Ngân Hàng Đông Dương Với Chức Năng Là Ngân Hàng Phát Hành Tiền


việc thanh toán hối đoái từ nguồn xuất khẩu gạo và các sản phẩm khác tại Nam Kỳ, Đông Dương và cả Trung Quốc. Dự án này đã thuyết phục được Bộ Hải quân và Thuộc địa và Ngân hàng Nam Kỳ được thành lập trong mối giao hảo với Ngân hàng Chiết Khấu Paris.

Tuy nhiên, quá trình thỏa thuận giữa Ngân hàng Chiết Khấu Paris và Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp kéo dài đến hơn hai năm và có sự tham gia (ở giai đoạn cuối) của Ngân hàng Tín Dụng Kỹ Nghệ và Thương Mại (viết tắt là CIC). Với sự tư vấn, tham gia của hai ngân hàng lớn thông qua hai dự án khác nhau, một phương án hợp nhất đã được hình thành với tên gọi là “Ngân hàng Đông Dương” và được đệ trình lên Tổng thống Pháp ngày 3/11/1874.

Ngày 21/1/1875, một Nghị định được Mac - Mahon Tổng thống Cộng hòa Pháp ký cho phép thành lập một ngân hàng chung cho các thuộc địa Pháp ở hải ngoại, tên là Ngân hàng Đông Dương tức “Banque de l’Indochine”, trụ sở đặt tại Paris [68; tr.301-302], trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa và Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hội đồng quản trị nhất định và mãi mãi của Ngân hàng Đông Dương gồm có bốn thành viên từ Ngân hàng Chiết Khấu Paris, bốn thành viên từ Ngân hàng CIC và một thành viên là người bên ngoài hai ngân hàng này; Chủ tịch Ngân hàng Đông Dương sẽ là người của Ngân hàng Chiết Khấu Paris và Phó chủ tịch sẽ là người của Ngân hàng CIC; số vốn của Ngân hàng

Đông Dương được ấn định là tám triệu francs/vàng(2), do mỗi ngân hàng đóng góp

một nửa.

Nội dung của Nghị định ngày 21/1/1875 bao gồm 6 điều cụ thể như sau:

Điều 1: Một ngân hàng phát hành, cho vay và chiết khấu được thành lập cho các thuộc địa Đông Dương và các đảo thuộc Pháp, tên gọi chung là Ngân hàng Đông Dương.

Điều 2: Các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng này được ghi nhận với tư cách là công ty cổ phần có tên gọi là Ngân hàng Đông Dương, phù hợp với các quy định của Nghị định này.

(2) Vì đồng franc theo chế độ bản vị vàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.


Điều 3: Thời hạn các đặc quyền của ngân hàng là 20 năm kể từ ngày ban hành Nghị định này.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 6

Điều 4: Tất cả các quyền và đặc quyền của các ngân hàng trong việc cho vay nông nghiệp và cho vay hàng hóa, ban hành theo quy định của Luật ngày 24/6/1874 dành cho các ngân hàng thuộc địa, từ nay sẽ thuộc về Ngân hàng Đông Dương.

Điều 5: Hội đồng giám sát ngân hàng thuộc địa thực hiện các quyền của mình đối với Ngân hàng Đông Dương.

Điều 6: Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa và Bộ Tài chính có trách nhiệm thực hiện các quy định của Nghị định này, Nghị định sẽ được đưa ra công bố tại Bulletin des lois et au Bulletin officiel de la Marine (Xem Phụ lục: F. CÁC NGHỊ ĐỊNH, ĐƠN XIN VAY, TRẢ TIỀN - 1. Nghị định thành lập Ngân hàng Đông Dương)

Chỉ ba tháng sau, ngày 19/4/1875 theo Nghị định của Tổng thống Pháp, chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn được thành lập. Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Sài Gòn có chức năng gần như ngân hàng mẹ là được phát hành, cho vay và chiết khấu. Các nhà lãnh đạo của Ngân hàng Đông Dương đã coi trụ sở ở Sài Gòn là “quả tim” của các doanh vụ, là nơi xuất phát các nguồn gốc cần thiết cho các doanh vụ của ngân hàng. Ban quản trị Trung ương tại Paris chỉ là một văn phòng bảo chứng - thông tin để giải quyết các vụ giao dịch và tiếp tiền cho số vốn của chi nhánh ở Sài Gòn [20; tr.64].

Tại Sài Gòn, ngôi nhà mới của Ngân hàng Đông Dương được xây dựng với diện tích 6.400 mét vuông giới hạn bởi 4 đường Quai Belgique, Chaigneau, Lefebre, Pellerin (khu nhà Ngân hàng Nhà nước Bến Chương Dương ngày nay). Mặt tiền hướng ra Quai de Belgique, 80m, có đường cho xe lên tận cửa vào chính. Gần trung tâm 1.600 mét vuông dành một khu vuông 25m ở giữa làm nơi giao dịch với khách hàng. Khách đi lại dễ dàng quanh khu này giúp cho việc phục vụ họ được nhanh chóng. Tầng một dành cho các bộ phận của ngân hàng. Tầng 2 dành cho các công ty thuê, lên xuống có thang máy. Tầng hầm có phòng để các tủ


sắt cho khách hàng thuê [63; tr.18]. Với vị trí tốt đẹp đó, Ngân hàng Đông Dương chi nhánh Sài Gòn đã không ngừng phát triển lớn mạnh, trụ sở ngày càng to đẹp theo sự tăng trưởng của ngân hàng. Tòa nhà có kiến trúc rất đẹp và uy quyền với các cột hình vuông, cùng với việc dùng đá xanh là vật liệu hiếm có, tính chất sang trọng và bền vững thể hiện sự an toàn tuyệt đối của ngân hàng lúc bấy giờ.

2.1.2. Chi nhánh ở Bắc Kỳ

Tham vọng của người Pháp không dừng ở Nam Kỳ mà là phải chiếm cho được Việt Nam. Sau hai lần đem quân đánh chiếm Bắc Kỳ kết quả là Pháp đã buộc triều đình Huế ký kết Hiệp ước Patenôtre ngày 6/6/1884. Kể từ đó chủ quyền Quốc gia không còn nữa. Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Không dừng ở đó, tháng 9/1886, Paul Bert đã buộc triều đình bù nhìn Đồng Khánh thừa nhận một phụ lục của Hiệp ước Patenôtre. Nội dung là tách Bắc Kỳ ra khỏi phạm vi ảnh hưởng triều đình Huế nhập vào Pháp như Nam Kỳ.

Như vậy, từ cuối năm 1886 trở đi, Bắc Kỳ trở thành xứ bảo hộ của Pháp. Để nhanh chóng ổn định tình hình ở Bắc Kỳ, ngày 3/2/1886, Tổng thống Pháp ký Sắc lệnh cho phép viên Tổng Trú sứ Bắc Kỳ (Résident general de l’Annam et du Tonkin) tổ chức bộ máy cai trị đầu não của chúng ở cấp “xứ” và cấp tỉnh, như: Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (Résident Supérieure du Tonkin) và các Tòa Công sứ các tỉnh (Résident Provinciale). Để tăng cường quyền lực cho các Công sứ, Phó công sứ các tỉnh ở Bắc Kỳ, ngày 8/2/1886, Tổng thống Pháp ký Sắc lệnh cho phép các Công sứ, Phó công sứ các tỉnh ở Bắc Kỳ được thi hành cả chức năng của lãnh sự.

Song song với việc thiết lập bộ máy cai trị vững chắc của Pháp ở Bắc Kỳ, để hỗ trợ đắc lực cho việc khai thác thuộc địa ở xứ Bắc Kỳ, các cuộc thương thuyết giữa Ngân hàng Đông Dương và Chính phủ Pháp để đi đến thiết lập một chi nhánh ở Bắc Kỳ đã được diễn ra rất sớm. Và sau khi đã nghiên cứu kĩ lưỡng, Hội đồng quản trị quyết định chọn Thành phố Hải Phòng để mở chi nhánh. Bởi vì Thành phố Hải Phòng, ở tại cửa sông Hồng, có khả năng lưu thông quanh năm cho các tàu của châu Âu có trọng tải lớn có thể vào được dễ dàng. Ngân hàng đã ước lượng là Hải Phòng sẽ trở thành một trung tâm lớn về doanh vụ cho Bắc Kỳ. Tại đây, các hàng


hóa sẽ tụ về cần thiết cho việc xuất cảng cũng như nhập cảng. Đại hội cổ đông ngày 21/5/1885, trước cử tọa các vị có cổ phần trong ngân hàng, được đặt dưới sự chỉ đạo của ông Loricourt Dierx đã khai trương chi nhánh Hải Phòng [20; tr.153]. Đồng thời, hội đồng quản trị cũng được thông báo về vị trí chiến lược của Thành phố Hà Nội, trụ sở của vị thống sứ và là nơi hội tụ các hàng hóa từ trong nội địa và từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Tháng 5/1885, Hội đồng quản trị đã sớm nghiên cứu và nhận thức được tầm quan trọng giữa Hà Nội và Hải Phòng là bổ túc cho nhau, các doanh vụ thương lượng tại Hải Phòng đều thường có nguồn gốc tại Hà Nội. Chính vì thế, Hội đồng quản trị đã đề xuất với Chính phủ xin được mở một chi nhánh tại thủ đô của Bắc Kỳ. Ngày 17/1/1887, chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng Đông Dương ra đời [127].

Thực dân Pháp còn cho hầu hết các công ty tư bản tài chính lớn từ Pháp đặt trụ sở ở Hà Nội để tăng cường khai thác và bóc lột thuộc địa đồng thời mở rộng buôn bán từ Đông Dương đến với các nước châu Âu. Nhờ thế, chi nhánh Ngân hàng Đông Dương ở Hải Phòng và Hà Nội đã có bước phát triển mạnh.

2.1.3. Chi nhánh ở Trung Kỳ

Với Hiệp ước Harmand 1883, Trung Kỳ chính thức trở thành xứ bảo hộ thuộc Pháp. Tuy nhiên âm mưu của Pháp không dừng ở đây mà là phải chiếm trọn Việt Nam. Chính vì thế, khi Jules Patenôtre đến Việt Nam đã buộc triều Nguyễn cùng ký Hiệp ước Patenôtre (hay Hiệp ước Giáp Thân) ngày 6/6/1884. Có thể nói Hiệp ước Patenôtre là hàng ước chính thức của triều đình nhà Nguyễn, thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Cùng với tham vọng bành trướng cũng như nắm độc quyền các ngành kinh tế ở Việt Nam, Chính phủ Pháp cần phải có một trợ thủ đắt lực để có thể thay mặt Chính phủ điều phối mọi hoạt động kinh tế ở Việt Nam nói chung và Trung Kỳ nói riêng thì không ai khác hơn Ngân hàng Đông Dương đứng ra cầm trịch. Mặt khác, Ngân hàng Đông Dương đã thành lập chi nhánh ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ, thì chắc chắn sẽ mong muốn thành lập ở Trung Kỳ. Tháng 10/1890, Ông Eugène Etienne đã đưa ra yêu cầu về việc thành lập một chi nhánh ở Đà Nẵng, và sau đó ban quản trị


trung ương đã cử ông Simonet (là nhân viên của ban quản trị trung ương) đến Đà Nẵng để nghiên cứu tình hình ở Trung Kỳ. Sau quá trình nghiên cứu ông Simonet đã thấy được các lợi điểm của Đà Nẵng, là một bến tàu lớn của Trung Kỳ, gần mỏ than ở Nông Sơn, có con sông Thu Bồn ở gần đó, và lại có thêm một cảng biển với lối ra vào dễ dàng có thể đón tiếp các chiếc tàu to lớn, luôn có cả tàu giao thương với Trung Quốc. Những nghiên cứu của ông Simonet tại Đà Nẵng đã làm các vị quản trị viên rất hài lòng. Và ngày 24/8/1891, Ngân hàng Đông Dương chi nhánh ở Tourane (Đà Nẵng) ra đời [20; tr.197].

Như vậy, từ năm 1875 đến năm 1891 Ngân hàng Đông Dương đã mở bốn trụ sở ở Việt Nam trong đó hai trụ sở có quyền phát hành giấy bạc là Sài Gòn và Hải Phòng. Không dừng ở Việt Nam, Ngân hàng Đông Dương còn thành lập chi nhánh tại Noumea (17/9/1888), Phnôm Pênh ngày 22/2/1892, Hong Kong ngày 1/7/1894, Bangkok ngày 22/2/1897, Singapore 1/3/1905… Ngân hàng Đông Dương ngày càng trở nên vững mạnh. Hệ thống của ngân hàng đã lan rộng, riêng ở Việt Nam từ năm 1926 đến năm 1943 Ngân hàng Đông Dương đã mở thêm 6 chi nhánh ở Cần Thơ, Nam Định (1926), Vinh (1927), Quy Nhơn (1928), Huế (1929), Đà Lạt (1943).

Tại Thành phố Cần Thơ, vào ngày 6/4/1926, nằm trong châu thổ sông Mê Kông là chi nhánh đầu tiên tại Đông Dương được mở cửa sau Tourane (Đà Nẵng). Sau Cần Thơ chi nhánh ở Nam Định được mở cửa vào ngày 15/9/1926. Thành phố Nam Định tọa lạc tại phía Nam của Thành phố Hải Phòng, được coi là vùng hoạt động về sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Nam Định, Thái Bình và tỉnh Hưng Yên.

Việc mở cửa một chi nhánh tại Thành phố Vinh vào ngày 17/10/1927 [20; tr.414] đã tạo ra nhiều niềm hy vọng lớn. Thành phố Vinh là cửa ngõ nối liền của hai tuyến đường xe lửa - đường xe lửa xuyên Đông Dương đã từ Hải Phòng lên Hà Nội đi qua Vinh đến Huế, dự kiến sẽ được nối liền với Sài Gòn - và đường xe lửa đi từ Tân Ấp đến Thakhek nước Lào đang được xây dựng, nối liền đến cảng Bến Thủy. Cảng Bến Thủy đang được trùng tu để cho nhiều tàu lớn chở hàng hóa có thể


cập cảng. Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Dương dự đoán là Thành phố Vinh sẽ trở thành một trung tâm thương mại có tầm cỡ tại phía bắc của Trung Kỳ và cả vùng Thượng Lào.

Như vậy, cho đến khi Ngân hàng Quốc gia Chiết Khấu Paris rút lui không hoạt động tại Viễn Đông nữa, thì Ngân hàng Đông Dương trở thành một ngân hàng lớn và duy nhất của Pháp hiện diện tại châu Á [14; tr.225].

Ngân hàng Đông Dương ra đời với chức năng được xác định “vừa là một ngân hàng phát hành, chiết khấu và cho vay, vừa là một ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho các nhà kinh doanh, vừa là một ngân hàng đầu tư tài chính và là cơ quan phát hành trái khoán của Nhà nước, của các hội tư nhân, đồng thời lại là một cơ quan Nhà nước có sứ mệnh mở rộng và bảo vệ quyền lợi của nước Pháp ở khắp các châu lục” [17; tr.6]. Trong đó, chức năng phát hành tiền tệ là chức năng “độc nhất vô nhị” của Ngân hàng Đông Dương lúc bấy giờ.

2.2. Ngân hàng Đông Dương với chức năng là Ngân hàng Phát hành tiền

Với việc thành lập Ngân hàng Đông Dương, Pháp đã chủ động thống nhất tiền tệ, từ đó có thể áp đặt giá cả cho những thương vụ buôn bán trên thị trường Đông Dương, mang về những khoản lợi nhuận không nhỏ. Trong các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam, lúc đầu chỉ có chi nhánh Sài Gòn và về sau có thêm Hải Phòng có chức năng gần như ngân hàng mẹ là được phát hành tiền.

Ở Sài Gòn, theo Nghị định được ban hành ngày 21/1/1875 [68; tr.301-302], Ngân hàng Đông Dương chi nhánh tại Sài Gòn có đặc quyền đúc và phát hành giấy bạc trong một thời hạn 20 năm; sau đó với Sắc lệnh ngày 20/2/1888, đặc quyền này được kéo dài thêm 10 năm [62; tr.213-220]. Bước sang thế kỷ XX, Sắc lệnh ngày 16/5/1900 của Tổng thống Pháp giao cho Ngân hàng Đông Dương chức năng ngân khố của Đông Dương để phát hành và thu hồi giấy bạc, đồng thời gia hạn thêm đặc quyền phát hành cho đến ngày 20/1/1920 [135]. Nhưng từ ngày 21/1/1920 trở đi, kỳ hạn độc quyền chỉ còn 6 tháng, hết 6 tháng lại được gia hạn tiếp bằng các sắc lệnh mới. Sau đó, Hạ nghị viện họp ngày 2/2/1931 và Thượng nghị viện họp ngày 6/3/1931 đã quyết định giao độc quyền phát hành giấy bạc cho Ngân hàng Đông


Dương thêm một kỳ hạn kéo dài 25 năm [32; tr.104]. Với quy định này thì độc quyền phát hành giấy bạc của Ngân hàng Đông Dương sẽ kéo dài đến năm 1956 mới chấm dứt. Tuy nhiên, tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, nước Pháp bị Đức chiếm đóng (tháng 6/1940), chỉ còn liên lạc với Đông Dương bằng vô tuyến điện nên Ngân hàng Đông Dương trụ sở tại Paris cũng ngưng việc phát hành giấy bạc vì không chở sang được. Mặc dù vậy, mãi đến ngày 25/9/1948, Chính phủ Pháp mới ra Sắc lệnh rút lại ưu quyền của Ngân hàng Đông Dương [20; tr.663] và kể từ đây ngân hàng không còn chức năng phát hành tiền.

2.2.1. Đồng tiền Đông Dương

2.2.1.1. Sự ra đời của đồng Đông Dương

Sự ra đời của đồng Đông Dương xuất phát từ hai lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, vào những năm 1880, các nước Âu - Mỹ đã đến giao lưu trao đổi buôn bán ở vùng Đông Á, mang theo những đồng bạc có giá trị quốc tế để làm phương tiện trao đổi như đồng Mexico, đồng đôla thương mại Mỹ, đồng Bảng Anh, đồng Yên của Nhật, các đồng 5 francs của các nước châu Âu… Trong số các đồng tiền đó thì đồng Mexico được ưa chuộng nhất. Do vậy, năm 1883, Bác sĩ Harmand

- được Chính phủ Pháp cử làm Tổng ủy viên ký Hiệp ước Quý Mùi - đã buộc triều đình Huế phải để tiền của Ngân hàng Đông Dương được lưu hành song song với tiền đồng Việt trên toàn cõi Việt Nam. Cùng theo đó, các đồng tiền ngoại nhập cũng mặc sức tung hoành trên thị trường Đông Dương.

Cũng cần phải nói rõ thêm, là lúc này Chính phủ Pháp muốn độc chiếm toàn bộ thị trường Đông Dương. Để đạt được ý đồ đó, trước hết Chính phủ Pháp phải nắm độc quyền về tiền tệ bằng cách loại bỏ những đồng tiền khác ra khỏi thị trường Đông Dương.

Thứ hai, nhằm tạo thuận lợi trong việc mua bán thuốc phiện mà công ty độc quyền Đông Dương đang nắm giữ, đồng thời chủ động trong khâu giải ngân thanh toán, không phụ thuộc vào sự quy đổi tỉ giá, chủ động áp giá tạo ra những khoản lợi nhuận kếch sù, nên cần thiết phải nhanh chóng phát hành tiền.

Chính phủ Pháp đã giao đặc ân độc quyền phát hành tiền cho Ngân hàng Đông Dương. Ngoài ra, ngân hàng còn là cơ quan đổi tiền, nhận gửi tiền, đồng thời


cũng là cơ quan bỏ tiền ra cho vay và kinh doanh trên tất cả mọi ngành và lĩnh vực kinh tế ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

2.2.1.2. Các loại tiền Đông Dương

Lịch sử phát hành tiền của Ngân hàng Đông Dương có thể được chia làm ba giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn từ năm 1875 đến năm 1920

Đồng Đông Dương (tiếng Pháp: Piastre; tiếng Việt Nam: Đồng bạc Đông Dương hay đồng Đông Dương; ký hiệu: $) là đơn vị tiền tệ mà người Pháp phát hành và cho lưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp bắt đầu từ năm 1885 (vì ngày 24/12/1878, Bộ Hải quân và Thuộc địa mới chấp nhận cho thuộc địa phát hành một đồng tiền theo chế độ ngân bản vị đúc bằng bạc) đến năm 1954. Đồng piastre của Pháp đầu tiên do xưởng đúc tiền Paris chế tác. Đồng tiền này có đối thủ cạnh tranh là đồng Peso Mexico (hay còn gọi là piastre Mexico hay đồng con cò).

Tiền Đông Dương được chia thành các đơn vị: piastre, cent/centime và sapèque (1). Một piastre bằng 100 cent. Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo triều đại. Theo tỷ lệ đó thì một đồng bạc Đông Dương có giá trị từ 200 đến 600 đồng tiền của người Việt [35; tr.159]. Mặt trước của các tờ tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặt sau ghi bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp. Tiền Đông Dương bao gồm hai loại là tiền kim loại và tiền giấy.

Tiền kim loại, ngay khi ngân hàng được thành lập, để ổn định tình hình tiền tệ ở thuộc địa Pháp đã cho chở cấp tốc sang Nam Kỳ một loại tiền xu của Pháp (1 centime) vừa được đúc tại Pháp năm 1875 để làm tiền lẻ. Sau đó nó được đưa đến xưởng Ba Son (Arsenal Saigon) để đục lỗ. Đồng tiền này chỉ lưu hành một thời gian ngắn rồi được thay thế bởi đồng xu mới theo Nghị định ngày 22/12/1879 [135] được gọi là đồng xu lá bài hay đồng chiêm (gọi trại centime) với nhiều mệnh giá


(1) Piastre phiên dịch sang chữ Hán thành (nguyên); thông dụng gọi là đồng, hoặc đồng bạc hay thậm chí ngắn gọn là bạc (khi tiền Đông Dương còn theo chế độ bản vị bạc cho đến trước tháng 5/1930), hoặc đồng vàng (khi tiền Đông Dương theo chế độ bản vị vàng từ tháng 5/1930 về sau). Cent tức sou khi phiên âm sang chữ Quốc ngữ thành xu. Người Việt Nam còn có thói quen gọi các tiền mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc (gọi chệch từ âm giác của chữ Hán ). Về sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ Quốc ngữ là hào và bằng chữ Hán là (mao). Sapèque tục gọi là đồng kẽm hay đồng điếu là đơn vị có giá trị nhỏ nhất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023