Tỷ Lệ Số Dự Án Phải Điều Chỉnh Lại Các Chỉ Tiêu Giai Đoạn 2010 – 2014

75

♦ Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu

Bảng 2.3. Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu giai đoạn 2010 – 2014


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

1. Số dự án được phê duyệt

1785

1905

1454

2014

2048

2. Số dự án phải điều chỉnh lại

256

294

307

344

406

3. Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại

14,34%

15,43%

21,11%

17,08%

19,82%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) - 10

(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp của Vietinbank 2010 - 2014 )

Qua bảng số liệu trên ta thấy số dự án phải điều chỉnh lại một số chỉ tiêu trong những năm gần dây là tương đối cao. Ở đây các dự án này được điều chỉnh lại chủ yếu là theo kỳ hạn trả nợ lãi và một số chỉ tiêu khác như chỉ tiêu về độ nhạy hay chỉ tiêu về tổng nguồn vốn và thời hạn trả nợ vay. Trong giai đoạn 2010 – 2014 các chỉ tiêu này đều trên 10% trong đó năm 2012 là năm có tỷ lệ cao nhất lên tới hơn 21%. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do năm 2012 có sự biến động lớn suy giảm nền kinh tế toàn thế giới đã ảnh hướng lớn tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và các dự án của các doanh nghiệp nói riêng.

♦ Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn

Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2010 – 2014


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

1. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn (%)

27,3%

33,67%

45,8%

56,4%

82,4%

2. Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn (%)

8,7%

5,8%

10,3%

6,2%

7,5%

3. Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn nhóm 3,4,5

0,44%

0,56%

1,08%

0,61%

0,7%

(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp của Vietinbank 2010 - 2014 )

Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trong giai đoạn 2010 – 2014 tăng liên tục từ 27,3% đến 82,4%, đặc biệt trong năm 2013 – 2014 tăng 26%. Tỷ lệ này càng tăng chứng tỏ tỷ trọng tín dụng trung dài hạn trong Ngân hàng ngày càng cao. Điều này một phần thể hiện tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam các dự án đầu tư có chất lượng được Ngân hàng chấp nhận đầu tư cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tín dụng trung dài hạn. Trong năm 2014 thì mức tăng của tỷ lệ này là rất lớn, điều này do chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp của Nhà nước để có thể vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế. Chính vì thế mà có rất nhiều dự án đã được lập và có tính khả thi cao để được phê duyệt cho vay. Qua đây ta có thể thấy được phần

76

nào chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong những năm gần đây là tương đối tốt.

Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong những giai đoạn 2010 – 2014 là tương đối thấp. Cao nhất là năm 2012 lên đến 10,3% song đến năm 2013 – 2014 tỷ lệ này đã giảm xuống duy trì ở mức dưới 10% đây là tín hiệu rất mừng tại Ngân hàng. Hơn nữa, tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn nhóm 3,4,5 tại Ngân hàng trong những năm 2010 – 2014 cũng duy trì ở mức rất thấp, trung bình đều dưới 1%, riêng chỉ năm 2012 là 1,08%. Qua đây thấy được sự cố gắng rất lớn tại Ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định các khoản vay nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng. Như vậy thông qua chỉ tiêu này ta có thể gián tiếp thấy được chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian qua là tương đối tốt.

♦ Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn và tỷ suất lợi nhuận

Bảng 2.5. Tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

1. Lợi nhuận từ tín dụng trung dài hạn

1.985

4.560

3.980

4.185

3.794

2. Dư nợ trung dài hạn

195.670

203.580

308.60

365.075

440.650

3. Lợi nhuận tín dụng

3.608

7.312

6.985

6.054

6.302

4. Tỷ suất lợi nhuận (1/2)

1,01%

1,48%

1,29%

1,15%

0,86%

5. Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn (1/3)

55,01%

62,36%

56,98%

69,13%

60,2%

(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp của Vietinbank 2010 - 2014 )

Tỷ suất lợi nhuận nói chung tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014 tuy ở mức thấp nhưng tương đối ổn định duy trì mức trên 1% trong đó cao nhất là năm 2011 lên đến 1,48%. Trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn lại tương đối cao hơn 50% và tăng đều qua các năm từ 55,01% năm 2010 đến 60,2% năm 2014 điều này chứng tỏ các dự án đầu tư mà Ngân hàng tài trợ vốn đầu tư hoạt động có hiệu quả đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng, điều đó cũng thể hiện chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng trong thời gian qua là tương đối tốt.

77

2.2.4. So sánh thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với các NHTM khác qua một số chỉ tiêu định lượng

Ghi chú: Mã hóa một số chỉ tiêu

(1) - Tỷ lệ dự án triển khai thành công thực tế

(2) - Tỷ lệ dự án bị từ chối cho vay

(3) – Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại

(4) – Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn

(5) - Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn nhóm 3,4,5

(6) - Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu của 4 NHTM giai đoạn 2010 – 2014


Năm

Ngân hàng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)


2010

Vietinbank

100%

6,35%

14,34%

27,3%

0,44%

55,01%

Agribank

99%

10,08%

17,75%

25,66%

0,59%

46,23%

BIDV

100%

12,31%

15,09%

28,9%

0,33%

59,02%

VCB

100%

8,67%

13,97%

24,55%

0,5%

50,3%


2011

Vietinbank

99%

5,32%

15,43%

33,67%

0,56%

62,36%

Agribank

98%

10,55%

16,68%

41,07%

0,72%

57,3%

BIDV

99%

6,50%

17,1%

37,5%

0,47%

62,05%

VCB

100%

5,12%

15,04%

27,8%

0,4%

54,8%


2012

Vietinbank

94%

16,44%

21,11%

45,8%

1,08%

56,98%

Agribank

90%

21,07%

27,8%

43,61%

1,16%

43,11%

BIDV

92%

15,92%

20,68%

45,08%

0,9%

51,81%

VCB

92%

16,9%

23,27%

41,8%

1,01%

50,02%


2013

Vietinbank

96%

6,19%

17,08%

56,4%

0,61%

69,13%

Agribank

92%

11,2%

22,09%

60,72%

0,67%

63,81%

BIDV

94%

9,98%

19,6%

62,07%

0,41%

67,07%

VCB

92%

7,47%

18,97%

53,89%

0,58%

62,77%


2014

Vietinbank

96%

5,45%

19,82%

82,4%

0,7%

60,2%

Agribank

94%

7,09%

17,66%

77,9%

0,81%

63,7%

BIDV

97%

5,14%

18,05%

86,54%

0,62%

68,55%

VCB

95%

4,96%

17,54%

80,48%

0,73%

64,13%

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của các Ngân hàng 2010 - 2014 )

(1) Tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế tại 4 NHTM nhìn chung

đều đạt tỷ lệ tương đối cao qua các năm đều đạt trên 90%, trong đó năm 2012 đạt

78

mức thấp nhất 90% - 94%. Nếu so sánh giữa 4 NHTM với nhau thì tỷ lệ này của Vietinbank là đạt mức cao nhất trung bình là 97%, còn Agribank đạt mức thấp nhất trung bình là 95%. Tuy vậy, qua tỷ lệ này cho thấy chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại 4 NHTM Việt Nam trong những năm qua là tương đối tốt, song mức độ các dự án được triển khai thành công ở đây được đánh giá ra sao còn là một vấn đề cần được quan tâm để đánh giá một cách chính xác hơn nữa hiệu quả của dự án xin vay vốn.

(2) Tỷ lệ dự án bị từ chối cho vay tại 4 NHTM Việt Nam tăng giảm không đồng đều giữa các năm. Nhìn chung tỷ lệ này đạt mức cao nhất là năm 2012, trong đó NHNo&PTNT Việt Nam đạt mức cao nhất là 21,07% còn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đạt trung bình ở mức 16%. Sang đến năm 2013 và 2014 tỷ lệ này lại giảm xuống đáng kể duy trì ở mức dưới 10% tương đương như 2 năm 2010, 2011 .

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ dự án bị từ chối cho vay của 4 Ngân hàng lựa chọn nghiên cứu


025%


020%


015%


010%


005%

2010

2011

2012

2013

2014

000%

Vietinbank

Agribank

BIDV

VCB


(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của các Ngân hàng 2010 - 2014 )


(3) Tỷ lệ dự án phải điều chỉnh lại của cả 4 Ngân hàng trong 5 năm đều duy trì ở mức từ 10% - 20%. Cụ thể, năm 2010 Vietinbank là 14,34%, VCB là 13,97% , BIDV là 15,09% và Agribank là 17,75%; năm 2011 tỷ lệ này cũng duy trì ở mức tương đương như năm 2010 trung bình là 16,06%; nhưng đến năm 2012 thì tỷ lệ

79

này tăng lên đáng kể trên 20% trong đó Agribank đạt mức cao nhất tận 27,8%, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do năm 2012 có sự biến động lớn suy giảm nền kinh tế toàn thế giới đã ảnh hướng lớn tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và các dự án của các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, sang năm 2013 và 2014 nền kinh tế Việt Nam đã ổn định trở lại do vậy mà tỷ lệ này cũng đã giảm xuống dưới mức 20% nhưng vẫn duy trì ở mức trung bình là 18% - 19% cao hơn so với 2 năm 2010 và 2011.

2010 2011 2012 2013 2014

018%

020%

018%

022%

018%

017%

020%

019%

028%

021%

021%

023%

Vietinbank

Agribank

BIDV

VCB

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ dự án phải điều chỉnh lại của 4 Ngân hàng lựa chọn nghiên cứu



015%

017%

017%

015%

014%

018%

015%

014%


(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của các Ngân hàng 2010 - 2014 )


(4) Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn của cả 4 Ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2014 tăng liên tục từ 27,3% đến 82,4% đối với Vietinbank, từ 25,66% đến 77,9% đối với Agribank, từ 28,9% đến 86,54% đối với BIDV và từ 24,55% đến 80,48% đối với VCB. Đặc biệt năm 2014 tỷ lệ này tăng lên gấp đôi, trong đó cao nhất là BIDV đạt mức 86,54% gần 90%, điều này là do chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp của Nhà nước để có thể vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế. Chính vì thế mà có rất nhiều dự án đã được lập và có tính khả thi cao để được phê duyệt cho vay. Và tỷ lệ này càng tăng chứng tỏ tỷ trọng tín dụng trung dài hạn trong Ngân hàng ngày càng cao. Điều này một phần thể hiện tại các Ngân hàng các dự án đầu tư có chất lượng được Ngân hàng chấp nhận đầu tư cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tín dụng trung dài hạn.

80

2010 2011 2012 2013 2014

080%


054%

042%

028%

025%

Vietinbank

Agribank

BIDV

VCB

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn của 4 Ngân hàng lựa chọn nghiên cứu


082%

078%

087%

056%

061%

062%

046%

044%

045%

034%

041%

038%

027%

026%

029%


(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của các Ngân hàng 2010 - 2014 )


(5) Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn nhóm 3,4,5 tại 4 Ngân hàng trong những năm 2010 – 2014 duy trì ở mức rất thấp, trung bình đều dưới 1%, riêng chỉ năm 2012 là tăng hơn 1% (Vietinbank là 1,08%, Agribank là 1,16%, BIDV là 0,9% và VCB là 1,01). Qua đây thấy được sự cố gắng rất lớn tại các Ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định các khoản vay nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng.


(6) Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn tại cả 4 Ngân hàng trong 5 năm 2010 – 2014 tương đối cao hơn 50% và tăng đều qua các năm (Vietinbank tăng từ 55,01% năm 2010 lên 60,2% năm 2014, Agribank tăng từ 46,23% năm 2010 lên 63,7% năm 2014, BIDV tăng từ 59,02% năm 2010 lên 68,55% năm 2014, VCB tăng từ 50,3% năm 2010 lên 64,13% năm 2014), riêng năm 2012 tuy có giảm chút ít nhưng không nhiều, điều này chứng tỏ các dự án đầu tư mà các Ngân hàng tài trợ vốn đầu tư hoạt động đều có hiệu quả đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng, điều đó cũng thể hiện chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại cả 4 Ngân hàng trong thời gian qua là tương đối tốt.

81

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn của 4 Ngân hàng lựa chọn nghiên cứu

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

2010

2011

2012

2013

2014

Vietinbank Agribank BIDV VCB

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của các Ngân hàng 2010 - 2014 )


2.2.5.Thẩm định dự án cụ thể tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam [33], [34], [35], [36]

Để hình dung rõ hơn về công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tiếp theo đây sẽ xem xét bốn dự án đầu tư cụ thể mà Vietinbank đã phê duyệt cho vay trong giai đoạn 2000 - 2014. Sở dĩ tác giả chọn 4 dự án này làm 4 tình huống điển hình đại diện cho tất cả các dự án mà Vietinbank đã thẩm định trong giai đoạn 2000 – 2014 bởi vì:

Thứ nhất là phạm vi nghiên cứu về thời gian của tác giả là từ năm 2000 – 2014, 4 dự án này được Vietinbank thẩm định vào những thời điểm khác nhau trong giai đoạn 2000 – 2014: dự án 1 thẩm định năm 2000, dự án 2 thẩm định năm 2004, dự án 3 thẩm định năm 2009, dự án 4 thẩm định năm 2010. Vậy tại những thời điểm khác nhau thì công tác thẩm định dự án đầu tư của Vietinbank sẽ như thế nào? Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư không thể chỉ đánh giá tại một thời điểm mà phải nhìn nhận xuyên suốt trong một khoảng thời gian nhất định, và ở đây tác giả giới hạn trong phạm vi 14 năm từ 2000 – 2014.

Thứ hai là bốn dự án đầu tư này thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau: dự án 1 thuộc lĩnh vực vận tải đường biển, dự án 2 thuộc lĩnh vực vận tải đường sắt,

82

dự án 3 thuộc lĩnh vực xây dựng, dự án 4 thuộc lĩnh vực khai thác. Vậy với các lĩnh vực ngành nghề khác nhau thì công tác thẩm định dự án đầu tư của Vietinbank sẽ như thế nào? Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư không thể chỉ đánh giá trên một lĩnh vực mà phải được nhìn nhận đánh giá trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thứ ba là bốn dự án đầu tư này có quy mô vốn vay khác nhau: dự án 1 vay NH 7.380.000 USD tương đương 147,6 tỷ đồng, dự án 2 vay 226,8 tỷ đồng, dự án 3 vay 4,3 tỷ đồng , dự án 4 vay 6 tỷ đồng. Hơn nữa, bốn dự án này là do các chi nhánh khác nhau của Vietinbank thẩm định và Vietinbank trung ương tái thẩm định: dự án 1 là chi nhánh Đống Đa thẩm định, dự án 2 là do Vietinbank trung ương tái thẩm định, dự án 3 do chi nhánh Tây Hà Nội thẩm định, dự án 4 do chi nhánh Thái Nguyên thẩm định. Vậy công tác thẩm định ở cấp chi nhánh và tái thẩm định ở cấp trung ương sẽ như thế nào? Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư không thể chỉ đánh giá tại cấp chi nhánh mà phải được đánh giá cả ở cấp trung ương.

Thứ tư là bốn dự án này cho đến năm 2014 có 3 dự án đã hết thời hạn vay và 1 dự án đang trong giai đoạn giải ngân: thời hạn vay của dự án 1 là 7 năm (2000 - 2007), thời hạn vay của dự án 2 là 10 năm (2004 - 2014), thời hạn vay dự án 3 là 3

năm (2009 - 2012), thời hạn vay của dự án 4 là 10 năm (2010 - 2020). Chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư được đo lường bằng các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ quá hạn hay tỷ lệ nợ xấu, điều đó đồng nghĩa là các dự án mà NH cho vay có thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn hay không? Theo như kết quả tác giả thu thập được thì dự án 1 và dự án 3 là Vietinbank đã thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn, dự án 2 đang trong giai đoạn ân hạn thêm 6 tháng và Vietinbank chưa thu hồi đủ gốc và lãi (dư nợ còn phải thu hồi là hơn 4 tỷ đồng nữa).

Dự án 1 “Đầu tư mua tàu vận chuyển Container Kedah của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam”

Dự án 2 “Mua 20 đầu máy đổi mới D19E do Trung Quốc chế tạo của tổng công ty đường sắt Việt Nam”.

Dự án 3 “Đầu tư mua sắm phương tiện phục vụ SXKD của Công ty TNHH Xây dựng thương mại & dịch vụ Việt Hưng”

Dự án 4 “Khai thác mỏ vàng gốc Tân Kim của HTX Hải Long”.

¤ Xem chi tiết Phụ lục 3

¤ Nhận xét chung về công tác thẩm định của Vietinbank thông qua 4 dự án:

Bốn dự án trên tác giả thu thập được thông qua các báo cáo kết quả thẩm định của cán bộ thẩm định ở chi nhánh và báo cáo kết quả tái thẩm định ở cấp trung

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí