67
Bước 1: Xác định mô hình dự án đầu tư
a. Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:
- Mục tiêu đầu tư của dự án
- Sự cần thiết đầu tư cho dự án
- Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm
- Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn ĐT, cơ cấu vốn ĐT theo các tiêu chí khác
nhau.
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án
b. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của DA
Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án: phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, tình hình sản xuất tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định, xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án. Sau đó trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu và tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án để đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án trên các phương diện như sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lý của quy mô đầu tư, sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư.
Đánh giá về cung sản phẩm
+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn
+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác,
đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án
+ Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới
+ Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước, khu vực và quốc tế đến thị trường sản phẩm của dự án
+ Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm dịch vụ
68
Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định tiến hành xem xét đánh giá các thị trường mục tiêu của sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án đối với:
- Thị trường nội địa: đánh giá xem hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào có ưu điểm gì không. Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ không, giá cả sơ với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơn không và có phù hợp với xu hướng thu nhập hay không.
- Thị trường nước ngoài: đánh giá xem sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không, quy cách chất lượng , mẫu mã và giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu.
Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: xem xét đánh giá sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không. Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. Phương thức bán hàng trả ngay hay trả chậm để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả của dự án.
Đánh giá và dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam sẽ phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu sau:
- Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm
- Diễn biến giá bán sản phẩm dịch vụ đầu ra hàng năm của dự án
- Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau.
c. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án: Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài….) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đánh giá khả năng đáp ứng/cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
69
- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm
- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp,
đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm
- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào
- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá hối
đoái trong trường hợp phải nhập khẩu.
Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được 2 vấn đề đó là: dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào hay không và những thuận lợi hay khó khăn nào đi kèm để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào.
d. Đánh giá và nhận xét về địa điểm xây dựng:
- Xem xét đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không và có nằm trong quy hoạch hay không
- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào, so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
e. Đánh giá và nhận xét về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
- Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không
- Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường
- Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào
- Yêu cầu tay nghề, kỹ thuật để sản xuất sản phẩm có cao không
f. Đánh giá và nhận xét về công nghệ và trang thiết bị:
- Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam không
- Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được hay không
- Xem xét và đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất
- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không
- Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý và đáng ngờ không
- Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không
- Các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không
70
Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích lũy của mình thì cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tham khảo các nhà chuyên môn, thậm chí còn đề xuất với Lãnh đạo Ngân hàng thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác hơn.
g. Đánh giá và nhận xét về quy mô và giải pháp xây dựng:
- Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không
- Xem xét tổng dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần
đầu tư mà chưa được dự tính hay không.
- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị và có phù hợp với thực tế không
- Vấn đề cơ sở hạ tầng, giao thông, điện nước, cấp thoát nước….
h. Đánh giá và nhận xét về môi trường và phòng cháy chữa cháy: Xem xét và đánh giá các giải pháp về môi trường và PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
i. Đánh giá về phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án:
- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận công nghệ, thiết bị mới của dự án.
- Xem xét năng lực, uy tín của các nhà thầu trong việc tư vấn, thiết kế thi công, cung cấp các trang thiết bị công nghệ.
- Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất
- Đánh giá về nguồn nhân lực của DA: số lượng lao động dự án đòi hỏi tay nghề trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
Bước 2: Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của dự án
Thẩm định tổng mức vốn đầu tư:
Trong nội dung này, cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã xem xét đánh giá tổng tổng vốn đầu tư của dự án được tính toán hợp lý và đầy đủ chưa, đặc biệt là các khoản chi phí cần thiết nhưng thường bị bỏ qua vì các chi phí này tuy nhỏ nhưng vẫn có khả năng làm thay đổi tổng mức vốn đầu tư. Tổng mức vốn đầu tư của dự án thường bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn dự phòng. Tổng mức vốn đầu tư xác định dựa trên cơ sở năng lực sản xuất theo thiết
71
kế, khối lượng sản xuất, giá chuẩn hay đơn giá tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ngoài ra có thể dựa trên các dự án cùng loại hoặc tương đương để tính ra suất đầu tư tương ứng với quy mô của dự án. Thông thường, kết quả phê duyệt tổng mức vốn đầu tư dự án của các cấp có thẩm quyền khi doanh nghiệp trình duyệt là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã cho vay hoặc đã thực hiện, cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì tập trung phân tích và tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó xây dựng cơ cấu vốn đầu tư hợp lý để làm cơ sở xác định tổng mức vốn cho vay tối đa của Ngân hàng đối với doanh nghiệp.
Thẩm định cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Trên cơ sở tính toán lại tổng mức vốn đầu tư, số vốn chủ sở hữu và vốn từ các nguồn khác tham gia vào dự án và năng lực tài chính của doanh nghiệp mà Ngân hàng sẽ xác định lại số vốn mà doanh nghiệp cần vay. Thông thường để đảm bảo an toàn, các Ngân hàng thường yêu cầu một tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án nhất định. Vì vậy, trong nội dung thẩm định cơ cấu nguồn vốn đầu tư thì Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đánh giá tính hiện thực, tính khả thi của nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác tham gia vào dự án tránh tình trạng khách hàng kê khai vốn chủ sở hữu cao để đảm bảo đủ tỷ lệ yêu cầu của Ngân hàng nhưng trên thục tế lại không tham gia đầy đủ vốn. Một mặt Ngân hàng có thể thẩm định, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng xem khách hàng có khả năng tài chính để có thể thục hiện dự án được hay không? Vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính của khách hàng qua các năm là bao nhiêu và có phù hợp với năng lực và quy mô của khách hàng không? Sau đó loại trừ phần vốn tự có của khách hàng đã tham gia vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khác đi. Từ kết quả so sánh với phần vốn chủ sở hữu mà chủ đầu tư cam kết sẽ đưa vào dự án, nếu số vốn chủ sở hữu tương ứng với cam kết thì Ngân hàng có thể yêu cầu chủ đầu tư đưa vốn chủ sở hữu vào tham gia trước hoặc cùng với Ngân hàng. Và để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn dự kiến tài trợ cho dự án, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã dựa vào một số nguồn thông tin như quyết định tăng vốn góp của các cổ đông, các tài liệu chứng minh việc góp vốn của các đối tác, thỏa thuận ứng trước tiền hàng của khách hàng đối với doanh nghiêp….
72
Bước 3: Thẩm định dòng tiền của dự án
Dòng tiền của dự án là những khoản tiền dự trù do chính dự án tạo ra và sẵn sàng chi trả các khoản nợ dài hạn (cả gốc và lãi) cho việc tái đầu tư và thu hồi vốn chủ sở hữu. Nội dung của công tác thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam bao gồm:
* Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các số liệu doanh thu và chi phí của DA:
- Về doanh thu: doanh thu của dự án được dự tính hàng năm bao gồm doanh thu từ sản phẩm chính, doanh thu từ sản phẩm phụ và doanh thu cung cấp dịch vụ. Trong phân tích doanh thu của dự án có hai vấn đề chủ yếu được làm rõ là giá bán, sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm. Và trên cơ sở thẩm định thị trường và thẩm định kỹ thuật cán bộ thẩm định sẽ tính toán được công suất khai thác, sản lượng bán hàng năm tương ứng với mức giá dự kiến và các chi phí dự kiến.
- Về chi phí: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ kiểm tra việc tính toán của doanh nghiệp đã tập hợp đầy đủ các yếu tố chi phí hay chưa ? Và các chi phí do doanh nghiệp tính toán có hợp lý không? Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch khấu hao tài sản cố định và kế hoạch trả nợ, chi phí bao gồm các khoản sau: Chi phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí nhiên liệu, chi phí năng lượng, chi phí động lực, chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí quản lý phân xưởng, chi phí khác…..
* Tính toán lại dòng tiền ròng của dự án theo quan điểm của Ngân hàng :
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã tính toán dòng tiền ròng theo quan điểm của một nhà tài trợ cùng bỏ vốn đầu tư với doanh nghiệp. Chính vì thế, dòng tiền ròng của dự án được tính theo quan điểm của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam bao gồm dòng tiền do dự án mang lại cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp. Với mỗi trường hợp nguồn vốn đầu tư, dòng tiền ròng của dự án được tính theo các công thức khác nhau.
* Thiết lập các bảng dự trù tài chính gồm: bảng tính sản lượng và doanh thu, bảng tính chi phí hoạt động, bảng tính chi phí quản lý doanh nghiệp, bảng tính chi phí bán hàng, bảng tính khấu hao tài sản cố định, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ….
Trong phần này Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam đã thẩm định tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các bảng dự trù tài chính trên cơ sở xem xét là dựa vào nội dung của các luận chứng kinh tế kỹ thuật và các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ
73
thuật của ngành do Ngân hàng ban hành hoặc do cơ quan chức năng chuyên môn công bố.
Bước 4: Phân tích và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư
Trên cơ sở dòng tiền ròng của dự án, các bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiến hành xem xét tính hợp lý của tỷ lệ chiết khấu mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Do mục đích khác nhau nên quan điểm lựa chọn tỷ lệ chiết khấu của doanh nghiệp với ngân hàng thường không giống nhau vì vậy trước khi tiến hành phân tích và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư thì Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam phải thỏa thuận thống nhất với doanh nghiệp một tỷ lệ chiết khấu nhất định tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi dự án. Sau đó các cán bộ thẩm định mới tiến hành tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn (PP)… của dự án (cách tính toán các chỉ tiêu này đã trình bày ở chương 1). Từ đó cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ đánh giá và đưa ra nhận định về khả năng trả nợ Ngân hàng của dự án.
Bước 5: Thẩm định rủi ro của dự án
Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, thẩm định rủi ro của dự án đầu tư gồm: phân tích điểm hòa vốn (BEP – Break Even Point) và phân tích độ nhạy. Trong đó phân tích độ nhạy thường chỉ khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi từng nhân tố “nhạy cảm” để đánh giá khả năng chịu rủi ro của dự án thông qua các chỉ tiêu tài chính . Việc lựa chọn nhân tố nào và mức độ thay đổi của các nhân tố tùy thuộc vào từng dự án cụ thể. Các phương án thường được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sử dụng để khảo sát độ nhạy thông thường là: vốn đầu tư tăng theo tỷ lệ % nhất dịnh (có thể 5%, 10%...), chi phí biến đổi tăng theo tỷ lệ % nhất định (có thể 5%, 10%...), giá bán giảm theo tỷ lệ % nhất định (có thể 5%, 10%...). Ngoài ra còn có thể khảo sát các phương án khác tùy theo đặc trưng của từng dự án đầu tư.
2.2.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 32
Việc lựa chọn sử dụng phương pháp nào để thẩm định tài chính đối với một dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tùy thuộc vào từng loại dự án, quy mô, đặc điểm và tính chất… của mỗi dự án. Thông thường, trong thẩm định một dự án phải phối hợp nhiều phương pháp và xem xét trên nhiều khía cạnh
74
để kết quả thẩm định đầy đủ nhất. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư mà Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam sử dụng là:
- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu
- Phương pháp phân tích độ nhạy một chiều với từng biến động của từng yếu tố đầu vào.
2.2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Như phần trên đã đề cập thì để đánh giá chất lượng thẩm dịnh tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thì cần xét thông qua các chỉ tiêu định lượng sau:
♦ Tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế và tỷ lệ dự án từ chối cho vay
Bảng 2.2. Tỷ lệ dự án triển khai thành công giai đoạn 2010 – 2014
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
1. Tổng số dự án đề nghị vay | 1906 | 2012 | 1740 | 2147 | 2166 |
2. Tổng số dự án được phê duyệt cho vay | 1785 | 1905 | 1454 | 2014 | 2048 |
3. Số dự án bị từ chối cho vay | 121 | 107 | 286 | 133 | 118 |
4. Số dự án triển khai thành công | 1785 | 1886 | 1361 | 1940 | 1948 |
5. Tỷ lệ dự án triển khai thành công thực tế (4/2) | 100% | 99% | 94% | 96% | 96% |
6. Tỷ lệ dự án bị từ chối cho vay (3/1) | 6,35% | 5,32% | 16,44% | 6,19% | 5,45% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư [15],[16], [21]
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thẩm Định Tài Chính Dự Án
- Thực Trạng Chất Lượng Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương
- Tỷ Lệ Số Dự Án Phải Điều Chỉnh Lại Các Chỉ Tiêu Giai Đoạn 2010 – 2014
- Đánh Giá Tác Động Của Các Nhân Tố Tới Chât Lượng Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam
- Phân Tích Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Công Tác Thẩm Định
Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.
(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp của Vietinbank 2010 - 2014 )
Như vậy, trong những năm trở lại đây thì tỷ lệ dự án bị từ chối cho vay duy trì ở mức thấp dưới 10%, riêng chỉ có năm 2012 là đạt mức cao nhất 16,44% tăng xấp xỉ gấp 3 lần so với các năm 2010 – 2014. Trong khi đó, tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế lại đạt tỷ lệ tương đối cao trong đó năm 2012 đạt mức thấp nhất 94% giảm 6% so với năm 2010 và 5% so với năm 2011, tuy vậy năm 2013 đã tăng lên 96% và giữ nguyên đến năm 2014. Tỷ lệ này cho thấy chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong những năm qua là tương đối tốt, song mức độ các dự án được triển khai thành công ở đây được đánh giá ra sao còn là một vấn đề cần được quan tâm để đánh giá một cách chính xác hơn nữa hiệu quả của dự án xin vay vốn.