Thực Trạng Pháp Luật Về Thành Lập Và Quản Lý Điều Hành Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Nghệ Trực Thuộc Cơ Sở Giáo Dục Đại Học Công Lập Tại

nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập theo các nội dung chính như sau:

Những quy định chung của pháp luật về doanh nghiệp.


Doanh nghiệp KH&CN là một loại doanh nghiệp, có doanh thu từ các hoạt động sản xuất của mình, do vậy sẽ phải tuân theo quy định về thành lập và tổ chức cơ cấu doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 là luật điều chỉnh các quy định chung về doanh nghiệp, bao gồm quy định về các loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của từng loại hình doanh nghiệp, đăng ký thành lập, tổ chức lại doanh nghiệp… Ngoài ra, thẩm quyền thành lập doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH công lập còn được quy định tại Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 và văn bản hướng dẫn thi hành.

Những quy định của pháp luật về doanh nghiệp KH&CN.


Những quy định chung về doanh nghiệp KH&CN được quy định tại Luật KH&CN 2013 và Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các quy định chung bao gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ có tính chất chung đối với doanh nghiệp KH&CN nói chung như định nghĩa về doanh nghiệp KH&CN, kết quả KH&CN, sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN, đất xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp KH&CN. Các quy định cụ thể đối với riêng doanh nghiệp KH&CN gồm các nội dung: các quy định về ưu đãi và hỗ trợ dành cho doanh nghiệp KH&CN, quy định về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN. Bên cạnh đó còn có các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành thực hiện các quy phạm nội dung.

Những quy định của pháp luật về hoạt động của CSGDĐH công lập.


Do vẫn là một phần không tách rời với CSGDĐH công lập, doanh nghiệp KH&CN trực thuộc vẫn bị ảnh hưởng một phần bởi các quy định này, chủ yếu liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên, đất đai và nhân lực của CSGDĐH công lập mà nó trực thuộc. Những vấn đề này sẽ được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động của một đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như: Luật GDĐH sửa đổi bổ sung năm 2018 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các quy định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

về khái niệm, mục tiêu và cơ cấu tổ chức của CSGDĐH công lập cũng như các quyền tự chủ của CSGDĐH công lập; Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư công 2019, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các quy định về sử dụng đất đai, tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra còn có Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn Nhà nước, Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam - 5


Với việc thay đổi quy định pháp luật cho phép thành lập doanh nghiệp tại các CSGDĐH nói chung và CSGDĐH nói riêng, Nhà nước đã tạo động lực cho các CSGDĐH có cơ hội được đổi mới để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN cũng như góp phần cho sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội thông qua các kết quả nghiên cứu khoa học tại cơ sở mình. Đây cũng là một kết quả tất yếu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế thế giới. Theo đó, nền giáo dục bậc cao của Việt Nam trong tương lai sẽ nhận được nhiều sự cải thiện mang tính đột phá và khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Chương 1 của luận văn đã nêu ra những cơ sở lý luận về doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH, bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản liên quan đến loại hình doanh nghiệp này. Có thể thấy rằng, doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH có vai trò quan trọng, không những thể hiện được mức độ hiệu quả đối với cơ sở mà nó trực thuộc, mà quan trọng hơn cả là phần nào khắc phục được điểm yếu lớn nhất đối với mô hình đào tạo truyền thống – đó là sự rời rạc giữa lý thuyết và thực tiễn. Doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH không chỉ là cầu nối giữa chương trình đào tạo với thực tiễn ngành nghề, mà còn tạo sự kết nối giữa các cơ sở đại học với doanh nghiệp trong ngành. Hơn nữa, nó còn là một bước tiến của CSGDĐH công lập để hỗ trợ thúc đẩy cho quá trình tự chủ của mình. Với một quốc gia nhỏ như Việt Nam, nơi mà nền kinh tế vẫn đang trên đà phát triển và dần nâng cao vị thế của mình trên bảng xếp hạng quốc tế, việc đầu tư cho giáo dục nếu chỉ dựa vào nguồn lực Nhà nước thì không thể theo kịp với xu hướng hiện đại mà các quốc gia phát triển đang đi theo. Chỉ khi các CSGDĐH nói chung và các CSGDĐH công lập nói riêng có những đột phá cải tiến trong hoạt động của mình thì mới có thể đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho lớp trẻ tương lai của đất nước.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập

Doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập về bản chất là một doanh nghiệp, có tính chất giống như các doanh nghiệp KH&CN khác trên thị trường, được đối xử bình đẳng mà không có sự ưu tiên nào khác. Do vậy, các quy định về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp này đều phải tuân theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, do là doanh nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, ở đây là các CSGDĐH công lập, nên vẫn chịu những ảnh hưởng gián tiếp bởi một số quy định mà CSGDĐH công lập bị ràng buộc trong các quy định pháp luật như Luật GDĐH, Luật KH&CN, Luật Viên chức, Luật Đất đai, Luật Đầu tư công, Luật quản lý, sử dụng tài sản công… và các văn bản hướng dẫn thi hành của các Luật này.

2.1.1. Các quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập

2.1.1.1. Quyền thành lập và góp vốn, điều kiện thành lập doanh nghiệp KH&CN


Quyền thành lập và góp vốn.


Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 quy định về việc đưa doanh nghiệp thành một phần của cơ cấu đại học và trường đại học, và không có quy định riêng về việc thành lập và quản lý vận hành loại hình doanh nghiệp này. Như vậy, có thể hiểu là các CSGDĐH được quyền thành lập doanh nghiệp mà không gặp bất cứ hạn chế nào, miễn là vẫn tuân thủ theo các quy định chung của pháp luật. Nghị định 99/2019/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có quy định về quyền tự chủ của CSGDĐH, theo đó quy định việc thành lập doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành (điểm d khoản 2 Điều 13, Nghị định 99/2019/NĐ-CP). Do vậy, các doanh nghiệp trực thuộc trường đại học công lập phải tuân thủ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các bộ luật liên quan. Luật KH&CN cũng quy định rõ một trong các yếu tố để doanh nghiệp KH&CN được công nhận là phải được

thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này còn phải thực hiện theo các quy định của các Nghị định và Thông tư về thủ tục đăng ký doanh nghiệp như các doanh nghiệp thông thường.

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp là những quyền cơ bản của chủ doanh nghiệp, được pháp luật quy định nhằm đảm bảo doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Để đảm bảo tính minh bạch, công khai đối với chủ thể được thực hiện quyền trên, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các tổ chức, cá nhân có quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ những trường hợp như: các tổ chức là “cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình”; các cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; các cá nhân là “sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp”; các cá nhân là “cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác” (…). Về quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty tránh nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh, các tổ chức và cá nhân được phép tự do thực hiện trừ những trường hợp sau: các tổ chức là cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; các cá nhân thuộc đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng. Việc thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình ở những quy định trên “là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây: (a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này; (b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ

quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước; (c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị”.

CSGDĐH công lập là một đơn vị sự nghiệp công lập, xét về tư cách pháp lý không thuộc một trong những trường hợp không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp ở trên nên hoàn toàn có quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp mà không bị vướng các quy định của pháp luật. Chỉ có các cán bộ, công chức và viên chức hiện đang công tác tại CSGDĐH công lập mới không được phép tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp. Do vậy, các trường đại học công lập hoàn toàn có vị thế bình đẳng so với các chủ thể khác trong việc thành lập và quản lý doanh nghiệp, và doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận như các doanh nghiệp khác trên thị trường. Các giảng viên, nhân viên, cán bộ lãnh đạo trong trường cũng có quyền được góp vốn, mua cổ phần và mua phần vốn góp cho doanh nghiệp theo như quy định trong Luật Viên chức: “được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh” (khoản 3 Điều 14, Luật Viên chức sửa đổi năm 2019).

2.1.1.2. Chứng nhận doanh nghiệp KH&CN


Luật KH&CN 2013 quy định về ba đặc điểm của doanh nghiệp KH&CN như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp hiện hành trong việc thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức quản lý và hoạt động doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp đó phải thể hiện được năng lực của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Thứ ba, doanh nghiệp bắt buộc phải đạt được một tỉ lệ doanh thu nhất định theo quy định của pháp luật đến từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đây sẽ là những yếu tố được các cơ quan có thẩm quyền dựa vào để đưa ra quyết định cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

Việc được chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN rất quan trọng đối với các doanh nghiệp KH&CN nói chung, vì nó không chỉ thể hiện bản chất là thực hiện các hoạt động KH&CN mà còn là căn cứ pháp lý để doanh nghiệp này được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp KH&CN. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về việc cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bao gồm: Nghị

định 13/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 về doanh nghiệp KH&CN; Quyết định 395/QĐ- BKHCN ngày 28/2/2019 của Bộ KH&CN công bố thủ tục hành chính; Công văn số 1048/BKHCN-PTTTDN ngày 16/4/2019 của Bộ KH&CN hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp KH&CN.


Luật Doanh nghiệp hay Luật GDĐH không có quy định về điều kiện cụ thể cho việc thành lập doanh nghiệp KH&CN nói chung, hay là doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập nói riêng. Cho dù trực thuộc CSGDĐH hay không, các doanh nghiệp này đều phải thông qua thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh để được coi là một doanh nghiệp. Tuy nhiên, để được công nhận là một doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp sau khi được thành lập cần đạt một số điều kiện nhất định để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 đưa ra các điều kiện để được chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN nếu “đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả KH&CN được sở hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp công nghệ để trực tiếp sản xuất thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin - truyền thông, đặc biệt công nghệ phần mềm tin học; công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; công nghệ tự động hóa; công nghệ vật liệu mới, đặc biệt công nghệ nano; công nghệ bảo vệ môi trường; công nghệ năng lượng mới; công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ KH&CN quy định”; hoặc phải thực hiện “chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ hay sở hữu hợp pháp công nghệ” theo các yếu tố nhắc trên. Nếu hội tụ đủ các điều kiện trên, doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

Tuy nhiên, việc xem xét điều kiện để trở thành doanh nghiệp KH&CN chỉ dựa trên các lĩnh vực, ngành nghề liệt kê trên thì sẽ không đủ cơ sở để xác định xem doanh nghiệp đó có được coi là doanh nghiệp KH&CN hay không. Do đặc thù của ngành này luôn tạo ra các sản phẩm có tính mới và gần như chưa được thị trường kiểm chứng hay được xác nhận và đánh giá bởi các tổ chức hay cơ quan thẩm định nào, có

thể nhiều sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học mới lại chưa được xác định là một trong những lĩnh vực nào được liệt kê trong luật vì tính mới mẻ của nó. Điều này sẽ mang đến một hạn chế không nhỏ dành cho các doanh nghiệp KH&CN nói chung và các doanh nghiệp KH&CN thuộc CSGDĐH công lập nói riêng. Việc không được công nhận là doanh nghiệp KH&CN có thể ảnh hưởng đến việc xin cấp phép Giấy chứng nhận KH&CN, theo đó quyền lợi của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng vì không được hưởng các chính sách ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp KH&CN.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.


Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận tại Điều 6 như sau: “(a) Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

(b) Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này;

(c) Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu”. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm, chỉ cần đạt điều kiện quy định tại khoản (a) và (b) nêu trên thì được chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN. Để phục vụ cho công tác xác định tỉ lệ doanh thu cho việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp KH&CN phải tự kê khai doanh thu của mình (có thể kê khai theo kết quả kinh doanh của quý hoặc năm) trong hồ sơ đăng ký và tự chịu trách nhiệm về mức độ hợp pháp và chính xác của thông tin cung cấp.

Việc chứng minh khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả KH&CN phải được chứng minh thông qua quá trình thẩm định đánh giá bởi cơ quan có thẩm quyền. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 13/2019/NĐ-CP liệt kê các hình thức thể hiện kết quả KH&CN như sau: “(a) Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; chương trình máy tính đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; (b) Giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận; (c) Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí