Một Số Đặc Điểm Tâm Lý Của Người Khuyết Tật

1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow

Theo thuyết nhu cầu, con người là một thực thể sinh học - tâm lý xã hội. Vì vậy, con người có các nhu cầu khác nhau cần cho sự sống và cho cuộc sống xã hội. Hệ thống nhu cầu này được xếp theo thứ tự từ thấp lên cao theo hình tháp, những nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại được xếp phía dưới trong khi những nhu cầu cho sự phát triển, hoàn thiện cá nhân được xem là quan trọng hơn, giá trị hơn thì được xếp phía trên của kim tự tháp. Các nhu cầu đó bao gồm: (1) Nhu cầu sinh lý, sinh tồn; (2) Nhu cầu được an toàn, được bảo vệ; (3) Nhu cầu được thuộc về, được yêu thương; (4) Nhu cầu được tôn trọng, được kính trọng; (5) Nhu cầu tự khẳng định mình. Theo A. Maslow, mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào những nhu cầu trước đó, nếu một nhu cầu nào đó của con người không được đáp ứng thì gặp phải những khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu cao hơn.

NKT cũng có những nhu cầu cơ bản như người bình thường trong xã hội. Tuy nhiên, nhu cầu tự khẳng định mình là nấc thang được NKT đặc biệt nhắm đến khi tìm kiếm việc làm. Thông qua nấc thang này, NKT thể hiện sự khẳng định mình cũng như vị thế của họ được xã hội công nhận như bao người bình thường khác. Việc đáp ứng các nhu cầu của NKT thường gặp khó khăn do những khiếm khuyết cơ thể mang lại, do những suy giảm về chức năng xã hội, do những rào cản từ phía gia đình và cộng đồng, do thiếu cơ hội tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ việc làm… vì thế NKT rất cần sự trợ giúp của gia đình, cộng đồng khi tiếp cận các nhu cầu để vượt qua khó khăn, hòa nhập với cộng đồng, xã hội.

Vận dụng thuyết nhu cầu, chúng ta có thể hiểu được nhu cầu của NKT khi tìm việc là gì, đâu là những khó khăn họ gặp phải trong quá trình tìm việc cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ có đáp ứng được những mong muốn của họ khi tìm việc hay không. Từ đó có những đề xuất phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của NKT khi tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ về việc làm.

1.2.3. Thuyết về quyền con người

Đây là cách tiếp cận dựa trên nền tảng cơ bản hệ thống quyền con người đã được luật pháp quốc tế bảo vệ. Cách tiếp cận này lôi kéo sự chú ý của nhà nước về mặt chăm lo đời sống của những cá nhân yếu thế, những nhóm yếu thế

không thể tự mình đứng lên đòi quyền lợi cho mình, hướng đến việc cải thiện hoàn cảnh của con người dựa trên nhu cầu, vấn đề và tiềm năng của họ. Vì vậy, quyền con người không chỉ đơn thuần là nhu cầu mà còn chứa đựng một cái nhìn nhân đạo hơn về con người, về khía cạnh công dân, chính trị, xã hội, kinh tế và vai trò văn hóa. Đồng thời nhắc đến quyền con người là nói đến nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan (cá nhân và xã hội).

Theo hướng tiếp cận này, NKT dù đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các chức năng xã hội, đang thất nghiệp vì chưa có việc làm thì vẫn được tôn trọng như là một con người với đầy đủ các giá trị, với những quyền mà họ được hưởng. Cụ thể NKT có quyền tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ việc làm, được biết các chế độ, chính sách được hưởng, được hỗ trợ học văn hóa, học nghề theo khả năng của mình, được tham gia làm việc như người bình thường, được tham gia các hoạt động xã hội cũng như được tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện cơ chế, chính sách mà Nhà nước dành cho NKT cũng như cho cộng đồng.

Vận dụng cách tiếp cận này, chúng ta có thể lý giải được thực trạng vấn đề việc làm của NKT dựa trên quyền con người, dựa trên giá trị nhân văn mà chúng ta hướng tới. Đồng thời, NVCTXH sẽ đóng vai trò là người tập huấn, người biện hộ để giúp NKT nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực bản thân và chủ động tham gia vào thị trường lao động, vào hoạt động tìm kiếm việc làm cũng như giúp NKT lên tiếng nói với các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức hiện đang cung cấp DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT.

1.3. Một số lý luận về người khuyết tật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

1.3.1. Khái niệm người khuyết tật

Theo Đạo luật về NKT của Hoa Kỳ (ADA) năm 1990 định nghĩa: NKT là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống [10].

Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh - 4

Công ước số 159 của ILO về phục hồi chức năng lao động và việc làm đối với NKT cho rằng: NKT dùng để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm phù hợp, trụ lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậu quả của một khiếm khuyết về thể chất và tâm thần được thừa nhận [22].

Điều 1, Công ước Quốc tế về Quyền của NKT được phê chuẩn ngày 30/3/2007 cho rằng: NKT bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc các giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội [7].

Điều 2 Chương I, Luật NKT Việt Nam (2010): NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn [17].

Như vậy, theo quan điểm Luật NKT Việt Nam, một người được xem là khuyết tật phải hội đủ 3 điều kiện là: (1) Có khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng; (2) Những khiếm khuyết này phải được biểu hiện dưới một hoặc nhiều dạng tật; (3) Việc khiếm khuyết là nguyên nhân làm cho người đó gặp khó khăn khi tham gia lao động, sinh hoạt, học tập. Khái niệm này tương đối đầy đủ và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay của nước ta, vì thế tác giả sử dụng khái niệm này trong nghiên cứu.

1.3.2. Một số đặc điểm tâm lý của người khuyết tật

Cơ chế bù trừ chức năng của các cơ quan cảm giác nơi NKT rất phát triển. Khi một cơ quan cảm giác nào đó bị mất khả năng hoạt động thì các cơ quan cảm giác còn lại sẽ thay nó nhận thức thế giới xung quanh. Vì vậy cần vận dụng cơ chế bù trừ này trong đào tạo và sử dụng lao động là NKT [10].

NKT thường mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp với mọi người vì khiếm khuyết gây nên. Do đó họ thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết để tiếp cận thị trường lao động. Ngoài ra NKT rất dễ bị kích động, khó kiểm soát phản ứng khi bị phân biệt đối xử và thiếu tôn trọng, vì thế NVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT cần lưu ý trong quá trình cung cấp dịch vụ cho họ.

NKT dễ cảm thông với những người đồng cảnh ngộ, biết ơn khi được trợ giúp và đời sống nội tâm rất nhạy cảm. Đây là những yếu tố tích cực khi NKT tham gia sinh hoạt trong các nhóm tự giúp để hỗ trợ, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm tìm việc, làm việc trong các cơ sở kinh doanh thuê mướn NKT.

NKT mà trí tuệ phát triển bình thường thường có ý chí, nghị lực cao trong cuộc sống, đặc biệt khuyết tật về vận động. Vì thế họ thường cố gắng sống độc lập để không phụ thuộc vào người khác. Vì thế, nếu nhận được sự hỗ trợ tốt từ gia đình và cộng đồng, những NKT này sẽ có nhiều thành tích trong học tập và lao động như những người bình thường.

1.4. Khái niệm việc làm, tầm quan trọng của việc làm đối với người khuyết tật

1.4.1. Khái niệm việc làm

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13: Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận tiền công hay hiện vật [4].

Khoản 1 Điều 9, Bộ luật Lao động năm 2012 và Khoản 2 Điều 3, Luật Việc làm năm 2013: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm [18].

Theo các định nghĩa trên hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: Tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất, tinh thần, tạo ra thu nhập cho gia đình và cộng đồng mà không bị pháp luật cấm, được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật, kể cả những công việc không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Đây là khái niệm tác giả sử dụng trong nghiên cứu này.

1.4.2. Tầm quan trọng của việc làm với người khuyết tật

Việc làm có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống của NKT và gia đình họ. Việc làm có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất, tâm lý của NKT, đồng thời là nền tảng đáp ứng nhu cầu bậc cao của con người. Theo tác giả D. L. Blustein (2008), việc làm là một phương tiện có thể đáp ứng 3 nhu cầu cơ bản của con người như sự sống còn, sự kết nối với xã hội và tìm được hạnh phúc [29]. Nhờ đó, NKT nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống, có động cơ để học nghề, tìm việc làm, tiếp cận với cơ sở cung cấp DVVL, tiếp xúc với mọi người cũng như trở nên năng động hơn, sức khỏe tốt hơn khi tăng cường vận động thể chất, tinh thần.

Việc làm giúp NKT ý thức hơn về giá trị bản thân khi bị khiếm khuyết. Nếu được tạo điều kiện tốt để tiếp cận việc làm thì NKT có thể vượt qua những khó khăn nhờ cơ chế bù trừ, nhờ nghị lực vươn lên để tham gia lao động nhằm ổn định cuộc sống, có thu nhập ổn định, giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho gia đình và có thể giảm bớt nhu cầu về trợ giúp trong hệ thống phúc lợi xã hội.

Việc làm không chỉ là cách thức để NKT vươn tới những nhu cầu bậc cao mà còn là phương tiện giúp cho NKT khẳng định vai trò, vị trí của họ trong gia đình, cộng đồng với sự nỗ lực hết mình nhằm phục hồi các chức năng đã mất. Nhờ vậy, mọi người trong gia đình, cộng đồng coi trọng họ hơn, họ trở thành những tấm gương vượt khó cho những NKT khác noi theo.

Việc làm còn giúp NKT mở rộng các mối quan hệ khi tương tác với đồng nghiệp, tương tác với các đoàn thể nơi làm việc, tham gia hoạt động vay vốn, tín dụng hỗ trợ sinh kế của các tổ chức trong cộng đồng... nhờ đó cộng đồng hiểu hơn về NKT, biết đến khả năng của họ cũng như có cái nhìn tích cực khi họ có sự đóng góp cho cộng đồng, xã hội khi làm việc.

1.5. Một số lý luận về công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật

1.5.1. Khái niệm công tác xã hội

Hiệp hội Quốc gia NVCTXH Mỹ (NASW): CTXH là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ [9].

Hiệp hội NVCTXH Quốc tế (IFSW): CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc cơ bản của nghề [9].

Theo Bùi Thị Xuân Mai (2010): CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng

lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [9].

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu những nội dung cụ thể của CTXH như sau: CTXH là một khoa học mà khi thực hành nghề phải dựa trên các hoạt động chuyên môn như hệ thống nền tảng triết lý, giá trị nghề nghiệp, quy điều đạo đức và nguyên tắc hành động của NVCTXH.

Đối tượng tác động của CTXH là các cá nhân, nhóm và cộng đồng, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội, những người có hoàn cảnh khó khăn khiến họ bị suy giảm chức năng xã hội.

Mục đích của CTXH hướng tới nâng cao năng lực cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn khiến họ suy giảm chức năng xã hội, mặt khác hướng tới cải thiện môi trường xã hội nhằm giúp các cá nhân, nhóm và cộng đồng thực hiện các chức năng, vai trò của họ có hiệu quả hơn.

Từ những khái niệm và phân tích trên, tác giả xin đưa ra khái niệm về CTXH như sau: CTXH là một nghề mang tính khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp trong trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, yếu thế nâng cao năng lực, tăng cường chức năng xã hội nhằm ứng phó với những vấn đề tiêu cực của xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững hơn.

1.5.2. Khái niệm dịch vụ, dịch vụ xã hội, dịch vụ công tác xã hội

1.5.2.1. Khái niệm dịch vụ

Theo Viện Ngôn ngữ học (2003): Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [26].

Trần Hậu, Đoàn Minh Huấn (2012): Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm hàng hóa tồn tại dưới hình thái vô hình nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người [11].

Tác giả Philip Kotler: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật

chất [14].

Như vậy, các khái niệm đều nhấn mạnh rằng dịch vụ là các hoạt động trợ giúp nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội.

1.5.2.2. Khái niệm dịch vụ xã hội

Tác giả A. Kahn (1973): Dịch vụ xã hội là các dịch vụ nhằm trợ giúp, thúc đẩy, hay phục hồi chức năng của cá nhân hay gia đình, cung cấp những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển xã hội hóa của họ. Các dịch vụ xã hội có thể do cá nhân hay cơ quan tổ chức cung cấp, nó không chỉ có chức năng phục vụ cho cá nhân, gia đình mà cho cả những nhóm xã hội, tham gia vào giải quyết các vấn đề, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dịch vụ xã hội gắn liền với nhiệm vụ chức năng là phục vụ xã hội, thỏa mãn nhu cầu của nguời dân trong cộng đồng, xã hội [14].

Trần Hậu, Đoàn Minh Huấn (2012): Dịch vụ xã hội là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo hạnh phúc, phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân văn, vì con người, là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội, do Nhà nước, thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tư của từng lĩnh vực dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao và các trợ giúp xã hội khác [11].

Theo Thuật ngữ An sinh xã hội Việt Nam (2011): Dịch vụ xã hội là hoạt động đáp ứng nhu cầu của cá nhân và cộng đồng để nâng cao năng lực có việc làm và khả năng hội nhập xã hội nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội được thừa nhận [27].

Các định nghĩa trên có một số điểm chung khi nói về dịch vụ xã hội như:

- Dịch vụ xã hội tồn tại nhằm đảm bảo giá trị chuẩn mực xã hội, hỗ trợ cho các thành viên trong xã hội phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro.

- Dịch vụ được điều tiết bởi giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, nhân sinh, trách nhiệm xã hội của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc tư nhân.

- Nếu là dịch vụ công, mọi người dân đều có quyền hưởng dịch vụ không tính việc đóng thuế bao nhiêu. Nếu là dịch vụ tư (không thuần công) thì tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng chi trả của cá nhân sử dụng dịch vụ.

1.5.2.3. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội

Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2014): DVCTXH là một loại dịch vụ xã hội mà trong đó các DVCTXH hướng nhiều tới các hoạt động hay dịch vụ trợ giúp xã hội cho những người có vấn đề xã hội, đặc biệt nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như NKT, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi, người có HIV/AIDS, người bị bạo lực gia đình, người nghiện ma túy, người tâm thần, người nghèo... Việc cung cấp các DVCTXH không thể tách rời với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền thông và các dịch vụ khác. Chính vì vậy, nhân viên CTXH phải có sự nối kết chặt chẽ với các dịch vụ xã hội khác trong quá trình thực hiện DVCTXH [13].

Tác giả Nguyễn Thị Thái Lan (2016): DVCTXH là những dịch vụ hỗ trợ, can thiệp với các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội nhằm giúp các đối tượng giải quyết những vấn đề của mình đảm bảo cuộc sống và môi trường phù hợp, đáp ứng lợi ích tốt nhất của thân chủ [12].

Từ những khái niệm và phân tích trên, tác giả xin đưa ra khái niệm về DVCTXH như sau: DVCTXH là những dịch vụ hướng đến nhu cầu của cá nhân, nhóm, cộng đồng qua việc cung cấp những hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp nhằm giúp thân chủ nâng cao năng lực, phục hồi chức năng, hướng đến sự phát triển và hội nhập xã hội.

1.5.3. Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm với người khuyết tật

1.5.3.1. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm với người khuyết tật

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về dịch vụ xã hội và DVCTXH, tác giả đưa ra khái niệm về DVCTXH trong hỗ trợ việc làm cho NKT như sau: DVCTXH trong hỗ trợ việc làm cho NKT là các hoạt động có chủ đích được cung cấp, điều phối bởi các cơ sở cung cấp DVCTXH nhằm trợ giúp NKT tìm kiếm, có được việc làm, tạo thu nhập từ đó giúp họ đáp ứng những nhu cầu cơ bản, phục hồi chức năng, hướng đến sự phát triển và hội nhập xã hội.

Như vậy, đối tượng thụ hưởng của DVCTXH trong hỗ trợ việc làm cho NKT là NKT và gia đình họ. Hoạt động trợ giúp trong các loại hình DVCTXH

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023