Bài Học Kinh Nghiệm Trong Vai Trò Quản Lý Nhà Nước Đối Với Khu Vực Giáo Dục Đại Học Cao Đẳng Tư Thục Tại Việt Nam

59


Bng 1.7 Phân loại cách tuyển sinh đại học trên thế giới


Cách tuyển sinh

Quốc gia

Loại 1: CHỈ THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG

- Chỉ qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia

- Áo, Pháp, Ireland, Ai Cập

- Qua kỳ thi quốc gia cộng với thành tích THPT

- Tanzania

- Qua kỳ thi quốc gia cộng với hồ sơ xin học

- Anh

- Qua kỳ thi vùng, tiểu bang cộng với thành tích THPT

- Úc

Loại 2: CHỈ THI ĐẦU VÀO ĐẠI HỌC


- Chỉ qua kỳ thi ĐH quốc gia

- Trung Quốc, Iran, Georgia

- Qua kỳ thi quốc gia cộng với thành tích THPT

- Thổ, Tây Ban Nha

- Qua kỳ thi tại trường ĐH

- Ahentina, Paraguay

- Qua kỳ thi tại trường ĐH cộng với thành tích THPT

- Bugari, Secbi

Loại 3 : KIỂM TRA NĂNG KHIẾU VÀ NHẬN THỨC

- Kiểm tra năng khiếu, nhận thức hoặc thành tích THPT

- Thụy Điển

- Kiểm tra năng khiếu - nhận thức cộng với hồ sơ xin

học

- Hoa Kỳ

Loại 4 : NHIỀU KỲ THI

- Qua kỳ thi ĐH quốc gia cộng với kỳ thi tại trường ĐH

- Nhật, Nga, Pháp

- Qua kỳ thi ĐH quốc gia cộng với kỳ thi tại trường ĐH

cộng với thành tích THPT

- Brazin

- Qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia cộng với kỳ

thi tại trường ĐH

- Phần Lan

- Qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia cộng với

kiểm tra năng khiếu

- Israel

- Nhiều kỳ thi do nhiều tổ chức yêu cầu

- Ấn Độ

Loại 5 : TUYỂN CHỌN, KHÔNG THI

- Theo thành tích THPT

- Na Uy, Canađa

- Xét theo hồ sơ xin học

- Một số trường Hoa Kỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam - 9

Nguồn: Robin Matross Helms(2008)

e) Giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

Việc giám sát các tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo chất lượng thường được dựa nhiều tiêu chuẩn khác nhau, mỗi quốc gia đưa ra những tiêu chí như xây dựng tiêu chuẩn quản lý chất lượng, quy trình đảm bảo yêu cầu về nguồn nhân lực, việc đánh giá thông qua các chỉ tiêu xếp hạng các trường đại học, quy trình đánh giá chuẩn đầu ra…ở đây chúng tôi tìm hiểu các biện pháp giám sát những tiêu chuẩn đó cụ thể:

60


Ở Trung Quốc nhà nước siết chặt quản lý về chất lượng của GDĐH tư. Vào năm 2002 Trung Quốc có hơn 1200 trường tư, trong đó chỉ có 4 trường được cấp bằng cử nhân và 129 trường cấp bằng CĐ, các trường khác chỉ đào tạo theo các chương trình “tự học” để học viên chuẩn bị thi tại các kỳ thi chuẩn quốc gia của các ĐH mở. Các trường tư không cấp bằng được giao cho tỉnh quản lý, được xem là nằm ngoài phạm vi chương trình được kiểm định chất lượng.

f) Việc thực hiện các tuyên bố về sứ mạng và cam kết với sinh viên

Như ta đã biết, tất cả các quốc gia đều xây dựng cho mình một chiến lược phát triển giáo dục đào tạo phù hợp với đặc điểm tình hình của quốc gia đó, trong đó họ đều có những tuyên bố với người dân, người học về sứ mạng của ngành giáo dục. các chính sách vĩ mô trong hoạt động phát triển giáo dục nước nhà và những cam kết thực hiện những chính sách đó. Sự cam kết của Nhà nước đã thể hiện một ý chí chính trị mạnh mẽ trong phát triển hệ thống giáo dục. Bài học kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy, nguồn lực tuy rất quan trọng, nhưng không thể phát huy được sức mạnh, nếu thiếu một cơ chế quản lý phù hợp. Có thể nói kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển đã chỉ ra rằng đầu tư cho Giáo dục - đào tạo luôn mang lại hiệu quả lớn nhất. Với sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức xã hội vào các trường ĐH-CĐTT, điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh đáng kể và từng bước nâng cao chất lượng Giáo dục.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm trong vai trò quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục tại Việt Nam

Những thông tin về xu hướng cũng như thực tiễn quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT tại một số quốc gia phát triển trên thế giới được đề cập ở trên tuy chưa toàn diện nhưng có thể rút ra một số kinh nghiệm bổ ích trong việc

đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò sau:

QLNN đối với khu vực này như

Thnht: Tương tự như những lĩnh vực kinh tế xã hội khác thì một thực tế khách quan là nếu chỉ trông đợi vào ngân sách nhà nước bao cấp cho quá trình đào tạo đại học, cao đẳng sẽ không thể đủ nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu đào tạo của xã hội, do đó sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết. Việc phát triển khu vực GDĐHCĐTT chính là sự phát huy điểm mạnh, lợi thế của kinh tế thị trường trong phát triển xã hội nói chung. Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy đại học, cao đẳng tư thục đã ra đời rất sớm và có quá trình phát triển lâu dài trên thế giới (đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh

tế thị

trường phát triển) là những minh chứng thực tế

cho tính đúng đắn chủ

trương xã hội hóa giáo dục. Tại hầu hết các quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới thì khu vực GDĐHCĐTT đều đóng vai trò quan trọng, trụ cột trong

61


việc đắp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng. Đây là xu hướng phát triển tất yếu mang tính khách quan trong sự phát triển giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng thời gian tới tại Việt Nam.

Thhai: Kinh nghiệm thế giới cho thấy các quốc gia phát triển đều quản lý hệ thống trường đại học, cao đẳng tư thục theo cơ chế mở để thu hút được nhiều nhất nguồn lực trong nước và nước ngoài vào phát triển hệ thống. Bên cạnh đó, những thành tựu của công cuộc đổi mới tại Việt Nam và thành công trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong phát triển kinh tế cũng là những bài học kinh nghiệm thiết thực để Việt Nam chủ động kêu gọi đầu tư, hợp tác, liên doanh từ các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực GDĐHCĐTT. Qua đó không những cung cấp thêm nguồn lực cho phát triển hệ thống mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của toàn hệ thống trong tương lai. Kết nối với các nguồn lực quốc tế cũng chính là con đường ngắn nhất giúp giáo dục đào tạo tại Việt Nam hòa nhập với hệ thống giáo dục thế giới.

Thứ

ba:

Tại các quốc gia phát triển ví dụ như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc thì

chính phủ đã tạo được một môi trường minh bạch, công bằng và qua đó đã giúp hệ thống trường đại học, cao đẳng tư thục phát triển ổn định, bền vững. Nguyên tắc xây dựng các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường là để thị trường tự do điều tiết theo cơ chế của mình, nhà nước chỉ đóng vai trò giám sát và điều chỉnh khi cơ chế điều tiết của thị trường gặp trục trặc. Kinh nghiệm cho thấy tại hầu hết các quốc gia phát triển thì nhà nước rất ít can thiệp trực tiếp vào khu vực

GDĐHCĐTT mà chủ

yếu thực hiện chủ

trương chấp nhận, thậm chí khuyến

khích theo hướng tự chủ toàn diện, tự quản lý, tự kiểm soát. Đây là bài học kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo vì một khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì cần phải đảm bảo sự tự do cạnh tranh, tự do hoạt động, bình đẳng, không phân biệt của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế miễn là họ hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Thtư: Tại các quốc gia phát triển thì công tác quản lý nhà nước cũng như tư duy của xã hội đã chuyển từ nhận thức trường đại học, cao đẳng chỉ chú trọng đến công tác đào tạo, giảng dạy sang giáo dục phải gắn với các hoạt động kinh tế, xã hội khác. Giáo dục và đào tạo là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động khác trong xã hội và có quan hệ biện chứng khách quan với nhau. Chính vì vậy trong thời gian tới hệ thống đại học, cao đẳng sẽ theo hướng các công ty cổ phần cung cấp dịch vụ đào tạo và coi sinh viên là khách hàng. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng tư thục nên phát triển theo hướng đào tạo đa ngành và có xu hướng điều chỉnh theo nhu cầu xã hội. Do đó, quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục tại Việt Nam trong thời gian tới cần phải chú ý đến những đặc thù này để xây dựng, điều chỉnh cơ chế chính sách quản lý

62


cho phù hợp.

Thnăm: Tại hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới thì các trường đại học, cao đẳng tư thục đều hoạt động theo hướng vì lợi nhuận, bên cạnh đó các trường cũng thường có nguồn tài chính dồi dào từ việc tiền hiến tặng của các tổ chức và cá nhân. Từ đó cho thấy Nhà nước ta trong giai đoạn tới cần có cách nhìn nhận vấn đề lợi nhuận trong giáo dục một cách rõ ràng hơn. Đã vận hành theo cơ chế thị trường thì chúng ta phải tôn trọng, chấp nhận các đặc thù của kinh tế thị trường là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh là vì lợi nhuận, giáo dục đào tạo tư thục là một loại hình dịch vụ thì cũng nên chấp nhận động cơ hoạt động vì lợi nhuận, bởi nếu không chấp nhận lợi nhuận thì chúng ta cũng phủ nhận vai trò và tính hiệu quả của cơ chế thị trường. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu Nhà nước công nhận quan điểm là giáo dục vì lợi nhuận, sau đó nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong giám sát chất lượng đào tạo thì đúng với bản chất và quy luật khách quan của cơ chế thị trường hơn.

Thứ

sáu:

Theo kinh nghiệm thế

giới trong nâng cao vai trò giám sát của

quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT thì cần phải có các tổ chức đánh giá, thẩm định chất lượng giáo dục để thường xuyên cung cấp thông tin giúp các cơ quan chức năng trong việc đánh giá đúng về thực trạng giáo dục của hệ thống đại học, cao đẳng nói chung và khu vực tư thục nói riêng. Bên cạnh đó, các tổ chức thẩm định chất lượng cũng là nơi cung cấp thông tin khách quan, trung thực cho người dân về chất lượng đào tạo của từng cơ sở đại học, cao đẳng tư thục và qua đó giúp tạo sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch giữa các trường trong việc duy trì sự tồn tại, phát triển của mình. Cần nghiên cứu thành lập trung tâm thẩm định giáo dục cấp quốc gia để giám sát HTĐH-CĐ nói chung và khu vực tư thục nói riêng. Đây chính là kinh nghiệm rất bổ ích, thiết thực và cấp bách trong thực hiện tại Việt Nam hiện nay, nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT trong thời gian tới.

Thby: Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đều coi giáo dục là một loại hình dịch vụ, do đó hoạt động phải theo mục đích lợi nhuận. Tôn chỉ hoạt động của giáo dục tư thục trong nền kinh tế thị trường là sử dụng nguồn lực từ tư nhân và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, cần phải chấp nhận và tôn trọng sự khách quan của cạnh tranh sinh tồn và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Như vậy, nhà nước cần có khuôn khổ pháp lý không chỉ cho việc cấp phép thành lập, giám sát quá trình hoạt động mà còn phải có các quy định cụ thể cho việc giải thể, phá sản của trường đại học, cao đẳng tư thục. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về việc chấp nhận giải thể, phá sản của một trường đại học, cao đẳng tư thục cũng tương tự như một doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Một trường đại học, cao đẳng tư

63


thục không thu hút được người học cũng tương tự như một doanh nghiệp vắng khách hàng hoặc chất lượng đào tạo thấp thì cũng tương tự như doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa chất lượng thấp. Như vậy, đây là bài học kinh nghiệm mà nhà nước cần lưu ý trong việc thực hiện phương hướng quản lý nhà nước thời gian tới.

Thtám: Kinh nghiệm phát triển khu vực GDĐHCĐTT trên thế giới cho thấy khu vực này ra đời, tồn tại, phát triển từ các nguồn lực xã hội do đó để phát triển ổn định, bền vững thì toàn hệ thống phải lấy thị trường, môi trường xã hội để tồn tại. Tuy nhiên kinh nghiệm thế giới là nhà nước cần nhận thức rõ việc phát triển đại học, cao đẳng tư thục không giống như phát triển doanh nghiệp, trong đó chấp nhận các hình thức doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa để tránh việc thành lập tràn lan, dễ dãi tác động tiêu cực đến sự phát triển của toàn hệ thống. Do đó, trong thời gian tới nhà nước cần định hướng để khu vực GDĐHCĐTT tại Việt Nam phát triển thêm các loại hình dịch vụ ngoài đào tạo như nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đầu tư mở trung tâm sản xuất hoặc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, trung tâm tư vấn… từ đó kết nối chặt chẽ hơn hoạt động của hệ thống và xã hội, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn kinh phí đào tạo. Cũng chính vì vậy nhà nước cần quản lý chặt chẽ việc cấp phép thành lập trường đại học, cao đẳng tư thục trên các mặt như quy định số vốn cần có, diện tích do trường sở hữu, số lượng giảng viên cơ hữu… nhằm bảo đảm mỗi trường ra đời là một cơ sở đào tạo đủ nguồn lực và điều kiện để tồn tại và phát triển.

Thchín: Kinh nghiệm thế giới cho thấy quản lý nhà nước cần sự linh hoạt theo thực trạng của hệ thống. Khi khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục vừa mới được hình thành và đang trong giai đoạn phát triển sơ khai thì nhà nước cần có những ưu tiên nhất định trong việc tuyển sinh (có thể cho mỗi trường một số chỉ tiêu chỉ xét tuyển nhập học qua điểm của phổ thông trung học) từ đó giúp các trường tháo gỡ được khó khăn của quá trình tuyển sinh trong thời kỳ đầu. Nên chăng nhà nước thí điểm hỗ trợ kinh phí đào tạo/sinh viên trong giai đoạn đầu khi mới thành lập trường để giúp tháo gỡ khó khăn cũng như thể hiện sự chung tay, đồng hành của quản lý nhà nước với các khó khăn của khu vực GDĐHCĐTT. Khi hệ thống bắt đầu phát triển ổn định thì nhà nước phải tạo cơ chế bình đẳng cho các trường trong toàn hệ thống, không phân biệt đối xử giữa công lập và tư thục.

1.4 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Có thể nói từ trước đến nay có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến luận án ở cả trong và ngoài nước, sau đây sẽ phân tích đánh giá các công trình có liên quan đến luận án đã công bố để chỉ ra những vấn đề chưa được giải quyết, qua đó có cơ sở xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết trong luận án.

64


a) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của các chính sách phát triển trường lớp dân lập, tư thục trong giáo dục đại học và dạy nghề Việt Nam”, Chủ nhiệm đề tài TS Phạm Quang Sáng, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục. Mục tiêu của đề tài là đi sâu nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành các chính sách phát triển trường lớp dân lập và tư thục trong giáo dục đại học và dạy nghề. Nội dung của đề tài nhằm nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách kinh tế nhiều thành phần, bối cảnh kinh tế xã hội tại thời điểm nghiên cứu trong việc hình thành các trường ngoài công lập trong giáo dục và đào tạo. tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của các chính sách khuyến khích phát triển giáo dục đại học và dạy nghề tư thục, những vấn đề được đề cập tới như tư nhân hóa giáo dục trong bối cảnh nước ta về quan niệm về chính sách tư nhân hóa giáo dục. Thực trạng của hệ thống giáo dục tư thục trong giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở nước ta. Trên cơ sở đó đưa ra một số viễn cảnh về môi trường và điều kiện của việc phát triển tư thục. Tuy nhiên ở thời điểm đó số lượng các trường đại học cao đẳng ngoài công lập chưa nhiều, đặc biệt là các trường ĐH-CĐTT nên quá trình nghiên cứu chỉ mang tính định hướng cho các trường tư thục ra đời để làm tiền đề cho phát triển hệ thống các trường.

b) Báo cáo khoa học tổng kết đề tài “Nghiên cứu và đề xuất cơ chế giám sát của nhà nước đối với các trường đại học dân lập – tư thục ở Việt nam” Mã số B98-52-19, Chủ nhiệm đề tài TS Phạm Quang Sáng, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục. Đề tài phân tích bối cảnh kinh tế xã hội của việc giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh chung của đổi mới kinh tế nhằm tạo căn cứ chung để tiếp cận cơ chế giám sát của nhà nước đối với giáo dục đại học dân lập. Trình bày thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với các trường đại học cao đẳng dân lập ở Việt Nam. Đề tài đi sâu phân tích cơ chế giám sát của nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng dân lập. Tuy nhiên do tại thời điểm đó do hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn cơ chế hạt động, cơ cấu tổ chức, hoạt động tài chính và các vấn đề có liên quan đến hoạt động của các trường đại học cao đẳng dân lập tư thục chưa đầy đủ nên việc kiểm tra giám sát nhiều khi bị hạn chế. Những đóng góp của đề tài nhằm giúp cho nhà nước tăng cường sự giám sát về chất lượng đào tạo, về công tác tuyển sinh và quản lý tài chính đối với hệ thống các trường ngoài công lập.

c) Tài liệu nghiên cứu “Phát triển giáo dục đại học trong cơ chế thị trường” của tác giả Đặng Ứng Vận. Tính cấp thiết của đề tài là xã hội và Nhà nước ta yêu cầu giáo dục đại học phải có một sự đổi mới cơ bản, toàn diện và mạnh mẽ. Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục trước Quốc hội tại kỳ họp tháng 9/2004 đã chỉ rõ một trong các nguyên nhân của các yếu kém trong giáo dục là: Tư duy giáo dục chậm được đổi mới… chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị

65


trường định hướng XHCN. Cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nội dung của đề tài có nên cơ sở lý luận phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường, thực tiễn cải cách giáo dục ở một số nước trên thế giới và các giải pháp phát triển giáo dục ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. tuy nhiên đề tài chỉ nêu những vấn đề mang tính định hướng chung về giải pháp phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường nói chung chứ không đi sâu phân tích về phát triển giáo dục trong các trường đại học cao đẳng ngoài công lập đặc biệt là những trường tư thục do vậy vấn đề định hướng và tạo điều kiện để các trường tư thục phát triển một các bền vững là chưa có.

d) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam" do Giáo sư-TSKH Trần Hồng Quân phụ trách. Đề tài đã góp phần quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục, trong các trường ngoài công lập; xác định trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam là sản phẩm của công cuộc đổi mới Giáo dục đại học. Trên cơ sở phân tích những thành công và những vấn đề cần giải quyết, đề tài đã đưa ra một số đề xuất cụ thể như:

- Về hoàn thiện khung hành lang pháp lý, với những cơ chế chính sách Nhà nước: đầu tư hỗ trợ và khuyến khích phát triển đầu tư vào lĩnh vực Giáo dục đại học Việt Nam

- Đề xuất vấn để huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước ở các trường công lập; vấn đề Nhà nước đầu tư vào các trường ngoài công lập; từ đó sự phân biệt trường công lập và ngoài công lập sẽ mở dần theo tình hình đan xen sở hữu tồn tại trong cả hai loại trường này.

- Một số kiến nghị về kiểm định chất lượng, về đào tạo đội ngũ về hiện đại hoá nội dung chương trình phương pháp.

- Những đề xuất về cơ chế tài chính về công khai minh bạch, về kiểm tra kiểm soát, về tính tự chủ của các cơ sở đào tạo. Một số kiến nghị về đất đai, thuế, tín dụng ưu đãi…

e) Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng ở Việt Nam” năm 2009 là tài liệu gồm nhiều bài viết của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các dịch giả ở trong và ngoài nước. Trong tài liệu có nêu tương đối đầy đủ và chi tiết các vấn đề về quản lý giáo dục trong đó có các trường tư thục, tuy nhiên trong tài liệu chưa nêu được nhiều các vấn đề về công tác quản lý nhà nước mà đặc biệt là đối với các trường tư thục. Ngoài ra còn rất nhiều cuộc hội thảo về hoạt động của các trường tư thục trong thời gian gần đây.

66


F) Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài: các cuộc hội thảo, các báo cáo khoa học, các tài liệu viết về lĩnh vực này như Đề án quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2010-2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo (2007); Tạp chí tia sáng về quyền tự

chủ

và trách nhiệm xã hội của tác giả

Phạm Phụ

(2006); Giáo dục Việt Nam

nguyên nhân của sự xuống cấp và cải cách cần thiết của tác giả Vũ Quang Việt (2008); World Bank Cải cách giáo dục ở Trung Quốc 1995-tài liệu dịch ra tiếng Việt; Mô hình quản lý nhà trường của Mc Nay (1995); Mô hình kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Kirkpatrick và Hamblin; Đề cập đến công tác tuyển sinh của Robin Matross Helms(2008)… tuy nhiên những tài liệu này chỉ đề cập đến một số khía cạnh của công tác quản lý, chưa có nghiên cứu tổng quan về QLNN đối với khu vực này.

Tóm lại với những tài liệu đã nghiên cứu trên cho thấy hiện nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hệ thống các trường tư thục, nên đề tài “Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam” cần phải được nghiên cứu nhằm giúp cho khu vực này ngày càng nâng cao được hiện quả hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.

1.5 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Để quản lý tốt khu vực này cần phải có những cơ sở lý luận hết sức đầy đủ, cụ thể và toàn diện. Qua phân tích và khảo sát các nhà quản lý giáo dục, nội dung quản lý nhà nước có thể tóm tắt thành những điểm cơ bản như:

(1) Công tác xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới hệ thống các trường ĐH-CĐ trong đó có trường tư thục; (2) Các văn bản quy phạm pháp pháp luật dùng để điều chỉnh toàn bộ hệ thống đó; (3) Các cơ chế chính sách tác động lên hệ thống, (4) Cuối cùng là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của hệ thống giáo dục ĐH-CĐTT. Các nội dung này cũng là các tiêu chí phục vụ cho việc phân tích, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với khu vực này ở các chương tiếp theo.

Sản phẩm GĐĐH-CĐ trong nền kinh tế thị trường được coi là một loại sản phẩm dịch vụ, được coi là một loại hàng hóa đặc biệt. Do vậy để quản lý các loại hình dịch vụ này hoạt động tốt hơn, nhà nước cần phải có một hình thức quản lý mang tính đặc thù mà nội dung chủ yếu của nó như đã được trình bày ở trên. Ở

hầu hết các nước trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề

trên. Họ không chỉ dừng lại

ở góc độ nghiên cứu hỗ trợ cho việc

hoàn thiện

QLNN đối với khu vực này mà còn đi sâu vào tìm kiếm và nhận thức tốt hơn về cả hai mặt tác động tích cực và tiêu cực của nó.

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí