Đánh Giá Tác Động Của Các Nhân Tố Tới Chât Lượng Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam

83

ương (dự án 1 tác giả không xin được báo cáo kết quả tái thẩm định của cấp trung

ương):

2.2.4.1. Những mặt đạt được

a> Về công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung

Về nội dung thẩm định: nhìn chung bốn báo cáo thẩm định đều cho thấy cán bộ thẩm định đã thực hiện tương đối đầy đủ các nội dung thẩm định một dự án đầu tư theo quy định thống nhất của Vietinbank gồm:

- Thẩm định về bản thân dự án vay vốn: thẩm định về phương diện pháp lý, về phương diện thị trường, về phương diện kỹ thuật công nghệ, về môi trường, về tài chính, về kinh tế xã hội.

- Thẩm định về khách hàng vay vốn (chủ đầu tư): về tư cách pháp nhân, về năng lực tài chính, về khả năng trả nợ, về tài sản đảm bảo.

Về phương pháp thẩm định: các báo cáo thẩm định cho thấy các cán bộ thẩm

định đã sử dụng các phương pháp sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

- Phương pháp thẩm định theo trình tự đi từ thẩm định tổng quát đến thẩm

định chi tiết.

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) - 11

- Phương pháp so sánh, đối chiếu các nội dung trong dự án với các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, với quy định của pháp luật, với các thông lệ quốc tế (Ví dụ: đối với dự án 2 cán bộ thẩm định đã so sánh đối chiếu một số thông số kỹ thuật cũng như giá thành của đầu máy D19E đầu tư về với các đầu máy của Bỉ, Úc, Mỹ, Ấn Độ, Đức, Pháp,Tiệp Khắc… Đối với dự án 1 cán bộ thẩm định cũng đã so sánh đối chiếu giá cước cho thuê tàu Container của Việt Nam với các nước khác trong khu vực Châu Á như Đài Loan, Singapore, Nhật Bản… khi thẩm định phương diện thị trường của dự án.).

- Phương pháp dự báo về cung cầu sản phẩm đầu ra, về các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu sản phẩm dự án, về cung cầu thị trường (Ví dụ: đối với dự án 2 cán bộ thẩm định đã đưa ra dự báo về số lượng hành khách lên tàu và số lượng vận chuyển hàng hóa đến năm 2020. Đối với dự án 3 cán bộ thẩm định đã đưa ra những dự báo về rủi ro có thể xảy ra và dự kiến phương án khắc phục cho NH).


b> Về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng

Về nội dung thẩm định: nhìn chung bốn báo cáo thẩm định đều có thể hiện các nội dung của thẩm định tài chính dự án gồm thẩm định tổng mức vốn đầu tư dự án, thẩm định dòng tiền của dự án, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự

84

án. (Ví dụ: Đối với dự án 2 cán bộ thẩm định đã xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn dự phòng thể hiện ở bảng 2.12, sau đó thẩm định dòng tiền dự án gồm dòng tiền doanh thu và dòng tiền chi phí, đồng thời có tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án như chỉ tiêu NPV và PP ở bảng

2.14 và chỉ tiêu IRR ở bảng 2.15. Đối với dự án 3 cán bộ thẩm định cũng đã xác định tổng mức vốn đầu tư thể hiện ở bảng 2.25, sau đó thẩm định dòng tiền doanh thu và chi phí của dự án thể hiện ở bảng 2.26 và 2.27, đồng thời có tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án PP, NPV, IRR thể hiện ở bảng 2.29, 2.30, 2.31).

Về phương pháp thẩm định: các cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp so sánh khi thẩm định tài chính dự án (Ví dụ: dự án 2 cán bộ thẩm định đã so sánh các chỉ tiêu về giá/công suất, về chi phí nhiên liệu của đầu máy D19E đầu tư mua về với các loại đầu máy khác như D18E, D12E, D9E, D13E, D4H và với các đầu máy khác của Ấn Độ, Đức, Pháp). Ngoài ra, cả 4 báo cáo đều cho thấy sử dụng phương pháp tỷ lệ chiết khấu theo ý chủ quan tức là NH tự ấn định một mức lãi suất chiết khấu để căn cứ vào đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính NPV, IRR, BCR cho dự án.

2.2.4.2. Những hạn chế

a> Về công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung

Về nội dung thẩm định: trong bốn báo cáo kết quả thẩm định trên thì tác giả nhận thấy báo cáo thẩm định của chi nhánh Thái Nguyên (dự án 4) là còn sơ sài. Ngay cả nội dung thẩm định trên các phương diện tài chính, thị trường, kỹ thuật, pháp lý, tài sản đảm bảo đều chưa cụ thể chi tiết. (Chẳng hạn: khi thẩm định hiệu quả tài chính của dự án cán bộ thẩm định chưa có các bảng tính chỉ tiêu NPV, IRR. Hay là chưa có kế hoạch trả nợ gốc và lãi NH trong 10 năm từ 2010 - 2020)….

Về phương pháp thẩm định: báo cáo thẩm định của chi nhánh Thái Nguyên (dự án 4) tác giả chưa thấy sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu hay phương pháp dự báo để thẩm định. Riêng phương pháp phân tích độ nhạy và phân tích giảm thiểu rủi ro thì cả 4 báo cáo đều không thấy.

b> Về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng

Về nội dung thẩm định: Cả 4 báo cáo thẩm định tác giả không thấy nội dung thẩm định rủi ro của dự án. Đối với báo cáo thẩm định của chi nhánh Thái Nguyên (dự án 4) khi thẩm định tài chính dự án quá sơ sài, không thể hiện nội dung thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án cũng như thẩm định dòng tiền dự án mà chỉ có kết quả tính toán 2 chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án NPV và IRR. Đối với báo cáo

85

thẩm định của chi nhánh Đống Đa (dự án 1) khi thẩm định tài chính dự án cũng chưa đầy đủ chi tiết, việc xác định tổng mức vốn đầu tư cũng như dòng tiền doanh thu chi phí của dự án chưa rõ ràng cụ thể, hơn nữa báo cáo chỉ thể hiện kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án NPV, IRR, PP, BEP chứ chưa có bảng tính toán số liệu cụ thể cho mỗi chỉ tiêu.

Về phương pháp thẩm định: chính vì 4 báo cáo thẩm định không đề cập đến nội dung thẩm định rủi ro của dự án do đó các phương pháp sử dụng trong phân tích rủi ro cũng đều không thấy trong báo cáo như phương pháp phân tích độ nhạy; phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu; phương pháp phân tích độ lệch chuẩn; phương pháp phân tích kịch bản (tình huống); phương pháp phân tích Monter Carlo; phương pháp dự báo thông qua sử dụng các mô hình SPSS, EVIEWS,ANOVA. Đây là một trong những tồn tại lớn không chỉ riêng Vietinbank mà các NHTM khác hiện nay tại Việt Nam cần phải khắc phục khi thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Chương 2 luận án tập trung nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank thông qua quy trình , phương pháp thẩm định và các chỉ tiêu định lượng mà tác giả đã thu thập được từ nguồn số liệu thứ cấp. Đặc biệt trong chương này luận án còn tập trung nghiên cứu bốn dự án điển hình thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong giai đoạn 2000 – 2014 làm minh chứng cho việc đánh giá chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian qua. Chương tiếp theo tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank làm cơ sở đưa ra giải pháp hữu hiệu cho Ngân hàng.

86

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI CHÂT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết


Thông qua việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ở chương 1, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu để có thể thực hiện công việc khảo sát, đánh giá, qua đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thẩm định. Trong mô hình này, tác giả chỉ tập trung vào các nhân tố thuộc về Ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm nhân viên như giới tính, trình độ, kinh nghiệm làm việc, ảnh hưởng của các yếu tố như thời gian thẩm định, số lượng cán bộ thẩm định tới hiệu quả công tác thẩm định.


Cán bộ thẩm định

Nguồn thông tin

Tổ chức thẩm định

Quy trình thẩm định

Chất lượng công

tác thẩm định

Chỉ tiêu thẩm định

Phương pháp thẩm định

Phương tiện thẩm định

Sơ đồ 3.1 Mô hình nghiên cứu


Nguồn: Tác giả tổng hợp, nghiên cứu

87

Từ mô hình nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu bao gồm: H1: Chất lượng cán bộ thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng công tác thẩm định. H2: Nguồn thông tin thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng công tác thẩm định.

H3: Công tác tổ chức cán bộ thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng công tác thẩm

định.

H4: Quy trình thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng công tác thẩm định. H5: Chỉ tiêu thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng công tác thẩm định.

H6: Phương pháp thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng công tác thẩm định. H7: Phương tiện thẩm định ảnh hưởng tích cực tới Chất lượng công tác thẩm định.

Các nghiên cứu và phân tích dưới đây sẽ lần lượt thực hiện công việc kiểm định các giả thuyết mà tác giả đã đưa ra.

3.2. Quy trình nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cứu thử nghiệm

3.2.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu

Qua quá trình thu thập thông tin các dự án được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đầu tư trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014, số lượng các dự án được phê duyệt đầu tư là khá lớn, có dự án đã hết thời hạn vay, có dự án chưa hết thời hạn vay. Tuy nhiên việc tiếp cận thông tin đầy đủ về tất cả các dự án này là rất khó khăn, do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả đã lựa chọn 50 dự án đã hết thời hạn vay trong số các dự án này, để thực hiện công việc khảo sát, thu thập số liệu. Các dự án được lựa chọn khảo sát, sẽ được thu thập các thông tin liên quan, trong đó quan trọng nhất là đánh giá của các cán bộ trực tiếp thẩm định, đánh giá của lãnh đạo đơn vị thẩm định về chất lượng công tác thẩm định, các yếu tố ảnh hưởng mà tác giả đưa ra khảo sát. Bằng việc thực hiện khảo sát trực tiếp tới từng cán bộ thẩm định và lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng, tác giả đã hạn chế tối đa số lượng phiếu khảo sát không hợp lệ do việc điền thiếu thông tin hay sai thông tin trong phiếu khảo sát. Kết quả số phiếu phát ra và số phiếu thu về hợp lệ là bằng nhau. Trong đó, số phiếu khảo sát cán bộ quản lý công tác thẩm định dự án là 50 phiếu, số phiếu khảo sát cán bộ thẩm định dự án là 200 phiếu. Từ những phiếu kháo sát này, tác giả sẽ mã hóa và xử lý số liệu phục vụ các phân tích trong nghiên cứu này.

88

3.2.1.2. Tìm kiếm thang đo

Một khó khăn trong việc xây dựng thang đo khảo sát của tác giả trong nghiên cứu này là vấn đề tiếp cận nghiên cứu theo hướng khảo sát và xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định dự án là mới đối với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Vì vậy, việc xây dựng thang đo khảo sát cho các yếu tố ảnh hưởng của mô hình được tác giả thực hiện theo trình tự là:

- Bước thứ nhất: Xây dựng thang đo khảo sát sơ bộ theo ý kiến cá nhân và sự tổng hợp các kiến thức về nghiên cứu khoa học.

- Bước thứ hai: Khảo sát ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và một số chuyên gia trong lĩnh vực Ngân hàng. Nội dung khảo sát là xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia về nội dung bảng câu hỏi khảo sát, các câu hỏi khảo sát nào là hợp lý hay không hợp lý, các câu hỏi nào cần bổ sung. Kết thúc bước thứ hai là công việc tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia để đưa ra bảng câu hỏi hiệu chỉnh lần thứ nhất.

- Bước thứ ba: Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát lần thứ nhất để thực hiện khảo sát sơ bộ trên cỡ mẫu khảo sát nhỏ, ở đây tác giả lựa chọn cỡ mẫu là 08 dự án, trong đó khảo sát 08 lãnh đạo và 35 cán bộ tham gia thẩm định các dự án này để có cơ sở dữ liệu đánh giá mức độ tin cậy của thang đo. Kết thúc bước thứ ba là quá trình thu thập và xử lý sơ bộ dữ liệu khảo sát.

- Bước thứ tư: Phân tích kiểm định độ tin cậy và sự hội tụ của thang đo khảo sát thông qua các phương pháp nghiên cứu như đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach-alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết thúc bước thứ tư là quá trình căn cứ theo kết quả kiểm định để có sự hiệu chỉnh thang đo lần thứ hai.

3.2.1.3. Thiết kế bảng hỏi

Sau quá trình xây dựng và hiệu chỉnh thang đo, thang đo chính thức được đưa ra để tiến hành khảo sát trên quy mô 50 dự án tương ứng với 50 cán bộ quản lý và 200 cán bộ thẩm định dự án. Kết quả khảo sát thu về sẽ được thực hiện các phân tích chuyên sâu, nhằm kiểm định dữ liệu, phân tích thống kê mô tả, kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Bảng hỏi chi tiết trong khảo sát chính thức cho hai nhóm đối tượng là cán bộ quản lý và cán bộ thẩm định được đính kèm trong phụ lục của luận án này.

89

3.2.1.4. Phương pháp phân tích

Các phương pháp phân tích được áp dụng trong nghiên cứu như sau:

- Thống kê mô tả và thống kê suy luận

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết [Nguồn: Huysamen, 1990]. Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các chỉ tiêu phân tích như: tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

- Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo

Độ tin cậy là mức độ mà thang đo được xem xét là nhất quán và ổn định [Nguồn: Parasuraman, 1991]. Hay nói cách khác, độ tin cậy của một phép đo là mức độ mà phép đo tránh được sai số ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy (reliability) của từng thang đo, đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi (items) hệ số tương quan alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha) được sử dụng.

- Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau [Nguồn: Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005], hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item và tính tương quan điểm của từng item với điểm của tổng các items còn lại của phép đo. Hệ số Cronbach’s alpha [Nguồn: Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007] được tính theo công thức sau:


α = k

k

2

i

(1 i1 )

T

k 12

Trong đó:

α : Hệ số Cronbach’s alpha

k : Số mục hỏi trong thang đo

T

2 : Phương sai của tổng thang đo

2

i : Phương sai của mục hỏi thứ i

- Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong

90

bối cảnh nghiên cứu [Nguồn: Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005]. Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.

- Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ tin cậy bảo đảm [Nguồn: Nguyễn Công Khanh, 2005], các item có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để kiểm tra tính đơn hướng của các thang đo [Nguồn: Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005] và độ giá trị cấu trúc của phép đo [Nguồn: Nguyễn Công Khanh, 2005].

- Tính đơn hướng của thang đo được định nghĩa là sự tồn tại của chỉ một khái niệm (construct) trong một tập biến quan sát [Nguồn: Garver & Mentzer, 1999] đó là mức độ mà một tập biến quan sát biểu thị cho một và chỉ một khái niệm tiềm ẩn duy nhất. Tính đơn hướng của thang đo được xác định thông qua hệ số tải nhân tố của các biến quan sát với nhân tố mà các biến đó biểu diễn.

- Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp principal components với phép varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue ≥ 1 được sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các items, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là các item phải có hệ số tải nhân tố (factor loading)

>0.5, tổng phương sai trích ≥ 50% [Nguồn: Gerbing & Anderson, 1998 dẫn theo Trần Thị Kim Loan, 2000], hệ số của phép thử KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adeqacy) có giá trị từ 0.5 trở lên [Nguồn: Othman & Owen, 2000] và phép thử Bartlett (bartlett Test of Sphericity) phải ở mức có ý nghĩa thống kê với giá trị sig nhỏ hơn 0.05.

- Phân tích phương sai ANOVA

Kỹ thuật phân tích phương sai ANOVA được áp dụng trong nghiên cứu này để tìm ra ý nghĩa thống kê của những khác biệt trung bình giữa biến phụ thuộc là sự hiệu quả của công tác thẩm định và các biến độc lập là biến nhân khẩu học, các biến về số lượng và thời gian thẩm định. Qua phân tích này có thể kiểm định được giả

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí