17.6

9.5

Trường ĐH Giáo dục

0.7

3.8

3.2

3. Sự trải nghiệm

của SV tại trường

SV năm thứ 2

4.1

22.3

14.8


0.030


0.257 > 0.1

SV năm thứ 3

3.5

16.2

12.9

SV năm thứ 4

2.3

13.5

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.


Kết quả kiểm định các giả thuyết thống kê liên quan đặc điểm cá nhân SV cho thấy chỉ duy nhất yếu tố liên quan đến nơi đào tạo là có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể khác nhau khi nhìn nhận về mức độ thay đổi CSVC, trang thiết bị, môi trường cảnh quan phục vụ giảng dạy và học tập khi triển khai hoạt động lấy YKPH. Tuy nhiên, yếu tố liên quan đến giới tính và sự trải nghiệm của SV tại trường không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tác động về mức độ thay đổi các hoạt động hỗ trợ đào tạo khi triển khai hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD.

4.5.2. Kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên

Đánh giá của CB, GV về mức độ thay đổi trong quản lý hoạt động HTĐT khi triển khai hoạt động lấy YKPH cho thấy Khoa/Bộ môn có những thay đổi nhất định trong quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo, ĐTB của 11 tiêu chí dao động trong khoảng từ 3.03 đến 3.52, đồng thời giá trị độ lệch chuẩn nằm trong khoảng đồng bộ cho phép. Tuy nhiên, kết quả đánh giá của CB, GV và SV có sự khác biệt ở nội dung liên quan đến “Môi trường cảnh quan sạch đẹp, phù hợp với môi trường đào tạo đại học”. Nhưng tiêu chí mà theo đánh giá của CB, GV có thay đổi nhiều nhất là tiêu chí về “Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý đào tạo” (ĐTB 3.52 > 3.40). Đây là tín hiệu đáng mừng trong quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo.

Qua các thông số thống kê liên quan đến quản lý môi trường học tập, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho thấy đánh giá của cán bộ chưa cao đối với hoạt động này. Trong thời gian qua, ĐHQGHN đã rất quan tâm đầu tư xây dựng đại học số hóa. Do đó, kết quả đánh giá này cũng khá phù hợp. Tiêu chí: Trang thiết bị dạy và học có đủ để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo có ĐTB (3,70) thấp nhất trong nghiên cứu khảo sát này. Tuy nhiên, đây là kết quả đã thực hiện đầu năm 2016. Đến nay, ĐHQGHN đã triển khai đầu tư hoàn chỉnh hệ thống 160 phòng học thông minh. Tiêu chí: Kí túc xá, khu vui chơi, khu


tập luyện thể thao đáp ứng nhu cầu của người học cũng là tiêu chí thấp thứ 2 từ dưới lên.

Bảng 4.9. Thống kê mô tả mức độ thay đổi trong quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo qua đánh giá của cán bộ, giảng viên


Tiêu chí đánh giá

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

HTĐT8.28. Đội ngũ cán bộ để thực hiện các

hoạt động hỗ trợ đào tạo

1

5

3.48

.944

HTĐT8.29. Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm

chất đạo đức, năng lực QLĐT

1

5

3.52

.949

HTĐT8.30. Chiến lược, chính sách đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác QLĐT

1

5

3.42

.935

HTĐT8.31. Phần mềm quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập theo học chế

tín chỉ


1


5


3.39


.961

HTĐT8.32. Phòng học, phòng thực hành,

phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu


1


5


3.25


.974

HTĐT8.33. Thư viện có đầy đủ nguồn học

liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu KH


1


5


3.21


.953

HTĐT8.34. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy

và học tập được trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu


1


5


3.19


.963

HTĐT8.35. Lớp học có đủ diện tích để tổ chức

giảng dạy theo quy định

1

5

3.19

1.010

HTĐT8.36. Kí túc xá, khu vui chơi, khu tập

luyện thể thao đáp ứng nhu cầu của người học

1

5

3.03

1.081

HTĐT8.37. Môi trường cảnh quan sạch đẹp,

phù hợp với môi trường đào tạo đại học

1

5

3.08

1.039

HTĐT8.38. SV được tạo điều kiện thuận lợi

để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa


1


5


3.25


.989


Bảng 4.10. Kiểm định mức độ thay đổi trong quản lý hoạt động hỗ trợ đào tạo xét theo đặc điểm cá nhân cán bộ, giảng viên


Đặc điểm cá nhân CB, GV

Đánh giá tác động (%)

Kiểm định thống


Giá trị mức ý nghĩa

Không thay

đổi gì

Thay đổi

ít

Thay đổi

nhiều

1.

Giới tính

Nữ

2.2

30.5

27.3

3.253

0.516 > 0.1

Nam

2

22.6

15.5

2. Vị trí công

tác

Cán bộ

2

27

17.2


13.011


0.111 > 0.1

Giảng viên


2.2


16.7


19.2


3.

Nơi công tác

Trường ĐH Công nghệ

0.2

7.2

7.9


41.519


0.121 > 0.1

Trường ĐH Giáo dục

1

3.7

4.2

Trường ĐH Kinh tế

0.5

10.3

5.6

Trường ĐH Ngoại ngữ

1

8.9

3.9

Trường ĐH KHTN

0

5.4

6.9

Trường ĐH

KHXH&NV


0.7


8.3


5.6

Khoa Luật

0.2

5.4

3.2

Khoa Y dược

0.2

0.7

2.7

Khoa Quốc tế

0.2

3.2

2.7

4.

Thâm niên công tác

Dưới 5 năm

1

16.7

18.7


-0.185


0.003 < 0.01

Từ 5 đến 10 năm

1.5

17.5

11.7

Trên 10 năm

1.7

18.9

12.3

Kết quả phân tích kiểm định thống kê cho thấy thâm niên công tác có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với mức ý nghĩa p = 0.003 < 0.01. Ngoài ra, các yếu tố đến giới tính, vị trí công tác, nơi đào tạo của CB, GV là không có sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa các nhóm khách thể khác nhau.


- “Các HĐHT đào tạo là vô cùng quan trọng đối với mỗi cơ sở đào tạo, muốn có chất lượng đào tạo tốt thì các HĐHT đào tạo phải hoàn hảo. Hiện nay CSVC về phòng học, giảng đường, trang thiết bị, cảnh quan được nhà trường quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu giảng dạy- học tập; đội ngũ cán bộ phục vụ đào tạo có chuyên môn quản lý, được tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, vẫn còn một chút hạn chế về CSVC còn manh mún, chưa tập trung thành một tổng thể (khu giảng dạy và quản lý hành chính không tập trung tại một địa điểm) đã làm giảm tính hài hòa, hấp dẫn của một môi trường giáo dục…”

Cán bộ lãnh đạo Trường đại học thành viên

- “Thông qua phản hồi của SV, công tác quản lý đối với các hoạt động hỗ trợ đào tạo như thư viện ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu học tập của SV …”

Giảng viên, cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng Trường đại học thành viên

- “Hoạt động lấy YKPH của SV đã cho thấy SV còn chưa hài lòng với CSVC như phòng học, phòng thí nghiệm. Mặc dù nhà trường cũng đã được đầu tư nhiều thông qua các dự án, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đại học thời kỳ 4.0 thì cần phải đầu tư đồng bộ hơn nữa, không chỉ dừng lại ở các phòng học, phòng thí nghiệm cho đối tượng SV các hệ chất lượng cao, …”.

Giảng viên, Trường đại học thành viên

- “Cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động lấy YKPH từ người học về HĐGD, để ý kiến của SV thực sự là nguồn thông tin có giá trị, nhất là ý kiến phản hồi về CSVC hay đội ngũ cán bộ làm công tác QLĐT, nó rất hữu ích đối với những người làm công tác quản lý…”

Cán bộ quản lý đào tạo Khoa trực thuộc

- “Hoạt động lấy YKPH của SV về HĐGD đã mang lại đánh giá khách quan, đa chiều, đa góc cạnh để từ đó nhà trường điều chỉnh hoạt động quản lý của mình sao cho hiệu quả.”

Cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng, giảng viên Khoa trực thuộc

Hộp 4.5. Ý kiến phỏng vấn cán bộ, giảng viên về hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên tác động đến quản lý các hoạt động hỗ trợ đào tạo


4.6. Đánh giá chung về hài lòng của sinh viên, cán bộ, giảng viên

Mục tiêu của ĐHQGHN là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống.

Với mô hình quản lý 2 cấp thì ở cấp ĐHQGHN, Ban Giám đốc ĐHQGHN chỉ đạo và điều hành thống nhất công tác tổ chức và quản lý đào tạo theo cơ chế mở, liên thông, liên kết và hợp tác giữa các đơn vị đào tạo, điều phối sử dụng các nguồn lực chung (nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật) phục vụ đào tạo và quản lý toàn diện công tác tổ chức và quản lý đào tạo của các khoa trực thuộc.

Ở cấp đơn vị đào tạo, Trường thành viên và Khoa trực thuộc tổ chức và quản lý đào tạo các ngành học, học phần đã được ĐHQGHN giao nhiệm vụ; công nhận kết quả học tập của SV giữa các đơn vị đào tạo; xây dựng học liệu dùng chung. Đồng thời, xây dựng những ngành học mới, chương trình đào tạo mới, chú trọng các chương trình đào tạo có tính liên ngành, báo cáo Giám đốc ĐHQGHN xem xét quyết định ban hành và giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo.

Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQGHN được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị đào tạo trong việc thiết kế nội dung, công cụ đánh giá HĐGD của GV một cách đầy đủ, khách quan để lấy YKPH từ SV. Hoạt động đánh giá GV qua YKPH của SV đã được các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN thực hiện từ nhiều năm nay, nhưng chưa có đánh giá hiệu quả hoạt động này. Qua khảo sát đánh giá tác động của việc lấy YKPH của SV về HĐGD đối với hoạt động QLĐT đại học của ĐHQGHN cho kết quả đánh giá chung về sự hài lòng của CB, GV và SV như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024