2.5. Các ưu, khuyết điểm, cơ hội và thách thức trong quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
2.5.1. Các ưu điểm
- Giám đốc có nhiều tâm huyết, kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động trong đơn vị.
- Nề nếp giảng dạy của GV và học tập của học viên được Giám đốc luôn luôn quan tâm theo dõi chỉ đạo, kiểm tra, xem đó là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục, làm nền tảng cho sự phát triển ổn định của Trung tâm.
- Phần lớn giáo viên giảng dạy tại Trung tâm an tâm công tác, nhiệt tình trách nhiệm và có tâm huyết giảng dạy đối với đối tượng học viên GDTX.
- Tập thể cán bộ, GV, CNV của Trung tâm luôn đoàn kết, nhất trí cao các chủ trương của Giám đốc đưa ra nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhân lực chất lượng cao tại Trung tâm.
2.5.2. Các nhược điểm
- Công tác quản lý chủ yếu làm theo kinh nghiệm năng lực quản lý còn nhiều bất cập; quản lý chỉ đạo chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả đặc biệt là công tác chỉ đạo dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học.
- Đội ngũ giáo viên còn một bộ phận không nhỏ chưa thực sự cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhiều người vẫn quan tâm nhiều đến việc dạy học bằng phương pháp thuyết trình, thầy đọc, trò chép, không chủ động trong việc khai thác vốn kinh nghiệm, vốn sống của người học trong quá trình dạy học, chưa thực sự quan tâm đến phát huy tính tích cực của người học trong giờ lên lớp.
- Giáo viên còn thiếu về số lượng, giáo viên có kinh nghiệm mũi nhọn còn ít, chất lượng giáo viên không đồng bộ cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học viên tại Trung tâm.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Sử Dụng Các Thiết Về Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học
- Giáo Viên Đánh Giá Mức Độ Công Tác Kiểm Tra Của Giám Đốc Trung Tâm Gdnn – Gdtx Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình Về Quản Lý Thực Hiện Chương Trình
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Dạy Của Giáo Viên Và Hoạt Động Học Của Học Viên
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Nâng Cao Trình Độ Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Của Giáo Viên Theo Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
- Tăng Cường Kiểm Tra Hoạt Động Chuyên Môn Của Giáo Viên
- Khảo Nghiệm Sự Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
- Nguồn tài chính của Trung tâm chủ yếu là do người học đóng góp. Nhưng phần lớn học viên của Trung tâm có hoàn cảnh khó khăn cho nên ảnh hướng đến việc thu học phí. Mặt khác, mức thu học phí hiện nay do nhà nước quy định cho các Trung tâm GDTX không còn phù hợp, thu không đủ chi cho các hoạt động của Trung tâm.
- Học lực của học viên phần lớn yếu, kém nhưng phải tiếp thu chương trình quá nặng; thái độ, động cơ học tập của học viên còn hạn chế đó chính là những cản trở lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong Trung tâm
2.5.3. Cơ hội
- Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương để phát triển GDTX. Điều quan trọng là luật giáo dục 2019 đã ghi nhận: GDTX là một ngành học song hành cùng GDCQ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt Trung tâm hướng nghiệp và GDTX tỉnh luôn được sự quan tâm của các ban ngành, các cấp lãnh đạo trong tỉnh đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Trung tâm.
- Thiết bị dạy học nói riêng cũng như CSVC nói chung đã được Sở GD và ĐT quan tâm trang bị, xây dựng như các trường THPT để phục vụ công tác đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học.
- Sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Ninh Bình nói chung và của huyện Kim Sơn nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư CSVC.
- Thiết bị dạy học cũng như môi trường tốt cho công tác dạy học tại Trung tâm.
2.5.4. Thách thức
- Nhận thức của xã hội, của các cấp lãnh đạo và của nhân dân về GDTX; về vai trò vị trí của GDTX còn hạn chế.
- Cơ chế, chính sách quy định cho Trung tâm GDTX chưa đủ, chưa phù hợp, chưa đồng bộ.
- Trong ngành học GDTX vẫn còn có tư tưởng về “Bệnh thành tích”, đặc biệt là đối tượng người lớn tuổi đi học có động cơ học tập không đúng, đối phó trong học tập, không tự giác, tính tích cực chưa cao. Một bộ phận giáo viên thỉnh giảng chưa tâm huyết với đối tượng GDTX.
- Sự quan tâm của hội cha mẹ học viên còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả trong việc phối hợp với Trung tâm để giáo dục học viên về mọi mặt.
- Vấn đề giữ được quy mô đào tạo cũng như sự phát triển Trung tâm ổn định là một thách thức không nhỏ, bởi vì trên địa bàn huyện Kim Sơn số trường ngoài công lập phát triển tương đối mạnh, tỉ lệ học sinh hàng năm không tăng, công tác phổ cập đã được hoàn thành việc cạnh tranh trong giáo dục đang trong thời kỳ phát triển tương đối mạnh. Đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, khẳng định vị thế của Trung tâm trong sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Tiểu kết chương 2
Việc quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình hiện nay còn nhiều bất cập, việc giảng dạy chưa được đổi mới về phương pháp, tình độ chuyên môn của giáo viên chưa được bồi dưỡng theo sự đòi hỏi của xã hội. Ý thức trách nhiệm, nhận thức về GDTX của giáo viên còn chưa được sâu sắc.
Quản lý hoạt động dạy học Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình về cơ bản đã thực hiện đúng như mục tiêu của quản lý dạy học nói chúng và có chú ý đến đặc thù iêng của GDTX. Vì vậy, trong công tác quản lý hoạt động dạy học của GDTX chưa tập trung vào quản lý việc dạy học của giáo viên, quản lý dạy học trên lớp là một mặt của công tác quản lý nhưng lại là mặt quan trọng nhất của công tác quản lý Trung tâm GDTX, công tác này có tác dụng trực tiếp tới chất lượng dạy học và sự phát triển của Trung tâm GDTX.
Các kết quả nghiên cứu ở chương này là những luận cứ thực tiễn làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận đã được trình bày ở chương 1 và vừa là căn cứ để xây dựng các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình hiện nay.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN KIM SƠN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
3.1. Bối cảnh hiện nay và các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý
3.1.1. Bối cảnh hiện nay
Chất lượng dạy học ở các nhà trường hiện nay đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên giáo dục ở các nhà trường còn bất cập về quy mô, nhất là chất lượng và hiệu quả. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục năng lực còn nhiều hạn chế, chưa đào tạo được một cách hoàn chỉnh nên không theo kịp với sự đa dạng và phức tạp của các hoạt động giáo dục trong quá trình đổi mới.
Đổi mới quản lý giáo dục nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học là điều cần thiết và cấp bách. Đội ngũ giáo viên đa số nhiệt huyết với nghề song còn yếu về chất lượng, môi trường và điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế, giáo viên được đào tạo ở nhiều loại hình trường, lớp nên chất lượng không đồng đều. Đồng thời, lại bị tác động của cơ chế thị trường nên có lúc chưa thật sự đáp ứng được nhiệm vụ cải cách giáo dục và yêu cầu của đổi mới kinh tế - xã hội, của yêu cầu CNH –HĐH đất nước.
Các nhà quản lý giáo dục phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học là một khâu đặc biệt quan trọng để đưa giáo dục tiếp cận với yêu cầu của tình hình mới.
Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ chính của trung tâm là tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học trên địa bàn, tạo cơ hội cho mọi người học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời.
Công tác quản lý trung tâm GDTX, nhất là quản lý hoạt động dạy học là một việc làm khó khăn, phức tạp, có những yêu cầu nghiêm khắc với người CBQL về nhiều mặt. Nó đòi hỏi Giám đốc phải có những kỹ năng, nghiệp vụ
nhất định để có thể đưa các hoạt động của trung tâm đi đúng hướng, biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục là phải nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục. Chiến lược giáo dục Việt Nam đến 2020 đã xác định một trong những giải pháp mang tính đột phá là : “Đổi mới quản lý giáo dục” và “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Trong chủ đề các năm học 2016-2017, 2017-2018 và 2018-2019 đã đề cập vấn đề : “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
3.1.2. Các Nguyên tắc
Việc đề xuất các biện pháp quản lý họat động dạy học của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
3.1.2.1. Bảo đảm tính đồng bộ của các biện pháp đề xuất
Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, điều hành hoạt động dạy học và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy học trong Trung tâm. Các hoạt động này nhằm tạo ra kỷ cương, nề nếp, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài Trung tâm, tạo ra được môi trường giáo dục lành mạnh nhằm nâng cao chất lựợng dạy học trong Trung tâm. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động và tham gia vào các biện pháp của đội ngũ giáo viên, CSVC - TBDH. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong Trung tâm.
3.1.2.2. Đảm bảo tính lý luận thực tiễn của các biện pháp đề xuất
Tính thực tiễn của các biện pháp đòi hỏi phải tìm các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) môi trường của Trung tâm GDTX trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.1.2.3. Đảm bảo tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà quản lý Trung tâm GDTX một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản lý Trung tâm (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được thực hiện một cách hiệu quả và được điều chỉnh để ngày càng hòan thiện.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình trong Bối cảnh hiện nay
3.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học, điều kiện cụ thể của trung tâm
a. Mục đích của biện pháp
Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học, điều kiện cụ thể của trung tâm nhằm thực hiện quy chế dạy học do Bộ giáo dục đào tạo ban hành luôn củng cố giữ gìn nề nếp kỷ cương trong dạy học.
- Thực hiện nghiêm túc Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX. Đó là các quy định về nội dung làm việc quy định về nề nếp chuyên môn, vận dụng vào thực tế đơn vị giúp cho cán bộ giáo viên hoàn thành tốt yêu cầu công việc, quản lý trên lĩnh vực dạy học nhằm thực hiện có hiệu quả những văn bản chung đã ban hành.
b. Nội dung thực hiện biện pháp
* Lập kế hoạch
Đầu năm học, lãnh đạo Trung tâm GDTX lên kế hoạch về việc xây dựng nề nếp hoạt động của Trung tâm trước hết:
- Tổng hợp các văn bản pháp quy của Bộ về quy định, quy chế chung về dạy học, (quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm GDTX Điều lệ trường
học, mục tiêu đào tạo, hồ sơ giảng dạy, quy định khen thưởng, kỷ luật, xét duyệt lên lớp, các tiêu chí...)
Chắt lọc các phần có liên quan đến nề nếp giảng dạy cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đã được ghi trong văn bản, đề ra những yêu cầu cần thực hiện đối với cán bộ giáo viên và học viên.
- Trên cơ sở các quy định chung, xây dựng quy định riêng của đơn vị với các tiêu chí cụ thể, để đánh giá thi đua cho chính xác công bằng, dân chủ.
Để lập được kế hoạch lãnh đạo Trung tâm phải nghiên cứu đầy đủ nội dung quy chế dạy học và phải quản lý giáo viên thực hiện quy chế của ngành một cách nghiêm túc, lấy việc quản lý nhà trường là cơ bản, từ đó xây dựng mục tiêu của kế hoạch.
Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế nề nếp dạy
học.
Kế hoạch cũng phải chi tiết, tỉ mỉ, thì việc quản lý chung thuận lợi càng
đạt hiệu qủa cao.
*Triển khai kế hoạch
Để tổ chức thực hiện nội dung nền nếp dạy học ở Trung tâm, trước hết lãnh đạo Trung tâm phải tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, trao đổi thảo luận và rút kinh nghiệm cho việc thực hiện nền nếp ở năm trước. Các vấn đề tồn tại, yếu kém, chưa thực hiện được cần phải quán triệt lại và đề ra các biện pháp khắc phục. Các vấn đề đã thực hiện tốt phải được phát huy, nhân rộng, đồng thời tuyên dương khen thưởng kịp thời các cá nhân giáo viên, các tổ chức thực hiện tốt.
Đưa nội dung thực hiện nề nếp vào phong trào thi đua hai tốt của Trung
tâm.
Căn cứ vào tình hình thực tế của từng tháng, từng giai đoạn mà đặt ra nội
dung trọng tâm của từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Ví dụ: Tháng 9 đầu năm xác định nhiệm vụ trọng tâm ổn định nề nếp thực hiện nội quy Trung tâm.