kể đến giác ngộ và xác định ý thức chính trị rõ ràng, kiên định mục tiêu của Đảng, của dân tộc.
Giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan Mác-xít, nhằm tập hợp cổ vũ đoàn viên, mọi người tự giác phấn đấu cho mục tiêu chung, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của chính mình.
Kế thừa các khái niệm giáo dục chính trị, tư tưởng ở trên và căn cứ vào thực tế giáo dục chính trị, tư tưởng của các nhà trường trong thời gian qua, theo chúng tôi: Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng là sự tác động có mục đích, có hệ thống với các hình thức, biện pháp khác nhau của một chủ thể đến khách thể nhằm nâng cao tri thức, kiến thức, kỹ năng, tình cảm, của khách thể về hệ tư tưởng, đường lối chính trị, thực hiện, tập hợp, tổ chức giác ngộ họ tự giác trong hoạt động thực tiễn theo mục tiêu đã đề ra.
Giáo dục chính trị, tư tưởng là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp giáo dục nhằm hình thành niềm tin vững chắc của thế hệ học sinh, sinh viên vào lý tưởng cách mạng.
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh
Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho HS là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, HS và những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ tham gia và quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho HS để thực hiện có hiệu quả, mục tiêu nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức đề ra góp phần hình thành phát triển nhân cách người học một cách toàn diện.
- Chủ thể quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho HS là Hiệu trưởng Nhà trường, các tổ chức: Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam của trường, tổ chuyên môn, giáo viên, các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Đối tượng quản lý là học sinh, quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, đạo
đức cho học sinh gồm:
+ Mục tiêu giáo dục.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn - 2
- Quản Lý, Quản Lý Giáo Dục, Quản Lý Nhà Trường
- Hoạt Động Giáo Dục Chính Trị Tư Tưởng
- Mục Tiêu Giáo Dục Chính Trị Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt
- Mục Tiêu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Chính Trị Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt
- Vài Nét Về Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Và Đặc Điểm Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Thành Phố Bắc Kạn
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
+ Nội dung giáo dục.
+ Phương pháp hình thức, tổ chức giáo dục.
+ Hoạt động của giáo viên.
+ Hoạt động của học sinh.
- Đối tượng quản lý giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh ở trường THPT bao gồm:
+ Mục đích của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
+ Phương pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
+ Các lực lượng tham gia giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
+ Các nguồn lực phục vụ cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, pháp luật cho học sinh.
+ Hoạt động của học sinh.
+ Kết quả của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức giữa các thành tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy khi nghiên cứu hoạt động này cần phải khai thác các mối quan hệ đó.
- Chương trình giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
+ Cán bộ, giáo viên tham gia công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
+ Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
+ Học sinh và tập thể học sinh trong các hoạt động học tập, rèn luyện.
+ Kết quả quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho HS.
+ Khách thể quản lý là các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
1.2.5. Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh
1.2.5.1. Đổi mới
Theo Từ điển Tiếng Việt: "Đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn sơ với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển" [49].
Đổi mới không phải là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, mà là cải cách cái cũ, cái lỗi thời, thay vào đó là kế thừa cái tốt và thêm cái mới phù hợp hơn với sự phát triển.
Như vậy, ta có thể hiểu đổi mới là thay đổi, kế thừa những cái cũ và tiếp thu những cái mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự phát triển.
1.2.5.2. Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh
Đổi mới hoạt động DGCT-TT cho học sinh là một trong những vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới hoạt động DGCT-TT thực chất không phải là sự thay thế các phương pháp giáo dục cũ bằng một loạt các phương pháp giáo dục mới. Về bản chất, đổi mới hoạt động DGCT-TT là đổi mới cách tiến hành các hoạt động giáo dục, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai hoạt động giáo dục trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cũ và vận dụng linh hoạt một số hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới hoạt động DGCT-TT là làm thế nào để cho học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, hứng thú và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
Đổi mới hoạt động DGCT-TT theo hướng tiếp cận hệ thống quá trình dạy học phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, phương tiện, kiểm tra đánh giá hoạt động hoạt động DGCT-TT. Đổi mới hoạt động DGCT-TT theo định hướng của mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay, về bản chất là đổi mới cách thức tổ chức hoạt động DGCT-
TT phát huy "tính tích cực, chủ động, sáng tạo" của người học. Đổi mới sao cho người học trở thành chủ thể thực sự tích cực, tự giác trong hoạt động hoạt động DGCT-TT.
1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh Trung học phổ thông
1.3.1.Đặc điểm học sinh trung học phổ thông
* Đặc điểm cơ bản về sự phát triển thể chất
Học sinh THPT là thời kỳ đầu của tuổi đầu thanh niên. Đây là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển, tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp... của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập. Nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe và đẹp. Đa số các em có cơ thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người lớn.
* Đặc điểm cơ bản về sự phát triển tâm lý
- Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ: Ở học sinh trung học phổ thông, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức.
Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Tuy vậy quan sát của thanh niên học sinh cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên cần quan tâm để hướng quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định. Ở tuổi thanh niên học sinh, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng. Ghi nhớ ý nghĩa ngày một rõ rệt.
Do sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của thanh niên học sinh có thay đổi quan trọng. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập
sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học hoặc chưa được học ở trường. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời, tính phê phán của tư duy cũng phát triển... Những đặc điểm đó tạo điều kiện lớn cho học sinh thực hiện các thao tác tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm bắt được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội... Đó là cơ sở để hình thành thế giới quan.
Tuy vậy, hiện nay số học sinh trung học phổ thông đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính...Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên.
* Những đặc điểm nhân cách chủ yếu
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT. Quá trình này rất phong phú và phức tạp nhưng vẫn có một số đặc điểm cơ bản:
Ở lứa tuổi này các em đã bắt đầu tri giác những đặc điểm cơ thể của mình một cách hoàn toàn mới và đến tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục chú ý đến hình dáng bên ngoài của mình như vậy. Hình ảnh về thân thể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn.
Sự hình thành tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT là một quá trình lâu dài, trải qua những mức độ khác nhau. Quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng: Học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Chính điều này khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng.
Đặc điểm quan trọng trong sự phát triển tự ý thức của học sinh THPT là, sự tự ý thức của các em xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc các em
học sinh mới lớn phải ý thức được đặc điểm nhân cách của mình.
Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại như thiếu niên, mà còn nhận thức vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai.
Học sinh THPT có thể hiểu rõ mình ở những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ, các em có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách. Học sinh THPT không chỉ đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt, mà còn biết đánh giá nhân cách của mình nói chung trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách. Các em không chỉ có nhu cầu đánh giá, mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc và tốt hơn thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của chính mình.
Chúng ta phải thừa nhận là học sinh THPT có thể có sai lầm khi tự đánh giá. Nhưng vấn đề cơ bản là, việc tự phân tích có mục đích là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích. Do vậy, khi sự tự đánh giá đã được suy nghĩ thận trọng, thì dù có sai lầm, thì chúng ta cũng phải có thái độ nghiêm túc khi nghe các em phát biểu, không được chế diễu ý kiến tự đánh giá của họ. Cần phải giúp đỡ các em học sinh một cách khéo léo để họ hình thành được một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình [14, tr.73].
Đời sống tình cảm của học sinh THPT rất phong phú và nhiều vẻ. Đặc điểm đó được thể hiện rõ trong tình bạn của em. Ở học sinh THPT nhu cầu về tình bạn tâm tình được tăng lên rõ rệt. Tình bạn sâu sắc đã bắt đầu từ tuổi các em, nhưng sang tuổi này tình bạn của các em trở nên sâu sắc hơn nhiều.
1.3.2. Ý nghĩa của việc giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT
* Trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho học sinh
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm của một chủ thể (một người hoặc một tập đoàn người, một giai cấp hay toàn xã hội) về thế giới và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.
Thế giới quan có vai trò quan trọng đó là quy định thái độ con người đối
với thế giới và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Giáo dục chính trị, tư tưởng giúp HS hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học biện chứng.
Thông qua việc giáo dục chính trị, tư tưởng, hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho HS là xây dựng cho các em lý tưởng trong học tập, sinh hoạt và rèn luyện, không chịu cúi đầu trước những khó khăn thử thách, mà phải cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, luôn có cách nhìn biện chứng, đúng đắn giữa các sự vật, hiện tượng giữa các vấn đề. Trong học tập luôn làm chủ kiến thức, luôn nhận thức rằng mình là chủ thể của mọi hoạt động để từ đó đề ra kế hoạch cho bản thân.
Khi được trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, HS sẽ xác định được thái độ, cách nhìn về cuộc sống và cách thức hoạt động, học tập cho tương lai hợp với thời đại mới, hướng các em hành động theo hướng tích cực góp phần vào sự tiến bộ xã hội. Qua đó thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện bản thân, tạo nên niềm tin, bồi đắp lý tưởng và định hướng cho hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của học sinh trong quá trình học tập ở trường THPT và cả trong cuộc sống sau khi ra trường.
* Góp phần giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống có văn hóa: văn hóa học đường, văn hóa công dân
Giáo dục THPT là thời kỳ giáo dục trong đó học sinh được dẫn dắt để trở thành những người lớn vừa có tri thức, vừa có đạo đức, có phẩm chất chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm cộng đồng, gia đình, tập thể và bản thân mình.
Theo Luật giáo dục 2005: “Giáo dục Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Bởi thế, việc giáo dục chính trị, tư tưởng còn góp phần xây dựng đạo đức, lối sống có văn hóa: văn hóa học đường, văn hóa công dân.
Giáo dục chính trị, tư tưởng không những trang bị cho học sinh những hiểu
biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan khoa học mà còn giúp các em định hình và phát triển được về nhân cách, nâng cao trách nhiệm công dân của học sinh, xác định vị trí của bản thân với tư cách là chủ thể của sự phát triển cá nhân, xã hội và tự nhiên. Chính trên cơ sở đó, học sinh hình thành được những quan điểm mới, những khuynh hướng tư tưởng mới, động cơ, hoài bão, niềm tin và hành vi tốt đẹp của con người.
Học sinh hôm nay sẽ là những công dân tương lai, là chủ nhân xây dựng và bảo vệ đất nước, họ cần được giáo dục chính trị tư tưởng để có ý thức công dân, có nhân cách tốt để trở thành những công dân gương mẫu có ích cho tổ quốc mình.
* Trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội
Dù ở giai đoạn nào, thời điểm nào trong sự phát triển của lịch sử xã hội cũng không thể đào tạo những người lao động mới phát triển toàn diện khi chỉ chú ý tới việc giáo dục trí dục, bỏ qua hoặc coi thường giáo dục các mặt khác. Chính vì vậy, nhà trường phổ thông phải có chương trình, nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với đất nước, con người Việt Nam, phù hợp với thời đại. Trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là nội dung cơ bản trong giáo dục chính trị tư tưởng cho hoc sinh THPT.
Giáo dục chính trị, tư tưởng giúp cho học sinh biết được quyền và nghĩa vụ của mình, biết tìm cách “tự kiểm soát mình để không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội”, biết tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của học sinh trong nhà trường, trong các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, giúp các em hình thành được năng lực phân tích, đánh giá các sự kiện, tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân, gia đình và xã hội. Các em tự giác, chủ động tích cực tham gia các phong trào như: tự quản, tự phòng, tự bảo vệ; an toàn trường học, xây dựng nhà trường trong sạch, không có tệ