Kinh Nghiệm Phân Bổ Ngân Sách Và Chính Sách Học Phí Của Nhật Bản


chiếm khoảng 70% trợ cấp Chính phủ cho GDĐH, phần còn lại đến từ các Bộ khác do bên dưới những Bộ này cũng có những trường ĐH trực thuộc [99]. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, chi tiêu của Chính phủ Hàn Quốc cho Giáo dục Đại học số liệu Chi tiêu của Chính phủ cho Giáo dục được báo cáo là 20,760% trong năm 2015. Con số này tăng so với con số trước đó là 19,381% cho năm 2014. Chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục đại học trong dữ liệu chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục được cập nhật hàng năm, trung bình 10,889% từ tháng 12 năm 1970 đến năm 2015. Chi tiêu công cho giáo dục trong giai đoạn 1970-2018 trung bình là 3,48% với mức năm 2018 là 4,46% GDP. Chi tiêu công cho giáo dục bao gồm chi tiêu công thường xuyên và chi tiêu vốn cho giáo dục bao gồm chi tiêu của chính phủ cho các cơ sở giáo dục (cả nhà nước và tư nhân), quản lý giáo dục cũng như trợ cấp cho các tổ chức tư nhân (sinh viên / hộ gia đình và các tổ chức tư nhân khác).

Từ năm 1992, hệ thống đánh giá và công nhận được áp dụng để đo lường khả năng cung cấp giáo dục chất lượng của các trường ĐH nhận được hỗ trợ tài chính. Các trường ĐH được đánh giá dựa trên các tiêu chí như số lượng cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất và thiết bị nghiên cứu, số lượng các luận văn và nghiên cứu, điều tra về mức độ hài lòng của sinh viên, đánh giá khoá học và nhận xét của hội đồng chuyên gia.

Việc cung cấp giáo dục giữa các cơ sở công lập và tư nhân ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực giữa các cấp học và các loại hình cơ sở giáo dục. Năm 2018, ở cấp đại học, Hàn Quốc đầu tư 11 290 USD / học sinh. Ít hơn 775$ so với mức trung bình của các quốc gia thuộc OECD. Chi tiêu cho mỗi học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập cao hơn so với các cơ sở tư nhân ở các nước OECD. Thù lao cho giáo viên và nhân viên khác làm việc trong các cơ sở giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi tiêu hiện tại từ giáo dục tiểu học đến đại học. Năm 2018, Hàn Quốc đã phân bổ 71% chi tiêu hiện tại cho việc trả lương cho nhân viên, so với mức trung bình 74% ở các nước OECD. Thù lao cho nhân viên có xu hướng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong chi tiêu hiện tại cho các cơ sở giáo dục đại học do chi phí cơ sở vật chất và thiết bị ở cấp này cao hơn. Ở Hàn Quốc, lương cho nhân viên chiếm 61% chi tiêu hiện tại cho các cơ sở giáo dục đại học so với 76% ở các cấp học không đại học. Tính trung bình ở các nước OECD, tỷ lệ này là 68% ở cấp đại học và 77% ở


cấp độ không đại học1.

Một điểm quan trọng của chính sách phân bổ NSNN của Hàn Quốc là không phân biệt trường công lập hay tư thục. Ngân sách Chính phủ cho các dự án như Dự án Brain Korea 21, Dự án University for Regional Innovationg (NURI), dự án chuyên môn hoá ĐH và các dự án hợp tác được phân bổ thông qua cạnh tranh. Quy trình lựa chọn cạnh tranh bắt đầu bằng việc các trường ĐH nộp các bản đề xuất dự án cho chính phủ. Một hội đồng xét duyệt, bao gồm các chuyên gia tư nhân, sẽ đánh giá kế hoạch dự án và xem xét cách thức các trường ĐH những dự án xuất sắc nhất và cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho trường ĐH thực hiện dự án đó.

Ngoài ra, ngân sách cho GDĐH ở Hàn Quốc còn dựa trên "lựa chọn và tập trung", thiên về người học hơn như: chương trình "Học trước, trả sau" cho sinh viên vay tiền của Bộ Giáo dục, dự án Cho vay được Chính phủ đảm bảo (Government - Guaranteed Loans Scheme - GGLS) của Bộ Giáo dục, dự án cho vay học phí không tính lãi suất của Tổ chức Nghiên cứu Hàn Quốc (Korea Research Foundation - KRF), dự án cho vay học phí cho công nhân của Bộ Lao động, dự án cho vay học phí của Quỹ tiền lương cho giáo viên (Korea Teachers‟ Pension Fund - KTPF), dự án cho vay học phí cho nhân viên công cụ và con cái họ của Tổ chức tiền lương cho nhân viên Chính phủ (Government Employees Pension Corporation - GEPCO) và dự án cho vay hỗ trợ học phí cho con cái của những công nhân thiệt mạng trong tai nạn lao động của Tổ chức Phúc lợi Công nhân Hàn Quốc (Korea Labor Welfare Corporationg - WELCO).

2.5.3. Kinh nghiệm phân bổ ngân sách và chính sách học phí của Nhật Bản

2.5.3.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học ở Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Các cơ sở GDĐH của Nhật Bản bao gồm các trường ĐH cấp bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ; các trường CĐ (junior college) cấp bằng tốt nghiệp CĐ; các trường CĐ kỹ thuật và các trường trung cấp chuyên nghiệp, cung cấp các khoá học chuyên ngành. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi 18 nhập học tại các trường ĐH và CĐ đạt trên 50%. Nếu tính cả tỉ lệ sinh viên nhập học tại các trường ĐH và CĐ kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp, tỉ lệ nhập học tại các cơ sở GDĐH sẽ là trên 70%. Từ


Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển - 9

1 https://www.oecd-ilibrary.org/sites/9869bdbf-en/index.html?itemId=/content/component/9869bdbf- en#section-d12020e12541


thống kê này, có thể thấy hiện nay Nhật Bản đã bước vào giai đoạn phổ cập GDĐH.

Các trường ĐH của Nhật Bản có thể được chia thành ba nhóm dựa trên nền tảng thành lập: các trường ĐH quốc gia, vốn được thành lập bởi Chính phủ Nhật Bản; ĐHCL, được thành lập bởi các tổ chức sáng lập là các cơ quan chính quyền địa phương; các ĐH tư thục thành lập bởi các tập đoàn giáo dục. Thời điểm hiện tại, Nhật Bản có hơn 1.200 trường ĐH và CĐ, trong đó có 137 trường cấp quốc gia, 122 trường công lập và 965 trường tư thục.

2.5.3.2. Phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học ở Nhật Bản

Theo Maruyama (2012), tỉ lệ chi tiêu công cho GDĐH ở Nhật Bản thấp nhất trong số các nước OECD, chỉ chiếm 0,5% của GDP, so với 0,7% tại Anh, 0,9% tại Đức, 1% tại Mỹ và 1,2% tại Pháp. Lý giải tỉ lệ chi tiêu công thấp ở Nhật Bản là do GDĐH tại Nhật Bản chủ yếu được khu vực tư nhân cung cấp. Khu vực tư nhân tại Nhật Bản đóng góp 64,7% tài chính cho GDĐH, trong khi mức trung bình của OECD chỉ là 30% [94].

Những khoản ngân sách cấp cho các trường ĐH ở Nhật Bản thường chia thành ba loại: ngân sách cho chi tiêu cơ bản, các khoản ngân sách cạnh tranh cho các hoạt động nghiên cứu của cá nhân các giảng viên, hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Các khoản ngân sách cho hoạt động nghiên cứu được phân bổ dự trên cơ chế cạnh tranh, nhằm khuyến khích sự phát triển của khoa học và công nghệ tại các trường ĐH. Các nỗ lực của Chính phủ được tập trung nhằm tăng các gói tài chính cạnh tranh giữa các trường ĐH bao gồm cả các trường cấp quốc gia, các trường công lập và tư thục. Sự phát triển hệ thống ngân sách này giúp các trường ĐH chuyên môn hoá vào chức năng của mình và thúc đẩy quá trình cải cách GDĐH.

Hiện nay cơ cấu ngân sách cho giáo dục tại Nhật Bản, trong đó ngân sách cho chi tiêu cơ bản có tỷ trọng cao nhất (58.3%) dành cho cả các trường ĐHCL và tư thục. Chính phủ Nhật Bản còn phân chia cụ thể các khoản chi tiêu cơ bản cho nhiều hoạt động cải cách giáo dục, hợp tác giữa các trường ĐH, giữa ĐH với doanh nghiệp và quốc tế hoá ĐH. Một điểm đáng chú ý nữa trong cách phân bổ ngân sách của Nhật Bản là ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học cá nhân là một


cấu phần quan trọng (chiếm 8.8%) và được chia thành các hạng mục theo tính chất nghiên cứu (nghiên cứu học thuật hay chiến lược), theo các đối tượng liên quan (nghiên cứu sinh, trợ lý giảng dạy, trợ lý nghiên cứu). NSNN phân bổ gián tiếp thông qua hỗ trợ tài chính cho sinh viên chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (32.9%) và hướng đến cả sinh viên trong nước cũng như sinh viên quốc tế [95].

2.5.3.3. Chính sách học phí của Nhật Bản

Theo Marcucci và Johnstone (2007) [91], chính sách học phí của GDĐH tại Nhật bản thuộc dạng học phí chung, có thể trả trước (up-front tuition fee policy). Từ cuối những năm 1970, chính sách học phí thấp cho các trường ĐH công đã được thay đổi để giúp thu hẹp khoảng cách giữa hai khu vực giáo dục công lập và tư thục; Chính phủ đã thi hành chính sách tăng học phí của các trường ĐH quốc gia trở thành các doanh nghiệp công, có quyền tự quyết định mức học phí của mình. Tuy nhiên, mức học phí của các trường này không vượt quá 110% của mức học phí tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và BTC quy định. Chính quyền các địa phương được tự xác định mức học phí tại các cơ sở giáo dục công lập tại địa phương. Đồng thời, từ cuối những năm 1970, Chính phủ Nhật Bản cũng thực hiện chương trình trợ cấp cho sinh viên nhằm làm giảm gánh nặng chi phí giáo dục cho các hộ gia đình.

Từ sau năm 1970 cho thấy sự gia tăng qua các năm của học phí tại các trường ĐH quốc gia, ĐHCL tại địa phương và ĐH tư. Tuy học phí của các trường ĐH tư cũng tăng lên qua thời gian, tỉ số giữa học phí của ĐH tư và ĐH quốc gia đã giảm đáng kể.

Như vậy, khoảng cách học phí giữa ĐH quốc gia và tư thục đã được thu hẹp. Chính sách "học phí thấp và ít trợ cấp cho sinh viên hơn". Chương trình học bổng của Tổ chức Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (Japan Student Services Organization) cung cấp các khoản vay cho sinh viên của các trường công lập và tư thục, với mức cho vay là 360.000 JPY hay 612.000 JPY cho sinh viên các trường công; 360.000 JPY hay 768.000 JPY cho sinh viên các trường tư đối với các khoản vay không lãi suất. Các khoản vay không chịu lãi suất chỉ dành cho các sinh viên có thành tích học tập cao. Các sinh viên khác có thể vay từ các khoản vay có lãi suất. Với khoản vay có


lãi suất, số tiền sinh viên được vay hàng tháng sẽ là 30.000 JPY, 50.000 JPY, 80.000 JPY, 100.000 JPY hay 120.000 JPY [95].

2.5.4. Kinh nghiệm phân bổ ngân sách và chính sách học phí của Trung Quốc

2.5.4.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học ở Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia có hệ thống GDĐH lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, tính tới tháng 5 năm 2013, Trung Quốc có 879 trường CĐ và ĐH chính quy, 1.266 trường CĐ sơ cấp và 287 CĐ độc lập. Các loại hình GDĐH tại Trung Quốc bao gồm CĐ và ĐH chính quy, CĐ sơ cấp và CĐ độc lập [98].

Có nhiều cơ quan tham gia vào việc quản lý GDĐH tại Trung Quốc như Bộ Giáo dục (ví dụ ĐH Bắc Kinh), chính quyền địa phương (ví dụ ĐH Thượng Hải), các Bộ ngành (ví dụ ĐH Hàng không vũ trụ Bắc Kinh) và sự đồng giám sát bởi Chính phủ trung ương và địa phương (một vài trường ĐH ở Thượng Hải).

2.6.4.2. Phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học ở Trung Quốc

Tỷ lệ NSNN trong tổng chi tiêu của GDĐH giảm từ khoảng 92% vào năm 1993 xuống khoảng 61% vào năm 1999, sau đó là khoảng 43% trong năm 2005. Trong thời gian đó, tỷ lệ của học phí và lệ phí trong tổng chi tiêu của GDĐH tăng từ khoảng 6% trong năm 1993 lên 17% vào năm 1999 và 32% vào năm 2004. Theo thống kê mới nhất, nguồn NSNN cấp chiếm 47,17% tổng nguồn thu của các trường ĐH năm 2009 [86].

Trung Quốc sử dụng các công thức tính toán để phân bổ ngân sách, tuy vậy phân bổ thực tế vẫn dựa trên đàm phán và dựa trên dữ liệu lịch sử, với một vài thay đổi nhỏ hàng năm tuỳ thuộc vào công thức đầu ra và đàm phán. Ngân sách nhận được từ Chính phủ bao gồm ngân sách chung được phân bổ theo số lượng sinh viên và những khoản trợ cấp bổ sung cho các trường ĐH hàng đầu trong khuôn khổ các Dự án 211 và 985, ngoài ra còn có các khoản trợ cấp nghiên cứu cho các trường ĐH thông qua cơ chế cạnh tranh. Trong đó, Dự án 211 được tiến hành từ năm 1995 nhằm hỗ trợ 100 trường ĐH hàng đầu được chọn lọc dựa trên tiêu chí chất lượng và định hướng đào tạo phù hợp. Các nguồn hỗ trợ đặc biệt của dự án này được cấp cho


các trường nhằm đẩy mạnh các ngành đào tạo mũi nhọn, nâng cấp cơ sở vật chất, hỗ trợ nghiên cứu… Dự án 985, tiến hành từ năm 1998, tập trung vào hỗ trợ sự phát triển 10 trường ĐH hàng đầu, biến các trường này thành trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới [84].

Vào tháng Bảy năm 2010, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành "Hướng dẫn quốc gia về Cải cách và phát triển giáo dục trung và dài hạn (2010-2020)" để cung cấp một hướng dẫn toàn diện cho cải cách và phát triển của ngành giáo dục trong thập kỷ tới, dựa trên phân tích các vấn đề chính đã được xác định từ quan điểm của Chính phủ và các hành động của Trung Quốc dự kiến sẽ được thực hiện trong tương lai gần đây. Theo đó, ngân sách Chính phủ cho GDĐH vẫn được duy trì như hiện tại.

2.5.4.3. Chính sách học phí của Trung Quốc

Theo Shen và Li (2004) [103], lý do khiến Chính phủ Trung Quốc quyết định chuyển từ cơ chế học phí do Chính phủ tài trợ sang cơ chế chia sẻ học phí là: nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính trong hệ thống GDĐH và nhằm đáp ứng nhu cầu cho GDĐH tư thục. Vào năm 1985, chính sách học phí kép (dual track tuition fee policy) được ban hành trong Quyết định về cải cách cấu trúc giáo dục (Decision on Reform of the Educational Structure). Theo đó, tổ chức đào tạo có thể tuyển sinh một số lượng nhỏ các sinh viên có khả năng tự chi trả học phí và tiền ở (sinh viên tự túc, có điểm thấp hơn mức điểm số quy định của những sinh viên được Chính phủ hỗ trợ) bên cạnh các sinh viên được Chính phủ hỗ trợ, đồng thời ấn định mức học phí cho các sinh viên tự túc. Từ năm 1989, Chính phủ đã khuyến khích các cơ sở GDĐH tự tạo nguồn doanh thu từ học phí.Vào năm 1993, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố chính sách học phí đồng nhất (one-track policy), theo đó tất cả sinh viên đều phải nộp học phí. Mức học phí cao hơn được áp dụng từ năm 1994, cùng với việc xoá bỏ sự chênh lệch học phí giữa các sinh viên được chính phủ, doanh nghiệp tài trợ các sinh viên tự túc. Vào năm 2005, khoảng 27% tổng chi tiêu thường xuyên cho GDĐH đến từ học phí của sinh viên [88]. Mức học phí được quy định hiện nay là khoảng 25% mức chi phí thực tế ("mức chi phí" được xác định bởi một hàm số do MOE đặt ra). Từ năm 2006-2011, học phí không thay đổi và giữ nguyên ở mức từ 4.200 đến 10.000 Nhân dân tệ (1.163 đến 2.770 USD) [91].


Giữa các cơ sở giáo dục công lập và tư thục cũng có sự chênh lệch về mức học phí. Theo OECD (2009), học phí trung bình hàng năm tại các cơ sở GDĐHCL của Trung Quốc dao động từ 2.000 Nhân dân tệ đến 6.000 Nhân dân tệ. Tại các cơ sở GDĐHCL, học phí nằm trong khoảng 8.000 Nhân dân tệ đến 13.000 Nhân dân tệ [99].

Tại Trung Quốc, các chính sách hỗ trợ sinh viên bao gồm: trợ cấp, học bổng, cho vay sinh viên và một số chính sách khác. Đối với trợ cấp dành cho sinh viên, Quỹ trợ cấp nhà nước được thành lập tháng 4 năm 2002 bởi BTC và Bộ Giáo dục. Những khoản trợ cấp của nhà nước sẽ được trao cho những sinh viên có thành tích học tập tốt trong các tổ chức giáo dục thường xuyên. Cho đến năm 2005, mỗi năm có 45.000 sinh viên nhận được trợ cấp ở hai cấp độ, cụ thể là, 10.000 sinh viên nhận được 6.000 Nhân dân tệ mỗi năm và 35.000 sinh viên nhận được 40.000 Nhân dân tệ mỗi năm. Các sinh viên này cũng sẽ được giảm trừ học phí cùng với việc được nhận học bổng. Đối với học bổng, vào tháng 7 năm 1983, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua "Báo cáo về cải cách hệ thống trợ cấp trong các Cơ sở GDĐH thường xuyên". Kể từ đó, học bổng trở thành nguồn hỗ trợ chính quan trọng đối với sinh viên. Tuy nhiên, học bổng trao trên cơ sở thành tích học tập, chứ không dựa trên hoàn cảnh của sinh viên, vì vậy tỉ lệ sinh viên từ những gia đình có thu nhập trung bình và cao nhận được học bổng này cao hơn so với những sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp. Vì vậy, học bổng này không giải quyết được triệt để vấn đề khó khăn về tài chính của sinh viên nghèo. Chương trình cho vay sinh viên được đổi mới vào năm 1999, chương trình cho vay sinh viên có sự tham gia của các ngân hàng thương mại và đảm bảo sinh viên nhận được số tiền đủ để trang trải cho chi phí học tập.

2.5.5. Bài học kinh nghiệm

Qua thực tiễn tại một số quốc gia trên thế giới về quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục công nói chung và các trường ĐHCL nói riêng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, cơ chế quản lý tài chính các trường ĐHCL có mối quan hệ mật thiết và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mô hình QLNN về tài chính trong các lĩnh vực công. Do vậy, để phân bổ NSNN cho các trường ĐHCL đạt được mục tiêu đề ra cần phải


xây dựng cơ chế quản lý tài chính trong lĩnh vực công phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, ở các nước trên thế giới cũng có các trường ĐHCL theo cơ chế quản lý của mỗi quốc gia, của ngành và của địa phương. Do đó cần có phương thức phân bổ NSNN được quy định và phản ánh cụ thể trên cơ sở phương thức chung thống nhất nhưng có tính linh hoạt đối với những trường ĐHCL trực thuộc ngành và địa phương.

Thứ ba, qua kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần tăng quyền tự chủ và được chủ động trong huy động và sử dụng nguồn tài chính, giảm bớt gánh nặng cho NSNN, việc giao quyền tự chủ tài chính cần được gắn với tự chủ ở các hoạt động khác của Trường ĐH và đồng bộ trong việc thực hiện cơ chế tự của các trường ĐHCL.

Thứ tư, phân bổ NSNN cho từng lĩnh vực, từng đơn vị cụ thể của các trường ĐHCL thì việc phân bổ ngân sách cần gắn với hiệu quả hoạt động, căn cứ vào kết quả của cơ quan kiểm định độc lập và xây dựng thang đo đánh giá chất lượng đào tạo cụ thể. Bài học không thành công của Hoa Kỳ trong việc phân bổ NS bang cho các trường dựa trên đầu vào, đã dẫn đến những hạn chế trong phát triển nhà trường là một trong những điều cần tránh.

Thứ năm, đa dạng hoá các nguồn tài chính tại trường ĐHCL. Có cơ chế, chính sách và tổ chức nhằm huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, các hiệp hội và các doanh nghiệp vào hoạt động của nhà trường. Tăng cường khai thác các nguồn vốn ngoài nước.

- Đối với các doanh nghiệp, là người trực tiếp sử dụng sản phẩm đào tạo, do đó nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo. Bản thân các chủ doanh nghiệp đều nói rằng, doanh nghiệp sẵn sàng ủng hộ tài chính cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường ĐH, song tiền ủng hộ đó cần được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế, cần sửa đổi, bổ sung quy định tài chính, tính vào chi phí và miễn trong doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp về những khoản ủng hộ các trường ĐH trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Cần khuyến khích các quỹ hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các trường ĐH. Từ kinh nghiệm các nước phát triển, cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các hiệp hội, các nhà

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí