Thực Trạng Công Tác Quản Lý Giáo Dục Tư Tưởng Chính Trị, Đạo Đức Cho Sinh Viên Ở Trường Cđ Kinh Tế - Tài Chính Tỉnh Thái Nguyên


2.2- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - TÀI CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN

2.2.1- Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về vai trò của giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên ở Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên

* Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

Trong những năm qua quy mô đào tạo của nhà trường ngày càng tăng cao, đa dạng các loại hình đào tạo, số lượng sinh viên ngày càng tăng, chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao là nhờ những thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ổn định về an ninh chính trị sự chuyển biến đi lên theo đường lối đổi mới của đảng, của ngành đồng thời được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cùng với sự phối kết hợp của chính quyền địa phương nơi trường đóng. Đảng ủy Ban Giám Hiệu nhà trường, các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã xác định công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bởi lẽ Sinh viên là linh hồn của sứ mạng nhà trường là trung tâm của quá trình giáo dục &đào tạo, mọi hoạt động giảng dạy và phục vụ của nhà trường đều lấy SV làm trung tâm,được nhà trường đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ cho sinh viên. Từ đó Nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên vô cùng quan trọng, nó là cơ sở, là tiền đề để các nhà quản lý xác định mục tiêu giáo dục, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 1 ở phần phụ lục 1 và thu được kết quả ở bảng 2.4:


Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên nhà trường.


Nội dung nhận thức

SL

%

Giúp SV hình thành ý thức công dân

2/35

5,7

Giúp SV ý thức về chủ trương đường lối chính sách của

Đảng và Nhà nước


5/35


14,2

Giúp SV có tinh thần ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc


3/35


8,5

Giúp sinh viên phát triển nhân cách

3/35

8,5

Tất cả các nội dung trên

29/35

82,85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính tỉnh Thái Nguyên - 5

Qua kết quả ở bảng 2.4 cho thấy có đa số cán bộ quản lý nhà trường đã nhận thức đúng về ý nghĩa của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong nhà trường chiếm tỷ lệ 82,85 %. Đây là yếu tố thuận lợi làm cơ sở để triển khai và tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những cán bộ quản lý nhà trường hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên ở trường Cao Đẳng KT-TC Thái Nguyên. Vì đây là vấn đề đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là cần phải có một tư tưởng xuyên suốt và đồng bộ trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong nhà trường. Hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong nhà trường phụ thuộc không nhỏ và nhận thức của cán bộ giảng viên trong nhà trường, vì vậy để tìm hiểu thêm điều này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 ở phần phụ lục 2 và điều tra trên giảng viên cho thấy kết quả ở bảng 2.5:


Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ giảng viên về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường CĐKTTC Thái Nguyên.


Nội dung nhận thức

SL

%

1. Giúp SV hình thành ý thức công dân

11/88

22

2. Giúp SV ý thức về chủ trương đường lối chính sách của

3. Đảng và Nhà nước


3/88


3,4

4. Giúp SV có tinh thần ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng, ý

thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc


7/88


7,9

5. Giúp sinh viên phát triển nhân cách

9/88

10,2

6.Tất cả các nội dung trên

73/88

82,95


Qua kết quả bảng 2.5 cho thấy có 82,95 số cán bộ giảng viên có nhận thức đúng về ý nghĩa của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên điều này hoàn toàn trùng hợp với nhận thức của cán bộ quản lý về ý nghĩa của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên, đây là yếu tố thuận lợi cho công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đao đức cho sinh viên trong nhà trường. Bởi vì nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục người học. Sự đồng thuận về nhận thức giữa các nhà quản lý và cán bộ giảng viên sẽ là nhân tố tích cực góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này chúng tôi tìm hiểu về nhận thức của cán bộ quản lý và của giáo viên qua câu hỏi số 2 số 3 ở phần phụ lục 1 và phụ lục 2 với mục đích là ghi nhận thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên Trường Cao Đẳng KT-TC Thái Nguyên về mục tiêu, nội dung của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên, qua khảo sát thấy 100% cán bộ quản lý và giảng viên đều có nhận thức đúng.về mục đích và nội dung của giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên. Đây là một trong


điều cần thiết để hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV trong nhà trường đi đúng hướng, đáp ứng với yêu cầu của công tác học sinh, sinh viên và yêu cầu của xã hội đặt ra. Đồng thời tạo dựng cho người học có được lập trường tư tưởng chính trị vững vàng trước những tác động của xã hội. Đứng trước một xã hội không ngừng biến đổi thì điều quan trọng nhất là phải tạo cho thế hệ trẻ có được nhận thức đúng, có lập trường tư tưởng vững vàng, có động cơ đúng đắn trong quá trình phấn đấu, rèn luyện. Điều đó đã được cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường nhận thức đúng.

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên của Trường CĐKTTC TN

Qua khảo sát chúng tôi thu được các thông tin sau: 100% cán bộ quản lý nhà trường đều có ý kiến để tiến hành giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong trường thì các biện pháp mà nhà quản lý của trường đã tiến hành đó là:

- Lập kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV

- Tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV

- Chỉ đạo các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV

- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên. Qua khảo sát chúng tôi được biết Ban Giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ cho phòng chức năng là phòng Công tác học sinh, sinh viên thừa lệnh hiệu trưởng, phối hợp với các khoa, phòng chức năng và các lực lượng như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong nhà trường để lập kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong trường và tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó theo đơn vị trường và theo đơn vị cấp khoa. Tìm hiểu về công tác lập kế hoạch giáo dục của nhà trường chúng tôi thấy có 31/33 ý kiến chiếm 93,9 % cán bộ quản lý cho biết kế hoạch giáo dục


tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên được xây dựng dựa trên kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, kết hợp với chỉ đạo của vụ công tác học sinh, sinh viên, những chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên về công tác học sinh sinh viên trên địa bàn. Điều đó khẳng định phòng chức năng của nhà trường đã có những căn cứ xác thực và đúng đắn để xây dựng kế hoạch giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong trường. Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua sử dụng phiếu hỏi và qua phỏng vấn trực tiếp chúng tôi thu được kết quả như ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Công tác tổ chức quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV của trường Cao Đẳng KT-TC Thái Nguyên


Nội dung biện pháp

Số lượng

%

Thành lập ban chỉ đạo giáo dục tư tưởng, chính trị,

đạo đức cho SV

33/33

100%

Xây dựng các lực lượng tham gia giáo dục

25/33

75,7

Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục

23/33

69,69

Thành lập ban thi đua, ban kiểm tra, đánh giá kết quả

giáo dục

27/33

81,81

Các biện pháp khác




- Qua kết quả ở bảng 2.6 cho thấy 100% ý kiến của cán bộ quản lý đều cho rằng để tổ chức tốt hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo gồm các thành viên sau:

- Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng nhà trường là trưởng ban

- Phó hiệu trưởng phụ trách học sinh, sinh viên phó ban

- Trưởng phòng công tác học sinh sinh viên uỷ viên

- Bí thư Đoàn thanh niên nhà trường uỷ viên

- Chủ tịch Công đoàn nhà trường uỷ viên


- Chủ tịch Hội sinh viên nhà trường uỷ viên

- Các trưởng khoa, tổ trưởng bộ môn, trưởng phòng đào tạo & nghiên cứu khoa học, khảo thí & đảm bảo chất lượng.

Tuy nhiên việc xây dựng lực lượng tham gia giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV của nhà trường đã được tiến hành nhưng lại chưa được cán bộ quản lý nhận thức và biết đến một cách triệt để, do đó chỉ có 75,7% cho rằng nhà trường đã tiến hành xây dựng các lực lượng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên. Trong khi đó trong kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên của nhà trường đã xác định rõ các lực lượng tham gia công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên của Trường Cao Đẳng KT-TC Thái Nguyên bao gồm các tổ chức. Đảng ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng công tác học sinh, sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, các phòng chức năng nhà trường, cán bộ lãnh đạo, quản lý các khoa,Tổ bộ môn, giảng viên giảng dạy các môn học, tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường và hoạt động tự giáo dục, tự quản của tập thể sinh viên và của mỗi sinh viên trong nhà trường.

Bên cạnh đó việc xây dựng và chuẩn bị cơ sở vật chất của nhà trường cũng chưa được tốt nên chỉ có 69,69% ý kiến cho rằng nhà trường đã tiến hành biện pháp này. Trong quá trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong nhà trường thì yếu tố cơ sở vật chất là yếu tố đóng vai trò là điều kiện cần thiết cho quá trình giáo dục tiến hành có hiệu quả. Qua khảo sát cho thấy nhà trường đã tiến hành tương đối tốt công tác thi đua, kiểm tra đánh giá các kết quả của hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên, chính biện pháp này sẽ có tác dụng tạo động lực cho sinh viên học tập và rèn luyện tốt để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.


Để tìm hiểu công tác chỉ đạo của nhà trường về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 phần phụ lục I và thu được kết quả ở bảng 2.7.

* Thực trạng về công tác chỉ đạo của nhà trường về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên

Bảng 2.7. Thực trạng công tác chỉ đạo của nhà trường về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên


STT

Nội dung biện pháp chỉ đạo

Số lượng

%

1

Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục thông qua

dạy học môn học chính khoá

27/33

81,81

2

Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục thông qua

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

9/33

27,27

3

Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục thông qua

hoạt động tự quản của sinh viên

15/33

45,45

4

Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục thông qua

thực hiện tuần công tác học sinh, sinh viên.

33/33

100%

5

Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục thông qua

hoạt động ngoại khoá của các môn học

7/33

21,21

6

Qua kiểm tra, đánh giá kết quả tư tưởng chính

trị của sinh viên.

32/33

96,96


Qua kết quả bảng 2.7 cho thấy 100% ý kiến của cán bộ quản lý đánh giá rằng nhà trường đã chỉ đạo hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, cho sinh viên thông qua tuần sinh hoạt công dân, điều này dễ hiểu và ai cũng nhận thức được và coi đây là hoạt động chính của nhà trường về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức học sinh, sinh viên của nhà trường. Biện pháp chỉ đạo thứ hai mà nhà trường đã làm tốt đó là biện pháp chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV của nhà trường đạt 96,96% ý kiến của cán bộ quản lý, hoạt động thứ ba được nhà


trường quan tâm chỉ đạo tiến hành giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên đó là tiến hành thông qua hoạt động dạy học các môn học chính khoá, đây là con đường cơ bản và thuận lợi nhất để giáo dục sinh viên có 81,81% ý kiến. Bởi vì thông qua hoạt động dạy học giảng viên có thể giáo dục ý thức đạo đức, giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên một cách dễ dàng thuận lợi, giúp người học có thể hiểu vấn đề và thực hiện các vấn đề đó một cách tự giác. Hoạt động này có thể giúp nhà trường tiến hành công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức thường xuyên, liên tục, hiệu quả. Bên cạnh đó các biện pháp chỉ đạo của nhà trường qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua hoạt động ngoại khoá chưa được thực hiện một cách triệt để mới chỉ đạt có 27,27% và 21,21%. Điều đặc biệt quan trọng đó là hoạt động tự quản, tự giáo dục của sinh viên thì lại chưa được các nhà quản lý quan tâm một cách triệt để mới chỉ đạt có 45,45%. Đáng lẽ ra đây phải là biện pháp hàng đầu bới vì hơn ai hết sinh viên phải là người tự ý thức, tự rèn luyện thì mới đạt được kết quả cao trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Không ai có thể học tập và rèn luyện thay người học, thầy có giỏi bao nhiêu nhưng trò không tích cực học tập và rèn luyện thì cũng không có kết quả.

* Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức của nhà trường cho sinh viên

Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 phần phụ lục I và thu được kết quả ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho viên của trường Cao Đẳng KT-TCTN

TT

Nội dung biện pháp

Số lượng

%

1

Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường

33/33

100

2

Kiểm tra đạo đức, ý thức, tác phong của sinh viên

33/33

100

3

Kiểm tra kết quả tham gia các hoạt động của sinh viên.

24/33

72,27

4

Phát huy vai trò tự đánh giá của sinh viên và của





tập thể sinh viên.

19/33

57,57

5

Chấm bài thu hoạch của sinh viên sau tuần sinh

hoạt công dân và công bố kết quả cho sinh viên.


0/33


0

6

Các biện pháp khác.



Nhìn vào bảng 2.8 cho thấy biện pháp kiểm tra, đánh giá giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức của sinh viên được nhà trường quan tâm nhất đó là kiểm tra thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường và kiểm tra ý thức đạo đức, tác phong của sinh viên chiếm tỷ lệ 100%. Tuy nhiên biện pháp kiểm tra kết quả tham gia các hoạt động của sinh viên lại chỉ đạt 72,72% và biện pháp tự kiểm tra, tự đánh giá của sinh viên chưa được nhà trường phát huy và tận dụng mới chỉ đạt có 57,57%. Điều đáng quan tâm nhất là biện pháp đánh giá kết quả thu hoạch của sinh viên qua tuần sinh hoạt công dân lại không được thực hiện, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong nhà trường và phần nào không tạo được động lực cho việc học tập rèn luyện của sinh viên. Vì kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục sẽ gắn trách nhiệm của giảng viên và sinh viên với hoạt động, tạo động lực và ý thức trách nhiệm học tập và rèn luyện cho sinh viên, giúp sinh viên không ngừng phấn đầu vươn lên dành kết quả cao trong hoạt động. Qua phân tích kết quả một số bài viết thu hoạch của sinh viên chúng tôi nhận thấy chất lượng bài viết không được tốt, không có chiều sâu chủ yếu mang tính chất quản lý sinh viên về mặt quân số tham gia học tập, cho nên sinh viên đại đa số chép bài của nhau hoặc làm cho có bài là được chất lượng bài viết không quan trọng. Do đó các nhà quản lý của nhà trường cần quan tâm xem xét vấn đề này và tìm cách khắc phục, nhằm tạo động lực cho quá trình tham gia, học tập, rèn luyện của sinh viên. Việc đánh giá kết quả của tuần sinh hoạt

công dân sẽ giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu của hoạt động giáo dục,


gắn trách nhiệm của giảng viên giảng dạy nội dung này với kết quả đạt được ở người học, gắn trách nhiệm của sinh viên với việc học tập rèn luyện trước những yêu cầu và nội dung đề ra.

* Thực trạng về các lực lượng chính tham gia giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên

Khảo sát ý kiến của các nhà quản lý và qua trực tiếp trò chuyện với giảng viên và cán bộ quản lý của nhà trường thì phần lớn ý kiến cho rằng lực lượng chính đảm nhận vai trò giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên là: Đảng uỷ, lãnh đạo nhà trường, phòng công tác học sinh, sinh viên, các cán bộ quản lý của phòng ban, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, lãnh đạo các khoa, giáo viên chủ nhiệm lớp và toàn thể cán bộ giảng viên của nhà trường, như vậy Trường Cao đảng Kinh Tế - TC Thái Nguyên đã huy động được nguồn lực tham gia giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên tương đối dồi dào và có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên còn một nguồn lực giữ vai trò vô cùng quan trọng mà nhà trường cần khai thác đó là định hướng cho sinh viên khai thác những thông tin mang tính thời sự trên mạng, trong các báo điện tử để nắm bắt kịp thời tình hình thời sự trong và ngoài nước. Điều này chưa được nhà trường quan tâm và khai thác một cách hiệu quả.

* Thực trạng về nhận xét đánh giá của sinh viên về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên của Trường CĐKTTCTN

Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số1 phần phụ lục 3 và thu được kết quả như ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đánh giá của SV về hoạt động GD tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV của trường CĐ Kinh tế tài chính


Ý kiến đánh giá

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Số lượng

19

101/240

119/240

2/240

Tỷ lệ %

7,9

42,1

49,5

0,8


Qua bảng 2.9 cho thấy nhận xét đánh giá của SV về hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV của trường CĐKTTC chưa được tốt lắm vì vẫn còn có 49,5% ý kiến của SV cho là bình thường và còn có 0,8 % ý kiến cho là chưa tốt. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới những nhận xét và đánh giá nêu trên? Để tìm hiểu sâu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 3 nhằm khảo sát về mức độ tiến hành hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên của trường và thu được kết quả bảng 2.10.

Bảng 2.10. Mức độ tiến hành giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV của trường CĐ Kinh tế tài chính


Mức độ

Rất Thường xuyên

Thường xuyên

Không TX

Số lượng

9/240

159/240

72/240

Tỷ lệ %

3,7

66,3

30


Qua bảng 2.10 cho thấy hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV của trường Cao Đẳng KT-TC Thái Nguyên chưa được tiến hành một cách thường xuyên vẫn còn có 30 % ý kiến cho rằng hoạt động giáo dục này chưa được thường xuyên trong khi đó các biện pháp chỉ đạo của nhà trường có tới 81,81% ý kiến của các nhà quản lý là chỉ đạo thực hiện qua dạy học các môn học chính khoá. Điều này khảng định các biện pháp chỉ đạo thực hiện của nhà trường chưa được tiến hành một cách đồng bộ và triệt để, cán bộ giảng viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường chưa quan tâm sâu sắc tới công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên. Hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên qua hoạt động dạy học chưa được khai thác một cách triệt để. Qua bảng 2.10 cho thấy chỉ có 66,3% ý kiến cho rằng hoạt động này được tiến hành thường xuyên. Điều này lại trái ngược hoàn toàn với đánh giá nhận xét của cán bộ giảng viên, qua dùng câu hỏi khảo sát ở mẫu phiếu 2 chúng tôi thu được 100% giảng viên đều cho rằng nhà trường đã tiến hành công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức một

cách thường xuyên. Vậy vì sao lại có mâu thuẫn trong đánh giá giữa giảng viên


và sinh viên? Điều này thể hiện mức độ sâu sắc của nội dung giáo dục chưa tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với sinh viên, làm cho sinh viên chưa cảm nhận được, chưa thẩm thấu được nội dung giáo dục. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới thực trạng trên.

Để tìm hiểu về những hoạt động mà sinh viên tham gia nhằm tăng cường công tác tự giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên của nhà trường chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phần phụ lục 3 và thu được kết quả bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng tham gia hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức của sinh viên do nhà trường tổ chức


Loại hoạt động

SL

%

Tuần sinh hoạt công dân

233

97,08

Hoạt động theo chủ đề của Đoàn TN

89

37,08

Hoạt động ngoại khoá do nhà trường tổ chức

99

41,25


Qua kết quả của bảng 2.11 cho thấy hoạt động mà sinh viên tham gia nhiều nhất đó là tuần sinh hoạt giáo dục công dân do nhà trường tổ chức, có tới 97,08% sinh viên tham gia điều này dễ lý giải bởi đầu năm học nhà trường thường dành một tuần để tổ chức cho sinh viên học tập nghiên cứu về quy chế đào tạo về các quan điểm chỉ đạo mục tiêu, nội dung, kế hoạch giáo dục của nhà trường, các vấn đề thời sự... Coi đây là một tuần sinh hoạt bắt buộc mà tất cả sinh viên phải tham gia. Bên cạnh chúng tôi thấy hoạt động theo chủ đề do Đoàn Thanh Niên tổ chức lại chỉ có 37,08% sinh viên tham gia, đây là con số mà các nhà quản lý cần quan tâm bởi vì hoạt động của Đoàn là hoạt động có thể tiến hành công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên một cách thuận lợi nhất, dễ dàng nhất nhằm giúp nhà trường phát huy vai trò tự quản, tự giáo dục của sinh viên thì lại không thu hút được sự tham gia của sinh viên. Do đó các nhà lãnh đạo và quản lý nhà trường cần tìm hiểu tại sao

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí