chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 43/2006/NĐ-CP còn vướng một số hạn chế như: NSNN (NSNN) vẫn thực hiện cấp phát theo cách thức bình quân, chưa gắn kết việc giao kinh phí cho đơn vị với số lượng, chất lượng dịch vụ GD&ĐT, nên chưa khuyến khích các đơn vị nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra nguồn thu chính của các cơ sở GDĐH (GDĐH) là nguồn thu học phí với mức rất thấp, chỉ đáp ứng một phần nhỏ chi phí đào tạo, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục … Từ những tồn tại, hạn chế trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2021. Bộ GD&ĐT được giao chủ trì xây dựng quy định cho cơ chế tự chủ của cơ sở GDĐHCL và đã gửi lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và đã trình Chính phủ lấy ý kiến Thành viên Chính phủ (2 lần). Tuy nhiên, đến nay dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn chưa được thông qua.
- Đổi mới phương thức phân bổ kinh phí NSNN cho GDĐH theo hướng ưu tiên hỗ trợ mức NSNN cao hơn và giảm học phí đối với các ngành học khoa học cơ bản, các ngành học Nhà nước cần, nhưng không hấp dẫn với người học cũng như cơ sở đào tạo (chuyên ngành khoa học cơ bản, năng lượng nguyên tử, nghệ thuật truyền thống, nông lâm ngư nghiệp...). Giảm mức hỗ trợ kinh phí từ NSNN và tăng học phí đối với những chuyên ngành học theo nhu cầu cá nhân, những ngành học có khả năng xã hội hoá cao (chuyên ngành tài chính, ngân hàng, thương mại và một số chuyên ngành khác ).
- Đối với các cơ sở GDĐHCL được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành khó tuyển sinh, những ngành phục vụ phát triển kinh tế mũi nhọn,.., cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp, các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người: NSNN cấp kinh phí theo phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ trên cơ sở tính đủ các chi phí hoạt động để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn đầu ra.
Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng thực hiện cơ chế giao vốn bảo toàn phát triển vốn và hạch toán chi phí, quản trị như doanh nghiệp.
- Thứ hai, đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản đối với các trường đại học công lập:
+ Về học phí và các khoản thu sự nghiệp
Học phí hệ chính quy đối với các chương trình đại trà: Trên thực tế chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 về việc quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong giáo dục đào tạo thay thế cho Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 145/2018/NĐ-CP nhằm tháo gỡ quy định về mức trần học phí.
Học phí đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao: Căn cứ vào quy định của pháp luật và mức chi thường xuyên nhà nước cấp, thí điểm cho một số cơ sở đào tạo tự xây dựng mức học phí đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao tương xứng với các điều kiện đảm bảo chất lượng theo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí đào tạo và công bố công khai mức học phí của năm học và dự kiến toàn khoá đối với mỗi chương trình trước khi tổ chức tuyển sinh. Trường có trách nhiệm báo cáo Bộ GD&ĐT trước khi thực hiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Tài Chính Và Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Đối Với Giáo Dục Đại Học Công Lập
- Nội Dung Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Đối Với Gdđhcl Trong Bối Cảnh Hội Nhập Và Phát Triển
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Đối Với Giáo Dục Đại Học Công Lập Trong Bối Cảnh Hội Nhập Và Phát Triển
- Kinh Nghiệm Phân Bổ Ngân Sách Và Chính Sách Học Phí Của Nhật Bản
- Giới Thiệu Khái Quát Về Hệ Thống Giáo Dục Đại Học Của Việt Nam
- Phân Bổ Nsnn Cho Đối Với Các Trường Thuộc Bộ Gd&đt Quản Lý
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Học phí đối với các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo theo địa chỉ, theo đặt hàng của các địa phương doanh nghiệp. Bộ, ngành, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Trên cơ sở thoả thuận của các bên liên quan, các cơ sở đào tạo được quyết định các mức học phí, lệ phí tương xứng để đủ trang trải toàn bộ chi phí đào tạo, đồng thời hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Đối với các hoạt động dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trường được quyết định các mức thu, khoản thu cụ thể theo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.
+ Về sử dụng nguồn tài chính
Nguồn tài chính của các cơ sở đào tạo bao gồm:
Nguồn thu từ NSNN: (i) Kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên, (ii) Kinh phí thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao, (iii) vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ theo dự án và kế hoạch hàng năm, (iv) Vốn đối ứng các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, (v) Viện trợ ODA.
