Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 20


tham quan - nghỉ dưỡng (khu du lịch Tropicana beach Resort & Spa, khu du lịch và khách sạn Thùy Dương, Khu du lịch sinh thái Lộc An…), du lịch lễ hội (Lễ hội Nghinh ông Nam Hải, lễ hội khai hội văn hóa du lịch), du lịch văn hóa - lịch sử gắn với làng nghề; tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa Đất Đỏ hướng về vùng đất quê hương anh hùng Liệt sỹ Võ Thị Sáu.

Huyện Đất Đỏ đang chú trọng đến một số vấn đề nhằm phát triển du lịch như: chiến lược quảng bá thương hiệu du lịch Đất Đỏ, đầu tư cơ sở hạ tầng, bình chọn sản phẩm thành thương hiệu đưa vào kinh doanh du lịch. Đối với du khách quốc tế thích khám phá, trải nghiệm thực tế cần tạo cảnh quan hấp dẫn, mang đậm nét vùng biển, xây dựng hình ảnh chợ du lịch tại thị trấn Phước Hải, giúp du khách trải nghiệm, mua sắm, tạo nét mới trong hoạt động du lịch. Đối với du khách nội địa, mô hình phù hợp là tổ chức dã ngoại, thể thao và giao lưu tập thể, tạo môi trường du lịch sinh động, hấp dẫn, hướng dẫn tham quan một số di tích văn hóa - lịch sử mang đậm truyền thống cách mạng, nhằm giáo dục, khơi dậy lòng yêu nước, tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó nhau.

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, phát triển sản phẩm du lịch là một trong những vấn đề mấu chốt nhằm tăng sức cạnh tranh đối với những sản phẩm du lịch vùng, các tỉnh khác lân cận cũng như bổ trợ cho những sản phẩm du lịch đặc trưng. Theo đó, huyện Đất Đỏ sẽ tạo ra những hình ảnh riêng, ấn tượng tạo điểm nhấn đặc biệt cho du khách.

Xin trân trgọ! ng cảm ơn ôn



THÔNG TIN CÁ NHÂN

PHIẾU PHỎNG VẤN

Phỏng vấn ông: Nguyễn Văn Sơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Chức vụ: Giám đốc Ban quản lý các khu du lịch huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thời gian phỏng vấn: Ngày 28 tháng 9 năm 2017

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 20

Địa điểm: Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

NCS: Thưa ông, chủ trương, sách s phát triển kinh tế du lịch tại huyệ

Ông Nguyễn Văn Sơn: Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đã có tác động đến du lịch huyện Long Điền cụ thể như định hướng phát triển du lịch dọc tuyến biển, du lịch sinh thái, tâm linh (Dinh Cô)…và cải tạo xây dựng khu ẩm thực tại Dinh Cô thị trấn Long Hải.

NCS: Thưa ông, khó khăn

hquuyảệnn

lLýo n

Điền là gì?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Khó khăn về quản lý nhà nước về du lịch huyện Long Điền là Khu vực biển chưa sắp xếp quy hoạch được khu buôn bán hàng rong, Ban quản lý các Khu du lịch không có chức năng chế tài chỉ nhắc nhở là chính từ đó việc buôn bán hàng rong vẫn còn tiếp diễn.

NCS: Thưa ông, nhiều ý kiến cho r sự xây dựng được sản phẩm, thương h

Ông Nguyễn Văn Sơn: Du lịch huyện Long Điền đã xây dựng được sản phẩm du lịch như: bánh hỏi An Nhứt, bánh tráng An Nhứt…Tuy có nhưng không nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch của du khách khi đến du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xin trân trọng cảm ơn ông!



THÔNG TIN CÁ NHÂN

PHIẾU PHỎNG VẤN

Phỏng vấn ông: Lâm Quang Dũng

Chức vụ: Giám đốc Ban quản lý các khu du lịch huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thời gian phỏng vấn: Ngày 07 tháng 01 năm 2018

Địa điểm: Xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Nghiên cộu sinh (NCS): Tha ông, chỗ tr‮ng, sách sách cỗa tẹnh tác đỉng lịn đềi vịi phát triẳn kinh tắ du lẻch ṭi huyặn Xuyên Mỉc nh thắ nào?

Ông Lâm Quang Dũng: Huyện Xuyên Mộc có chiều dài bờ biển 32 km và đặc biệt là một vùng hiếm có về mặt sinh thái, với 11.000 ha rừng nguyên sinh. Đây là một lợi thế không nhỏ để phát triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên, trước năm 2000 thì tiềm năng này hầu như bỏ ngõ, cho đến khi UBND tỉnh có Quyết định số 3748/2000/QĐ-UB ngày 01/8/2000 phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch và dân cư ven biển Hồ Tràm thì các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn huyện mới có sự khởi động.

Từ những chủ trương, chính sách của tỉnh thì kinh tế du lịch của huyện Xuyên Mộc khởi sắc hẳn lên. Trên địa bàn huyện có 102 dự án du lịch (trong đó có 04 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 19.297 tỷ VND và 4,234 tỷ USD.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch tăng đều qua hàng năm (năm 2015 là 1.020 tỷ, năm 2016 là 1.130 tỷ, năm 2017 là 1.360 tỷ) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Xuyên Mộc (ngành thương mại dịch vụ

- du lịch của huyện đứng thứ 2.

NCS: Thưa ông, khó khăn quản lý n Điền là gì?

Ông Lâm Quang Dũng: Khó khăn thứ nhất: Là chính sách để thu hút đầu tư quy định là mật độ xây dựng trong các dự án từ 15 - 25% trong khi chủ đầu tư phải nộp 100% tiền của toàn bộ diện tích được giao hoặc cho thuê. Điều này chưa tạo được sức hút lớn. Về nộp tiền sử dụng đất: đối với đất thuê thì


trước đây chủ đầu tư được lựa chọn (hoặc là nộp tiền thuê đất hàng năm hoặc là nộp tiền thuê đất một lần cho suốt thời gian thuê). Nay, bắt buộc phải nộp tiền một lần, điều này cũng gây ra khó khăn cho một số chủ đầu tư.

- Khó khăn thứ hai là thủ tục đầu tư: Các dự án đầu tư trong đất rừng (không được giao hoặc cho thuê đất mà phải thuê môi trường rừng) Sau khi có chủ trương đầu tư, có giới thiệu và thỏa thuận địa điểm, được phê duyệt quy hoạch 1/2000 thì lại không được cấp giấy phép xây dựng (do không phải chủ sở hữu đất). Điều này gây cản trở đầu tư. (huyện Xuyên Mộc có 26 dự án thuộc dạng này đang đắp chiếu).

NCS: Thưa ônngh,ấtkhlóà

klhàămn

sao để th

trú dài ngày tại Xuyên Mộc, theo ôn

Ông Lâm Quang Dũng: Để thu hút du khách đến và lưu trú dài ngày tại địa phương cần giải quyết một số vấn đề sau:

Thực trạng hiện khách đi du lịch cũng như kinh doanh du lịch là theo mùa vụ. Lượng khách du lịch thường tập trung vào các dịp lễ, tết, hè... mà chủ yếu du khách đến Xuyên Mộc cũng chỉ để vui chơi, tắm biển là chính. Huyện Xuyên Mộc chưa có các dịch vụ đa dạng để níu chân du khách lưu trú dài ngày. Có một câu nói ví von rằng đến đây có chỗ tắm, có chỗ ăn, chỗ ngủ nhưng chưa có chỗ để chơi và mua sắm. Do đó, để có thể từng bước thu hút du khách đến du lịch và lưu trú dài ngày tại địa phương thì cần có sự đồng hành tương tác giữa nhà nước và doanh nghiệp làm du lịch.

Đối vơi doanh nghiệp: cần xây dựng chiến lược giá vào mùa thấp điểm để thu hút du khách, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng.

Đối với nhà nước: Tạo ra môi trường du lịch xanh, sạch, an toàn, văn minh. Khuyến khích tạo nhiều loại hình hoạt động đa dạng như: tổ chức chợ đêm; tổ chức thêm nhiều lễ hội; liên kết tổ chức các sự kiện; tu sửa các di tích lịch sử, văn hóa...Kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài các khu du lịch (giao thông, điện nước, xử lý chất thải...).

Xin trân trọng cảm ơn ông!


PHIẾU PHỎNG VẤN THÔNG TIN CÁ NHÂN

Phỏng vấn ông: Nguyễn Xuân Dũng

Chức vụ: Trưởng ban Quản lý Khu du lịch quốc gia Côn Đảo Thời gian phỏng vấn: Ngày 02 tháng 12 năm 2017

Địa điểm phỏng vấn: Số 03 Nguyễn Huệ, huyện Côn Đảo.

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Nghiên cứu sinh (NCS): Thưa ông, Trung ương, c-ủVaũntgỉnThàuBàtáRcịađộng lớn kinh tế du lịch tại Côn Đảo như thế

Ông Nguyễn Xuân Dũng: Thời gian qua, Trung ương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành nhiều chính sách có động động lớn đối với phát triển du lịch của huyện như: Quyết định 264/2005/QĐ-TTg ngày 25/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020…Chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh hết sức quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Côn Đảo, làm tiền đề cơ sở, định hướng cho sự đầu tư và phát triển, đặc biệt là phát triển du lịch huyện Côn Đảo.

Xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn Khu du lịch quốc gia Côn Đảo trở thành khu du lịch sinh thái biển - đảo và văn hóa - lịch sử - tâm linh chất lượng cao, hiện đại, sản phẩm du lịch có thương hiệu, sức cạnh tranh cao, mang đậm đặc trưng văn hóa truyền thống gắn liền với phát huy, khai thác bền vững các giá trị tài nguyên môi trường rừng, biển và các giá trị văn hóa-lịch sử của Côn Đảo.

NCS: Thưa ông, khó khăn nhất của trú dài ngày ở CđôểngĐiảoi,qôunygếtchvoấnbiđếềt

Ông Nguyễn Xuân Dũng: Nhằm để thu hút du khách đến, lưu trú dài ngày ở Côn Đảo, chính quyền địa phương đang:


- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, giao thông, bến cảng, điện, nước; bồi dưỡng nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ du lịch chuyên nghiệp; tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; chất lượng phục vụ.

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn liền với tài nguyên du lịch của địa phương; thực hiện tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử Côn Đảo phục vụ khách tham quan.

- Phát triển loại hình sản phẩm hoạt động ban đêm, vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch như Phố đi bộ, điểm dừng chân, vọng cảnh, sân khấu hóa những nhân vật gắn liền với những nhân vật lịch sử, truyền thuyết với Côn Đảo….

NCS: aThôưng, nhiều ý kiến cho rằng

sự xây dựng được sản phẩm, thương h

Ông Nguyễn Xuân Dũng: Thực sự Côn Đảo đã có sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương mà những địa phương khác không có. Đó là: xem rùa biển đẻ trứng; tìm hiểu di tích lịch sử Côn Đảo trải qua 2 cuộc kháng chiến, với 113 năm địa ngục trần gian, được công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia; lặn biển ngắm san hô, xem thảm thực vật cỏ biển; chạy ca nô dạo biển xem chim yến làm tổ các hòn đảo nhỏ…

Tuy nhiên, Côn Đảo xác định Khu du lịch quốc gia Côn Đảo trở thành khu du lịch sinh thái biển - đảo và văn hóa - lịch sử - tâm linh chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực. Chính quyền địa phương đang tích cực đề ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện xây dựng sản phẩm du lịch có thương hiệu, sức cạnh tranh cao, mang đậm đặc trưng văn hóa truyền thống.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí