Thực Trạng Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Các Nguồn Tài Chính Huy Động Ngoài Ngân Sách Nhà Nước Đối Với Các Trường Đại Học Công Lập


xã hội và nhân văn bao gồm đề tài, dự án cấp Nhà nước, đề tài dự án cấp bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, đề tài, dự án cấp Bộ, tỉnh, thành phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mục tiêu, nội dung, yêu cầu về sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và dự toán kinh phí.

Quy trình lập, phân bố và giao dự toán chi NSNN cho các tổ chức chủ trì đề tài, dự án được thực hiện theo quy định hiện hành của luật NSNN. Để thống nhất việc xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí của các đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng NSNN, liên bộ BTC - Bộ KH&CN đã có hướng dẫn tại thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.

Số lượng định suất kinh phí nghiên cứu cho từng trường được dựa trên những căn cứ: (1) đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên cơ hữu; (2) số nghiên cứu sinh mà trường đang đào tạo; (3) trường trọng điểm hay không trọng điểm; (4) kết quả và hiệu quả hoạt động NCKH như đề xuất tốt các nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước; số bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước; mức độ gắn kết các hoạt động KHCN với đào tạo; giá trị ứng dụng thực tế của hoạt động KHCN).

Hộp 1: Nội dung phân bổ ngân sách cho giáo dục còn phức tạp, bất cập theo ý kiến nhận định của các chuyên gia

Chuyên gia bộ tài chính cho biết “Chính phủ cam kết dành NSNN cho giáo dục và đào tạo đạt tỷ lệ khoảng 20% tổng chi NSNN trước năm 2010 và năm 2016 đạt khoảng 10% tổng chi ngân sách GD&ĐT dành cho giáo dục đại học (GDĐH) bao gồm cả học phí. Tuy nhiên, nếu không tính học phí thì GDĐH chỉ còn được nhận 4% tổng chi ngân sách. Bên cạnh đó, có sự phân tán rõ nét trong cơ chế phân bổ ngân sách từ các bộ chủ quản và các địa phương. Năm 2016 cả nước có 213 trường đại học, trong đó 153 trường đại học công lập, Bộ GD&ĐT quản lý trực tiếp 48 trường, các bộ khác 80 trường, chính quyền địa phương 23 trường và 2 Đại học Quốc gia trực thuộc Chính phủ.

GS.TS. Nguyễn Khắc Minh (Đại học Thăng Long) chỉ ra từ số liệu thống kê của Việt Nam cho thấy có mức đầu tư cho giáo dục đào tạo lên tới 20% ngân sách trong những năm trước 2010, nhưng ngân sách GDĐH nói riêng còn bất hợp lý. Cách phân bổ ngân sách hiện tại không tạo động lực cho các trường trong việc nâng


cao chất lượng đào tạo các ngành cần nhiều chi phí, mặc dù xã hội có nhu cầu cao.

GS.TS Nguyễn Khắc Minh cũng chỉ ra cơ sở để phân bổ NSNN chưa gắn với tiêu chí chất lượng và kết quả đầu ra. Về phương thức, chưa thực hiện xây dựng chính sách phân bổ NSNN dựa trên đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công mặc dù đã có các văn bản pháp luật liên quan. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng đào tạo và hiệu quả nghiên cứu trong các trường đại học.

TS. Nguyễn Thạc Hoát (Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho rằng cần phải xác định và đưa ra các tiêu chí đối với từng trường hoặc từng nhóm trường để cấp ngân sách một cách hợp lý. Mức phân bổ ngân sách hiện tại còn nhiều bất cập trong bối cảnh hội nhập và phát triển như hiện tại, cần phải có những giải pháp “sát sườn” hơn và phù hợp hơn với thực tiễn đặt ra.

TS. Nguyễn Thạc Hoát cho rằng có nhiều bên liên quan tham gia vào quá trình phân bổ ngân sách cho các trường đại học. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phân bổ ngân sách, làm cho quá trình phân bổ ngân sách trở nên phức tạp. Bên cạnh đó, sự trì trệ của chính sách và những hạn chế trong chính sách cũng gây ra những hiệu ứng không tốt các chỉ tiêu tuyển sinh, trong phân bổ ngân sách và xác định các mức học phí cũng như học bổng.

Chuyên gia Bộ GD&ĐT cho rằng cần phải sự phối hợp chặt chẽ của Bộ GD&ĐT, Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính trong việc đổi mới phương thức phân bổ ngân sách cho GDĐH một cách hợp lý để khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được bộc lộ rõ trong thời gian qua. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt cơ chế để cho phép Bộ GD&ĐT biết và giám sát việc phân bổ ngân sách thực tế đối với các trường ở các tỉnh và các bộ khác.

3.2.3. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính các nguồn tài chính huy động ngoài ngân sách Nhà nước đối với các trường Đại học công lập

Thực chất cơ chế quản lý tài chính các nguồn tài chính ngoài NSNN là việc Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách để huy động các nguồn lực tài chính tăng cường cho cơ sở đào tạo công lập theo hướng tự chủ cho CSĐT, đặc biệt là tự chủ tài chính. Trong đó cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước chủ yếu là ban hành chính sách và giám sát việc thực hiện chính sách, còn quản lý cụ thể nguồn lực tài chính phục vụ cho quá trình đào tạo chủ yếu được thực hiện bởi quy chế huy động, sử dụng, phân phối theo quy chế thu, chi nội bộ của các CSĐT. Từ phía QLNN,


luận án đánh giá quá trình ban hành thực thi các chính sách như sau:

3.2.3.1. Thực trạng thực thi chính sách học phí

Thu học phí cho phép các trường ĐHCL bù đắp sự thiếu hụt mà NSNN không đủ trang trải cho nhà trường. Thu học phí không những có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị- xã hội, tạo sự hiểu biết và tự giác của nhân dân trong việc đóng góp một phần kinh phí cho sự nghiệp đào tạo. Thu học phí bảo đảm tính công bằng hợp lý nhằm huy động có hiệu quả sự đóng góp của nhân dân.

Từ năm 1989, Nhà nước đã tạo cơ chế thu học phí sinh viên. Thời gian qua, Nhà nước có những cơ chế, chính sách quản lý tài chính cụ thể, quan trọng trong việc quản lý và sử dụng học phí như:

Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về xã hội hoá giáo dục đào tạo, Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở GD&ĐT công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLB/GD&ĐT-TC ngày 31 tháng 8 năm 1998 của liên Bộ GD&ĐT và BTC hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở GD&ĐT công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 20 tháng 6 năm 2003 của liên Bộ GD&ĐT và BTC hướng dẫn quản lý thu, chi học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập, Quyết định số 1313 /QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và GDĐHCL thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009 - 2010, Nghị định số 49/2010/NĐ- CP ngày 14/3/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày


27/8/2021 về việc quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong giáo dục đào tạo thay thế cho Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 145/2018/NĐ-CP nhằm tháo gỡ quy định về mức trần học phí. Trong đó ghi rõ căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước và các chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, HĐND cấp tỉnh quyết định khung và mức tăng học phí hàng năm không quá 7,5%/năm từ năm học 2023-2024; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập xác định mức học phí tương ứng với mức độ tự chủ tài chính và kiểm định chất lượng theo quy định, mức tăng học phí không quá 12,5%/năm từ năm học 2026-2027. Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, việc xác định mức thu học phí phụ thuộc vào khả năng tự chủ tài chính như sau:

- Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, mức học phí được xác định mức không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 81.

-Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, mức học phí được xác định mức thu với từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 81.

- Đối với chương trình đào tạo (chất lượng cao) của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định hoặc chương trình đào tạo đạt mức kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài, chuẩn quốc tế hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành và thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

Cơ chế thu học phí sinh viên được Chính phủ quy định theo khung mức học phí, loại sinh viên miễn (giảm) học phí các trường ĐHCL được phép cân nhắc và quyết định mức học phí mà sinh viên phải trả. Đối với các chương trình đào tạo thuộc hệ chính quy đại trà của các trường ĐHCL, mức học phí được xác định dựa


trên nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa Nhà nước và sinh viên. Ngoài các chương trình đào tạo chính quy, Nhà nước cho phép các cơ sở đào tạo tổ chức các chương trình đào tạo ngoài chính quy như: đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn đào tạo văn bằng 2, đào tạo liên thông, liên kết đào tạo theo phương thức không chính qui, các cơ sở đào tạo được xác định mức học phí đảm bảo bù đắp chi phí thường xuyên tối thiểu tương ứng theo nhóm ngành nghề đào tạo.

Bên cạnh các chương trình giáo dục đại trà theo chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT, trong những năm gần đây, Chính phủ cho phép các trường mở thêm một số lớp có điểm thi tuyển đầu vào thấp hơn, và khuyến khích các trường đầu tư và thực hiện các chương trình chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Với các lớp, các chương trình này, nhà nước cho phép các trường thu học phí cao đảm bảo học phí có thể bù đắp đầy đủ Chi phí thường xuyên cho các chương trình đó.

Đối với các các chương trình thuộc hệ chính quy đại trà theo chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT ở các trường công lập, nhà nước quy định trần học phí cho mỗi lĩnh vực học tập. Căn cứ vào mức trần học phí do nhà nước quy định, các trường ĐH sẽ quy định mức học phí cho trường mình.

Nếu so sánh mức học phí với chi phí thường xuyên tối thiểu (chi phí này của một chương trình đào tạo được xác định dựa trên định mức sinh viên/giảng viên và tỷ trọng chi thanh toán cá nhân trong tổng chí thường xuyên và định mức chi cơ sở vật chất khác cho giáo dục đào tạo) thì học phí chỉ bằng từ 26% đến 60% tuỳ theo nhóm ngành đào tạo. Điều đó có nghĩa mức học phí hiện tại của các chương trình ĐH chính quy đại trà ở các trường công lập đang được nhà nước bao cấp khá nhiều ở tất cả các lĩnh vực đào tạo. Chi phí thường xuyên tối thiểu giữa các nhóm ngành đào tạo rất khác nhau.

Theo đánh giá trong các báo cáo gần đây của các cơ quan QLNN nguồn thu học phí từ người học chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng các nguồn thu bổ sung cho tài chính của GDĐH. Học phí là nguồn thu chủ yếu ngoài NSNN cấp của các trường ĐH và còn tiếp tục tăng, các nguồn khác khá khiêm tốn.


Có thể thấy rằng, ngoài nguồn NSNN cấp, nguồn tài chính chủ yếu của trường ĐHCL ở Việt Nam là học phí. Giai đoạn 1998 - 2011, học phí được Nhà nước quy định khung, không khác biệt giữa các trường khác nhau hay các ngành khác nhau. Mức thu học phí tại Việt Nam vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH. Tuy nhiên, bắt đầu từ giai đoạn 2010 - 2015 giai đoạn 2015-2021, khung trần học phí ĐHCL chương trình đại trà đã được điều chỉnh tăng bình quân khoảng 1,3 lần so với năm học trước đó, được quy định cụ thể tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP; Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ và được chia theo các nhóm ngành khác nhau (nhóm ngành về khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm thuỷ sản; nhóm ngành về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch; nhóm ngành y dược). Trong đó nhóm ngành về đào tạo y dược có mức trần tăng cao nhất so với các nhóm ngành còn lại [18].

Bảng 3.1. Học phí giai đoạn 2008 - 2014

Đơn vị: 1000 VNĐ/tháng/sinh viên


Ngành đào tạo

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

1. Nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế và luật, nông -

lâm, thuỷ sản


180


255


250


355


420


485


530

2. Nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật,

khách sạn du lịch


180


255


310


395


480


565


450

3. Nhóm ngành y dược

180

255

455

570

685

800

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển - 12

Nguồn: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010


Bảng 3.2. Học phí giai đoạn 2015 - 2021

Đơn vị: 1000 VNĐ/tháng/sinh viên


Khối ngành, chuyên ngành đào tạo

Năm học 2015-

2016

Năm học 2016-

2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-

2019

Năm học 2019-

2020

Năm học 2020-2021

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông,

lâm, thủy sản


610


670


740


810


890


980

2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách

sạn, du lịch


720


790


870


960


1.060


1.170

3. Y dược

880

970

1.070

1.180

1.300

1.430

Nguồn: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015

Cụ thể, năm học 1993-1994 khung học phí từ 20,000 đồng đến 60.000 đồng

/tháng/ sinh viên. Đến năm 1998-1999, khung học phí tăng lên 180.000 đồng/tháng/sinh viên và được duy trì cho đến năm 2008. Mức học phí năm 2008 chỉ bằng khoảng 54% mức học phí năm 2000 do lạm phát tăng. Năm 2009, học phí tăng lên 255.000 đồng/tháng. Từ năm học 2010-2014 cho đến năm học giai đoạn 2015- 2021, khung học phí tiếp tục tăng tuỳ theo ngành đào tạo, nhưng mức học phí này được cho là quá thấp so với nhiều nước trong khu vực [22].

Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định mức tăng học phí hàng năm không quá 7,5%/năm từ năm học 2023-2024 và không quá 12,5%/năm từ năm học 2026-2027. Mức tăng học phí đối với giáo dục đại học được chia thành 2 giai đoạn 2021-2022, 2022-2026 và 7 nhóm ngành cụ thể: Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh; Khoa học, pháp luật và toán; Kỹ thuật và công nghệ thông tin; Sản xuất, chế biến và xây dựng; Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y; Sức khỏe; Dịch vụ, du lịch và môi trường; An ninh, quốc phòng


3.2.3.2. Thực trạng thực thi các chính sách hỗ trợ tài chính

Song song với việc áp dụng chính sách học phí, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ người học như: miễn giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội và cho sinh viên vay tiền học. Riêng chính sách miễn giảm học phí chỉ áp dụng đối với các sinh viên học ở các trường công lập.

* Chính sách miễn học phí

Từ Nghị định 49/20010/ND-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/HĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí hỗ trợ Chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 đến Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Văn bản pháp quy này cũng quy định các đối tượng được miễn học phí ĐH, CĐ; bao gồm:

- Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022