Nguồn thu hợp pháp khác: (1) Thu học phí, lệ phí từ người học, (2) Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, (3) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, (4) Đầu tư của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục theo quy định của pháp luật, (5) Tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà biếu, tặng cho của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước, (6) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trường được tự chủ trong việc lập kế hoạch: và sử dụng kính phí NSNN cấp thường xuyên và các nguồn thu hợp pháp khác để chi cho các hoạt động thường xuyên, tăng cường năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý nhà trường trên cơ sở chấp hành Qui chế chi tiêu nội bộ của trường và các quy định của nhà nước về quản lý tài chính.
Được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại để phản ánh các khoản kinh phí thuộc nguồn thu hợp pháp của trường (được sử dụng lãi tiền gửi ngân hàng như là một nguồn thu hợp pháp).
+ Về quản lý và sử dụng tài sản:
Các cơ sở đào tạo công lập được phép quản lý và sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017 để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP
ngày 06/6/2009 của Chính phủ và Nghị định số 04/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Đối với tài sản tự có, các trường quản lý và sử dụng theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của trường, trong đó: Được quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động theo quy hoạch phát triển trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham gia đấu thầu các hoạt động dịch vụ, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của trường; được sử dụng thương hiệu, uy tín, chất lượng, tài sản đầu tư từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn vay, vốn huy động của cán bộ giảng viên, viên chức trong trường để quyết định liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường và quy định của pháp luật.
Các hoạt động liên doanh, liên kết đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển và thực hiện các hoạt động dịch vụ của trường được hưởng ưu đãi theo quy định của Chính phủ quy định, tại Nghị định số 69/2008/HĐ- CP ngày 30/8/2008 và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
2.5. Kinh nghiệm một số nước đối với giáo dục đại học công lập và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tìm hiểu kinh nghiệm để phù hợp với nội dung của cơ chế quản lý tài chính là rất rộng và ở mỗi nước cũng khác nhau. Trong phạm vi luận án tập trung lựa chọn 2 vấn đề cơ bản nhất đó là: cách thức phân bổ NSNN (nguồn tài chính từ NSNN) và chính sách học phí (huy động nguồn tài chính ngoài NSNN). Đồng thời lựa chọn một số nước có trình độ GDĐH khác nhau từ nước có mức tương đồng với Việt Nam hiện nay đến những nước có mức độ phát triển ngày càng cao để có thể tham khảo cho lộ trình đổi mới GDĐHCL nói chung, cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐHCL nói riêng.
2.5.1. Kinh nghiệm phân bổ ngân sách và chính sách học phí của Mỹ
2.5.1.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ
Mỹ phân loại các cơ sở GDĐH cấp bằng ở Mỹ thành các nhóm lớn: cơ sở đào tạo công lập trong hai năm, hay các trường CĐ cộng đồng; cơ sở đào tạo tư nhân không vì lợi nhuận (trường ĐH nghiên cứu, các trường CĐ, một số cơ sở đào tạo hai năm có liên hệ với các tổ chức tôn giáo; các trường CĐ nữ sinh; các trường ĐH và CĐ cho người da đen…); các cơ sở đào tạo tư nhân vì lợi nhuận. Tuy các trường công lập chỉ chiếm 37,2% trên tổng số lượng các trường nhưng chiếm đến 73% số sinh viên [85].
Trách nhiệm quản lý các cơ sở GDĐH công thuộc về chính quyền các Bang. Mức độ và phương thức quản lý tại các Bang không giống nhau; có thể thông qua hình thức quản lý tại các Bang không giống nhau; có thể thông qua hình thức địa phương bầu ra ban quản trị để điều hành các trường CĐ cộng đồng, hoặc Thống đốc bang chỉ định một ban quản trị để điều hành, hoặc các cơ quan chức năng của Bang sẽ trực tiếp quản lý các trường theo chức năng mà không thành lập ra ban quản trị.
2.5.1.2. Phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học ở Mỹ
Theo số liệu báo cáo của Statista năm 2018, Mỹ đầu tư 2,5% GDP cho giáo dục đại học trong đó đầu tư công là 0,9% GDP, đầu tư tư nhân là 1,6% GDP. Chi tiêu cho giáo dục đại học bao gồm các khoản chi cho việc vận hành, bảo trì và xây dựng các trường cao đẳng cộng đồng công lập, các trường đại học và các cơ sở đào tạo sau đại học như trường luật và trường y.
Do Mỹ là nhà nước liên bang nên tài chính cho GDĐH được phân bổ theo ba cấp; chính quyền liên bang, chính quyền bang và chính quyền địa phương.
Phân bổ ngân sách của chính quyền liên bang cho giáo dục đại học
Việc phân bổ ngân sách cho GDĐH tại Mỹ được thực hiện với quan điểm hạn chế can thiệp từ Chính phủ và tuân theo cạnh tranh thị trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nguồn ngân sách của Chính phủ liên bang được dành cho hỗ trợ sinh viên và cho nghiên cứu khoa học. Các trường ĐH muốn tham gia vào các chương trình hỗ trợ tài chính của Chính phủ liên bang sẽ phải tuân thủ
nhiều yêu cầu mà Chính phủ liên bang đề ra, từ việc đào tạo giáo viên cho tới bình đẳng giới trong các hoạt động của nhà trường.
Phân bổ ngân sách của chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương cho giáo dục đại học
Ngân sách của bang đóng vai trò quan trọng đối với các trường ĐH. Trong năm 2013, trong tổng số 143,4 tỉ USD hỗ trợ cho hoạt động thường xuyên của GDĐH, 81,2 tỉ USD (57%) tới từ ngân sách bang và các địa phương (SHEEO, 2014) [106]. Từ năm 1977 đến năm 2019, chi tiêu của chính quyền tiểu bang và địa phương cho giáo dục đại học đã tăng từ 110 tỷ đô la lên 311 tỷ đô la (tăng 184 %). Năm 2019, chi tiêu của chính quyền tiểu bang và địa phương tương đương 9% chi tiêu chung trực tiếp của tiểu bang và địa phương. Theo tỷ trọng chi tiêu trực tiếp của chính quyền bang và địa phương, giáo dục đại học là khoản chi lớn thứ tư trong năm 2019 và gần bằng chi tiêu cho y tế và bệnh viện. Năm 2019, 89% chi tiêu cho giáo dục đại học dành cho chi phí hoạt động, như hướng dẫn, quản lý, nghiên cứu, thư viện, ký túc xá, nhà ăn và các dịch vụ khác của sinh viên hoặc giảng viên. 11% còn lại dành cho các khoản chi vốn như xây dựng và bảo trì [100].
Có hai cách phân bổ ngân sách của bang cho các trường, đó là dựa vào đầu vào (input-based funding) và dựa vào tình hình hoạt động (performance-based funding). Cách phân bổ dựa vào đầu vào thường dựa trên số sinh viên nhập học, số giảng viên, nhân viên và những nguồn lực khác cần có để cung cấp dịch vụ giáo dục. Tuy nhiên cách phân bổ này được cho là không còn hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang cần ngày càng nhiều hơn những lao động có trình độ ĐH (Tandbergj và Hillman, 2013) [107]. Cách phân bổ dựa vào tình hình hoạt động một hệ thống phân bổ ngân sách giáo dục của bang dựa vào các tiêu chí đo lường tình hình hoạt động cụ thể như tỉ lệ hoàn thành khoá học, hoàn thành tín chỉ, và hoàn thành bằng cấp. Cách phân bổ dựa vào tình hình hoạt động áp dụng ở 26 bang tại Mỹ trong khoảng thời gian giữa các năm 1979 và 2007 (Miao, 2012) [95]. Hiện nay, có 25 bang tại Mỹ thực hiện và 5 bang đang chuyển sang cách phân bổ này. Trên thực tế thì chi tiêu cho giáo dục đại học là một phần đáng kể của ngân sách
nhà nước nhưng một phần nhỏ trong chi tiêu của địa phương. Năm 2019, 18% chi tiêu chung trực tiếp của nhà nước dành cho giáo dục đại học so với 3% chi tiêu chung trực tiếp của địa phương. Chính quyền các bang chi ngân sách trực tiếp cho giáo dục đại học nhiều hơn các địa phương. Chính phủ liên bang đóng góp vào giáo dục đại học chủ yếu bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp cho sinh viên. Vào năm 2019, California, Florida, Illinois, Mississippi và Wyoming là những bang duy nhất mà chi tiêu trực tiếp của địa phương cho giáo dục đại học chiếm từ 25% trở lên tổng chi tiêu cho giáo dục đại học của bang.
2.5.1.3. Chính sách học phí của Mỹ
Theo Marcucci và Johnstone (2007) [91], tại Mỹ, mức học phí được ấn định ở cấp bang hoặc cấp địa phương. Mức học phí bình quân của các tổ chức GDĐH tại Mỹ có thể thấy sự chênh lệch đáng kể giữa học phí các trường công lập và tư thục, cũng như giữa các trường cung cấp các khoá học trong hai năm và bốn năm. Học phí của các trường tư thục bốn năm cao cấp hơn 3 lần học phí của các trường công lập (bốn năm) và gấp gần 10 lần học phí của các trường công lập đào tạo (hai năm).
Ngoài học phí và các khoản phí khác liên quan đến hướng dẫn (chẳng hạn như phí phòng thí nghiệm), phí giáo dục đại học bao gồm các khoản thu từ ký túc xá, nhà ăn của trường đại học và hiệu sách. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn tài trợ giáo dục đại học cũng thay đổi đáng kể trong hơn 40 năm qua. Cụ thể, chi phí giáo dục đại học trong tổng chi tiêu giáo dục đại học đã tăng từ 30% năm 1977 lên 40% tổng chi phí giáo dục đại học của tiểu bang và địa phương năm 2019. Học phí cộng với các khoản phí liên quan đến hướng dẫn khác là 96 tỷ đô la (31%) và các khoản phí khác có biên lai là 29 tỷ đô la (9%). Hơn nữa, riêng học phí đã tăng từ 19% chi tiêu giáo dục đại học năm 1977 lên 31% năm 2019. Học phí tính theo phần trăm chi tiêu cho giáo dục đại học tăng một phần là do các khoản trích lập trực tiếp của nhà nước trên mỗi sinh viên đã giảm trong giai đoạn này. Có nghĩa là, chi tiêu của tiểu bang và địa phương cho giáo dục đại học chỉ tăng trong giai đoạn này do tiền học phí tăng lên [100].
Một số bang có các chương trình trợ cấp cho các sinh viên cư trú và theo học tại các trường trong bang. Đôi khi những chương trình trợ cấp này được giới hạn
cho đối tượng sinh viên theo học tại các trường công lập trong bang. Tuỳ vào các bang mà các chương trình này có thể là trợ cấp dựa trên nhu cầu (need-based) hay trợ cấp dựa trên thành tích (merit-based). Nhiều bang cũng có các chương trình học bổng đặc biệt hoặc chương trình xoá nợ cho sinh viên được tuyển dụng cho các công việc có mức lương tương đối thấp nhưng lại đặc biệt quan trọng đối với bang sau khi tốt nghiệp
Các trường ĐH cũng như cung cấp các khoản trợ cấp cho sinh viên dựa trên khả năng tài chính hoặc dựa trên thành tích. Trợ cấp dựa trên thành tích là một cách mà những trường ĐH tại Mỹ thu hút sinh viên với thành tích học tập hoặc thể thao mạnh.
2.5.2. Kinh nghiệm phân bổ ngân sách cho giáo dục của Hàn Quốc
2.5.2.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những nước có nền GDĐH phát triển. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 70% thanh niên từ 24 đến 35 tuổi ở quốc gia 51,5 triệu người đã hoàn thành một số hình thức giáo dục đại học - tỷ lệ phần trăm cao nhất trên toàn thế giới và hơn 20% tỷ lệ đạt được tương đương ở Hoa Kỳ. Ở cấp đại học, các trường đại học của Hàn Quốc có ít danh tiếng toàn cầu hơn; tuy nhiên, quốc gia này được xếp hạng thứ 22 trong số 50 quốc gia trong Bảng xếp hạng các hệ thống giáo dục đại học quốc gia năm 2018 bởi mạng lưới 21 trường đại học nghiên cứu của Universitas.
Có thể nói rằng hệ thống GDĐH tại Hàn Quốc tương đối tập quyền. Các vấn đề quan trọng đối với việc quản lý các cơ sở GDĐH bao gồm các tiêu chí thành lập các trường ĐH và CĐ, việc thành lập các khoa, hạn ngạch sinh viên đầu vào, tuyển dụng, giờ tín chỉ… đều tuân theo các quy định và luật giáo dục. Bộ Giáo dục là cơ quan Chính phủ quan trọng trong việc theo dõi và điều phối các chính sách ĐH. Hội đồng GDĐH Hàn Quốc (The Korean Council for University Education - KCUE) là một cơ quan khác giữ vai trò điều phối GDĐH.
2.5.2.2. Phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học ở Hàn Quốc
Theo OECD (2013), tỉ lệ chi tiêu công GDĐH của Hàn Quốc là 0.7% GDP trong khi mức chi trung bình của OECD là 1,1%. Trợ cấp từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc